Luận văn Ứng dụng thông tin kế toán quản trị trong quản trị sản xuất tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi nội dung 3

1.3.2 Phạm vi thời gian 3

1.3.3 Phạm vi không gian 3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lí luận 4

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về sản xuất và quản trị 4

2.1.1.1 Những vấn đề cơ bản về sản xuất 4

2.1.2 Những vấn đề cơ bản về quản trị 5

2.2 QTSX và vai trò của QTSX trong QT doanh nghiệp 6

2.2.1 Khái niệm QTSX 6

2.2.2 Vị trí, vai trò và mục tiêu của QTSX trong QT doanh nghiệp 7

2.2.3 Vai trò của người QT trong chức năng SX 8

2.3 Nội dung cơ bản của QTSX 10

2.3.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm 11

2.3.2 Quyết định về công suất, công nghệ và thiết bị 12

2.3.4 Hoạch định tổng hợp 13

2.3.5 QT vật liệu 15

2.3.6 Lập tiến độ và kiểm soát các hoạt động chế tạo 16

2.4 KTQT và mối quan hệ của QTSX với thông tin kế quản trị 18

2.4.1 Những vấn đề cơ bản về KTQT 18

2.4.2 QTSX trong mối quan hệ với thông tin KTQT 22

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Lịch sử phát triển của lí thuyết quản trị sản xuất

2.2.2 Lược sử phát triển của kế toán tài chính và kế toán quản trị

2.2.3 Lịch sử phát triển kế toán quản trị ở các nước

2.2.4 Thực tế vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Giới thiệu chung về xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu 28

3.1.1 Quá trình phát triển của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 28

3.1.2 Đặc điểm SX kinh doanh của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 28

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 29

3.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 30

3.1.5 Tình hình cơ bản của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 32

3.1.6 Kết quả SX kinh doanh của xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 38

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu 25

3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu 26

3.2.3 Phương pháp phân tích 26

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về quy trình SX sản phẩm tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 40

4.1.1 Ảnh hưởng của đặc điểm SX tới QTSX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu 40

4.1.2 Tổng quan quy trình SX theo từng đơn đặt hàng tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 41

4.2 Quyết định lựa chọn và chấp nhận đơn đặt hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 42

4.2.1 Chế tác mẫu và xác định định mức từng mã hàng trong đơn hàng 42

4.2.2 Căn cứ đàm phán lựa chọn và ra quyết định chấp nhận đơn hàng từ nguồn thông tin KTQT tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 47

4.3 Hoạch định tổng hợp và điều phối SX các đơn hàng với nguồn thông tin của KTQT tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 67

4.3.1 Lập kế hoạch SX theo từng đơn hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 67

4.3.2 Thực hiện kế hoạch SX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 72

4.3.3 Tổ chức báo cáo SX theo từng dơn hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 82

4.3.4 Đánh giá quá trình thực hiện đơn đặt hàng tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 85

4.4 Đánh giá QTSX và một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện QTSX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 86

4.4.1 Đánh giá công tác QTSX tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 86

4.4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTSX với nguồn thông tin KTQT tại xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu. 87

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

5.1 Kết luận 91

5.2 Kiến nghị 92

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng thông tin kế toán quản trị trong quản trị sản xuất tại Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty cổ phần Nam Sông Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 4 năm 2002 Công ty Cổ phần Nam Sông Cầu chính thức được thành lập lại theo Quyết định số 1403/QĐ của UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 07/12/2001. Tiền thân của công ty cổ phần Nam sông Cầu là Xí nghiệp Cơ khí Đáp Cầu được thành lập từ năm 1978. Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần Nam Sông Cầu. Công ty Cổ phần Nam Sông Cầu có giấy phép đăng kí kinh doanh số 2103000015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 2 tháng 04 năm 2002. Mã số thuế của đơn vị là : 2300224967. Hiện tại Công ty cổ phần Nam sông Cầu có trụ sở tại Đường Bà Chúa Kho- Cổ Mễ - Vũ Ninh - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0241821265, fax: 0241871137. Yếu tố vị trí này đã tạo ra những lợi thế nhất định cho Công ty trong việc giao lưu hợp tác với các đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tháng 4 năm 2003 Công ty chính thức kí hợp đồng với hãng DOONG và chính thức thành lập Xí nghiệp may Đại Đồng chuyên gia công các sản phẩm may mặc cho khách hàng nước ngoài. Tháng 6 năm 2003, Xí nghiệp đã giao chuyến hàng đầu tiên đảm bảo chất lượng, đúng thời gian như đã kí kết với hãng DOONG và từ đây Xí nghiệp đã từng bước có được niềm tin trên thị trường gia công may mặc. Xí nghiệp đã và đang hoàn thành rất nhiều hợp đồng gia công các mặt hàng may mặc như áo jacket, áo thun, áo sơ mi... giải quyết việc làm cho hàng trăm công nhân trong Xí nghiệp. 3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh Xí nghiệp may Đại Đồng chuyên tiến hành gia công theo các hợp đồng gia công quần áo may sẵn cho các bạn hàng nước ngoài và cung cấp dịch vụ tổng hợp xuất khẩu các lô hàng đó cho các bạn hàng. Hoạt động gia công tại Xí nghiệp đặt ra những yêu cầu trong sản xuất phải đảm bảo yếu tố chất lượng và thời gian hoàn thành đơn hàng như thỏa thuận. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, trước những yêu cầu khe khắt về mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng cao đã đòi hỏi nhà quản lý trong Xí nghiệp phải luôn đưa ra những quyết định kịp thời tránh được những tổn thất do việc không thực hiện đúng hợp đồng gây ra. Những quyết định này chỉ có thể thực hiện tốt nếu được cung cấp những nguồn thông tin cụ thể, chính xác của bộ phận kế toán đặc biệt là nguồn thông tin từ bộ phận KTQT trong xí nghiệp. 3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bất kì một đơn vị SX kinh doanh nào. Vì vậy việc tổ chức được một bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả là mục tiêu của các doanh nghiệp. Cũng với mục tiêu như vậy, Xí nghiệp may Đại Đồng – Công ty Cổ phần Nam Sông Cầu được tổ chức như sau theo sơ đồ 3.1 (Trang 28). - Giám đốc công ty là người quản lý cao nhất của Công ty, điều hành mọi hoạt động SX kinh doanh và là đại diện pháp nhân,chịu mọi trách nhiệm của Công ty Cổ phần Nam Sông Cầu với nhà nước. - Giám đốc xí nghiệp là người có quyền cao nhất trong quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động SX kinh doanh chịu trách nhiệm về kết quả SX kinh doanh của Xí nghiệp may Đại Đồng. Giám đốc xí nghiệp đồng thời là giám đốc sản xuất của Xí nghiệp. - Phòng hành chính là phòng thực hiện chức năng tham mưu giúp giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, công tác nhân sự, quản lý cán bộ và người lao động, giải quyết các chế độ chính sách và quyền lợi, công tác đời sống cho người lao động theo quy định của nhà nước. - Phòng kế toán có chức năng quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động linh tế tài chính trong Xí nghiệp, tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại Xí nghiệp. - Phòng kĩ thuật là bộ phận có nhiệm vụ triển khai giác mẫu theo mẫu của khách hàng, kiểm tra chủng loại, màu sắc, chất liệu vải, phụ liệu khác kèm theo mỗi khi có kế hoạch SX của các hợp đồng gia công. - Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm mở rộng thị trường, giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến hợp đồng với khách hàng, thực hiện chọn lọc các thông tin về khách hàng, cách thức mua hàng và nhập khẩu, phương thức thanh toán, giao hàng xuất khẩu. Đồng thời phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu về những mẫu mã, sản phẩm mới, khai thác thị trường. - Phòng KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng từ khâu nhập nguyên, phụ liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm hoàn thành, đóng gói, nhập kho và giao cho khách hàng. - Các phân xưởng có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động SX thông suốt, liên tục đáp ứng được thời gian giao hàng theo hợp đồng đã kí kết Hội đồng quản trị Giám đốc Công ty Giám đốc Xí nghiệp Phân xưởng II Phân xưởng I Phòng KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng kĩ thuật Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty 3.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo sơ đồ 3.2 (Trang 29) Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiền Kế toán giá thành Kế toán vật tư Kế toán lương Kế toán XNK Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán trong Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình kết hợp giữa KTQT và KTTC. KTTC sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp, hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính. KTQT đi sâu vào tài khoản chi tiết, sử dụng báo cáo KTQT cung cấp thông tin theo từng bộ phận, từng tình huống ra quyết định và được linh hoạt theo yêu cầu quản lý. Cụ thể KTQT thực hiện việc xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo tìm kiếm và đảm bảo được yếu tố đầu vào theo phân cấp của công ty kịp thời và hiệu quả cao. KTQT có nhiệm vụ tổng hợp những thông tin về từng mã hàng, số lượng, ngày giao hàng, yêu cầu về chất lượng để có kế hoạch chi tiết cho các bộ phận liên quan, xem xét giá thành sản phẩm theo từng mã hàng của các đơn hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh và nhập khẩu phù hợp với định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. KTQT căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng thực có để có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch dài hạn, phê duyệt kế hoạch xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nguồn thông tin do KTQT thu thập và đánh giá sẽ làm căn cứ để Xí nghiệp tổ chức sản xuất và kí kết hợp đồng. Tại Xí nghiệp, toàn bộ công tác kế toán được tập trung ở phòng kế toán. Tại các phân xưởng sảm xuất kế toán không trực tiếp theo dõi mà chỉ có các nhân viên thống kê theo dõi tình hình sản xuất và báo cáo trực tiếp cho các kế toán phụ trách các phần hành. Các nhân viên kế toán này sẽ có nhiệm vụ tổng hợp tình hình sản xuất cụ thể cho từng mã hàng, cho từng đơn hàng. Các nhân viên kế toán trong phòng kế toán có các nhiệm vụ như sau: - Kế toán trưởng : Là người có trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động tài chính, kinh tế tại Xí nghiệp và là người điều hành bộ máy kế toán ở Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra một cách tổng hợp tài liệu mà kế toán phần hành chuyển lên đồng thời lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính. Kế toán trưởng là người căn cứ vào tình hình cụ thể của xí nghiệp thông qua các báo cáo KTQT để kết hợp với phòng kinh doanh cũng như nhà quản lý về kế hoạch kinh doanh của đơn vị. Vì vậy kế toán trưởng tại Xí nghiệp không chỉ có nhiệm vụ lập BCTC theo mẫu biểu của nhà nước mà còn căn cứ vào tình hình cụ thể tham mưu cho giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Thủ quỹ: Phụ trách tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và theo dõi công nợ với ngân hàng, phụ trách quản lý các khoản chi tiêu trong công ty cũng như các khoản thanh toán, các khoản tạm ứng của các cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp và toàn Công ty. - Kế toán vật tư, giá thành: Đảm nhận vai trò lập dự toán đơn giá nguyên phụ liệu trên cơ sở thông tin kĩ thuật từ phòng chế tác mẫu, xác định chi phí về nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung trước khi sản phẩm đưa vào sản xuất, tổng hợp giá thành sản phẩm khi sản phẩm hoàn thành. - Kế toán lao động tiền lương: Phụ trách xác định đơn giá tiền công cho từng khâu công việc của từng sản phẩm, lập dự toán chi phí về nhân công và theo dõi tình hình thực tế về nhân sự tại xí nghiệp. Mặt khác có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, lập bảng thanh toán lương toàn xí nghiệp. 3.1.5 Tình hình cơ bản của xí nghiệp may Đại Đồng 3.1.5.1 Tình hình lao động tại Xí nghiệp Ở bất kì ngành kinh tế nào, đặc biệt là trong ngành công nghiệp may mặc thì nhân tố con người có vai trò quyết định trong suốt quá trình phát triển, là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực một cách đầy đủ và hợp lý là một nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Xuất phát từ vai trò này Xí nghiệp muốn đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có kiến thức, trình độ chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với người lãnh đạo phải tổ chức, bố trí nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả nhất. Tình hình lao động của Xí nghiệp được thể hiện qua Bảng 3.1 (Trang 33) Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ lao động tăng trong năm 2007 so với tổng số lao động có trong năm 2006 là 13,49%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 17,62%. Nhưng nếu lấy gốc là lượng lao động năm 2006 ta thấy tốc độ tăng lao động năm 2008 thấp hơn so với năm 2007. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau Qua đó ta thấy rằng tổng số lao động tại Xí nghiệp có xu hướng tăng qua ba năm, tuy nhiên tốc độ tăng của lao động là không đáng kể. Trong cơ cấu tăng của lao động thì chủ yếu là lao động kĩ thuật trực tiếp tham gia vào quá trình SX, lao động gián tiếp tăng không nhiều. Năm 2008 so với năm 2007 bộ phận lao động này không có sự biến đổi lớn, chỉ tăng lên 2 người. Điều này là do sự ổn định trong bộ máy quản lý tại Xí nghiệp, hơn nữa trong ba năm nghiên cứu lượng đơn đặt hàng với khách luôn giữ ở mức ổn định. Bảng 3.1 Tình hình lao động của Xí nghiệp qua 3 năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh Năm 2006 Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 2007/2006 2008/2007 Đơn vị tính Người % Người % Người % Số tuyệt đối (%) Số tuyệt đối (%) Tổng số lao động 215 100 244 100 287 100 29 113,49 43 117,62 1. Theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp 197 91,63 221 90,57 262 91,29 24 112,18 41 118,55 - Lao động gián tiếp 18 8,37 23 9,43 25 8,71 5 127,78 2 108,70 2. Theo trình độ - Đại học 5 2,33 6 2,46 6 2,09 1 120,00 0 100,00 - Cao đẳng 7 3,26 8 3,28 10 3,48 1 114,29 2 125,00 - Trung cấp 4 1,86 7 2,87 7 2,44 3 175,00 0 100,00 - Kỹ thuật 199 92,55 223 91,39 264 91,99 24 112,06 41 118,39 (Nguồn: phòng Tổ chức hành chính) Với sự ổn định trong bộ máy quản lý đã góp phần tiết kiệm chi phí giúp Xí nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh có thể mở rộng thêm thì Xí nghiệp cần tiếp tục tăng cường đầu tư thêm nguồn lực con người, không chỉ tăng về số lượng mà còn nâng cao chất lượng của cán bộ công nhân viên thông qua việc tổ chức những khoá đào tạo để nâng cao tay nghề của người lao động đồng thời tăng hiệu quả trong sản xuất. 3.1.5.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Xí nghiệp. Vốn và tài sản là nguồn sống của một doanh nghiệp. Do đó việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, mở rộng nguồn vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Xí nghiệp. Với đặc điểm sản xuất là gia công các sản phẩm may mặc cho bạn hàng nước ngoài, toàn bộ nguyên vật liệu chính tham gia vào quá trình sản xuất nên nguồn vốn phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu của Xí nghiệp hầu như không có. Vốn tại Xí nghiệp chủ yếu đầu tư vào trang thiết bị máy móc và đầu tư vào nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hình tài sản nguồn vốn của Xí nghiệp được thể hiện qua Bảng 3.2 (Trang 35). Qua bảng 3.2 ta thấy tổng giá trị tài sản của Xí nghiệp tăng lên đáng kể qua 3 năm. Từ năm 2006 tới năm 2007 tổng tài sản tăng 423.453.140 đồng tương ứng với tăng 10.18 %. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng từ 1.667.130.100 lên 2.195.431.840 đồng tức là tăng lên 528.301.740 tương ứng với 31.69 %, tuy nhiên giá trị tài sản cố định năm 2007 tại Xí nghiệp giảm đi 104.848.600 đồng. Tổng tài sản năm 2008 tăng 1.024.075.400 tương ứng với 22.34 % so với năm 2007. Điều này thể hiện quy mô về tài sản của xí nghiệp đang ngày càng mở rộng và phát triển phát triển. Theo số liệu trong bảng ta thấy tài sản ngắn hạn ngày càng tăng lên một cách đáng kể, năm 2007 so với năm 2006 là 31.69 %, năm 2008 tăng 904.577.664 đồng tương ứng với 41,2 %. Với việc tăng cường giá trị tài sản ngắn hạn như trên là do Xí nghiệp đang tăng cường khả năng thanh toán ngay và các hoạt động cho vay ngắn hạn. Bảng 3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp Đại Đồng qua 3 năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh ( %) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 2007/2006 2008/2007 Đơn vị tính Đồng % Đồng % Đồng % Số tuyệt đối ( %) Số tuyệt đối (%) Tài sản 4.160.531.944 100,00 4.583.985.084 100,00 5.608.060.484 100,00 423.453.140 110,18 1.024.075.400 122,34 Tài sản ngắn hạn 1.667.130.100 40,07 2.195.431.840 47,89 3.100.009.504 55,28 528.301.740 131,69 904.577.664 141,20 Tài sản dài hạn 2.493.401.844 59,93 2.388.553.244 52,11 2.508.050.980 44,72 -104.848.600 95,79 119.497.736 105,00 Nguồn vốn 4.160.531.944 100,00 4.583.985.084 100,00 5.608.060.484 100,00 423.453.240 110,18 1.024.075.400 122,34 Nợ phải trả 888.125.236 21,35 989.068.000 21,58 1.325.215.400 23,63 100.942.764 111,37 336.147.400 133,99 Nguồn vốn chủ sở hữu 3.272.406.708 78,65 3.594.917.084 78,42 4.282.845.084 76,37 322.510.376 109,86 687.928.000 119,14 (Nguồn: Phòng kế toán) Tuy nhiên với việc tăng tài sản ngắn hạn như trên nhưng tình hình tăng tài sản dài hạn lại rất chậm. Cụ thể năm 2007 tài sản dài hạn của Xí nghiệp bị giảm so với năm 2006 là 104.848.600 đồng tương ứng với việc giảm đi 4,21 %. Năm 2007 thì tài sản dài hạn của công ty đã tăng lên 119.497.736 đồng tương ứng với 5 % so với năm 2007. Tình hình tăng giảm tài sản cố định của Xí nghiệp năm 2008 được thể hiện qua Bảng 3.3 : Bảng 3.3 Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ năm 2008 Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị HM Còn lại Số đầu năm 4.099.450.264 1.710897.020 2.388.553.244 Số phát sinh tăng trong năm 529.442.736 409.945.000 Số phát sinh giảm trong năm Số cuối năm 4.628.893.000 2.120.842.020 2.508.050.980 (Nguồn : Phòng kế toán) Với mức tăng tài sản dài hạn chỉ đạt 529.442.734 đồng trong cả năm điều đó cho thấy Xí nghiệp cũng đã có những sự quan tâm nhất định tới việc đầu tư vào TSCĐ nhưng chưa thực sự có sự đầu tư đổi mới hệ thống tài sản cố định. Đây sẽ là một trong những trở ngại hạn chế quá trình phát triển tại Xí nghiệp. Như đã phân tích ở trên, hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp không phải bỏ chi phí để mua nguyên vật liệu. Đối với lĩnh vực may mặc điều này là rất thuận lợi cho việc tiết kiệm vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị cũng như nguồn nhân lực mở rộng sản xuất. Về cơ cấu nguồn vốn ta thấy rằng Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng lên. Năm 2007 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2006 là 423.453.240 đồng tương ứng 10,18 %. Trong đó nợ phải trả tăng 100.942.764, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 322.510.476 đồng được bổ xung từ lợi nhuận. Năm 2008 tổng nguồn vốn tăng lên 5.608.060.484 đồng, tăng 1.024.075.400 đồng so với năm 2007 tương ứng với 22,34 %. Qua đó ta thấy rằng tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là do Xí nghiệp đã tăng cường khoản vay ngân hàng, giảm bớt lượng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu đầu tư. 3.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đên đối thủ cạnh tranh của mình đồng thời phải tăng cường quan hệ hợp tác và quan hệ với các đơn vị khác để tạo được thị trường cho mình. Chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều hướng tới mức lợi nhuận cao nhất có thể đạt được bởi lợi nhuận là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả SX kinh doanh của Xí nghiệp được thể hiện qua Bảng 3.4 (trang 38). Qua bảng 3.4 ta thấy xí nghiệp đã ngày càng có bước tăng trưởng trong doanh thu cũng như trong lợi nhuận. Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.206.249.700 đồng tương ứng với 49.54 % , năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.949.690.000 đồng tương ứng với 30, 48 %. Lợi nhuận năm 2007 Xí nghiệp đạt 687.928.000 tăng so với năm 2006 là 99.652.100 đồng tương ứng với 32,76 %. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả kinh tế thì ta thấy rằng mức lợi nhuận đem lại trên một đồng doanh thu của năm 2007 so với năm 2006 giảm 1.03 %. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí bỏ ra. Nhưng dựa vào bảng 3.4 ta cũng thấy được rằng mức sinh lợi trên một đồng vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp là đều tăng. Đó là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ Xí nghiệp ngày càng sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn, việc Xí nghiệp bỏ ra một đồng vốn đang có lợi nhuận cao hơn. Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 2008/2007 Đơn vị tính Đồng Đồng Đồng Số tuyệt đối ( % ) Số tuyệt đối 100 244 100 287 100 29 113,49 43 117,62 I. Chỉ tiêu chung 1. Tổng doanh thu 6.472.186.300 9.678.436.000 12.628.126.000 3.206.249.700 149,54 2.949.690.000 130,47 2. Doanh thu thuần 6.472.186.300 9.678.436.000 12.628.126.000 3.206.249.700 149,54 2.949.690.000 130,47 3. Giá vốn hàng bán 5.869.308.980 8.932.446.416 11.573.285.000 3.063.137.436 152,19 2.640.838.584 129,56 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 602.877.320 745.989.584 105.484.1000 143.112.264 123,74 308.851.416 141,40 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 474.414.320 609.560.900 809.213.000 135.146.580 128,49 199.652.100 132,753 5. LN từ hoạt động tài chính -48.236.000 -83.412.000 -121.312.000 -35.176.000 172,92 -37.900.000 145,43 6. Tổng lợi nhuận trước thuế 426.178.320 526.148.900 687901000 99.970.580 123,46 161.752.100 130,74 II. Chỉ tiêu phân tích (%) 1. Tỷ suất LN so với DT (LNT từ HĐSXKD / DTT ) 7,33 6,30 6,41 -1,03 0,11 2. Tỷ suất lợi nhuận so với VCSH ( LNT / DTT ) 14,50 16,96 18,89 2,46 1,94 3. Tổng lợi nhuận trước thuế / DTT 6,58 5,44 5,45 -1,15 0,01 (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2 Tổng quan về quy trình sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp 3.2.1 Ảnh hưởng của đặc điểm SX tới QTSX tại Xí nghiệp Xí nghiệp may Đại Đồng là đơn vị chuyên tiến hành gia công các đơn đặt hàng của khách nước ngoài. Những sản phẩm chủ yếu được gia công tại xí nghiệp là các sản phẩm như áo Jacket, áo sơ mi, áo thun. Xí nghiệp chỉ tiến hành gia công, phía khách hàng sẽ cung cấp đầy đủ cho Xí nghiệp từ mẫu mã sản phẩm, quy cách sản phẩm và toàn bộ nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình gia công. Do đó trong công tác QTSX, NQT tại Xí nghiệp may Đại Đồng không phải quan tâm nhiều tới vấn đề sẽ sản xuất gì, quy cách mẫu mã sản phẩm thế nào mà thay vào đó NQT sẽ xem xét, căn cứ vào những thông tin về những đơn đặt hàng trong năm cũ, cùng với việc thu thập thông tin về đơn đặt hàng trong năm nay để dự tính ra số lượng đơn đặt hàng sẽ có được trong thời gian tới. Khi gia công các đơn đặt hàng cho bạn hàng, hầu hết phần nguyên vật liệu chính đều được chuyển giao từ phía đối tác. Do vậy việc QT nguyên vật liệu trong Xí nghiệp may Đại Đồng không được chú trọng. Hơn nữa việc gia công theo các đơn hàng đã đòi Xí nghiệp phải luôn đảm bảo thời hạn phải giao hàng và chất lượng đơn hàng. Vì thế trong QTSX tại Xí nghiệp, vấn đề mà NQT quan tâm là việc hoạch định tổng hợp, tức là việc kết hợp các yếu tố trong quá trình SX sao cho hợp lý nhất để đạt hiệu quả cao nhất đồng thời tiết kiệm được chi phí tới mức cao nhất. Hoạch định tổng hợp tại Xí nghiệp là sự kết hợp của ba yếu tố mà NQT phải quan tâm theo dõi là tổ chức nguồn nhân lực, quản lý về MMTB và lập kế hoạch chi tiết về cấp phát nguyên vật liệu. Với những yêu cầu này NQT luôn cần đến nguồn thông tin từ bộ phận KTQT tại Xí nghiệp. Đó là những báo cáo nhanh của bộ phận KTQT về đơn giá gia công trên một sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách và năng lực sản xuất thực tế tại Xí nghiệp. Với nhiệm vụ như vậy NQT tại Xí nghiệp phải căn cứ vào có nguồn thông tin hữu ích từ bộ phận kế toán của Xí nghiệp đặc biệt là thông tin từ bộ phận KTQT vật tư và lương, tình hình cụ thể về MMTB để NQT có những thông tin chi tiết về các yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục đạt hiệu quả kinh tế cao. Quá trình sản xuất cũng luôn đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng của sản phẩm. Chính vì những lí do trên mà công tác QTSX, thông tin từ bộ máy kế toán nói chung, KTQT nói riêng càng đóng vai trò quan trọng hơn tại Xí nghiệp. 3.2.2 Quy trình sản xuất tại Xí nghiệp Quy trình SX của xí nghiệp may Đại Đồng được bắt đầu từ khi phía đối tác gửi bản quy cách mẫu mã về sản phẩm cần được sản xuất. Bộ phận kĩ thuật tại Xí nghiệp phải tiến hành may mẫu, và tính toán định mức lượng nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho một sản phẩm rồi sau đó gửi trở lại cho khách hàng. Để đi đến việc kí kết hợp đồng thì phòng kế toán có nhiệm vụ tổng hợp thông tin để ước tính giá thành cho các sản phẩm. Căn cứ vào nguồn thông tin kế toán cung cấp giám đốc sản xuất sẽ đàm phán với đối tác để chấp nhận đơn đặt hàng hay không và kí kết hợp đồng. Kèm theo bản hợp đồng phía đối tác sẽ chuyển toàn bộ nguyên vật liệu cho Xí nghiệp và xí nghiệp sẽ đưa vào sản xuất theo quy cách cũng như định mức từ phòng kế toán chuyển xuống. Kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mội mẫu lại có độ phức tạp khác nhau do mỗi mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng. Các loại vải để sản xuất ra các mã hàng khác nhau có công thức pha cắt khác nhau cho từng cỡ và thời gian hoàn thành cũng khác nhau vì vậy việc theo dõi lập kế hoạch trước sản xuất, hoạt động sản xuất, tiến độ sản xuất như thế nào cho phù hợp là một vấn đề rất phức tạp. Nó đòi hỏi người ra quyết định phải được cung cấp đầy đủ thông tin trong quy trình sản xuất để có quyết định hiệu quả, kịp thời. Các sản phẩm tại Xí nghiệp may Đại Đồng được tiến hành sản xuất theo một quy trình khép kín trải qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau: đo, may, cắt, hoàn thiện, và với mỗi dây chuyền giai đoạn đều có bộ phận KCS kiểm tra chất lượng. Bộ phận KCS này là do phía đối tác đưa tới để kiểm tra chất lượng của sản phẩm trong từng giai đoạn. Quy trình công nghệ gia công một sản phẩm tại Xí nghiệp may Đại Đồng được thể hiện theo Sơ đồ 3.1 (Trang 42). Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Thêu in chuẩn bị cắt vải may hoàn thiện Là hoàn thiện Các loại vải Trải vải Gấp Máy sổ Đo khổ vải Cắt pha Đóng lynon Cắt gọt Máy tay KCS thành phẩm Máy sườn Đánh số Đóng gói Máy hoàn thiện KCS bán thành phẩm Nhập kho thành phẩm Thùa khuy cúc Sơ đồ 4.1 Quy trình công nghệ SX 3.3 Sử dụng thông tin KTQT trong QTSX tại Xí nghiệp 3.3.1 Chế tác mẫu và xác định định mức từng mã hàng Với mỗi ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực kinh doanh đều có những nét riêng đặc trưng riêng tạo ra những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển đòi hỏi NQT luôn phải linh hoạt để đi vào quản lý hoạt động của mình một cách có hiệu quả hơn. Là một đơn vị chuyên tiến hành gia công các sản phẩm may mặc cho khách nước ngoài thì hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp may Đại Đồng cũng có những đặc điểm riêng có đòi hỏi NQT tại Xí nghiệp phải có những kế hoạch, có những phương thức quản trị như thế nào cho phù hợp để đạt được kết quả như mong muốn. Để có được hợp đồng từ phía đối tác, Xí nghiệp phải thực hiện một số khâu công việc làm cơ sở và căn cứ cho việc ký kết hợp đồng. Tại Xí nghiệp, do có mối quan hệ khá lâu dài với phía nước ngoài, mặt khác việc gia công chủ yếu dựa trên các hợp đồng từ các khách hàng quen thuộc do đó vào đầu năm Xí nghiệp thường ký một hợp đồng quy cách với phía khách hàng, kèm theo bản hợp đồng quy cách đó là các phụ lục hợp đồng là bản chi tiết hóa của hợp đồng quy cách. Với mỗi một phụ lục hợp đồng có những mã hàng cụ thể với thời gian gia công cụ thể. Nhưng với những yếu tố như trên thì hợp đồng chưa thể ký kết do từ phía Xí nghiệp chưa có cơ sở cụ thể để đảm bảo cho hợp đồng. Vì vậy Xí nghiệp phải tiến hành một số hoạt động trước khi đi đến ký kết hợp đồng. Vấn đề đầu tiên mà nhà QTSX quan tâm vì nó tác động trực tiếp tới việc có quyết định đơn đặt hàng của khách hàng hay không là giai đoạn chế tác mẫu và xác định định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm tới phòng kĩ thuật. Căn cứ vào quy cách, mẫu mã sản phẩm từ phía khách hàng yêu cầu bộ phận kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ may mẫu các sản phẩm có trong hợp đồng và xác định định mức kĩ thuật cho từng sản phẩm. Xác định định mức kỹ thuật là việc xác định xem để có được sản phẩm hoàn chỉnh thì cần những loại vải nào, màu vải , số lượng từng loại là bao nhiêu. Định mức kĩ thuật về nguyên vật liệu mà bộ phận kĩ thuật xác định được thể hiện qua Bảng 3.5 (Trang 44). Định mức kỹ thuật chính là thông số kỹ thuật được bộ phận kĩ thuật đo lường khi tiến hành may mẫu theo yêu cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCTN.doc
Tài liệu liên quan