MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6
1.1. Tiến bộ khoa học, công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất 6
1.2. Đặc thù ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 24
1.3. Kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ 35
Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẾN TRE 43
2.1. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất 43
2.2. Thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất 55
2.3. Những vấn đề còn tồn tại trong ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất 74
Chương 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở BẾN TRE 87
3.1. Những phương hướng tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre 87
3.2. Các giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre 97
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 120
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6604 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn.
2.2.1.2. Các phương tiện về giao thông vận tải
- Dịch vụ vận tải hàng hoá: Xây dựng cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện, hiện đại, như các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải đều được đầu tư, thay mới cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá cho nông dân. Chất lượng vận tải được nâng cao, đảm bảo độ an toàn giao thông cũng như tính văn minh, thẩm mỹ trong kinh doanh vận tải; đặc biệt tại các bến phà, bến xe của tỉnh thời gian qua đã không ngừng được cải tiến khâu phục vụ từ hình thức đến nội dung, là một trong những ngành dịch vụ có chất lượng phục vụ cao của tỉnh. Vận tải hàng hoá tăng bình quân 9,16% - 10% ( khối lượng vận tải - tấn).
- Về giao thông nông thôn: Ứng dụng công nghệ làm đường vải địa kỹ thuật chất lượng cao trong xây dựng giao thông nông thôn. Kết hợp công nghệ này với phong trào giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” phát triển mạnh, nhất là phong trào nhựa hoá và bê tông hoá các tuyến đường xã, thôn ấp và xoá cầu khỉ, góp phần làm đẹp bộ mặt nông thôn và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá được thông suốt và giao lưu phát triển kinh tế nông nghiệp giữa các vùng trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã nhựa hoá được 1.888 km đường nông thôn, tỷ lệ đường nhựa của tỉnh đạt 56,8% và xây dựng mới 1.471 cầu/tổng chiều dài 30.947 m, với tổng kinh phí 735,6 tỷ dồng, trong đó nhân dân đóng góp 153,2 tỷ đồng và 1,65 triệu ngày công lao động. Ngoài ra, đã hoàn chỉnh dự án khởi công cầu Hàm Luông vào giữa năm 2007, đầu năm 2009 khánh thành và đưa vào hoạt động cầu Rạch Miễu với công nghệ dây văng. Tiếp tục đưa công nghệ hiện đại vào xây dựng, hoàn thành và nâng cấp các tỉnh lộ, phấn đấu đến năm 2010 sẽ hoàn thành, nâng cấp các tuyến đường huyện lộ trọng yếu cũng với công nghệ tương tự [57, tr.112].
2.2.2. Ứng dụng vào sản xuất giống cung ứng cho sản xuất
Sự đóng góp nổi bật nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, lai tạo để nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp cho sản xuất đạt hiệu quả. Cụ thể:
2.2.2.1. Cây trồng
Cây ăn quả: Qua nghiên cứu, khảo nghiệm, bình tuyển cơ bản xác định nhóm cây đầu dòng chất lượng cao như giống sầu riêng cơm vàng hạt lép 9 Hoá và bưởi da xanh đã được công nhận là giống quốc gia. Các giống nhập nội như: Nhãn xuồng cơm vàng, bòn bon thái, mận Ấn Độ và một số giống tại địa phương như măng cụt, chôm chôm nhãn, xoài cát Hoà Lộc, bưởi da xanh được khảo nghiệm thích nghi. Công nghệ sản xuất giống cây bằng kỹ thuật vô tính từ một phôi cây để tạo ra quần thể cây có đặc tính di truyền từ cây bố mẹ với tính năng sạch bệnh, cùng với kỹ thuật chiết, ghép, giâm cành truyền thống sớm được người dân tiếp thu làm chủ. Đến nay có trên 60% diện tích trồng cây ăn quả sử dụng giống mới, đã nhân và sản xuất cung ứng giống chất lượng cao với số lượng hàng chục triệu cây/năm. Ngoài ra, còn nghiên cứu, ứng dụng Khoa học kỹ thuật chiết, ghép, chuyển đổi từ vườn tạp sang vườn chuyên, kỹ thuật tạo tán… đã tạo được sự chuyển biến đáng kể trong việc nâng cao diện tích và chủng loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Trong sản xuất giống cây ăn quả, người ta sử dụng các chất kích thích tạo rễ, điều chỉnh lượng phân bón khi ươm, chọn tuổi mắt ghép, gốc ghép phù hợp với từng chủng loại làm tăng tỷ lệ sống của cây từ 60% lên 90-95%. Nhờ vậy nghề sản xuất giống ở Bến Tre đã nổi tiếng khắp cả nước với số luợng sản xuất hàng năm khoảng 20 triệu cây các loại [41, tr.4].
Cây lúa: Đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng sinh thái trong tỉnh. Qua khảo nghiệm, bình tuyển, đã chọn lọc được 7 giống lúa mới có năng suất, chất lượng, có tính kháng rầy nâu, đạo ôn và phèn tương đối cao, né tránh được phèn mặn, phù hợp với mọi loại đất như: LD 1261, OM 3536, OM 4284, OM 4384, OM 1348-9, Khao Dawk Mali 105.Các giống lúa này năng suất đạt từ 7 đến 8 tấn/ha (2007), góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng giống đạt chất lượng toàn tỉnh 84%. Đến nay, có khoảng 90% diện tích trồng lúa sử dụng giống mới [39, tr.7].
Cây dừa: Đây là loại cây có lợi thế của tỉnh chiếm ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Bên canh dự án phát triển 5.000 ha dừa, năm 2006-2007 đã trồng 1.511 ha với 271.980 cây giống. Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với các đơn vị chuyển giao (Trung tâm giống cây trồng tỉnh, Trung tâm thực nghiệm dừa Đồng Gò ), triển khai dự án “Du nhập phát triển 500 ha dừa dứa”, đến nay đã trồng 50 ha với 10.000 cây của 136 hộ ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, hiện tại đang tiếp tục nhân rộng 300 ha trong các năm 2008-2010 [36, tr.8].
Khắc phục thiệt hại do bão số 9 năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư cho huyện Bình Đại thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm khôi phục và đầu tư thâm canh tăng năng suất vườn dừa trên địa bàn huyện Bình Đại” với kinh phí hỗ trợ 965 triệu đồng để đầu tư giống mới và cải tạo kỹ thuật canh tác truyền thống hiệu quả không cao. Ngoài ra, còn nhân rộng và phát triển vườn dừa giống xiêm xanh cho năng suất, chất lượng cao hơn so với dừa tam quan của Bình Định. Bằng kỹ thuật chọn giống và ươm truyền thống đã tạo ra một lượng giống lớn không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp ra thị trường các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Cây mía: Đã khảo nghiệm bình tuyển, du nhập 8 giống có năng suất, chữ đường cao như VĐ 86-368, ROC 16, QĐ 11, VN 84-4137, K 84-200, R 570…đến nay đã có 70% diện tích sử dụng giống mới với năng suất từ 80-100 tấn/ha/năm, chử đạt 9-11 CCS. Mô hình trồng thâm canh cây mía trên vùng đất lúa gò cao nhiễm phèn, mặn với giống mía VN 84-4137 vượt trội cho năng suất trên 100 tấn/ha tăng 170% đang được nhân rộng hình thành vùng chuyên canh mía trên vùng đất lúa gò cao nhiễm phèn, mặn ở 3 huyện vùng biển Bến Tre [39, tr.8].
Cây hoa kiểng: Bằng phương pháp kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật trên cây hoa lan (để tạo ra cây Dendrobium, Ocinium, phalanopsis ), cúc hai màu, cát tường, hoa ly ly, hoa nhớ nhung (Gloxinia), hoa dạ yến thảo, hoa hồng môn, cây bắt ruồi, cây bạch mai. Ngoài ra, còn dùng phương pháp nhân giống hữu tính (sử dụng hạt), vô tính (giâm cành, chiết cành, tháp cành ) để tạo ra giống mới có chất lượng như giống kiểng bon sai, mai vàng 10 cánh, mai kiếng thuỷ lá kim và các dạng cây kiểng cổ thụ, để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nghề nuôi trồng hoa kiểng phát triển mạnh chung quanh khu vực Vĩnh Thành (Chợ Lách) và ngoại thành Thị Xã Bến Tre, hình thành các làng nghề sản xuất , trong đó khu vực Cái Mơn là hạt nhân phát triển hoa kiểng. Ngoài các loại hoa kiểng truyền thống có thế mạnh hàng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long (kiểng thú, kiểng cổ, kiểng thế, hoa tạo hình) sẽ phát triển mạnh các loại kiểng lá và hoa tươi dạng nhập nội, lai tạo, khu vực hoá, đồng thời từng bước phát triển thêm loại hình phong lan và xương rồng với kỹ thuật truyền thống.
2.2.2. Vật nuôi
Thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp toàn diện, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi tạo ra giống vật nuôi có lợi thế cung cấp cho sản xuất.
Giống gia súc
Heo giống, bò lai sind, dê, cừu là 4 đối tượng được nghiên cứu và triển khai khá hiệu quả trong thời gian qua. Các chương trình dự án về phát triển giống, nâng cao chất lượng đàn gia súc tạo nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi, làm nền tảng cho phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại chất lượng cao. Qua sự cố gắng đầu tư nghiên cứu con giống (Landrace, Yorkshire, Duroc) và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, chuồng trại, thú y và quản lý, các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng của đàn heo, cùng với cơ chế xã hội hoá trong việc nhân giống và gieo tinh nhân tạo đã hạn chế cho heo phối giống trực tiếp, từ đó làm giảm đáng kể lây lan dịch bệnh, đồng huyết thoái hoá cũng như bảo vệ môi trường. Kết quả đến nay cho thấy có trên 90% heo nái được gieo tinh nhân tạo giống (22.500 liều tinh) chất lượng cao, hơn 85% đàn heo đã được nạc hoá. Các nghiên cứu về quản lý, lai tạo, chọn lọc và phát triển đàn bò ở huyện Ba Tri được tích cực thực hiện, nâng cao chất lượng đàn bò vàng. Ngoài ra, việc gieo tinh nhân tạo đã đưa được tinh bò giống sind, Brahman phối với giống đàn bò nền trong tỉnh, hiện đang nhập tinh các giống Limousin, Herofor để tiếp tục sản xuất giống mới. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện việc zebu hoá đàn bò, nâng nhanh tỷ lệ đàn bò có chất lượng cao trong tỉnh từ 15 lên 35% năm 2007 [40, tr.6-7]. Mặt khác, đã du nhập khảo nghiệm cho thấy triển vọng một số giống vật nuôi mới như dê, cừu có chất lượng cao, có khả năng nhân rộng các vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh.
Nhờ áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nâng cao tỷ lệ giá trị sản phẩm chăn nuôi lên 7,2% so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bước đầu đã hình thành một số trang trai hoạt động có hiệu quả kinh tế.
Giống gia cầm
Hiện nay, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH, CN của tỉnh đã tập trung nghiên cứu khảo sát khả năng thích nghi của một số loài gia cầm như: gia cầm chuyên trứng Goldline, CV 2000, Hubbard, Comet; chuyên thịt Hybro, Hubbard, super M2, super meat và một số giống gà địa phương, gà thả vườn, gà ri, vịt siêu thịt, vịt siêu trứng…chuyển giao cho nông dân để đưa vào sản xuất. Bằng phương pháp phối, lai tạo, chọn lọc nhân thuần giống, quần thể nhỏ giúp cho người nông dân vừa sản xuất giống mới vừa giữ được giống gốc. Kết quả nghiên cứu và khảo sát đã được triển khai ứng dụng rộng rãi trong nông dân đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm cho đàn gia cầm của tỉnh ngày càng đa dạng về chủng loại, tăng nhanh về số lượng từ 2.897.135 con năm 2000 lên 3.132.458 con năm 2007 đến cuối năm 2008 đạt 4.500.024 con đã vượt kế hoạch đề ra [41, tr.9].
Giống thuỷ sản
Mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nuôi nhưng về cơ bản đã nghiên cứu triển khai làm chủ được công nghệ sản xuất giống tôm sú, tôm càng xanh, giống cua biển và một số loài cá nước ngọt ( cá rô đồng, rô phi, cá lóc, cá trê, cá sặc rằn, cá kèo) bằng phương pháp nhân tạo. Toàn tỉnh hiện có 69 trại sản xuất giống đảm bảo chất lượng, trong đó có 50 trại sản xuất giống với 420 triệu post/năm, 12 trại sản xuất tôm càng xanh với năng suất 12 triệu post, 4 trại sản xuất cá giống với năng lực 65 triệu cá bột/năm. Từ năm 2001-2005 đã sản xuất giống tôm sú đạt 124 triệu post, ươn và dịch vụ 225 triệu post, tôm càng xanh 12 triệu post, sản xuất cá 150 triệu con và đã cung ứng khoảng 20% nhu cầu tôm sú cho thị trường, so với năm 2001 năng lực sản xuất giống tôm sú tăng gấp 10 lần, tôm càng xanh tăng gấp 4 lần [41, tr.13].
Thông qua thực hiện các đề tài, dự án khoa học, công nghệ đã thực hiện thành công chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển (đã sản xuất ra khoảng 60.000 con cua giống). Hoàn chỉnh quy trình du nhập và thuần dưỡng tôm sú bố mẹ, đã cung cấp được 19 triệu con giống sạch bệnh và nuôi thử nghiệm 65 ha tại huyện Thạnh Phú năng suất đạt khoảng 5,7 tấn/ha. Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất cá tra bột giống theo tiêu chuẩn SQF 1000CM. Tỷ lệ thuần thục đàn cá bố mẹ đạt 93%, tỷ lệ thụ tinh 92%, tỷ lệ nở 90%, sản xuất và cung cấp cho thị trường trong tỉnh năm 2007 đạt 67,7 triệu giống cá bột [36, tr.5].
Về nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH, CN, đã xây dựng trên 60 mô hình nuôi, các mô hình nuôi nước ngọt ngày càng được đa dạng hoá, vừa bảo vệ giống bản địa (cá rô đồng, lóc, trê, sặc rằn, cá kèo, tôm càng xanh), vừa du nhập có chọn lọc các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao ( cá tra, cá điêu hồng, ba sa, cá rô phi dòng Gift). Đến nay, đã hoàn thiện các quy trình nuôi vỗ cho sinh sản và ươn nuôi các loài cá nước ngọt: cá mè, trấm, trôi, chép, mè vinh, cá rô, bóng tượng, sặc rằn; quy trình sinh sản ươn tôm càng xanh…
2.2.3. Ứng dụng vào phòng trừ dịch bệnh trong phát triển cây trồng, vật nuôi
Trong những năm gần đây, Bến Tre đã xuất hiện nhiều dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi, tình hình diễn biến rất phức tạp như bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, rầy nâu, lem lép hạt ở lúa, đốm rông hại bưởi, sâu đục thân ở cây ăn quả, sâu đục chồi non, bọ cánh cứng ở dừa…; bệnh lở mồm lông móng ở súc vật, liệt dạ cỏ (trâu, bò, heo), dịch cúm gia cầm H5N1, dịch tai xanh ở heo, bệnh đậu gà, bệnh Marek (ung thư) ở gà, hội chứng Tuara trên tôm chân trắng, nhiễm trùng máu ở cá… Đây là những dịch bệnh có sức lây lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn đối với cây trồng và vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, ứng dụng tiến bộ KH, CN để phòng trừ, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bùng phát là rất cần thiết, nhằm tăng năng suất lao động. Cụ thể:
2.2.3.1. Phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng
Đối với cây lúa
Bến Tre ứng dụng mô hình “sản xuất lúa theo hướng bền vững” áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp như:gieo sạ đồng loạt, né rầy, giảm lượng giống, bón phân cân đối, sử dụng thuốc theo “4 đúng”, đã giảm được chi phí đầu tư, hạn chế dịch hại đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, gia tăng hiệu quả kinh tế. Vì lúa thường xảy ra các giai đoạn bệnh sau sạ như:
Giai đoạn lúa 30 - 35 ngày sau sạ sẽ xuất hiện sâu cuốn lá rãi rác với mật số 5-10 con/m2, rầy nâu xuất hiện không đáng kể, theo khuyến cáo nên phun thuốc 2 lần. Cũng trong giai đoạn này, bệnh đạo ôn xuất hiện tỷ lệ 5 - 10%, cấp bệnh 1 - 3, nguyên nhân là do sạ dày và bón phân mất cân đối. Biện pháp khắc phục là hạn chế sạ dày và bón phân cân đối.
Giai đoạn lúa 50-55 ngày sau sạ, do thiếu nước nên một số ruộng xì phèn, lúa kém phát triển và gây ra bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, vì vậy phải sử dụng Azomite nhằm phòng trừ dịch bệnh để lúa phát triển tốt.
Vào cuối vụ, lúa khoảng 70-75 ngày (giai đoạn ra bông), một số ruộng sử dụng giống như OM 6561, OM 4900 mật độ rầy tăng cao 5000 - 7000 con/m2, do đó phải thay đổi giống thích ứng với khả năng kháng rầy và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo (tuỳ theo mức độ dịch hại trên đồng).
Hiện nay, Bến Tre bước đầu nghiên cứu ứng dụng và xây dựng mô hình điểm trên cơ sở chuyển giao đề tài “Xây dựng mô hình phòng trừ sâu rầy hại lúa bằng chế phẩm sinh học từ nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana trong thâm canh lúa chất lượng cao”. Đây là mô hình ứng dụng được thực hiện tại huyện Ba Tri và huyện Giồng Trôm với 12 mô hình, tổng diện tích 48 ha. Ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu rầy trong việc thâm canh tổng hợp lúa chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre, đã giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Song, điều đặc biệt là ứng dụng chế phẩm sinh học giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các mô hình lúa - cá, lúa - tôm tại Bến Tre.
Trong năm 2007 - 2008, để duy trì và phát huy hiệu quả thuốc vi nấm trên diện rộng, UBND tỉnh tiếp tục ban hành quyết định số 1343/QĐHC-CTUBND ngày 17/9/2007 và quyết định số 535/QĐHC-CTUBND ngày 28/5/2008 về việc phê duyệt dự toán kinh phí phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá bằng thuốc sinh học trên lúa vụ Hè thu - Mùa năm 2007 với kinh phí 651.760.000đ và năm 2008 là 667.900.000đ. Trong 2 năm này vùng mạ mùa của huyện Ba Tri cũng được ưu tiên hỗ trợ với gần 1.000ha mạ được cấp thuốc vi nấm để phun. Chế phẩm sinh học phòng trừ rầy nâu hại lúa Ometar trong năm 2007 - 2008 đã triển khai tại các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại , với tổng diện tích lúa phun thuốc sinh học là 8.825 lượt/ha và 1.000 lượt/ha trên lúa thơm vùng dự án nâng cao chất lượng cây - trồng vật nuôi tỉnh Bến Tre tài trợ [35, tr.15].
Nhiều hộ nông dân đã ứng dụng WEHG-chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch bệnh, đã từng bước ngăn ngừa sâu rầy, bọ hút, cào cào, rệp sáp, rầy nâu và các loại côn trùng khác, chặn đứng bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá rất có hiệu quả, giảm đuợc chi phí sản xuất, nâng cao được chất lượng thương phẩm hàng hoá nông sản. Hiện hơn 200ha đã được sử dụng chế phẩm này có khả năng kháng dịch bệnh và cho năng suất rất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân trong tỉnh.
Cây ăn quả
Notan 2,8EC với hoạt chất Beta-Cyfluthrin 2,8% là thuốc trừ sâu thế hệ mới thuộc nhóm pyrethroid, có tác động diệt mầm bệnh, vô hiệu hoá và tiêu diệt mạnh làm cho côn trùng khó kiểm soát như rầy nâu, bọ xít, nấm hại trên cây ăn quả, được đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Với cơ chế hoạt động mạnh, thuốc có thể truy sát tận nơi diệt sâu vẽ bùa hại cam quýt, đồng thời còn điều trị nhiều loại sâu ăn lá, sâu tơ, sâu xanh, rệp các loại, nhưng lại rất an toàn với người và môi trường. Sản phẩm này có độ độc nhóm 3 nên phân huỷ rất nhanh, thời gian cách ly là 7 ngày sau đó có thể mang sản phẩm ra thị trường mà không lo ngại thuốc ngấm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sự an toàn của sản phẩm. Đến nay, thuốc đã được Chi cục Bảo vệ thực vật chuyển giao cho nông dân đưa vào sản xuất trên các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày đạt hơn 90% diện tích sử dụng và đạt hiệu quả cao, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn [42, tr.11].
Hoa màu
Phần lớn, người nông dân được tập huấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất như dùng chế phẩm từ thực vật tỏi, gừng và rượu pha trộn sau đó phun lên hoa màu khi có sâu bệnh. Đây là chế phẩm rất an toàn cho người tiêu dùng và tạo được dinh dưỡng cao đối với sản phẩm (rau sạch), được người tiêu dùng ưa chuộng, chí phí thấp, lợi nhuận cao hơn so với sử dụng phân, thuốc hoá học. Ngoài ra, người nông dân còn ứng dụng công nghệ phủ bạc nông nghịêp khi trồng, hạn chế, ngặn chặn sâu bệnh phát sinh. Đây là mô hình trồng rau sạch không sử dụng thuốc trừ sâu và chế phẩm hoá học. Hầu hết diện tích trồng hoa màu ở Bến Tre đều sử dụng công nghệ này, giúp bà con nông dân trong tỉnh an tâm sản xuất, vì đã phòng ngừa được dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và hiệu quả kinh tế.
2.2.3.2. Phòng trừ dịch bệnh đối với vật nuôi
Dịch bệnh đối với vật nuôi ở Bến Tre cũng như trong xu hướng chung của cả nước là rất phức tạp, mặc dù hiện nay từ Trung ương đến các địa phương đã và đang ra sức phòng trừ. Các loại dịch bệnh thông thường trên gia súc gia cầm đều giảm so với các năm trước, thậm chí một số dịch bệnh đã được khống chế. Thế nhưng,do chăn nuôi chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, chưa được quản lý chặt, điều kiện các lò giết mổ gia súc, gia cầm còn nhỏ lẻ, manh mún; tình trạng vận chuyển kinh doanh động vật bất hợp pháp…dẫn đến tình hình virút cúm phát sinh ở gia cầm và gia súc vẫn còn là mối đe dọa của tỉnh. Vì vậy, công tác phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu:
Đối với gia súc: Hầu hết các dịch bệnh đều xuất phát từ việc cơ thể vật nuôi bị nhiễm Virút và biến thể. Vì vậy, trước hết chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng biện pháp an toàn sinh học với kỹ thuật xử lý chuồng trại phải được đảm bảo sạch sẽ như sát trùng định kỳ bằng Vimekon, tạo cảnh quang thoáng mát và đầy đủ ánh sáng, tăng cường các loại vitamin A, C, E, D, acid hữu cơ và bêtaglucan, manan oligosaccarid giúp khôi phục hệ miễn dịch. Ngoài ra, tiêm vacxin PRRS nhược độc cho heo sau cai sữa, heo nái không mang thai, heo đậu bị, tiêm vacxin phòng Myconplasma (đối với heo bị dịch tai xanh), nhằm giảm nguy cơ phát sinh PRRS trong đàn. Tiêm phòng vacxin lở mồm lông móng miễn phí cho đàn gia súc trong tỉnh với hơn 161.696 liều vacxin đã ngăn chặn dịch này không còn xảy ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Dùng một trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn cho heo ăn ngừa bệnh: Ampiseptryl, Vime-baciflor, hoặc Vimix plus nhằm tăng cường khả năng miễn dịch giúp heo có khả năng chống lại các tác nhân gây stress. Đến năm 2008, Bến Tre không còn đàn heo nào mắc dịch bệnh đưa tổng số lượng lên đến 330.450 con đạt 93,13% so với các năm trước. Ngoài ra, người nông dân đã biết sử dụng chế phẩm từ cây thuốc nam như củ gừng, tỏi, khoai môn, lá trầu không, rượu trắng giả nhỏ pha với nước; hoặc tiêm bắp Cafein, tricnin, Vitamin B1, Vtamin C cho trâu, bò bệnh liệt dạ cỏ. Hiện đã thực hiện thành công đàn bò, trâu trên 560 con [33, tr.34, 56].
Đối với gia cầm: Theo đánh giá của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thì tình hình dịch cúm gia cầm và một số dịch bệnh khác diễn ra với quy mô nhỏ, mức độ hẹp, nhưng ảnh hưởng tương đối lớn cho sức khỏe con người và thu nhập của nhân dân trong tỉnh. Do đó, việc ứng dụng kỹ thuật trong phòng trừ dịch bệnh là rất cần thiết.
Nghiên cứu quy luật sinh tồn và phát triển của các loại virút có ảnh hưởng trực tiếp đến gia cầm gây ra dịch bệnh, chúng ta thấy xuất hiện các dịch cúm thông thường, bệnh tụ huyết trùng, bệnh đậu gà và nhất là dịch cúm H5N1 đều do môi trường sống dẫn đến lây lan dịch bệnh ngày càng phức tạp. Vì vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành cấp phát 2.900 tờ rơi về phòng chống dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác đến tay người chăn nuôi, đồng thời thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường có dịch bệnh. Hàng năm, Chi cục thú ý đã tổ chức triển khai 3 đợt tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng với tổng số hóa chất sử dụng 7.928 lít, tổ chức 2 đợt tiêm phòng vacxin đạt tỷ lệ 80,5% so với tổng đàn và 94,13% so với diện tiêm. Chi cục thú y triển khai lấy mẫu giám sát huyết thanh sau tiêm phòng với tổng số là 900 mẫu, trong đó vịt 510 mẫu, gà 390 mẫu. Kết quả đạt tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà là 66,2% và trên đàn vịt là 62,6%. Các loại vacxin sử dụng tiêm phòng cho gà, vịt như Vacxin Gumboro, Lasota, Vacxin cúm gia cầm, Vacxin Niu cat xơn, vacxin tụ huyết trùng, vacxin đậu gà đã nhanh chóng đưa đến người chăn nuôi. Đến cuối năm 2008, Bến Tre đã dập dịch bệnh hoàn toàn, đưa chăn nuôi trở lại trạng thái bình thường [33, tr.43, 67] .
Thủy sản: Bến Tre đã chuyển giao và ứng dụng 4 bộ kít (Kit mono PCR-WSSV, Kit mono PCR-HPV, Kit mono PCR-MBV, Kit mono PCR-IHHNV) mới có khả năng phát hiện nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh tôm bao gồm: Bệnh đốm trắng, gan tụy, còi, hoại tử nhằm giúp người nuôi tôm phòng được dịch bệnh. Hầu hết các bệnh này là do virút WSSV thuộc họ Nimaviridae (bệnh đốm trắng), virút HPV thuộc họ Parvoviridae (bệnh gan tụy), virút MBV thuộc nhóm Baculovirus (bệnh còi), virút IHHNV thuộc nhóm Parvovirus tất cả đều gây nhiễm và lây lan rất nhanh. Do đó, khâu chăm sóc hiện nay là sử dung biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế bao gồm: chọn và thả giống tôm SPF hoặc SPR, hay dùng thức ăn phù hợp, có đầy đủ chất dinh dưỡng, quản lý tốt việc cho ăn, không thả tôm quá dày, đảm bảo yếu tố môi trường nước trong phạm vi thích hợp bằng cách xử lý hóa chất diệt vi khuẩn và tạp chất trong ao. Đến cuối năm 2008 hơn 90% ao nuôi tôm không bị nhiễm virút và cho năng suất cao, bình quân 25-30 con/kg [42, tr.27].
Tình hình dịch bệnh cá tra con ở Bến Tre cũng tương đối phổ biến. Những năm qua như bệnh ngoại ký sinh, nội ký sinh, gan thận mủ, xuất huyết, bệnh trắng gan, trắng mang gây mất lòng tin đối với người nuôi tôm. Năm 2008, Trung tâm Khuyến ngư đã tập huấn kỹ thuật phòng trừ bệnh cho người nuôi. Bằng phương pháp bón vôi kết hợp xử lý Zeoplite plus, sát khuẩn nước ao nuôi bằng Fresh water, Vimekon nước hoặc Vime-Protex. Tăng sức đề kháng cho cá bằng Vitamin C Antistress và Vime glucan. Với kỹ thuật này, người nuôi cá an tâm không sợ dịch bệnh nữa, đến cuối vụ thu hoạch sản lượng đạt trên 90%.
Vào mùa mưa ở Bến Tre (khoảng tháng 5 -> 11 hàng năm) cá nuôi (nước ngọt, mặn) thường xảy ra bệnh trắng da và đuôi cá làm cho người nuôi và người tiêu dùng rất lo sợ, năng suất rất kém ảnh hưởng lớn đến thương phẩm. Đây là bệnh do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày cá chết. Trung tâm Khuyến ngư đã hướng dẫn nông dân cần bổ sung các loại dinh dưỡng cho cá như Venevit no.9 cộng với Antistress, đồng thời bổ sung Vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cá. Hoặc thay thế Prozyme for fish (men tiêu hóa), Anti parast, Vime-antidisea với liều 100g điều trị cho 2tấn cá…sau một thời gian phòng trị cá lớn nhanh, chất lượng cao, thương phẩm tốt tạo được động lực cho người nuôi và được thị trường chấp nhận.
2.2.4. Ứng dụng kỹ thuật trồng và chăn nuôi
2.2.4.1. Kỹ thuật trồng thâm canh, xen canh, chuyển đổi mùa vụ
Kỹ thuật trồng thâm canh: Mô hình trồng bưởi với quy trình thiết kế đầy đủ gồm: giống sạch bệnh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thiết kế vườn, phòng trị bệnh, cung cấp sổ tay ghi chép, theo dõi cho nông dân. Các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây ăn trái đạt kết quả đáng kể. Đã nghiên cứu xây dựng các quy trình tác động sinh học và cơ giới hóa nhằm điều chỉnh, xử lý ra hoa, rải vụ, tăng khả năng đậu trái năng suất từ 2 đến 4 lần trên các đối tượng, xoài, sầu riêng, măng cụt, nhãn tiêu da bò, cây có múi…Đặc biệt đã nghiên cứu, ứng dụng hợp chất Ramale biến đổi giới tính của hoa (hoa cái thành hoa đực), tăng khả năng đậu trái trên chôm chôm với năng suất từ 5-6 lần so với tự nhiên, trên 90% diện tích trồng chôm chôm trong tỉnh áp dụng. Chương trình phát triển 4.000ha bưởi da xanh tỉnh Bến Tre đến năm 2010 bước đầu mang lại hiệu quả cho người nông dân và hình thành vùng nguyên liệu tập tung. Tính đến nay (2008) đã trồng mới được 485ha, nhân rộng 1.200ha góp phần nâng diện tích 2.940ha. Mô hình bưởi da xanh mang lợi nhuận 67,456 triệu đồng/ha đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN.doc
- bia.doc