MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
CHƯƠNG 1. PHẬT GIÁO VÀ THIỀN
1. Phật giáo.
2. Thiền là gì
3. Mục tiêu của Thiền.
4. Đối tượng của Thiền.
CHƯƠNG 2. THIỀN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Sự lan toả của Phật giáo Ấn Độ vào các nước Phương Đông: Bắc truyền và Nam truyền.
2. Cội nguồn của các Thiền phái ở Việt Nam
2.1. Thiền ở Trung Quốc.
2.2. Thiền ở Nhật Bản.
3. Thiền ở Việt Nam.
3.1. Các dòng thiền sơ khởi
3.1.1. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
3.1.2. Thiền phái Vô Ngôn Thông
3.1.3. Thiền phái Thảo Đường
3.2. Thiền phái Việt Nam - Thiền phái Trúc Lâm
3.3. Không ngừng tiếp thu tinh hoa các dòng thiền
3.3.1. Thiền phái Lâm Tế và Tào Động
3.3.2. Thiền phái Liễu Quán
3.4. Nối liền mạng mạch Thiền phái Việt Nam
3.4.1. Thiền viện Thường Chiếu của Hoà thượng Thích Thanh Từ
3.4.2. Thiền viện Làng Mai (Pháp) của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA THIỀN TRONG ĐỜi SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4943 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của nó trong xã hội hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư đã trụ trì trước kia), chùa trở thành Thiền viện của thiền phái Hoàng Bá. Sách Lịch sử Phật giáo thế giới tập 1, trang 610 có ghi “Đệ tử tiếp nối pháp thống Ẩn Nguyên có 23 người, trong đó trừ Long Khê, Độc Chiếu Tính Viên, Độc Bản Tính Nguyên là người Nhật ra, số còn lại đều là người Trung Quốc.” Đến năm 1867, dòng thiền do Ẩn Nguyên từ Trung Quốc truyền đến Nhật Bản chính thức được công nhận là một tông phái. Hiện nay tại Nhật Bản có hơn 600 ngôi chùa là chi nhánh của Thiền phái này.
2.2.4. Đặc điểm của thiền Lâm Tế và Tào Động
Cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, hai tông phái này đã được truyền vào Nhật Bản, cho đến nay vẫn sinh động và còn ảnh hưởng lớn trong xã hội hiện đại của Nhật Bản là hai tông phái thiền căn bản tại nước này.
Thiền Lâm Tế coi trọng việc sử dụng công án để đạt ngộ thiền, còn thiền Tào Động lại chủ trương ngồi thiền trong tĩnh lặng “Toạ thiền”. Do phong cách và chủ trương khác nhau nên lĩnh vực ảnh hưởng đối với xã hội Nhật Bản của hai tông phái này cũng rất khác nhau. Thiền Lâm Tế có ảnh hưởng và thích ứng với giới thượng lưu trí thức, được các nhà cầm quyền giới quý tộc bảo trợ và phái thiền này tập trung chủ yếu ở thủ đô và các thành phố lớn. Sự phát triển của dòng này có quan hệ với triều đình và vũ gia ở Kinh đô và Liêm Thương. Còn thiền Tào Động lại gần gũi với tầng lớp bình dân nên phái này được thịnh hành ở các miền quê, được truyền bá cho những người có vai vế ở địa phương và nhân dân địa phương.
Trải qua nhiều thế hệ, Tào Động và Lâm Tế là phái thiền chính và mẫu mực là hai phong cách khác nhau, có cung cách tu tập khác nhau, đến nay vẫn tồn tại và phát triển.
* Phép tu tập của thiền phái Tào Động
Pháp môn thiền của Tào Động giản dị, cụ thể và ưa “minh bạch”. Lối tu tập thiền của Tào Động chính là phép toạ thiền. Thiền sư Đạo Nguyên luôn nhắc nhở các đệ tử của mình trong việc tu hành, và dạy phép toạ thiền là quan trọng nhất. Để phân biệt sự khác biệt giữa toạ thiền của Tào Động và các phái thiền khác, Sư đã gọi toạ thiền của mình là Shikantaza (just sitting) nghĩa là chỉ ngồi, được dịch ra tiếng Việt là chỉ có tọa thiền. Im lặng toạ thiền (mặc chiếu thiền) là đặc trưng của thiền Tào Động, “mặc” có nghĩa là yên lặng, “chiếu” có nghĩa là giác ngộ. Giải thích rõ thêm về lối thiền im lặng dẫn đến giác ngộ thiền sư Đạo Nguyên đã nhấn mạnh: trong pháp toạ thiền Tào Động, người tu thiền phải thấy rõ việc tu tập và giác ngộ là một. Không phải là tu tập để được giác ngộ, mà giữa tu tập và giác ngộ không có sự chuyển giai đoạn. Chính vì quan niệm này mà thiền Tào Động Nhật Bản đặt trọng tâm vào toạ thiền.
Tinh thần toạ thiền của thiền Tào Động rất sâu sắc và uyên thâm. Thiền là quán tâm, nhưng pháp quán tâm của thiền Tào Động là thuận theo bản chất của tâm, tôn trọng sự tự nhiên như nó là nó vậy. Theo quan niệm của các thiền sư Tào Động, con người là sinh vật có bộ óc, nên khi toạ thiền những ý nghĩ sinh rồi diệt chỉ là điều rất tự nhiên của hoạt động bộ óc chúng ta. Thiền sư Sekkei Harada (1926- ?), trụ trì thiền viện Hosshinji, trong cuốn: "The essence of Zen" viết: "Không can thiệp vào sự hoạt động của tâm" có nghĩa là để cho những cảm xúc hư huyễn, những vọng tưởng, những quan niệm về tốt và xấu, đúng và sai … tự chúng trôi chảy tự nhiên. Đừng can thiệp vào những ý nghĩ vì chúng chỉ là sự hoạt động tự nhiên của tâm (bộ óc). Dùng ý chí để chặn đứng những hoạt động tự nhiên của tâm, tức là cố tình dập tắt kìm chế những suy nghĩ được sinh ra trong khi ta toạ thiền, hay ta mải mê chạy theo những suy nghĩ khởi lên tuyệt đối không phải là phép tu toạ thiền mà thiền sư Đạo Nguyên truyền dạy. Toạ thiền của phái Tào Động là thiền giả không chạy theo tâm (những suy nghĩ khởi lên) và cũng không dụng ý dẹp bỏ chúng, cứ để chúng tự do nổi lên và tự do tan biến. Và khi đó thiền giả nhìn tất cả sự vật hiện tượng như quang cảnh về thực tại của đời sống.
Như vậy, quán tâm trong tĩnh lặng, cứ để những suy nghĩ ý niệm tự do khởi lên lăng xăng rồi tan biến, coi đó là quang cảnh thực tại của cuộc sống, tôn trọng bản chất tự nhiên của tâm, chính là cốt lõi của phương pháp tu tập của thiền Tào Động. Tinh thần thật giản dị mà trong sáng và sâu sắc.
* Phép tu tập của thiền phái Lâm Tế
Nếu như phái thiền Tào Động chú trọng phép tu “mặc chiếu thiền”, thì phái Lâm Tế lại nhấn mạnh phép tu tập theo lối công án để đạt đến giác ngộ. “Công án” là cách phát âm chữ Trung Quốc kung-an, nghĩa là “bức công văn đặt lên trên án thư”. Trong Thiền tông thì công án được hiểu là một đối thoại hay một biến cố nào đó xảy ra giữa thiền sư và đệ tử của ngài, và công án đã trở thành một câu chuyện thiền, một vấn đề thiền. Pháp tu tham công án là tập trung suy nghiệm cố giải thích một vấn đề thiền, đưa ra bản chất của thiền, thiền giả đặt hết tâm trí vào đó nhằm tìm ra chiết khúc bên trong. Những câu đối đáp hay câu hỏi thường không có một luật logic nào hết nhằm phá bỏ các chấp trước nảy sinh trong dòng suy tư của thiền giả. Khi giải quyết được thoại đầu hay công án này thì thiền giả có thể giác ngộ. Thường chỉ khi nào thiền giả đã đạt đến mức giữ được tâm ý không động loạn thì mới dùng đến phương tiện này. Trong phép tu thiền theo lối công án này, vai trò chỉ dẫn của vị thầy là thiền sư đã đắc đạo đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Người đệ tử được thầy đưa ra một công án, từ đó phải trú tâm suy nghĩ không ngừng nghỉ vào công án đó, đây cũng chính là thiền. Vì thiền là trú tâm vào một đối tượng nào đó và tìm ra bản chất của nó, nhìn thấy thế giới như nó là.
Tuy vậy, việc coi trọng phép tu toạ thiền trong tĩnh lặng hay tu tập công án mà các thiền sư thuộc hai phái Tào Động và Lâm Tế Nhật Bản không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cái kia. Nhấn mạnh như vậy là sự lựa chọn cho phép tu tập tinh tiến nhất của phái mình, bên cạnh đó các thiền sư Tào Động cũng không hề từ chối phép tu tham quán công án, cũng như các thiền sư phái Lâm Tế không hề phủ nhận tầm quan trọng của việc toạ thiền.
Bạch Ẩn Huệ Hạc (1686-1769) là một trong những thiền sư quan trọng nhất của tông Lâm Tế đã có công phục hưng, cải cách phái thiền này tại Nhật Bản đã viết:
"... Đừng hiểu sai ta và cho rằng cần dẹp bỏ toạ thiền và tìm một hoạt động nào đó. Điều đáng quý nhất chính là phép quán công án, phép này không cần quan tâm đến việc các ông đang yên tĩnh hay đang hoạt động. Thiền sinh nếu quán công án khi đi không biết mình đi, khi ngồi không biết mình ngồi. Nhằm đạt đến chiều sâu nhất của tâm và chứng ngộ cái sống thật sự của nó thì trong mọi tình huống không có cách nào khác hơn là đạt một tự tâm lắng đọng sâu xa ngay trong những hoạt động của mình."
Có thể nói rằng, cả ba phái thiền trên đã phát triển và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản. Cái phong cách thiền giản dị anh hùng mã thượng coi sống chết như nhau, từ bi cần kiệm và chất phác đồng điệu với khí tiết võ sĩ đạo Nhật Bản: trung hiếu, vũ dũng, từ bi, lễ nhượng, cần kiệm, trọng danh phận… đã tạo nên nét riêng biệt của văn hoá Nhật Bản. Thiền bao trùm và ảnh hưởng sâu rộng đến hội hoạ, bút thiếp, thơ phú, võ thuật, nghệ thuật làm vườn, kiến trúc…Thiền đã ngấm vào trong nếp sống hàng ngày của người Nhật Bản, tâm thiền đã đi vào hoa, vào trà, vào nếp nghĩ hàng ngày của người dân và cuối cùng nó được nâng lên thành Đạo, có trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo.
Như vậy, Thiền tông đã được truyền đến Trung Quốc từ cuối thế kỷ thứ 5 và đến đầu thế kỷ thứ 8 với Lục Tổ Tuệ Năng, thiền đã phát triển mạnh mẽ, giai đoạn này kéo dài đến thế kỷ thứ 10. Theo Thiền sư Koun Yamada thì từ sau thế kỷ thứ 14 Thiền tông tại Trung Quốc coi như bắt đầu suy giảm, vì "các thiền tăng chỉ chú ý vào kinh kệ và niệm danh Phật" (trích: Gateless Gate). Cũng theo cuốn "Original Teachings of Ch'an Buddhism" của Chang Chung Yuan thì Thiền tông tại Trung Quốc coi như rất yếu kể từ thế kỷ thứ 13, sau đó nhờ Nhật Bản mà Thiền tông phát triển mạnh cho đến ngày nay. Có người ví hạt giống Thiền tông được mang từ Ấn Ðộ qua Trung Quốc mọc thành cây tốt đẹp, nhưng cây đó đã nở hoa và sinh trái tại Nhật.
Thiền ở Việt Nam
Trước khi Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Trung Quốc, tại Việt Nam đã có các Thiền sư truyền giảng thiền học như Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương. Nổi bật là Thiền sư Khương Tăng Hội, thế kỷ thứ III, cha mẹ ngài là người nước Khương Cư (nay là một dãy từ Bắc đến Trung của Tân Cương) sang Giao Châu buôn bán và đã sinh thành ra ngài. Sau khi cha mẹ mất ngài đã xuất gia, chuyên tâm kinh điển và trở thành một tăng sĩ nổi danh lúc bấy giờ. Đạo tràng của ngài đã thu hút được rất nhiều tăng sĩ và cư sĩ tu tập thiền định. Tuy nhiên phải đợi đến khi các phái Thiền được truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, thì thiền mới trở thành một tông phái chính thức ở Việt Nam và từ đó mới có sự truyền thừa.
Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người đầu tiên truyền Thiền tông đến Việt Nam vào năm 580 và trở thành sơ tổ của Thiền tông Việt Nam. Tiếp sau đó là đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông, năm 820 đã đến Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng lập lên Thiền phái Vô Ngôn Thông. Dòng thiền thứ ba được truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam do thiền sư Thảo Đường mang đến và phát triển thành phái thiền Thảo Đường. Ngoài ra còn có rất nhiều thiền sư tông Tào Động và Lâm Tế đến Việt Nam trao truyền mạch thiền. Một điều đáng tự hào là ngoài các Thiền phái được truyền từ Trung Quốc sang, Việt Nam còn có thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập năm 1299 sau khi thống nhất các thiền phái trước đó. Dưới đây, chúng tôi sẽ tuần tự nói về các thiền phái ở Việt Nam.
3.1. Các dòng Thiền sơ khởi
3.1.1. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người Nam Ấn Độ, thuộc dòng dõi Bàlamôn, từ nhỏ sư đã có ý chí tham học Phật pháp khắp nơi. Năm 570, sư sang Trung Quốc, vào Tràng An, đúng thời đó Chu Vũ Đế, nhà Bắc Nguỵ đang phá diệt Phật pháp. Vì thế, Sư đã lánh nạn đến đất Nghiệp (Hồ Nam), ở đây tại núi Tư Không sư đã được bái yết Tam tổ Tăng Xán. Sau lần yết kiến đầu tiên, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã ngộ đạo và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc của tổ Tăng Xán. Tổ Tăng Xán sau khi truyền tâm ấn cho Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã nói: “Nơi đây còn có nạn, ông nên đi mau về phương Nam mà hành hoá, không nên chậm trễ”. Sư nghe theo lời tổ dạy, năm 580 đã đến Việt Nam, cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Sư được coi là người đã có công lao khai sáng Thiền tông, là sơ tổ của Thiền tông Việt Nam lập lên Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau, vua Lý Thái Tông (1028-1054) có làm bài kệ truy tán phong tặng Sư được dịch nghĩa như sau:
Mở lối qua người Việt
Nghe Ngài thông đạo thiền
Nguồn tâm thông một mạch
Cõi Phật rộng quanh miền
Lăng già ngời bóng nguyệt
Bát nhã nứt mùi sen
Biết bao giờ được gặp
Ðàm đạo lẽ thâm huyền.
Trước khi thị tịch, năm 594, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã trao tâm ấn cho Pháp Hiền. Từ đó Pháp Hiền trở thành Tổ thứ hai. Sư vào núi Từ Sơn tu thiền định, đệ tử tìm đến học đạo rất đông. Thiền tông ở trong thời kỳ này có thể nói là rất thịnh hành. Ðó cũng nhờ công đức hoằng hóa của thiền sư Tỳ Ni Ðà Lưu Chi và Pháp Hiền. Thiền phái này được truyền thừa kéo dài 19 đời. Tuy nhiên hệ thống truyền thừa của Thiền phái này không được lưu lại đầy đủ, sử sách ghi chép lại không rõ Pháp danh của tất cả các vị tổ. Sơ tổ là Tỳ Ni Đa Lưu Chi (mất năm 594); đời thứ 2: thiền sư Pháp Hiền (mất năm 626); đời thứ 3: Huệ Nghiêm; đời thứ 4: Thanh Biện (mất năm 686); đời thứ 5, thứ 6 không được ghi chép lại; đời thứ 7: Long Tuyền; đời thứ 8: Định Không (mất năm 808) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 9: Thông Biện và 2 vị khuyết tên; đời thứ 10: La Quý An (mất năm 936); đời thứ 11: Thiền Ông (mất năm 979), Sùng Phạm (mất năm 1087) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 12: Vạn Hạnh (mất năm 1018), Định Tuệ, Đạo Hạnh (mất năm 1112),Trì Bát (mất năm 1117), Thuần Châu (mất năm 1101) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 13: Huệ Sinh (mất năm 1063), Thiền Nham (mất 1163), Minh Không (mất năm 1141), Bản Tịnh (mất năm 1140) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 14: Khánh Hỷ (mất năm 1142) và 4 vị khuyết tên; đời thứ 15: Giới Không, Pháp Dung (mất năm 1174) và 1 vị khuyết tên; đời thứ 16: Trí Thiền, Chân Không (mất năm1100), Đạo Lâm (mất năm 1203); đời thứ 17: Diệu Nhân (mất năm 1113), Viên Học (mất năm 1136), Tịnh Thiền (mất năm 1193) và 1 vị khuyết tên; đời thứ 18: Viên Thông (mất năm 1151) và 1 vị khuyết tên; đời thứ 19: Y Sơn (mất năm 1213) và 1 vị khuyết tên khác.
Khi tại thế, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã dịch hai bộ kinh: Tượng Đầu Tinh Xá (tại Trung Quốc), và Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì (tại Việt Nam). Tư tưởng của hai bộ kinh này đã bao trùm tư tưởng thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi lấy kinh Tượng Đầu Tinh Xá làm nền tảng, chú trọng tư tưởng Bát nhã và tu tập thiền quán. Tư tưởng này được thể hiện rất rõ khi hành giả thiền quán, phải khai sáng trí tuệ bát nhã. Để đạt giác ngộ phải phá trừ các kiến chấp, vượt qua ngoài ngôn ngữ văn tự hay bất cứ một hình thức nào để đạt đến bản chất tâm thật, như kinh Tượng Đầu Tinh Xá nói: bản chất của giác ngộ như một cái gì không thể dùng lời nói và chữ viết để diễn tả được.
Là một thiền kinh đại thừa, kinh Tượng Đầu Tinh Xá đã thể hiện tư tưởng siêu việt hữu vô rất rõ ràng. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi cũng mang tư tưởng này rất sâu sắc: tất cả các pháp (sự vật) đều hư huyễn và phi hữu phi vô. Qua lời căn dặn của Tỳ Ni Đa Lưu Chi với đệ tử Pháp Hiền trước khi thị tịch chúng ta đã thấy rõ tư tưởng thiền học này: “Tâm ấn của chư Phật không lừa dối ta đâu; tâm ấn ấy tròn đầy như thái hư, không thiếu không dư, không đi không tới, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, vốn không có chỗ sinh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa và cũng chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi...”
Kinh Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì là một kinh về Mật giáo, vì thế mà Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi có ảnh hưởng của yếu tố Mật giáo. Mật giáo bắt nguồn từ tư tưởng thâm sâu của Bát nhã đồng thời cũng bắt nguồn từ những tín ngưỡng dân gian Ấn Độ. Mật giáo chấp nhận sự có mặt của các thần linh được thờ phụng trong dân gian, nếu như ta biết sử dụng các thế lực siêu nhiên trong vũ trụ thì ta có thể rút ngắn con đường giác ngộ để thành đạo. Ở Giao Châu khuynh hướng này rất phù hợp với sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt, nên Mật giáo đã trở nên một yếu tố khá quan trọng trong sinh hoạt thiền môn. Từ “tổng trì” nguyên là từ “Dhãrãni phiên âm là đà la ni trong Phạn ngữ có nghĩa là nắm giữ, duy trì và ngăn ngừa. Duy trì là duy trì những thiện pháp, ngăn ngừa là ngăn ngừa những ác pháp.
Vì thế mà trong phép tu tập thiền, các tổ sư thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi luôn dạy các hành giả phải luôn duy trì và nuôi dưỡng các thiện pháp, không cho tiêu tan và thất lạc song song với nó là ngăn ngừa đề phòng không cho các pháp ác phát sinh.
Có bốn loại “tổng trì” (đà la ni): pháp, nghĩa, chú và nhẫn. Pháp tổng trì là duy trì những điều học hỏi về Phật pháp không cho tán thất. Nghĩa tổng trì là duy trì yếu nghĩa của các giáo pháp không để quên mất. Chú tổng trì là duy trì các thần trú không để quên mất, đây là những lời nói bí mật được phát sinh trong khi ngồi thiền định, những mật ngữ này có những hiệu lực linh nghiệm không thể đo lường được. Nhẫn tổng trì là an trú trong thực tưởng của vạn pháp không để tán loạn. Như vậy, tổng trì có thể liên hệ rất nhiều tới thiền định. Và ngay từ buổi đầu thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã áp dụng những tư tưởng trong kinh Tổng trì của Mật giáo.
Mặc dù được đắc pháp với Tam tổ Tăng Xán tại Trung Quốc, nhưng thiền mà Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Thiền Ấn Độ đậm hơn thiền Trung Quốc. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, có khuynh hướng thiên vọng về Mật giáo, thiền chủ trương theo tinh thần bất lâp văn tự những vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thụ tâm ấn. Trái ngược với quan niệm thông thường của Thiền tông là chủ trương trầm tư mặc tưởng, trong sinh hoạt các thiền sư có khuynh hướng nhập thế giúp dân. Đây là một thiền phái mang tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo, vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ.
Thiền phái Vô Ngôn Thông
Hơn 200 năm sau khi Thiền phái Trung Quốc đầu tiên được truyền vào Việt Nam, thì năm 820, Vô Ngôn Thông truyền thiền phái thứ hai vào Việt Nam.
Vô Ngôn Thông họ Trịnh, quê ở Quảng Châu. Sư tính tình điềm đạm ít nói, nhưng rất thông minh học rộng nên được gọi là Vô Ngôn Thông. Sư là đệ tử của thiền sư Bách Trượng Hoài Hải – người khai sáng 2 phái thiền lớn ở Trung Quốc là thiền Qui Ngưỡng và thiền Lâm Tế. Sau khi rời Bách Trượng xuống núi, Sư đến trụ trì chùa Hoà An. Năm 820, Sư đến Việt Nam ở chùa Kiến Sơ (do thiền sư Lập Đức trụ trì), làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay. Ở đây nhiều năm liền Sư chỉ quay mặt vào vách toạ thiền và không ai biết tông tích của Sư. Vị trù trì thầm biết Sư là cao tăng đắc đạo nên rất cảm phục và hết lòng săn sóc hầu hạ Sư. Vì thế thiền sư Vô Ngôn Thông đổi tên hiệu vị trụ trì là Cảm Thành.
Trước khi viên tịch thiền sư Vô Ngôn Thông cho gọi sư Cảm Thành vào truyền trao tâm ấn và căn dặn Sư qua bài Kệ dịch nghĩa là: Hết thảy các pháp, đều tự tâm sinh; tâm nếu không sinh, pháp không chỗ trú. Nếu hiểu được vấn đề ấy thì làm việc gì cũng không trở ngại, cái tâm pháp ấy nếu không gặp được bậc tâm căn, chớ nên truyền bậy. Sư tịch năm 826, và thiền sư Cảm Thành trở thành vị tổ thứ hai của Thiền phái Vô Ngôn Thông.
Sự truyền trao thiền pháp trong phái Vô Ngôn Thông diễn ra liên tục được 17 đời (theo Trần Văn Giáp có 16 đời). Sơ tổ là thiền sư Vô Ngôn Thông (mất năm826); đời thứ 2: Cảm Thành (mất năm 860); Đời thứ 3: Thiện Hội (mất năm 900); đời thứ 4: Vân Phong (mất năm 959); Đời thứ 5: Khuông Việt Chân Lưu (mất năm 1011) và 1 vị khuyết tên; Đời thứ 6: Đa Bảo và 1 vị khuyết tên; Đời thứ 7: Định Hương (mất năm 1051), Thiền Lão và 1 vị khuyết tên; Đời thứ 8: Viên Chiếu (mất năm 1090), Cứu Chỉ (mất 1067), Bảo Tính (mất năm 1034), Minh Tâm (mất năm 1034), Quảng Trí (mất năm 1090), Lý Thái Tông (mất năm 1028) và 1 vị khuyết tên; Đời thứ 9: Thông Biên (mất năm 1134), Mãn Giác (mất năm 1096), Ngộ Ấn (mất năm 1088) và 3 vị khuyết tên; Đời thứ 10: Đạo Huệ (mất năm 1172), Biện Tài, Bảo Giám (mất năm 1173), Không Lộ (mất năm 1141), Bản Tịnh (mất năm 1177) và 3 vị khuyết tên; Đời thứ 11: Minh Trí (mất năm 1190), Tín Học (mất năm 1190), Tịnh Không (mất năm 1170), Đại Xả (mất năm 1180), Tĩnh Lực (mất năm 1175), Trí Bảo (mất năm 1193), Trường Nguyên (mất năm 1165), Tịnh Giới (mất năm 1207), Giác Hải, Nguyện Học (mất năm 1174) và 3 vị khuyết tên; Đời thứ 12: Quảng Nghiêm (mất năm 1190) và 8 vị khuyết tên; Đời thứ 13: Thường Chiếu (mất năm 1203) và 6 vị khuyết tên; Đời thứ 14: Thông Thiền (mất năm 1228), Thần Nghi (mất năm 1216) và 3 vị khuyết tên; Đời thứ 15: Tức Lự, Hiện Quang (mất năm 1221), Ẩn Không, và 2 vị khuyết tên; Đời thứ 16: Ứng Vương, Đạo Viên và 5 vị khuyết tên; Đời thứ 17: Tiêu Diêu, Giới Minh, Giới Viên, Nhất Tông Quốc Sư.
Tư tưởng của phái Vô Ngôn Thông theo đúng tư tưởng của dòng thiền Huệ Năng, chủ trương tu thiền đốn ngộ do ảnh hưởng của Vô Ngôn Thông với thiền sư Bách Trượng. Tư tưởng ấy được thể hiện ngay trong câu trả lời của thiền sư Bách Trượng với một vị tăng, chính vì câu trả lời ấy mà thiền sư Vô Ngôn Thông đốn ngộ. Vị tăng hỏi thiền sư Bách Trượng:
Thế nào là pháp môn đốn ngộ của phái Ðại thừa?
Bách Trượng thiền sư dạy rằng:
Tâm địa nhược thông, huệ nhật tự chiếu (nếu tâm địa được thông thì mặt trời tuệ tự nhiên chiếu sáng).
Như vậy nội dung thiền học của Bách Trượng thiền sư là con người phải đạt đến cảnh giới tâm hoàn toàn vắng lặng, không còn phiền não, phân biệt thức, tức thì trí tuệ sẵn có trong con người sẽ được bừng sáng. Tư tưởng thiền học của phái Vô Ngôn Thông không nằm ngoài ý nghĩa trên, đây là tư tưởng thiền đốn ngộ của phương Nam Trung Quốc. Chúng ta càng thấy rõ hơn phương pháp đạt ngộ của pháp thiền Vô Ngôn Thông qua lời căn dặn đệ tử của Sư trước khi thị tịch: chú trọng đến pháp tâm, tất thảy đều sinh ra từ tâm. Để đạt ngộ, thiền giả hãy tự cầu ở mình, quay vào tìm hướng từ trong tâm mình mà không cầu ở bên ngoài. Đây cũng chính là nguyên tắc Vô đắc của thiền phái Vô Ngôn Thông. Vô đắc tức là không có đối tượng của sự giác ngộ. Trước hết nó có nghĩa là sự giác ngộ không thể do một ai khác trao truyền cho mình, mà mình phải tự đạt đến. Thực chất của sự trao truyền tâm ấn là sự trao truyền không-trao-truyền: không có người trao truyền, không có người tiếp nhận sự trao truyền và cũng không có vật thể là đối tượng để trao và nhận. Tất cả quá trình ấy là từ tâm của mỗi chúng ta. Trong phương pháp thiền quán nguyên tắc vô đắc là hành giả không chạy theo một đối tượng nào đó mà được gọi là giác ngộ. Trong thiền quán không tồn tại chủ thể và đối tượng thiền quán, chủ thể và đối tượng là một, sự giác ngộ đã có sẵn trong tâm chúng ta. Nếu thiền giả vẫn mải miết đi tìm sự giác ngộ bên ngoài tức là còn luẩn quẩn trong thế giới nhị nguyên. Vì bản chất của giác ngộ là không có cá tính độc lập (không), không có hình thể để nhận biết (vô tướng), không thể theo đuổi và nắm bắt (vô tác)-ba đặc tính này của giác ngộ được gọi là ba cánh cửa giải thoát trong đạo Phật.
Trong phương pháp thiền, phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh pháp thiền thoại đầu. Qua những thoại đầu ngắn gọn bằng những hình ảnh trực quan, thiền sư cố đưa đệ tử của mình trở về với thế giới thực tại. Dùng thoại đầu là công cụ để tháo gỡ sự đạt ngộ mà không phải là những giải thích về đạt ngộ, thúc đẩy thiền giả nhanh đạt đến giác ngộ.
Nếu như phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi chịu ảnh hưởng của thiền Ấn Độ, thì thiền phái Vô Ngôn Thông lại mang đậm sắc thái thiền Trung Quốc. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trong lối tổ chức tu viện. Chính Vô Ngôn Thông đã đem những thanh quy của thiền do Bách Trượng sáng tác cho tu viện của mình áp dụng vào sinh hoạt thiền viện Việt Nam. Đặc trưng của thiền Trung Quốc còn được thể hiện trong việc sử dụng thoại đầu, chủ trương đốn ngộ và vô đắc vốn rất gần gũi với giáo lý thiền phái Nam Phương ở Trung Quốc. Tuy nhiên cả hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông đều có sự biến đổi linh hoạt, không quá thiên về thần bí hoặc trầm tư mặc tưởng mà rất gần gũi với đời sống xã hội, mang tinh thần nhập thế cao trong khi vẫn duy trì được sinh hoạt tâm linh độc lập của mình.
3.1.3. Thiền phái Thảo Đường
Năm kỷ dậu (1069) vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành về, mang theo rất nhiều tù binh. Nhà vua đã đem số tù binh này phân phát cho các quan trong triều đình để làm quân hầu. Trong số quan triều có một vị là tăng lục (một chức vụ trong coi về tăng sự), một hôm vị này đi vắng về thấy bản ''Ngữ lục'' của mình bị một tù binh sửa chữa. Hỏi ra mới biết đó là một vị thiền sư người Trung Quốc, theo thầy qua Chiêm Thành, chẳng may bị bắt làm tù binh. Vị thiền sư ấy là Thảo Ðường, đệ tử của thiền sư Tuyết Ðậu Minh Giác ở Trung Quốc thuộc phái Vân Môn.
Khi biết tung tích của Thảo Ðường thiền sư, vua Lý Thánh Tông liền sắc phong cho Sư làm Quốc sư (năm 1069). Thảo Ðường thiền sư lập đàn khai giảng ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Ðệ tử đến tham học rất đông. Sư đã lập ra phái Thiền thứ ba ở Việt Nam: phái Thảo Ðường. Thiền phái này truyền được 5 đời, đắc đạo được 19 vị thiền sư.
Về tư tưởng, Thiền phái Thảo Đường chịu ảnh hưởng của tư tưởng phái thiền Vân Môn, Trung Quốc. Thiền sư Thảo Đường chịu ảnh hưởng của người thầy mình là thiền sư Tuyết Đậu rất sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng dung hợp giữa Phật giáo và Nho giáo. Vân Môn và Tuyết Đậu đều là những thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học, cả hai đều nhằm tới hoằng dương Thiền học trong giới trí thức, đưa nho gia đến gần đạo Phật và trở nên phật tử. Thiền sư Tuyết Đậu còn là một văn tài lớn. Sự nghiệp sáng tác của thiền sư được ghi lại trong tác phẩm Tuyết Đậu Ngữ Lục. Tác phẩm này đã được phổ biến rộng trong giới thiền sư của Việt Nam thời bấy giờ. Vì thế khi sang Việt Nam thiền phái Thảo Đường đã được phát triển trong giới quý tộc không xuất gia. Thiền phái này đã có ảnh hưởng lớn lao đối với Phật giáo Việt Nam thời Lý nói chung và các vị vua chúa quan quyền và trí thức nói riêng.
Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương nên thiền phái Thảo Đường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng tới một số trí thức có khuynh hướng văn học. Hơn nữa phái thiền này còn có thế lực mạnh vì phần đông là vua quan và cư sĩ theo học. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng không lâu dài và rộng rãi như thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và thiền phái Vô Ngôn Thông.
Các thiền sư phái Thảo Đường chịu ảnh hưởng của Mật giáo, bên cạnh việc tu thiền còn chuyên về phù phép. Tiêu biểu là hai thiền sư Không Lộ và Giác Hải.
3.2. Thiền phái Việt Nam – thiền phái Trúc Lâm
Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông (1278-1308) sáng lập. Thiền phái này được xem là tiếp nối của phái Yên Tử, phái này lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường. Vào đời nhà Trần có thể được gọi là thời đại Phật giáo Nhất Tông – thời đại của một phái Ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 104434.doc