Kế hoạch sản xuất kinh doanh được công ty đặt lên hàng đầu, xây dựng một cách tỉ mỉ và công phu. Công đoàn cùng với phòng chuyên môn phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước, các hợp đồng đã ký kết và khả năng mở rộng thị trường của công ty. Trên cơ sở đó, Công đoàn chủ động tham gia đóng góp ý kiến với chuyên môn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế hơn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ đặt ra của công ty.
Để làm tốt công tác này, ban thường vụ đã tổ chức Đại hội công nhân viên chức, lấy ý kiến bàn bạc dân chủ và công khai, sau đó tổng hợp lên Công đoàn công ty.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên chức và lao động. Đảng và Nhà nước đã chủ trương cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước, nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 có ghi: “Thực hiện chủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ưu tiên cho người lao động mua cổ phần hoá mà từng bước mở rộng bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước” (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001).
Đứng trước tình hình đó, cổ phần hoá là một nhu cầu cấp bách, sự sống còn đối với sự tồn tại và phát triển công ty; là một tất yếu khách quan trong thời kỳ đổi mới, là nguyện vọng của toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.
Có thể nói rằng, vai trò của Công đoàn trong thời kỳ này chưa thực sự có nhiều niềm tin của công nhân, viên chức và lao động; chưa thực sự là người đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng, đặc biệt là việc làm cho họ. Do vậy, Công đoàn chưa phát huy hết tác dụng của mình; chưa tham gia tốt chức năng tham gia quản lý, tham gia bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động. Có người cho rằng vai trò của Công đoàn thực sự là không cần thiết. Cán bộ công đoàn tâm huyết với nghề thì thường suy nghĩ là làm thế nào để họ tin tưởng vào tổ chức của giai cấp, tầng lớp mình; để Công đoàn là sợi dây nối liền Đảng với công nhân, viên chức, lao động toàn công ty.
2.2 Vai trò của Công đoàn từ khi cổ phần hoá.
Trước tình hình kể trên, được sự quan tâm của ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như của công ty, sự ủng hộ từ phía người lao động, công ty đã tiến hành cổ phần hoá. Việc này đã đem lại động lực mới và thành công cho công ty, người lao động từ vai trò làm công trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp nên càng có trách nhiệm cao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ chế mới - công ty cổ phần cũng đem lại cho công ty một bộ máy quản lý gọn nhẹ, tinh giảm nhưng hoạt động có trách nhiệm, năng động và hiệu quả, các tổ chức đoàn thể phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng của mình trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cuả đoàn viên, hội viên và tham gia quản lý công ty.
Công tác quản lý của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Thực hiện quy định của Nhà nước và Công đoàn cấp trên, hàng năm Công đoàn công ty đã cùng với chuyên môn chuẩn bị và mở Đại hội công nhân viên chức trong công ty theo đúng tiến độ và nội dung chỉ đạo của Công đoàn cấp trên để đạt kết quả tốt. Trong đó có việc bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm cán bộ chủ chốt của công ty; ký và duy trì thực hiện thoả ước lao động tập thể. Do vậy, quyền lợi cơ bản của công nhân, viên chức, lao động trong công ty như việc làm, thu nhập, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức và lao động đi nghỉ mát hàng năm, chế độ nâng lương, nâng bậc, chế độ hiếu hỷ vẫn được bảo đảm; đặc biệt là công tác bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động. Công đoàn đã kịp thời tham gia cùng chuyên môn xây dựng các quy chế quản lý, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong công ty, phân công các đồng chí cán bộ chủ chốt của công ty thường trực tiếp dân, tiếp thu và giải quyết kịp thời kiến nghị của công nhân, lao động.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền giáo dục cũng được quan tâm nhằm giúp đỡ công nhân, viên chức, lao động hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết của Tổng công ty. Qua đây góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và định hướng suy nghĩ, hành động cho công nhân, viên chức, lao động tiếp tục hoàn thành kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và đáp ứng có hiệu quả quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp; trong đó nâng cao tay nghề cho công nhân được đặc biệt coi trọng.
Như vậy, để thực hiện khẩu hiệu “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”, cùng với sự lãnh đạo của Công đoàn cấp trên, tổ chức Công đoàn công ty đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hướng về Công đoàn cơ sở, Công đoàn bộ phận; lấy công nhân, viên chức và lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, lao động và thúc đẩy sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hoạt động.
Tuy nhiên, công ty mới bước vào cổ phần hoá trong thời gian ngắn (1/1/2004) nên trong hoạt động bước đầu còn gặp không ít khó khăn, đây cũng là quá trình thử nghiệm để Công đoàn rút ra những bài học cho hoạt động trong thời gian tới.
Bảng 2: Vai trò của Công đoàn công ty trước và sau cổ phần hoá:
Tốt hơn
Như cũ
Kém hơn
Khó nói
30,1%
60%
2,1%
7,8%
(Nguồn: điều tra xã hội học)
Nhìn vào số liệu ta thấy có 30,1% số người được hỏi cho rằng vai trò của Công đoàn đã có sự chuyển biến tích cực, 60% cho rằng vai trò của Công đoàn vẫn như cũ. Như vậy, ta thấy rằng vai trò của Công đoàn chưa có sự chuyển biến mạnh vì công ty cũng mới chỉ tiến hành cổ phần hoá trong thời gian ngắn.
3. Vai trò của Công đoàn công ty.
3.1 Tình hình phong trào công nhân lao động và hoạt động của Công đoàn trong những năm qua.
Trong những năm qua, đội ngũ công nhân viên chức luôn vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Công đoàn cấp trên; tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt để hoà nhập với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phong trào công nhân, viên chức, lao động tiếp tục phát triển đồng đều cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia trên mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Kết quả là năm 2003 so với năm 2002 tổng giá trị sản lượng tăng 6,5%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 2%.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Công đoàn còn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài, đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội càng rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của đại bộ phận cán bộ công nhân viên; hàng nhập lậu, hàng giả vẫn trôi nổi ngoài thị trường tạo nên sự cạnh tranh không cân sức với hàng sản xuất trong nước. Đối với công ty, ngoài những khó khăn chung của đất nước, của ngành cơ khí, còn có những khó khăn riêng: nhà xưởng, thiết bị đã quá lạc hậu, xuống cấp chưa được đầu tư mới. Đội ngũ công nhân viên chức trong công ty phần đông đã lớn tuổi, sức khoẻ giảm sút theo thời gian công tác, được đào tạo theo chuyên môn khá sâu, đã quen với nếp làm ăn cũ, nay hoà nhập với tình hình mới bộc lộ nhiều yếu kém. Số cán bộ công nhân viên còn trẻ mới được tuyển dụng có trình độ, sức khoẻ song còn thiếu kinh nghiệm, tiền lương thu nhập tại công ty còn quá thấp so với yêu cầu cuộc sống nên chưa có sức thuyết phục động viên họ.
Trong điều kiện như vậy, tổ chức Công đoàn trong quá trình hoạt động có cả những thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi: trở thành công ty cổ phần hoá từ một doanh nghiệp nhà nước, mọi lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động đồng nhất với nhau và gắn liền với lợi ích của công ty. Do đó, quan hệ về lợi ích không mang tính chất phức tạp như những loại hình doanh nghiệp khác.
Công đoàn công ty được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ công ty, mọi hoạt động của Công đoàn công ty dựa trên cơ sở quy chế phối hợp được soạn thảo giữa ban chấp hành Công đoàn và giám đốc công ty, thể chế hoá đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động cùng với các chính sách, biện pháp hoạt động Công đoàn.
Công đoàn - Tổ chức của giai cấp công nhân và người lao động, đại diện bảo vệ họ nên thu hút được đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia: 100% cán bộ công nhân viên đều là thành viên Công đoàn. Điều này chứng tỏ rằng tổ chức Công đoàn đã gây được lòng tin rất lớn. Cán bộ Công đoàn từ cấp công ty tới các cơ sở, bộ phận đều tận tụy và tích cực tham gia công tác. Khi có tâm tư, nguyện vọng, đề xuất gì thì đoàn viên đều tìm đến cán bộ Công đoàn.
Khó khăn: kinh phí hoạt động còn quá ít ỏi, tài chính chủ yếu dựa vào khoản thu 1% kinh phí Công đoàn và 0,7% tiền thu đoàn phí Công đoàn cấp trên để lại cơ sở. Nguồn thu thì ít nhưng việc chi tiêu phải dàn trải ra nhiều lĩnh vực mà theo thoả ước lao động lẽ ra phải chi ở nguồn quỹ phúc lợi. Song do đặc thù công ty không có quỹ phúc lợi nên phải chi vào nguồn kinh phí Công đoàn. 100% cán bộ công đoàn đều là bán chuyên trách, thời gian dành cho hoạt động Công đoàn bị hạn chế.
Để phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn. Tổ chức Công đoàn cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của mình, Công đoàn công ty cũng cần được sự quan tâm của Công đoàn cấp trên và ban lãnh đạo công ty.
Bảng 3: Sự cần thiết của công đoàn công ty và công đoàn cơ sở: Tính theo phần trăm (%)
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Công đoàn công ty
27,3
63,6
9,1
Công đoàn cơ sở
25,3
66,7
8
(Nguồn: điều tra xã hội học)
Như vậy, có 27,3% số người được hỏi cho rằng tổ chức Công đoàn công ty là rất cần thiết, 63,6% cho rằng là cần thiết, trong khi đó chỉ có 9,1% số người cho răng Công đoàn công ty là không cần thiết và tổ chức Công đoàn cơ sở cũng có kết quả tương tự như vậy.
Biểu 1: Mức độ tham gia Công đoàn của đoàn viên công đoàn
Nhìn vào bảng trên ta thấy: mức độ tham gia sinh hoạt Công đoàn rất thường xuyên: 30% số người được hỏi; 40% đánh giá sinh hoạt Công đoàn thường xuyên; thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt là 28% và không tham gia sinh hoạt chỉ chiếm 2%.
Trong thời gian qua, các mặt hoạt động của Công đoàn luôn bám sát chức năng, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình, vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Công đoàn cấp trên vào tình hình cụ thể; lấy công nhân, lao động là đối tượng phục vụ. Góp phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
3.2. Vai trò của Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích cho công nhân, lao động.
3.2.1 Vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết việc làm, chăm lo đời sống công nhân lao động.
Hiện nay, việc làm đã trở thành vấn đề xã hội bởi những tác động tiêu cực của nạn thất nghiệp đang ngày càng diễn ra phức tạp và giải quyết việc làm cho người lao động cũng là mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội. Đây là “yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).
Tại điều 13, Bộ luật Lao động nước ta có ghi “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội”.
Đảng, Nhà nước có biện pháp giải quyết việc làm:
Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm trong từng thời kỳ phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng vùng, các ngành, các địa phương, cho các đối tượng khác nhau trong xã hội.
Lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ nhiều nguồn để hỗ trợ và bảo đảm vốn thực hiện các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn cho người nghèo phát triển kinh tế, tìm và tạo việc làm.
Bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách cụ thể về lao động và việc làm, khuyến khích các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân tạo chỗ làm mới, ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề và dịch vụ giới thiệu việc làm ở các ngành, địa phương, các tổ chức xã hội có yêu cầu lớn về dạy nghề và tìm việc làm, trước hết là cho thanh niên đến độ tuổi lao động.
Đại hội Công đoàn lần thứ VIII đã đề ra “thu hút tập hợp đông đảo công nhân viên lao động góp phần cùng Nhà nước tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là những đơn vị cổ phần hoá, tiến hành sắp xếp lại sản xuất hoặc giải thể. Khuyến khích, hỗ trợ công nhân, viên chức, lao động tìm kiếm mở mang các hoạt động dịch vụ xã hội, sản xuất phát triển kinh tế gia đình để tăng thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định và cải thiện đời sống công nhân, đẩy lùi tệ nạn xã hội”.
Công đoàn tham gia giải quyết việc làm là đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của người lao động, bởi việc làm là lợi ích thiết thực nhất, là cơ sở để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình bằng thu nhập chính đáng và ổn định.
a. Công đoàn tham gia giáo dục công nhân lao động nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong thời đại nền kinh tế tri thức như hiện nay thì việc nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ là hết sức cần thiết; nếu không sẽ bị thụt lùi so với sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, viên chức và lao động tại công ty là nhiệm vụ quan trọng và không kém phần khó khăn phức tạp. Trong quá trình lao động không thể tránh khỏi những bất cập về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công nhân, lao động trước sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhận thức được điều này Công đoàn công ty đã có những biện pháp thiết thực. Hàng năm công ty đã mở lớp huấn luyện cho công nhân để nâng cao tay nghề, huấn luyện cho công nhân mới tuyển dụng, huấn luyện cho công nhân sử dụng máy móc, làm quen với quy trình sản xuất tại công ty.
Bảng 4 : Tình hình công nhân lao động trong thời gian 1999- 2003:
Năm
Tổng số lao động
(người)
Nữ
(người)
Đại học/ cao đẳng
(người)
THCN
(người)
Thợ
(người)
Thu nhập bình quân
(đồng)
1999
414
136
40
98
276
680000
2000
406
120
43
99
264
770000
2001
419
130
47
110
262
875000
2002
402
137
50
118
234
919000
2003
445
143
57
150
238
938000
(Nguồn của phòng Tổ chức lao động)
Nhìn chung số người có trình độ đại học/cao đẳng tại công ty chiếm tỷ lệ 10 - 12%; Trung học chuyên ngiệp: 35%. Trong số thợ trực tiếp thì lao động bậc cao chiếm tỷ lệ khá cao: thợ dưới bậc 3: 10%; thợ bậc 3 - 5 chiếm 29%; thợ bậc 5 - 7 chiếm 61%. Trung bình tay nghề của công nhân đạt 5,7 - đây là con số khá cao so với trình độ chung về tay nghề của công nhân, lao động cả nước. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi đối với công ty, hy vọng rằng trình độ tay nghề của người lao động càng được nâng lên trong thời gian tới. Để có đội ngũ này, sự đóng góp của Công đoàn công ty là không nhỏ.
b. Công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh được công ty đặt lên hàng đầu, xây dựng một cách tỉ mỉ và công phu. Công đoàn cùng với phòng chuyên môn phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước, các hợp đồng đã ký kết và khả năng mở rộng thị trường của công ty. Trên cơ sở đó, Công đoàn chủ động tham gia đóng góp ý kiến với chuyên môn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế hơn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ đặt ra của công ty.
Để làm tốt công tác này, ban thường vụ đã tổ chức Đại hội công nhân viên chức, lấy ý kiến bàn bạc dân chủ và công khai, sau đó tổng hợp lên Công đoàn công ty.
Trong những năm qua, Công đoàn công ty đã thực hiện tốt chức năng của mình đó là bảo vệ lợi ích cho công nhân, lao động, tích cực tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Tổng doanh thu năm 2003 đạt 2,5 tỷ đồng - tăng 6,5% so với năm 2002, thu nhập bình quân là 938000 đồng - tăng 2% so với năm 2002. Tạo việc làm và giải quyết tốt việc làm cho công nhân lao động.
Công đoàn phối hợp với các phòng chức năng và chuyên môn tìm biện pháp, cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Kết quả là sản lượng và giá trị sản phẩm đều tăng lên, từ đó nâng cao thu nhập của người lao động. Quan sát bảng dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều này:
Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001- 2003:
2001
2002
2003
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Giá trị TSL theo giá CĐ
12178,6
13500
15500
Dụng cụ cắt kim loại
277351
3914,0
212306
4840,0
291650
43000
Máy kéo và phụ tùng máy
1375,8
1600,0
1700,0
Hàng dầu khí
1697,4
1660,0
1700,0
Sản phẩm các loại
1806,0
1900,0
2000,0
Neo cầu
5623
7000
7000
900,0
Neo kíp
1822
2400
2100
1100,0
Dụng cụ cắt vật liệu hữu cơ
180,0
7000,0
500,0
Các sản phẩm khác
3250,4
2800,0
3300,0
(Nguồn của Phòng kế hoạch)
Đạt được kết quả trên, Công đoàn cũng đã tổ chức phong trào:
+ “Phong trào thi đua nâng bậc, thi đua lao động giỏi”
Với mục tiêu đẩy mạnh và phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm đời sống cho cán bộ công nhân, viên chức và lao động, xây dựng đội ngũ công nhân lao động và tổ chức Công đoàn lớn mạnh. Hàng năm, Công đoàn đã cùng chuyên môn tổ chức nhiều đợt thi đua nhằm vận động công nhân, viên chức và lao động phát huy tính năng động sáng tạo, hăng hái thi đua lao động giỏi với năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhiều nhất. Công đoàn cùng với Ban giám đốc và các phòng chuyên môn, chức năng tổ chức phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua lao động giỏi. Qua các phong trào này động viên khuyến khích công nhân, lao động hăng say làm việc. Năm 2003 có 15 lao động giỏi cấp cơ sở, 2 lao động giỏi cấp Tổng công ty.
Hầu hết ý kiến của anh em công nhân, lao động đều cho rằng: “Chúng tôi mong muốn hàng năm Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức được những phong trào thi thợ giỏi, thi nâng bậc… Đó là một việc rất hữu ích, giúp chúng tôi có điều kiện trau dồi kiến thức, học hỏi lẫn nhau để nâng cao tay nghề của mình”. (Anh Nguyễn Văn Dũng, 35 tuổi, bậc thợ 4/7)
+ “Phong trào lao động sáng tạo”
Phong trào này thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên toàn công ty, nhất là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tìm tòi phát huy sáng kiến thực hành tiết kiệm, nghiên cứu ứng dụng dây chuyền sản xuất mới vào trong sản xuất: cải tiến trang thiết bị máy móc, giảm phế phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm 5 - 10% vật tư, năng lượng.
Trước kia thị trường truyền thống của công ty là Liên xô, Nhật Bản. Sản phẩm sản xuất đến đâu thì xuất xưởng đến đó. Nhưng vài năm gần đây, sản phẩm chỉ bán được trong nước phục vụ các ngành máy móc như dầu khí, mía đường, bánh kẹo, xi măng… Như vậy, thị trường bị thu hẹp. Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường, lấy lại uy tín đối với khách hàng, tìm đối tác làm ăn. Đặc biệt là tìm cách tiếp cận với thị trường nước ngoài để sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng hơn nữa. Hiện nay, kế hoạch của công ty là xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước Đông Nam á với sản lượng đạt 10000 tấn sản phẩm/năm
c. Công đoàn tham gia công tác tuyển dụng, sử dụng lao động hợp lý, giảm lực lượng lao động dôi dư.
Về việc tuyển dụng lao động: đây là việc làm thường xuyên nhằm bổ sung lực lượng lao động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó, tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn tay nghề, có sức khoẻ là điều kiện quyết định chất lượng lao động.
Công đoàn căn cứ vào nhu cầu, đối tượng cần tuyển dụng của các phòng, ban, phân xưởng để cùng với chuyên môn xây dựng quy chế tuyển dụng.
Hiện nay, đội ngũ công nhân viên trong công ty phần lớn đã lớn tuổi, trung bình độ tuổi là 40 - họ được đào tạo theo chuyên môn khá sâu nhưng thích ứng với sự hoà nhập về công nghệ sản xuất còn chậm. Số lao động trẻ mới được tuyển dụng có trình độ, có sức khoẻ nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Công đoàn đã tổ chức những buổi giao lưu để lớp trẻ học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
Năm 2003, do thực hiện Nghị định 64/2002/NĐ/CP (năm 2002) về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, số lao động dôi dư giải quyết theo NĐ 41/CP là 90 người, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mức sống của người lao động và giải quyết việc làm cho số lao động này là vấn đề cấp bách đặt ra cho lãnh đạo công ty cùng tổ chức Công đoàn. Những lao động đã đủ tuổi đời, năm công tác; công ty giải quyết cho nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước, còn số lao động trẻ có nguyện vọng làm việc ở nơi khác, công ty tạo điều kiện thuận lợi về giấy tờ, thủ tục. Số còn lại thì phải tổ chức đào tạo lại để đáp ứng với công việc mà công ty đang cần. Mỗi năm công ty tuyển dụng một số lao động vào làm việc tại công ty bằng nhiều hình thức thi tuyển, thông qua hội chợ việc làm… để thu hút người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao. Khi được nhận vào làm việc, công ty mở lớp huấn luyện để họ làm quen với môi trường, công nghệ sản xuất.
Bảng 6: Tình hình đào tạo công nhân mới vào làm việc (1999 - 2003)
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Số lao động (người)
32
25
20
30
41
(Nguồn của Phòng Công đoàn)
Theo chú Nguyễn Sỹ Nghĩa, phó phòng Tổ chức lao động: “Hàng năm, công ty đều tuyển dụng lao động mới vào làm việc, tuy với số lượng không lớn nhưng công ty rất quan tâm đến công tác này. Số lao động này đạt yêu cầu sức khoẻ, trình độ tay nghề để bổ sung kịp thời quá trình sản xuất của công ty”.
d. Công đoàn tham gia cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khoẻ tới người lao động.
Là công ty sản xuất ra sản phẩm công nghiệp: tarô, máy kéo, neo cầu... người lao động phải làm việc trong điều kiện môi trường độc hại, tiếp xúc với hoá chất, với tiếng ồn, bụi… nhất là phân xưởng nhiệt luyện. Do vậy, việc cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân được ủng hộ nhiệt tình. Công ty thường xuyên có những hoạt động kiểm tra. Năm 2003 làm lại trần phòng doa toạ độ; mua gỗ đóng mới gỗ đứng máy, làm mới xe chở nước tưới cho các phân xưởng, hiệu chỉnh lại hệ thống điện chiếu sáng, làm buồng chống rét cho nhân viên giữ xe, sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh nam, nữ, vệ sinh móng mái, trần nhà xưởng…
Qua bảng trưng cầu với câu hỏi “Trong thời gian làm việc Ông (bà) được Công đoàn hỗ trợ những gì?”. Có 90% số người được hỏi cho rằng Công đoàn đã tham gia cải thiện điều kiện làm việc. Như vậy, tổ chức Công đoàn công ty rất quan tâm đến đời sông của công nhân, lao động.
e. Công đoàn tham gia đổi mới, phát triển khoa học công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất.
Khi mới được thành lập, công ty được lắp đặt các thiết bị của những nước có trình độ máy công cụ tiên tiến như Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan… Nhưng trải qua thời gian, các thiết bị này đã bị lạc hậu. Để sản phẩm của mình đạt năng suất, chất lượng cao thì đổi mới công nghệ sản xuất là một việc làm cần thiết để tạo việc làm cho công nhân, lao động. Công ty đã lựa chọn và thành lập các tiểu ban nghiên cứu từng vấn đề kỹ thuật cụ thể: tiểu ban nghiên cứu chất lượng của tarô tay hay tarô liên hiệp, tiểu ban quản lý kỹ thuật nhiệt luyện, tổ chức các nhóm đề tài sáng kiến gồm chủ nhiệm đề tài và các công nhân kỹ thuật say mê sáng tạo. Cải tiến công tác kiểm tra từ chỗ chỉ kiểm tra theo công đoạn sang kiểm tra theo nguyên công trong cả dây chuyền, quản lý đo lường từ việc kiểm định dụng cụ kiểm sản phẩm nhập kho, đánh giá mức chất lượng sản phẩm theo quy cách của tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước. Từ đó năng suất lao động đã tăng lên. Tuy nhiên, để đáp ứng với nhu cầu của thị trường thì cán bộ công nhân viên toàn công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong công tác này, có như vậy mới tạo được việc làm ổn định.
Khi được hỏi, chú Trần Văn An cho biết: “ Từ khi tôi được vào làm việc ở công ty, hàng năm Công đoàn đều phối hợp với phòng ban chuyên môn tham gia vào việc cải tiến trang thiết bị máy móc. Do đó, năng suất lao động cũng được tăng lên. Chính điều này làm cho thu nhập của anh em được cải thiện”.
g. Công đoàn với việc tổ chức xây dựng quỹ nhằm chăm lo đời sống và góp phần giải quyết việc làm cho công nhân, lao động.
Công đoàn đề xuất chủ trương thành lập các quỹ tương trợ và phối hợp với chuyên môn thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng quỹ có hiệu quả. Nguồn hình thành các quỹ do công nhân, viên chức và lao động đóng góp từ tiền lương thu nhập, lao động công ích... Quỹ được sử dụng vào việc hỗ trợ cho công nhân, viên chức và lao động gặp khó khăn đột xuất, người về hưu, nghỉ thôi việc, nghỉ chờ việc lâu ngày. Công đoàn động viên công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào các phong trào lập quỹ tương trợ, đồng thời tham gia quản lý, sử dụng quỹ: xây dựng quy chế thu, chi, quản lý sử dụng quỹ thông qua Đại hội công nhân viên chức trên cơ sở các nguyên tắc chế độ, quản lý tài chính của Nhà nước và nguyên tắc công khai, dân chủ trong quản lý, sử dụng quỹ. Theo chú Nguyễn Văn Thoa, chủ tịch công đoàn công ty: “Năm 2003, Công đoàn đã trích 13230000 đồng, số tiền không lớn nhưng đã giúp đỡ được một số công nhân lao động trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn để họ vươn lên trong cuộc sống”.
h. Công đoàn kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, luật lao động.
Thực hiên tốt quy chế dân chủ, chăm lo đời sống, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trước hết là tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho ngân sách Nhà nước. Công đoàn thường xuyên kiểm tra việc thi hành chính sách pháp luật nói chung cũng như pháp luật về lao động trong công ty. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao động - Công đoàn - người lao động . Công đoàn phối hợp với ban lãnh đạo công ty xây dựng quy chế làm việc; phổ biến chế độ, chính sách về việc làm của Đảng và Nhà nước cho toàn thể mọi người hiểu đú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25837.DOC