Từ khi “ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “ có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2002, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 4447 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 43194 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp giấy phép cho 296 dự án với mức 2879,6 triệu USD vốn đăng ký. Cụ thể được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5 cho ta thấy nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số lượng dự án cũng như vốn đăng ký. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn ( hơn 3 tỷ USD / 2 dự án ). Như vậy, nếu xét trong cả thời kỳ 1988 đến 2002 thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ( cả về số dự án, vốn đăng ký, cũng như quy mô dự án ).
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé chưa được coi là một ngành kinh doanh thực sự. Lương thực dồi dào, đảm bảo vững chắc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo điều kiện để nhiều vùng, nhiều tỉnh giảm diện tích lúa, chuyển đổi cơ cấu các vụ lúa sang phát triển các loại cây trồng khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, có giá trị kinh tế cao hơn. Một kết quả đáng ghi nhận trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn là bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, chuyên canh với quy mô lớn như: lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cây ăn quả ở Nam bộ và miền núi phía Bắc, mía ở duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có một số loại đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế như cà phê, cao su, hạt điều. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu thông tin về thị trường trong nước và thế giới nên một số cây trồng như cà phê đã phát triển gấp 1,5 lần diện tích quy hoạch tổng thể, khi cà phê rớt giá, sản xuất thua lỗ lại đồng loạt chuyển sang trồng cây khác và bắt dầu rơi vào vòng luẩn quẩn. Nhiều nhà máy đường, nhà máy chế biến rau quả xây dựng chưa gắn được với vùng trồng cây nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Sản phẩm nông nghiệp còn đơn điệu, chất lượng kém, giá thành lại cao, hạn chế khả năng tiêu thụ trong và ngoài nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn ít. Sản xuất nông nghiệp còn theo kiểu truyền thống, lạc hậu, phương thức canh tác đơn giản, khó khăn trong khâu tiêu thụ.
4.1.1.2.2. Lâm nghiệp
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của lâm nghiệp trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần trong hai năm 2000-2002( từ 5,45% năm 2000 xuống còn 5,27% năm 2002, một phần do hạn chế khai thác gỗ, nhưng mặt khác, công tác trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, chăm sóc tu bổ, bảo vệ rừng tuy có khá hơn nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế.
4.1.1.2.3. Thuỷ sản
Lĩnh vực thuỷ sản đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, đó là tăng dần tỷ trọng nuôi trồng thâm canh, giảm dần tỷ trọng đánh bắt. Nét nổi bật của ngành thuỷ sản là nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành phong trào và phát triển thành những mô hình kinh tế hàng hoá với sự tham gia của các loại hình, nhiều thành phần kinh tế.
4.1.1.3. Trong lĩnh vực dịch vụ
Khu vực dịch vụ phát triển chậm hơn so với tiềm năng và khả năng, chưa thực sự phát huy được chức năng điều tiết vĩ mô và làm dịch vụ cho nền kinh tế thị trường. Do vậy, trong những năm qua tuy số tuyệt đối và tốc độ t ăng trưởng vẫn thường xuyên tăng lên nhưng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng nên tỷ trọng của khu vực này có xu hướng giảm sút.
Một số ngành dịch vụ quan trọng đang chiếm tỷ trọng thấp và lại giảm dần, đặc biệt là tài chính- tín dụng ( năm 2002 chỉ chiếm1,82%, thấp hơn cả tỷ trọng 2,1% trong năm 1995), khoa học và công nghệ (năm 2002 chỉ chiếm 0,56% thấp hơn tỷ trọng 0,61% năm 1995). Dịch vụ ngân hàng còn rất ít so với thế giới, xuất khẩu dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp, nhiều hoạt động dịch vụ do các cơ quan, doanh nghiệp kiêm nhiệm chưa được tách ra để vừa mang tính chuyên nghiệp, vừa làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động này thấp, vừa cản trở các cơ quan, doanh nghiệp tập trung vào thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính. Các loại hình dịch vụ mới như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải viễn dương, dịch vụ tư vấn xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, nhân sự, công nghệ thông tin, xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản…phát triển chậm; đặc biệt hoạt động kinh doanh bất động sản đang bị bỏ ngỏ và không được quản lý.
4.1.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại, bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò chủ động trong các hoạt động kinh tế xã hội. Kinh tế tập thể được tổ chức lại theo luật hợp tác xã, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Một số mô hình liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp và các cơ sở chế biến đã ra đời, thu hút đáng kể lực lượng lao động ở cả thành thị và nông thôn. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, trong các lĩnh vực nông -lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển nhanh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời trong nền kinh tế Việt Nam, những năm qua đã có những bước phát triển khá, tạo thêm một số mặt hàng mới, thị trường mới, tăng thêm sức cạnh tranh của sản phẩm, đã góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, cơ cấu thành phần kinh tế còn bất hợp lý: khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành quan trọng, giành được vị trí có lợi nhất trong kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước( về khoanh xoá nợ, trợ giá, bù lãi suất…), nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, đó là điều đáng lo ngại. Trong khi đó, khu vực kinh tế hợp tác, kinh tế dân doanh chậm được củng cố và phát triển, các cơ chế chính sách còn phân biệt đối xử giữa khu vực nhà nước và phi nhà nước, làm cho các thành phần kinh tế dân doanh dè dặt trong đầu tư, chưa phát huy mạnh nội lực, chưa thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh. (Bảng 3)
Bảng3: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
(đơnvị:%)
Năm
2000
2001
2002
1995
2000
Kinh tế nhà nước
38,5
38,4
38,1
Kinh tế tập thể
8,58
8,06
7,98
Kinh tế tư nhân
3,38
3,73
3,93
Kinh tế cá thể
32,31
31,84
31,42
Kinh tế hỗn hợp
3,92
4,22
4,45
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13,28
13,75
13,91
(Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư )
4.1.3. Cơ cấu vùng kinh tế
Mặc dù chính phủ đã chủ trương tạo điều kiện cho các vùng phát huy thế mạnh và tiềm năng của mình, giảm bớt sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng, song trên thực tế, chủ trương đó vẫn chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Các vùng trọng điểm kinh tế và các vùng chuyên canh lớn từng bước được hình thành, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể hiện được vai trò đầu tàu để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các vùng xung quanh. Sự cách biệt giữa các vùng chủ yếu do chính sách đầu tư chưa hợp lý. (Bảng 4)
Bảng 4: chuyển dịch cơ cấu vùng
(đơn vị: %)
Năm
1990
1995
1999
2000
Vùng Tây Bắc
2,0
1,5
1,2
1,3
Vùng ĐB Sông Cửu Long
23,8
19,2
20,2
19,3
Vùng ĐB sông Hồng
18,6
20,5
20,3
22,2
Khu bốn
9,1
9,1
7,8
6,9
Duyên Hải Miền Trung
9,4
8,0
8,2
7,2
Vùng Tây Nguyên
3,2
2,8
3,6
3,6
Vùng Đông Nam Bộ
24,6
31,5
32,3
33,2
Vùng Đông Bắc
10,2
7,4
6,3
6,3
(Nguồn: Bộ kế hoạch Đầu tư)
4.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân
4.2.1. Về cơ sở hạ tầng
Kể từ ngày đất nước thống nhất đến nay, ở Việt Nam đã hình thành một hệ thống giao thông với các loại hình khác nhau: đường không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước cũng như giữa Việt Nam với nước ngoài. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng yếu kém và một bộ phận đang bị xuống cấp. Cho đến hết năm 1999, trong tổng số 200 ngàn km đường bộ, chỉ có 29,3% loại một; loại hai chiếm 18,6%; còn lại là loại xấu. Trên các trục giao thông chính, 90% tổng số cầu chỉ có trọng tải dưới 10 tấn, trong đó 70% dưới 5 tấn. Báo cáo tổng kết của bộ giao thông vận tải cho biết: cả nước còn 515 xã chưa có đường ô tô, riêng ở đồng bằng sông Cửu Long con số này là 32%. Quốc lộ IA- con đường huyết mạch chạy qua phần lớn các tỉnh thành phố của đất nước với chiều dài 2100 km, trong những năm qua được nhà nước đầu tư rất lớn- có tới 47% đường xấu và hư hỏng nặng. Về hệ thống đường sắt, năm 1999 tổng chiều dài là 3259,5 km nhưng có tới 80% là đường khổ hẹp, chất lượng thấp. Sự lạc hậu của đường sắt đang hạn chế vai trò vận chuyển của nó ở trong nước và sẽ cản trở việc thống đường sắt Việt Nam hoà vào hệ thống đường sắt với các nước trong khu vực. Hiện nay vẫn còn 500 km đường xấu, 1300 km cầu cần phải làm mới, 10 trong số 15 hầm cần sửa chữa và gia cố lớn. Sự yếu kếm này làm cho tốc độ chạy tàu của đường sắt Việt Nam bình quân là 30-40 km/h và thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Giao thông đường sông mới chỉ khai thác 17000 km, chiếm tỷ lệ 41,5% chiều dài đường sông có thể khai thác. Còn các cảng biển, sân bay hiện có của Việt Nam vẫn còn ở trình độ thấp so với tiêu chuẩn quốc tế. Đó là còn chưa kể tới sự yếu kém của hệ thống kho trách nhiệm ở các bến bãi và sự thiếu vắng một hệ thống giao thông liên hoàn giữa các loại phương tiện vận chuyển. Hai năm 2001-2002 ngành giao thông vận tải đã cải tạo, nâng cấp và làm mới 4567 km đường quốc lộ và các đường nhánh, 454 km đường sắt, 35937 m cầu đường bộ và 4690 m cầu đường sắt; ngành điện cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2548 MW công suất điện, 1026 km đường dây 220 kv, 1370 km đường dây 110 kv và 5421 MVA công suất các trạm biến áp.
Hệ thống sản xuất và cung cấp năng lượng cũng được chú trọng. Về cơ bản, hệ thống này cung cấp đủ năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt với hệ thống đường dây 500 KV Bắc- Nam, mạng lưới điện thống nhất trong cả nước có khả năng hạn chế tình trạng đói điện ở một số vùng, một số khu vực. Tuy Việt nam có tiềm năng lớn về thuỷ điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt nhưng trình độ khai thác còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực. Hơn nữa, lượng điện chủ yếu của Việt Nam hiện nay do hệ thống thuỷ điện cung cấp ( chiếm 60% ) cho nên sự bấp bênh trong cung cấp điện vào mùa khô, đặc biệt trong những năm hạn hán là khó tránh khỏi. Nguồn điện cung cấp còn thiếu nhưng thất thoát điện trong truyền tải lại rất lớn.
Ngành bưu điện tiếp tục tăng đầu tư và đổi mới công nghệ nên đã lắp đặt được 6,2 triệu máy điện thoại cố định cho các hộ thuê bao, bình quân 7,6 triệu máy/100 người dân. Hiện nay, cả nước có 8356 xã có điện thoại lắp đặt tại văn phòng uỷ ban, trong đó 42/61 tỉnh, thành phố có 100% số uỷ ban xã lắp điện thoại. Tổng công ty bưu chính viễn thông đã đầu tư xây dựng thêm 7 nghìn điểm bưu điện trên địa bàn nông thôn, rút ngắn bán kính phục vụ của mỗi điểm xuống chỉ còn 2,9 km, tương đương mức của các nước trong khu vực. Nhờ vậy, 7881 xã trong cả nước đã có báo nhân dân, báo quân đội nhân dân và báo Đảng địa phương đến tay người đọc trong ngày.
Cơ sở hạ tầng, dịch vụ của ngành y tế và giáo dục trong những năm vừa qua đã tăng lên đáng kể, nhất là ở các xã, phường. Năm 2002, cả nước có 98,5% số xã, phường có trạm y tế. Năm học 2002-2002 các địa phương đã đầu tư xây dựng thêm 2239 phòng học cho các lớp mầm non và 85466 phòng học cho các lớp phổ thông. Tỷ lệ phòng học tranh tre nứa lá của bậc tiểu học giảm từ 20,3% năm học 2000-2001 xuống còn 18,1%trong năm học 2002-2003, của trung học cơ sở giảm từ 10,2% xuống còn 8,8% và của trung học phổ thông cũng giảm từ 5,8% xuống còn 4,2%.
4.2.2. Về trình độ kỹ thuật - công nghệ
Cùng với việc cải tạo nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, trong những năm qua, chính phủ đã dành một khoản ngân sách không nhỏ để đổi mới và từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật- công nghệ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đến nay không ít cơ sở công nghiệp đã được trang bị bằng kỹ thuật – công nghệ tương đối hiện đại như công nghiệp điện tử, cơ khí, hoá chất …
Tuy nhiên, theo đánh giá của bộ khoa học công nghệ và môi trường, trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị hiện tại lạc hậu từ 2-4 thế hệ so với thế giới và được hình thành chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến tình trạng tiêu hao năng lượng, nguyên liệu còn khá cao; gây ô nhiễm môi trường; mẫu mã hàng hoá đơn điệu, chất lượng sản phẩm thấp; còn trong nông nghiệp, năng suất chỉ đạt khoảng 30% mức trung bình của thế giới. Tóm lại, năng lực công nghệ quốc gia chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển công nghiệp. Điều đó cũng giải thích một thực tế là cơ giới hoá trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam mới đạt được mức 50% so với thế giới, tức là đang ở giai đoạn đầu của cơ khí hoá.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả to lớn đáng ghi nhận, cho đến nay, cơ sở vật chất- kỹ thuật của nền kinh tế cơ bản vẫn còn yếu kém, và trên thực tế chúng còn chênh lệch quá xa so với yêu cầu phát triển. Sự yếu kém đó thể hiện cả trong cơ sở hạ tầng lẫn trình độ kỹ thuật- công nghệ.
3 - Đặc điểm nguồn vốn
Trong những năm vừa qua, những hoạt động nhằm tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể thể hiện ở những điểm sau: Nền kinh tế đã có tích luỹ từ sản xuất trong nước. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ xung đáng kể vào nguồn vốn đầu tư của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển nói chung của đất nước. Hoạt động thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng được chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng. Tổng số vốn ký kết theo các hiệp định/ thoả thuận tài trợ tính đến cuối năm 2002 là 19,5 tỷ USD, tổng số vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này xấp xỉ 11 tỷ USD. Vốn ODA đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế trong những năm qua còn thấp so với các nước trong khu vực cũng như nhu cầu đầu tư cho công nghiệp hoá.
4 - Đời sống các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện và xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả quan trọng.
Do kinh tế tăng trưởng với độ tương đối khávà việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180 nghìn đồng cuối năm 2000 lên 210 nghìn đồng đầu năm 2001và 290 nghìn đồng đầu năm 2003 cùng với việc triển khai nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo nên đời sống nhân dân ở cả thành thị và nông thôn nhìn chung tiếp tục được cải thiện. Thành tựu về mức sống kết hợp với thành tựu về giáo dục và y tế được thể hiện rõ trong chỉ tiêu chất lượng tổng hợp HDI. Theo tính toán của UNDP thì chỉ số này của nước ta tăng từ 0,583 năm 1985 lên 0,605 năm 1990; 0,649 năm1995 và 0,688 năm 2003. Nếu xếp thứ tự theo chỉ số này thì nước ta từ vị trí 122/174 nước năm 1995 lên vị trí 113/174 nước năm 1998; 110/174 nước năm 1999 và109/175 nước năm 2003.
Phần II
đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH)
ở Việt Nam
1. Quá trình hình thành và hoàn thiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
Từ năm 1977 Việt Nam đã ban hành “ Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” : Đây là văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Văn bản này đánh dấu bước chuyển mới trong quan điểm chính của Việt Nam đối với tư bản nước ngoài: nền kinh tế Việt Nam chấp nhận thêm một loại hình mới- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với mục đích phục vụ tốt hơn công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, công việc triển khai thực hiện điều lệ này tiến hành chưa được bao lâu thì đất nước lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới nên chủ trương này đã không có điều kiện để thực hiện.
Sau 10 năm phải dừng lại, trong điều kiện đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, tháng 12-1987 Quốc hội nước ta thông qua “ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Đây là thời kỳ mà đầu tư nước ngoài được coi là biện pháp quan trọng để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Đồng thời cũng là biện pháp được sử dụng nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên lao động và các tài nguyên khác để đẩy mạnh xuất khẩu.
Có thể nói rằng, Luật Đầu tư nước ngoài (1987) đã tiến một bước dài về mọi phương diện so với Điều lệ (1977). Nhận thức của chúng ta về vai trò, vị trí, tác dụng của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế quốc dân rõ ràng, thực tế hơn. Tính mục đích của đầu tư nước ngoài trong bộ luật thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn. Lợi ích kinh tế của đất nước đặt ra hài hòa hơn trong mối quan hệ với chủ quyền kinh tế. Luật đầu tư này lần đầu tiên mang sắc thái của một luật khuyến khích đầu tư. Mức độ hấp dẫn của nó đã thực sự gây ngạc nhiên đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Mặc dù vậy luật này cũng không tránh khỏi một số khiếm khuyết, thiếu đồng bộ. Đối với các đối tác trong nước, Luật đầu tư (1987) dường như mới chỉ áp dụng cho các đối tác là tổ chức kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể còn tư nhân chỉ có những ai chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành bên Việt Nam mới có tư cách pháp nhân để hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Các văn bản dưới luật không được ban hành kịp thời. Mặt khác, Luật đầu tư ban hành trong khi chúng ta chưa có các đạo luật cơ bản về kinh tế, do đó môi trường pháp lý cho đầu tư nước ngoài nói chung còn tiềm ẩn nhiều bất ổn định.
Để khắc phục hạn chế trên, năm 1990 Việt Nam đã kịp thời sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài theo hướng khuyến khích và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư nước ngoài.
Luật 1990 đã sửa đổi 15 trong số 42 điều của luật 1987. Điểm nổi bật của luật này là nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mà còn cho các đối tác trong nước những điều kiện tương tự để mở rộng hợp tác với nước ngoài.
Sau hơn một năm thực hiện, trước những đòi hỏi mới của yêu cầu phát triển, Việt Nam lại kịp thời sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài(1992). Khác với Luật sửa đổi 1990, Luật sửa đổi 1992 đã nới rộng cho mọi thành phần kinh tế nước ta đều có thể tham gia hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư.
Luật 1992 mở ra các hình thức đầu tư nước ngoài mới, đó là hình thức Khu chế xuất và Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao. Đây là một bước tiến đáng kể về quan điểm: từ không chấp nhận (trước 1977) đến chấp nhận đầu tư nước ngoài ở từng xí nghiệp, công ty và đến giai đoạn này là cho phép hình thành khu kinh tế nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam-khu chế xuất.
Sau hai lần sửa đổi, bổ sung (1990,1992) theo chiều hướng tích cực, cùng với sự vận động sôi nổi của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và rất thuận lợi cho các dự án đầu tư và kinh doanh. Đây là một trong số ít yếu tố quyết định, thúc đẩy sự tăng nhanh (cho đến 1995) của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1994, để hoàn chỉnh hệ thống luật pháp đồng bộ, một số luật mới lần lượt được ban hành, trong đó môi trường đầu tư kinh doanh được quy định chặt chẽ hơn. Và đi cùng với hệ thống này, năm 1996 Luật Đầu tư nước ngoài cũng được sửa đổi, bổ sung. Với đường lối nhất quán, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, luật sửa đổi lần này (1996 ) về cơ bản theo hướng giảm bớt một số ưu đãi. Những biến đổi này, cùng với những quy định chặt chẽ hơn của một số luật kinh tế khác, đã làm giảm sút động lực kích thích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như gây nên một số phản ứng tiêu cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 1996, được xem như một “điểm nhấn” trong sự tác động của chính sách đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một trong những căn nguyên của sự giảm sút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các năm sau đó.
Để khôi phục lại tốc độ tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài như thời kỳ 1991-1995, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH,HĐH cũng như của sự phát triển một nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với tốc độ nhanh và bền vững, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới hơn nưa cơ chế, chính sách cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Trước sự cần thiết, bức xúc đó ngày 9/6/2000, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Các nội dung sửa đổi, bổ sung của luật này đã thực sự đưa lại cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam một sự ổn định và thông thoáng hơn so với nhiều quy định trước đây.
Như vậy, đến nay chúng ta đã có một hệ thống luật và các văn bản dưới luật về đầu tư nước ngoài tuy chưa phải hoàn chỉnh nhưng đã đầy đủ hơn trước, có tác dụng khuyến khích hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các đối tác trong nước trong việc tham gia đầu tư. Những kết quả đạt được trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua đã thực sự trở thành một trong những điểm nổi bật nhất trong bức tranh tổng thể các thành tựu thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Nó cũng chính là cơ sở để chứng minh chọ đúng đắn của quá trình đổi mới các chính sách kinh tế trong đó có chính sách đối với đầu tư nước ngoài.
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2.1. Hoạt động thu hút FDI từ 1988 đến nay: những nét khái quát
Từ năm 1988-1990: Đây là thời kỳ đầu, FDI chưa có tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế xã hội. Cả 3 năm cộng lại có 1,5 tỷ USD vốn đăng ký, số vốn thực hiện không đáng kể.
Từ năm 1991-1997: Đây là thời kỳ tăng trưởng nhanh và góp phần ngày càng quan trọng vào thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn 1991-1995, với 16 tỷ USD vốn đăng ký, mức tăng trưởng hàng năm tăng nhanh. Hai năm tiếp theo 1996 và 1997, FDI tiếp tục tăng thêm 15 tỷ USD vốn đăng ký và 6,06 tỷ vốn thực hiện.
Từ cuối 1997-2000: Đây là thời kỳ trầm lắng của FDI. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh 2 năm tiếp theo: năm 1998 vốn đăng ký là 3,897 tỷ USD, 1999 chỉ bằng 40,2% (tức 1,568 tỷ USD), 2000 là 1,973 tỷ USD. Nếu như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm khoảng 20 vạn lao động trong giai đoạn 1991-1995, thì ở giai đoạn này số lao động được thu hút ở các doanh nghiệp FDI chỉ còn khoảng 14 vạn người.
Từ cuối 2000 đến nay: Thời kỳ phục hồi, nhưng còn chậm. Vốn đăng ký 2001 là 2,036 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2000. Năm 2002 vốn đăng ký 1,4 tỷ USD. 9 tháng đầu năm 2003, có 476 dự án được cấp giấy phép đầu tư, vốn đăng ký cấp mới đạt 1,1943 tỷ USD, bằng 81% về số dự án và tăng 5% về số vốn đầu tư so với cùng ký 2002.
2.2. Tình hình cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Từ khi “ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “ có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2002, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 4447 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 43194 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp giấy phép cho 296 dự án với mức 2879,6 triệu USD vốn đăng ký. Cụ thể được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5 cho ta thấy nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số lượng dự án cũng như vốn đăng ký. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn ( hơn 3 tỷ USD / 2 dự án ). Như vậy, nếu xét trong cả thời kỳ 1988 đến 2002 thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ( cả về số dự án, vốn đăng ký, cũng như quy mô dự án ).
Từ năm 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, nhất là đến các năm 1998, 1999. Sự suy giảm này theo chúng tôi, chủ yếu do một số nguyên nhân đã cản trở các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Khủng hoảng kinh tế trong khu vực và sự cạnh tranh quyết liệt trong thu hút vốn FDI trên thế giơí và trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt đã làm suy giảm FDI vào Việt Nam.
Hiện nay, FDI từ các nước châu á vào Việt Nam chiếm 67% vốn đầu tư, trong đó các nước ASEAN chiếm khoảng 23%; Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông chiếm khoảng 40,5%. Do khủng hoảng kinh tế nên FDI của các nền kinh tế trong khu vực suy giảm rõ rệt vì các công ty mẹ bị phá sản hoặc gặp khó khăn, do chính sách của các Chính phủ hạn chế đầu tư nước ngoài và cũng do khó khăn trong huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và vay từ ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động cũng gặp khó khăn, phải sản xuất cầm chừng, thậm chí phải dãn tiến độ hoặc hoãn triển khai do khó khăn của công ty mẹ và do thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như thị trường xuất khẩu trong khu vực bị thu hẹp lại. Trong khi đó khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở các thị trường nước ngoài bị giảm do sự giảm giá của các đồng tiền trong khu vực.
Cạnh tranh trong thu hút FDI trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt. Hiện nay, 3/4 vốn FDI trên thế giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển do sự tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ – Nhật, Tây âu; 1/4 số vốn FDI còn lại bị thu hút vào các thị trường đầu tư lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Brazin, Mexico…
Bảng 5 : Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép qua các năm (1)
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
(triệuUSD)
Quymô
triệu USD/dự án
So với năm trước(%)
Số dự án
Vốn đăng ký
Quy mô
1988
37
371,8
10,05
1989
68
582,5
8,57
183,78
156,67
85,27
1990
108
839,0
7,77
158,82
144,03
90,67
1991
151
1322,3
8,76
139,81
157,60
112,74
1992
197
2165,0
11,00
130,46
163,73
125,57
1993
269
2900,0
10,78
136,55
133,95
98,00
1994
343
3765,6
10,98
127,51
129,85
101,85
1995
370
6530,8
17,65
107,87
173,43
160,75
1996
325
8497,3
26,15
87,84
130,11
148,16
1997
345
4649,1
13,48
105,15
54,71
58,23
1998
275
3897,0
14,17
79,71
83,83
105,12
1999
311
1568,0
5,04
113,09
40,24
35,57
2000
371
2012,4
5,42
119,30
128,30
107,50
2001
523
2535,5
4,85
141,00
126,00
89,48
2002
754
1557,7
2,06
144,17
61,43
42,74
Tổng
4447
43194,0
9,71
Nguồn : Niên giám thống kê 2002.
(1) Chưa kể các dự án của VIETSOPETRO
Trong bối cảnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 69036.DOC