I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 2
2.1. Mục đích nghiên cứu.2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Đóng góp của khóa luận. 3
5.1. Về lí luận. 3
5.2 Về thực tiễn. 3
6. Kết cấu của khóa luận.3
II. NỘI DUNG KHÓA LUẬN.
Chương 1: Cơ sở lí luận về vai trò của đội ngũ giáo viên phổ thông trong sự
nghiệp.
1.1. Khái niệm giáo viên phổ thông và đặc điểm lao động của giáo viên phổ
thông.6
1.1.1. Khái niệm giáo viên phổ thông. 6
1.1.2. Đặc điểm lao động của giáo viên phổ thông. 8
1.1.2.1. Hoạt động dạy học của giáo viên phổ thông là hoạt động đòi hỏi có
trí tuệ và sự sáng tạo cao.8
1.1.2.2. Lao động của giáo viên phổ thông không chỉ là lao động trí óc mà còn lao
động chân tay. 9
1.2.1.3. Giáo viên phổ thông không chỉ có trí tuệ mà phải có phẩm chất đạo
đức tốt, có lòng yêu thương con người. 10
1.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên phổ thông trong sự nghiệp phát triển giáo
dục – đào tạo.11
54 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản,
nhiệm vụ của người thầy giáo chung quy lại là phải hoàn thành mục đích của
giáo dục, đó là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Và trong Luật Giáo dục
2005 ở nước ta quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [19; 32].
Người thầy giáo không chỉ hình thành cho học sinh những kĩ năng về
mặt trí tuệ mà phải giáo dục, hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức
cần thiết. Để đội ngũ thầy cô giáo hoàn thành nhiệm vụ và xứng đáng với vị trí
của mình, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: Các thầy cô giáo phải trở thành tấm
gương trong sáng, thành kiểu mẫu cho các em noi theo, “phải là kiểu mẫu về
mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”. Muốn vậy, người thầy giáo ngoài tài
năng, học vấn phải có đạo đức cách mạng “Trong giáo dục không những phải
có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng, có tài phải có đức. Có tài
không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước, có đức không có tài như ông bụt
ngồi trong chùa không giúp ích gì được cho ai”. [20; 184]. Như vậy, để giáo
dục được nhiều thế hệ có đủ cả đức và tài thì trước hết bản thân người thầy
giáo phải có đủ hai điều kiện đó. Nhiệm vụ đặt ra đối với người thầy giáo là vô
cùng nặng nề, nếu thầy giáo không có trí tuệ, tài năng cũng như không có đạo
đức thì không thể đảm đương được nhiệm vụ, không đào tạo được những thế
hệ công dân, cán bộ có tài cho xã hội.
Những thành tựu về giáo dục và đào tạo là mục tiêu cần thiết mà Đảng
và Nhà nước ta cần đạt được. Để thực hiện được những mục tiêu trong giáo
dục và đào tạo đều phải tính đến công lao to lớn của các thầy, cô giáo. Những
thành tựu đạt được trong giáo dục và đào tạo cũng chính là tâm nguyện của các
thầy, cô giáo, bởi họ là những con người phải thực hiện những mục tiêu của
giáo dục và đào tạo. Không những thế, đội ngũ giáo viên còn phải giáo dục học
sinh trở thành những con người tốt, người giáo viên phải biết quan tâm giáo
dục học sinh trong lao động học tập, lao động khoa học. Vấn đề không phải chỉ
đơn giản là khuyên học sinh chăm học mà phải đi sâu vào tâm lí, tình cảm, tư
duy, tư tưởng của một con người trong quá trình học tập của học sinh.
Trang 16
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
* *
*
Tóm lại, đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên phổ thông nói
riêng có vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đó chính là
một nguồn nhân lực đặc biệt, những con người ngày càng được phát triển cao
về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giàu có về tinh thần, trong sáng về đạo đức,
linh hoạt và văn minh. Họ chính là nguồn nhân lực không thể thiếu, là đội ngũ
góp phần quyết định chất lượng, nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, là
người đào tạo ra những thế hệ tương lai cho đất nước. Chính vì thế mà trong số
các phương hướng cần thực hiện để góp phần triển khai thắng lợi chiến lược
phát triển giáo dục mà Đại hội lần IX của Đảng ta đã thông qua có phương
hướng rất quan trọng đế cập đến đội ngũ giáo viên: “Tăng cường đào tạo giáo
viên đáp ứng nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập. Kết
hợp giữa đào tạo với các chính sách thu hút, tuyển dụng những giáo viên đủ
tiêu chuẩn, sàng lọc những giáo viên không đủ tiêu chuẩn để đảm bảo đủ giáo
viên phổ thông theo định mức, cơ cấu và chất lượng. Tăng cường công tác bồi
dưỡng những sinh viên giỏi trở thành những giảng viên đại học”. [34; 244].
Trang 17
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
Chương 2: Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo
dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001
đến nay.
2.1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện
An Phú, tỉnh An Giang.
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên.
Huyện An Phú thuộc tỉnh An Giang, là huyện đầu nguồn sông Cửu
Long, có đường biên giới Việt Nam – Cămpuchia dài 42 km. Phía Đông giáp
huyện Tân Châu, Tây và Bắc giáp Cămpuchia, Nam giáp thị xã Châu Đốc.
Diện tích tự nhiên 208,97 km2, chiếm 6% diện tích của tỉnh. Dân số trên
180.000 người, trong đó đa số là người Kinh với 1s73.900 người (chiếm
96,6%), dân tộc Chăm có 6.100 người (chiếm 3,38%), còn lại là dân tộc Hoa
và Khơmer rất ít.
Toàn huyện có 2 thị trấn (An Phú và Long Bình); 12 xã (Đa Phước, Phú
Hội, Khánh Bình, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông, Phước Hưng, Vĩnh Trường, Phú
Hữu, Vĩnh Lộc, Quốc Thái, Khánh An, Vĩnh Hậu).
Về giao thông rất thuận lợi, đường bộ có Tỉnh lộ 956 và 957, đường
thủy có sông Hậu và sông Châu Đốc và đặc biệt là điểm đầu nối với quốc lộ 21
của Cămpuchia, cách thủ đô PhnômPênh 76 km – là con đường ngắn nhất đi từ
Việt Nam đến Cămpuchia. Tại khu vực cửa khẩu, Chính phủ hai nước đã thống
nhất xây dựng cầu hữu nghị Khánh Bình – Chạy Thum để thông tuyến đường
bộ Việt Nam – Cămpuchia. Phía Cămpuchia, quốc lộ 21 đã xây dựng láng
nhựa hoàn chỉnh, đang đầu tư tụ điểm Casino và một số công trình phục vụ cho
việc phát triển kinh tế cửa khẩu hai quốc gia trên tinh thần hòa bình, hợp tác và
hữu nghị. Đây là những yếu tố quan trọng cho phép huyện đẩy mạnh quá trình
phát triển kinh tế biên giới, mở rộng giao lưu kinh tế với thị trường Cămpuchia
và khu vực.
Địa hình chung của huyện An Phú tương đối bằng phẳng. Phần lớn đất
nằm trong diện tích đất phù sa, bãi bồi, một phần thuộc đất trầm tích lâu năm.
Khí hậu mang tính chất của khí hậu ẩm gió mùa, chia làm hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
Trang 18
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 27oC, sự chênh lệch giữa các tháng là không
cao (2 đến 3oC). Do địa hình là đồng bằng nên chế độ gió khá đồng nhất, gió
Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 gây mưa (chiếm 90% lượng nước),
gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, làm cho thời tiết khô và
không mưa, lượng mưa trung bình là 1.500 mm. Mùa mưa thường trùng với
mùa lũ, do đó mà lượng nước giữa hai mùa có sự chênh lệch khá lớn. Hằng
năm, vào mùa nước nổi, nước trong đồng ruộng ngập sâu từ 1 đến 3 mét. Do
nằm đầu nguồn sông Cửu Long nên hàng năm nước lũ về sớm hơn các huyện
khác, vì vậy phải thường xuyên tu bổ hệ thống đê bao bảo vệ sản xuất vụ hè
thu.
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang – An Phú
tiềm năng và cơ hội đầu tư, năm 2005).
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế.
Huyện có diện tích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lớn, có nhiều
cửa khẩu biên giới nên thuận lợi trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt với
Cămpuchia và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh tế nông nghiệp chiếm 49% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đất đai
phù sa bồi đắp hàng năm, mạng lưới sông ngòi, kênh mương thủy lợi thuận
tiện, hệ thống đê bao ngăn lũ vững chắc phù hợp cho sản xuất cây lúa và các
loại cây hoa màu, có trên 2.760 ha mặt nước sông, kênh rạch là điều kiện thuận
lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Huyện An Phú có các cửa khẩu: Khánh Bình, Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông
và Đồng Đức, trong đó cửa khẩu Khánh Bình có nhiều ưu thế do có hệ thống
giao thông đường bộ, đường sông thuận tiện, nối liền với các tỉnh biên giới và
thủ đô Cămpuchia, đây là điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế, thúc đẩy kinh
tế biên giới phát triển.
Về nguồn lực, huyện An Phú có nguồn lao động rất dồi dào, tham gia
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch
vụ, đồng thời, còn có một lực lượng lao động chưa có việc làm do chưa được
đào tạo tay nghề và không có đất sản xuất.
Kinh tế huyện An Phú trong những năm qua vẫn duy trì nhịp độ tăng
trưởng khá cao và ổn định, bình quân 10,28%/năm, thu nhập đầu người 6,272
triệu đồng/năm. Toàn huyện có 654 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,
Trang 19
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
từ chương trình khuyến công và các chính sách ưu đãi của tỉnh đã hỗ trợ hơn 5
tỉ đồng cho các cơ sở mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, huyện còn quan tâm
đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống địa phương, giải quyết việc làm
cho hơn 20.000 lao động.
Đầu tư cơ bản hoàn chỉnh hệ thống chợ biên giới như: Chợ Khánh Bình,
Khánh An, Đồng Ky, Vĩnh Hội Đông, Nhơn Hội, Phú Hữu, Phước Hưngđã
phát huy tác dụng. Triển khai xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình. Khu
dân cư đô thị Cồn Tiên và khu du lịch Búng Bình Thiên. Hàng hóa xuất nhập
khẩu qua biên giới năm 2003 là 36 triệu USD, năm 2004 xuất khẩu là 52 triệu
USD.
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang – An Phú
tiềm năng và cơ hội đầu tư, năm 2005).
2.1.2.2. Điều kiện xã hội.
Giáo dục và đào tạo: Ngày càng được quan tâm đầu tư để phát triển
nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Chất lượng dạy và học ngày
càng được nâng cao. Toàn huyện có 4 trường Trung học phổ thông: Quốc thái,
An Phú, bán công An Phú và Vĩnh Lộc; Có 14 trường Trung học cơ sở trên 14
xã – thị trấn; Có trên 30 trường Tiểu học. Năm 2006 toàn huyện có 31.068 học
sinh, trong đó Mẫu giáo 2.984 học sinh, Tiểu học 15.144 học sinh, Trung học
cơ sở 9.386 học sinh, Trung học phổ thông 3.554 học sinh. Điều kiện về cơ sở
vật chất và giáo viên cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Huyện có một
trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo các lớp chứng chỉ A Tin học và Anh
văn, liên kết với trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, mở một lớp đại
học Kinh tế Luật có 229 học viên; Một trung tâm dạy nghề ngắn hạn: May
công nghiệp, dệt len, dệt chiếu, kỹ thuật nuôi cá nước ngọtgóp phần giải
quyết việc làm trên địa bàn.
Về y tế: Công tác khám và điều trị bệnh thực hiện tốt, công tác chăm
sóc sức khỏe người dân được nâng cao, làm tốt công tác phòng chống dịch
bệnh, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 25% xuống còn 23%. Toàn huyện có
14 trạm y tế, một trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện đa khoa An Phú.
Huyện có 370 ca bị nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 15 ca, tử vong 10 ca.
Về văn hóa – xã hội: Hội chợ giao thương cửa khẩu Khánh Bình, liên
hoan văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên, ngày Hội văn hóa – thể thao
truyền thống huyện An Phú, Hội thi thể thao dân tộc Chăm với các hoạt động
Trang 20
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra phong phú và đa dạng phục vụ nhu
cầu vui chơi giải trí cho nhân dân. Đặc biệt, hàng năm vào ngày 02 tháng 09, lễ
Hội văn hóa – thể thao truyền thống được tổ chức là dịp giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc.
Về tôn giáo: Đa số dân tộc Kinh của huyện An Phú là theo đạo Phật,
đạo Hòa Hảo, Đạo Tin Lành, tập trung ở thị trấn An Phú, còn một phần là theo
đạo Thiên Chúa tập trung ở xã Khánh Bình. Dân tộc Chăm thì chủ yếu là theo
đạo Hồi, tập trung ở 5 xã: Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, Đa Phước, Vĩnh
Trường. Dân tộc Hoa và dân tộc Khơmer chủ yếu theo đạo Phật hoặc không
theo đạo. Tình hình hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường đúng với tôn chỉ và
Hiến chương của đạo.
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang – An Phú
tiềm năng và cơ hội đầu tư, năm 2005).
2.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông
ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
2.2.1. Đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú là lực lượng quan
trọng trong cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”.
Lâu nay, vấn đề chống tiêu cực trong giáo dục, đặc biệt là tiêu cực trong
thi cử và bệnh chạy theo thành tích đã được nêu lên trong một số Hội nghị, Hội
thảo nhưng phương pháp và chủ trương chưa cụ thể nên chưa mạnh dạn và
chuyện chống tiêu cực chỉ trong lý thuyết là chính. Một số nhà quản lý giáo
dục và giáo viên vẫn còn thỏa hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng
tiêu cực. Nạn chạy trường, chạy lớp, cố tìm cách đạt tỉ lệ cao trong các kì thi
tốt nghiệp, kì thi học sinh giỏi, nạn mua bằng cấp để thăng quan, tiến chức,
đã diễn ra ở khá nhiều đối tượng và kết quả đã tạo ra cho xã hội những con
người không trung thực về mọi phương diện. Điều đó, đã gây ra nhiều lãng phí
trong giáo dục: Lãng phí về thời gian học tập của học sinh, lãng phí về tiền bạc
của phụ huynh, lãng phí về công sức của thầy, cô và lãng phí về nguồn lực của
xã hội.
Để nhanh chóng khắc phục những tiêu cực trong giáo dục, ngày 31
tháng 07 và ngày 01 tháng 08 năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức
Hội nghị tổng kết năm học 2005 – 2006 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong năm
học 2006 – 2007. Tại Hội nghị này, những yếu kém, bất cập của ngành Giáo
dục đã được đưa ra phân tích và bàn thảo, tìm ra giải pháp nhằm chấn hưng
Trang 21
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
nền giáo dục nước nhà. Trong đó, cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” được xem là giải pháp mang
tính đột phá, cần được tổ chức, triển khai thực hiện sâu rộng, mạnh mẽ ở các
trường học trong từng địa phương.
Để thực hiện theo cuộc vận động này, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
đã có Chỉ thị 16/2006/CT – UBND và chỉ đạo thực hiện ở các huyện. Huởng
ứng Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 22 tháng 09 năm 2006, Ủy ban
nhân dân huyện An Phú đã ban hành Quyết định số 2474/QĐ – UBND về việc
thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”. Sau đó phòng Giáo dục huyện An Phú đã tổ
chức triển khai thực hiện mạnh mẽ ở 35 trường Tiểu học, 13 trường Trung học
cơ sở và 4 trường Trung học phổ thông [9; 13].
Thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” là nhiệm vụ của toàn xã hội, của cả hệ thống chính
trị nhưng trước hết là của đội ngũ giáo viên. Do đó, đội ngũ giáo viên phổ
thông của huyện An Phú đã có sự quyết tâm rất cao, nâng cao tự chủ của bản
thân trong các tiết dạy, làm sao để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao, giúp học
sinh hiểu bài nhiều hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức, đảm bảo cho việc làm
các bài kiểm tra đạt chất lượng. Mặt khác, để đảm bảo cho các bài kiểm tra, bài
thi của học sinh thật sự đạt hiệu quả, giáo viên trong Huyện đã có biện pháp ra
đề kiểm tra, đề thi phù hợp, không quá khó nhưng cũng không quá dễ, đã thật
sự nghiêm khắc trong việc gác kiểm tra, gác thi cũng như trong công tác cho
điểm, đảm bảo cho điểm đúng với thực lực của học sinh.
Để đánh giá đúng kết quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên và kết quả
học tập của học sinh, phòng Giáo dục huyện An Phú đã đưa ra nhiều biện pháp
thực hiện. Trước hết, phòng Giáo dục đã thành lập những đoàn thanh tra ở các
trường và ở các bậc học. Năm học 2002 – 2003, phòng Giáo dục Huyện đã tiến
hành thanh tra toàn diện giáo viên ở một số trường Tiểu học, Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông thuộc 4 xã: Vĩnh Lộc, Quốc Thái, Phú Hội, Phước
Hưng. Kết quả có 5 giáo viên đạt loại tốt, 37 giáo viên đạt loại khá, 28 giáo
viên đạt yêu cầu, 3 giáo viên chưa đạt yêu cầu [5; 7]. Đến năm học 2006 –
2007, phòng Giáo dục tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra toàn diện giáo viên
ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Kết quả có 5 giáo viên đạt loại tốt, 40 giáo
viên đạt loại khá và 55 giáo viên đạt yêu cầu trong tổng số 100 giáo viên được
thanh tra [9; 13].
Trang 22
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
Qua một năm thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, với sự hưởng ứng tích cực của toàn
thể nhân dân trong Huyện, nhất là sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ giáo viên,
đã giúp cho ngành giáo dục phổ thông của Huyện phát hiện được một số tiêu
cực trong thi cử ở trường Trung học cơ sở Vĩnh Hội Đông (trong công tác phổ
cập); phát hiện vi phạm chuyên môn ở trường Trung học cơ sở Vĩnh Lộc; Phát
hiện vi phạm đạo đức nhà giáo ở các trường Tiểu học: “B” Khánh An, “C”
Quốc Thái, “A” Nhơn Hội, “B” Đa Phước, “A” Long Bình [9; 15]. Mặt khác,
kết quả tốt nghiệp của học sinh được đánh giá đúng thực chất hơn. Trong năm
học này, tỉ lệ tốt nghiệp bậc Tiểu học đạt 91,28%, bậc Trung học cơ sở đạt
89,80%, bậc Trung học phổ thông đạt 86,06% [9; 11]. Kết quả này là thấp hơn
so với năm học 2001 – 2002 (bậc Tiểu học đạt 99,78%, bậc Trung học cơ sở
đạt 88,88%, bậc Trung học phổ thông đạt 86,08%) [4; 27 - 29] nhưng điều đó
không có gì là đáng lo ngại. Bởi vì, đây là sự đánh giá đúng chất lượng.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú góp phần giáo dục,
nâng cao đạo đức, lối sống cho học sinh.
Trong xu thế phát triển chung hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức, lối
sống cho con người, nhất là cho tầng lớp thanh, thiếu niên là một điều rất quan
trọng. Bởi trên thực tế, vẫn còn rất nhiều bộ phận thanh, thiếu niên trong đó, có
học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, lối
sống thực dụng, thiếu hoài bão cho tương lai của bản thân và đất nước.
Đạo đức, lối sống là cái cốt, là yếu tố không thể thiếu được ở mỗi con
người. Hồ Chí Minh đã dạy: Con người phải có đức và tài, lấy đức làm gốc.
Đối với học sinh phổ thông, đạo đức, lối sống cũng cần phải được xem là gốc
để hình thành những năng lực, những thói quen tốt. Để nâng cao, giáo dục đạo
đức, lối sống lành mạnh cho học sinh không phải là một việc của riêng ai mà là
của toàn xã hội, của từng gia đình, nhà trường, nhưng điều quan trọng hơn ai
hết chính là vai trò của các thầy, cô giáo dạy ở trường phổ thông. Chính các
thầy, cô giáo đã dạy cho các em học sinh những điều hay, lẽ phải, cách đối xử
với bạn bè, thầy, cô, cha, mẹ và những người xung quanh, dạy cho các em biết
giúp đỡ mọi người, không nên làm những việc xấu, những việc có hại cho
người khác. Từ đó, dần dần hình thành nên những thói quen sống có đạo đức
cho học sinh, hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp.
Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông ở huyện An
Phú, tỉnh An Giang là rất quan trọng. Bởi huyện An Phú, phần lớn học sinh là
Trang 23
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
con em ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Một bộ phận học sinh trong
huyện chưa được sự giáo dục chu đáo của các bậc phụ huynh. Chính vì thế, để
nâng cao ý thức đạo đức cho các em, hướng cho các em có lối sống lành mạnh
thì rất cần đến vai trò to lớn của đội ngũ giáo viên.
Giáo viên phổ thông trong Huyện đã thực hiện việc giáo dục đạo đức,
lối sống cho học sinh, nhất là cho học sinh Tiểu học thông qua việc lồng ghép
vào trong các tiết dạy trên lớp, qua các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt chủ
nhiệmbằng nhiều hình thức dùng lý lẽ để giảng dạy cho các em hiểu được
thế nào là đúng, là lẽ phải; kể cho học sinh nghe những mẩu chuyện hay có ý
nghĩa giáo dục; bằng những hành vi tốt đẹp của bản thân như quan tâm giúp đỡ
học sinh nghèo, tận tình giảng dạy và thầy, cô luôn là những tấm gương sáng
cho học sinh noi theo.
Ngoài ra, đối với học sinh ở các bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông, việc nâng cao đạo đức, lối sống còn thông giáo dục pháp luật, giáo dục
thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục thể chất, giáo dục môi trường, giáo
dục lao động, đặc biệt là giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân
tộc. Từ đó, giúp học sinh có ý thức rèn luyện về hạnh kiểm, chấp hành tốt nội
quy của nhà trường, đại bộ phận học sinh đã tỏ ra chăm ngoan, có thói quen lễ
phép, có lối sống lành mạnh, hành vi văn minh, có ý thức phòng chống các tệ
nạn xã hội như ma túy, AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Tỉ lệ học sinh có hạnh
kiểm khá, tốt rất cao. Cụ thể:
Năm học
Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt (%)
Bậc Tiểu học Bậc Trung học cơ sở
Bâc Trung học phổ
thông
2001 - 2002 100 98,44 95,08
2003 - 2004 100 97,15 92,21
2006 - 2007 100 96,95 84,71
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú).
Qua kết quả về hạnh kiểm trên, nhận thấy vai trò của đội ngũ giáo viên
phổ thông huyện An Phú là rất lớn, họ không chỉ truyền thụ cho học sinh
những kiến thức phổ thông một cách đơn thuần. Mà họ còn có vai trò to lớn
Trang 24
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
trong việc giáo dục, nâng cao đạo đức, lối sống cho học sinh, hướng các em trở
thành người “vừa hồng”, “vừa chuyên”.
2.2.3. Đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú không ngừng đổi
mới nội dung và phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục.
Ngày nay, với xu thế phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học và
công nghệ, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đối với sự nghiệp
phát triển của mỗi quốc gia. Điều đó đã đặt ra thách thức đối với ngành Giáo
dục là phải phát huy vai trò mới trong kỉ nguyên trí tuệ, nhằm tạo ra nguồn
nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Một
trong những vai trò mới, quan trọng mà ngành Giáo dục cần phát huy hiện nay
là việc đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Phương pháp
giảng dạy truyền thống phải được thay thế bằng phương pháp dạy học mới, tức
là đòi hỏi cả thầy và trò cùng khám phá kiến thức, cùng tìm tòi cái mới được
hỗ trợ bởi các phương tiện dạy học hiện đại mà khoa học và công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin đem lại.
Trong giáo dục phổ thông, phương pháp giảng dạy là điều kiện cần
thiết, là phương tiện quan trọng để người giáo viên thực hiện vai trò của mình
trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm vững, nắm
chắc những nội dung quan trọng của bài học, có kĩ năng liên hệ thực tế và có
nhận thức đúng đắn sau mỗi tiết học.
Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, phương pháp phát huy vai
trò chủ động của học sinh, phương pháp lấy người học làm trung tâm là việc
làm vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy chất lượng học tập cũng như chất lượng
rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Từ năm 2001, phòng Giáo dục huyện
An Phú đã thực hiện việc cải tiến phương pháp giảng dạy, hạn chế tình trạng
dạy thuyết giảng, đọc chép đơn thuần mà thay vào đó các phương pháp dạy
học lấy học sinh làm trung tâm, hình thành năng lực tự học, tích cực hóa và
chủ động hóa hoạt động học tập của học sinh.
Trong năm học 2002 – 2003, phòng Giáo dục Huyện tiếp tục quan tâm
thực hiện khá triệt để việc cải tiến phương pháp giảng dạy cho giáo viên, nhờ
đó mà chất lượng học tập của học sinh đã có những bước chuyển biến tích cực.
Ở bậc Trung học cơ sở, số học sinh yếu kém đã có chiều hướng giảm, số học
Trang 25
Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh
sinh khá giỏi tăng lên. Với tổng số 11.060 học sinh, tỉ lệ đạt loại giỏi 18,37%,
khá là 36,88%, trung bình là 36,94%, yếu là 6,87%, kém là 0,34% [5; 5].
Việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã được ngành Giáo
dục Huyện quan tâm đẩy mạnh hơn nữa trong năm học 2005 – 2006 và 2006 –
2007, tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, yêu cầu giáo viên sử dụng tốt đồ
dùng dạy học, đẩy mạnh các hoạt động thực hành thí nghiệm. Giáo viên có cố
gắng thực hiện giảng dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, dạy đủ
và đúng theo phân phối chương trình. Ngoài ra, Huyện đã đẩy mạnh phát triển
Tin học trong nhà trường nhằm phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và
học sinh. Tính đến năm học 2006 - 2007, toàn Huyện có 51 bộ máy vi tính
được cấp phát về các trường, đa số giáo viên của huyện đã cơ bản sử dụng
được máy vi tính để phục vụ cho việc soạn giảng hoặc lên lớp giảng dạy (nhất
là ở môn Tin học) [7; 12].
Đi đôi với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phòng Giáo dục Huyện
An Phú đã tổ chức, triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông, tổ chức bồi dưỡng thay sách cho giáo viên giảng dạy ở các bậc học.
Năm học 2002 – 2003, Huyện đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên thay
sách lớp 1. Để đáp ứng cho việc giảng dạy tốt chương trình thay sách, ngay
trong hè theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang, phòng Giáo
dục đã tiến hành mở 3 lớp bồi dưỡng thay sách lớp. Toàn Huyện có tổng số là
257 giáo viên được học lớp bồi dưỡng, trong đó: Lớp An Phú 1 là 82 giáo viên,
lớp An Phú 2 là 83 giáo viên, lớp An Phú 3 là 92 giáo viên [8; 31]. Nhìn
chung, giáo viên bước đầu nắm được nội dung và ra sức tham gia cải tiến
trương trình mới một cách có hệ thống [5; 4].
Năm học 2003 – 2004, Huyện tiếp tục thực hiện việc bồi dưỡng thay
sách cho giáo viên ở các khối lớp 1, 2 và 6, 7. Đội ngũ giáo viên của Huyện đã
tham gia tích cực học tập, nắm vững các phương pháp dạy học mới, từ đó tổ
chức soạn giảng cho phù hợp làm cho chất lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1283.pdf