Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TRÍ THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 7

1.1. Trí thức và vai trò của trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7

1.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình và yêu cầu đối với đội ngũ trí thức của tỉnh 37

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 56

2.1. Thực trạng vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình 56

2.2. Một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 89

KẾT LUẬN 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

PHỤ LỤC 119

MỞ ĐẦU

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đội ngũ trí thức Quảng Bình hiện nay, tuy vậy không phải là tất cả mà chỉ giới hạn ở một bộ phận cơ bản thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh. Đó là trí thức trong các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành kinh tế thuộc thành phần kinh tế nhà nước, các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong toàn tỉnh. Sở dĩ như vậy là vì, trong nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chấp hành, cơ quan trực tiếp triển khai và thực hiện những nhiệm vụ, những chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và là tổ chức có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Bình luôn xác định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, phát triển kinh tế nhà nước trên cơ sở hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, cho nên trí thức thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh - đội ngũ trí thức nhà nước tỉnh Quảng Bình chiếm số đông và là lực lượng cơ bản có nhiệm vụ không chỉ thúc đẩy kinh tế nhà nước phát triển mà còn tham gia hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cho các thành phần kinh tế phi nhà nước khác. Mặt khác, trên thực tế, nói tới đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình và vai trò của đội ngũ này đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là người ta đề cập đến đội ngũ trí thức nhà nước, các cán bộ khoa học, các công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước, bởi vì lực lượng này hiện nay chiếm đến trên 80% trong toàn bộ những người được coi là trí thức của tỉnh. Không tính bộ phận trí thức của tỉnh nhưng tham gia trong các lực lượng vũ trang như quân đội, công an, hay một số tổ chức thuộc ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn và một số lãnh đạo cấp tỉnh nằm trong Thường vụ Tỉnh uỷ do Trung ương quản lý, bộ phận còn lại khoảng gần 20%, trong đó gồm một bộ phận là công chức, viên chức công tác tại các cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện như các ban thuộc Tỉnh uỷ, huyện uỷ, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố…, chiếm khoảng 11,6%. Số còn lại không đáng kể vì quá ít lại phân bố trong các thành phần kinh tế khác như: Thành phần kinh tế tập thể: 6,2 %; thành phần kinh tế tư nhân khoảng 1,4 %; Các thành phần kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 0,8%. Hơn nữa, ảnh hưởng của bộ phận trí thức tham gia trong các thành phần kinh tế này không lớn, chưa nói là còn ít nhiều hạn chế, nếu phát huy được thì cũng chủ yếu làm lợi cho tư nhân, tư bản và cho chính bản thân họ. Hiện nay, theo số liệu tổng hợp báo cáo mới nhất của Sở Nội vụ Quảng Bình thì đến cuối năm 2008 nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên tăng rõ rệt. Tính riêng đội ngũ cán bộ trí thức do Sở Nội vụ trực tiếp quản lý thì đã có đến 6.403 người có trình độ đại học, trong đó công chức có 1.086 người, viên chức sự nghiệp có 5.317 người. Trình độ thạc sĩ có 324 người, trong đó công chức có 74 người, viên chức sự nghiệp có 250 người. Trình độ tiến sĩ có 18 người, trong đó công chức có 06 người, viên chức 12 người. Như vậy, đội ngũ trí thức do ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và sử dụng trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay có tổng số là 6.745 người (xem phụ lục1). 2.1.1.2. Về cơ cấu Khi nghiên cứu về cơ cấu đội ngũ trí thức chúng ta có thể xem xét dưới nhiều góc độ, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, có thể là về cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo giới tính, có thể là cơ cấu theo ngành nghề mà trí thức tham gia trên cơ sở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đề tài này đề cập đến vai trò của đội ngũ trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Quảng Bình nên chỉ đề cập đến cơ cấu theo ngành nghề mà trí thức tham gia. Về vấn đề này trong đội ngũ trí thức Quảng Bình nổi lên mấy điểm sau: Thứ nhất: Về cơ bản cơ cấu của đội ngũ trí thức của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực theo hướng càng ngày càng hợp lý hơn, chú trọng nhiều đến chuyên môn hơn. Trước đây, trong một thời gian khá dài do thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao nên những người tốt nghiệp đại học trở lên được các cấp có thẩm quyền bố trí phân công công tác theo nhu cầu cán bộ mà ít quan tâm đến chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo. Thậm chí có nhiều người được bố trí công tác vào những lĩnh vực trái ngược, hoặc không phù hợp với chuyên môn, dẫn tới hậu quả là người được “trọng dụng” không phát huy được khả năng và sở học của mình, việc đóng góp cho xã hội hạn chế. Rút kinh nghiệm từ cách làm trên, đồng thời do đòi hỏi của thực tiễn nên nhiều năm qua ở Quảng Bình công tác tuyển chọn và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đó có đội ngũ trí thức đã được chính quyền tỉnh, huyện đặc biệt quan tâm. Công tác này đã chú trọng vào lựa chọn và bố trí những người có trình độ từ đại học trở lên tham gia vào các lĩnh vực, các ngành nghề mà tỉnh đang cần, đang thiếu và yếu, đặc biệt là các lĩnh vực hoạt động kinh tế. ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chọn lựa cán bộ, chuyên viên, công chức, viên chức cấp tỉnh và giao quyền cho ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được lựa chọn và bố trí sử dụng trí thức theo nhu cầu của địa phương. Nhờ vậy mà các nơi đã có được sự chủ động, đã tạo ra được những chuyển biến tích cực trong cơ cấu về nghề nghiệp của trí thức. Đội ngũ trí thức được bố trí sử dụng ngày càng hợp lý hơn theo trình độ chuyên môn nghề nghiệp và đã phần nào phát huy được một cách tích cực vai trò của mình trong vị trí được phân công, yên tâm công tác và có những đóng góp đáng kể cho cơ quan đơn vị nói riêng và cho sự phát triển của tỉnh trên mọi mặt hoạt động nói chung. Thứ hai: Bên cạnh những mặt hợp lý nêu trên, trong cơ cấu đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất hợp lý, còn mất cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực. Trong tổng số lao động trí thức nói trên, bộ phận trí thức là công chức có 1.166 người, chiếm 17,2%, bộ phận trí thức là viên chức sự nghiệp có 5.579 người, chiếm 82,7%. Trong đó chỉ có một số ít giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, còn lại đều hoạt động chuyên môn, lao động trong các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau. Xem qua tỷ lệ trên chúng ta có cảm giác có sự hợp lý trong cơ cấu của đội ngũ trí thức, tuy vậy khi nghiên cứu kỹ trên thực tế mới thấy được những điểm chưa ổn. Bộ phận trí thức là công chức tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng bản thân nó bên trong có vấn đề. Bộ phận này công tác trong các cơ quan quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực và làm công tác hành chính, sự vụ, bàn giấy là chủ yếu, chỉ một số ít không đáng kể trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh. Trí thức là viên chức sự nghiệp hoạt động trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế tuy có số lượng lớn, chiếm tỷ lệ khá cao nhưng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, đặc biệt chiếm số lượng lớn trong ngành giáo dục - đào tạo và ngành y tế. Kể cả bộ phận trí thức có trình độ cao, chuyên môn vững từ thạc sĩ trở lên cũng chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chẳng hạn, trong số 18 tiến sĩ hiện có thì ở Trường Đại học Quảng Bình đã có đến 12 người, sở Giáo dục và Đào tạo 1 người, còn lại 5 người đều giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý ở một số đơn vị khác. Trong tổng số 324 thạc sĩ thì thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo có 130 người, Sở Y Tế 75 người, Đại học Quảng Bình 57 người, chiếm trên 2/3. ở các huyện, thành phố số lượng viên chức trí thức khá lớn nhưng cũng chủ yếu tập trung trong ngành giáo dục và y tế, một bộ phận còn lại tham gia trong các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Điều đó cho thấy, rõ ràng là trong cơ cấu theo ngành nghề của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình hiện nay đang thiếu sự cân đối. Đội ngũ trí thức của tỉnh chủ yếu làm việc trong các cơ quan nhà nước và tập trung ở khu vực hành chính sự nghiệp. Trong các ngành kinh tế, sản xuất kinh doanh được coi là mũi nhọn, thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch trí thức tham gia với số lượng hết sức hạn chế. Chẳng hạn như ở các đơn vị thuộc các Sở: Xây dựng, Công thương, Giao thông - Vận tải, Ban quản lý các khu công nghiệp và nhiều đơn vị kinh tế khác số lượng trí thức có chuyên môn về khoa học, kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh có thể đếm được trên đầu ngón tay. Ngay như trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn lẽ ra đội ngũ trí thức chiếm số đông nhưng trên thực tế cũng còn ít. Số trí thức do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cũng chỉ có 204 công chức và 70 viên chức, trong đó một số không có chuyên môn phù hợp, trong lúc nông nghiệp và nông thôn hiện nay rất nhiều ngành nghề và cần nhiều kỹ sư chuyên môn, chuyên gia kinh tế, nhà khoa học. Thứ ba: Cơ cấu đội ngũ trí thức giữa các ngành chuyển dịch chậm, bộ phận trí thức bậc cao trong các ngành kinh tế còn thiếu trầm trọng Chủ trương của tỉnh đề ra từ năm 2001 là trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010 tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng nhanh nguồn lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi cho các lĩnh vực được coi là thế mạnh kinh tế của tỉnh như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, du lịch, hạn chế gia tăng nguồn lực lao động ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Song song với chủ trương đó là chủ trương “tinh giản” biên chế trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị làm công ăn lương. Trên thực tế các chủ trương này đã được thực hiện nhưng diễn biến chậm. Lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn luôn được gia tăng hàng năm, lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp đã có dấu hiệu giảm. Tuy vậy việc tăng, giảm này còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cơ quan, đơn vị biến tướng hình thức giảm biên chế sang tăng hợp đồng lao động, nghĩa là lao động trong biên chế thì giảm nhưng kỳ thực số lao động không giảm mà lại tăng do chỗ cho phép lao động được tham gia hợp đồng có bảo hiểm và dần dần hợp lý hoá vào biên chế nhà nước. Phần nhiều những trường hợp này đều là do những lý do nhạy cảm, tế nhị trong quan hệ công việc giữa một bộ phận cán bộ có quyền chức, hoặc là do nể nang, do ưu tiên con em trong ngành….Thực tế cho thấy, sự gia tăng nguồn lực lao động trong các ngành kinh tế là sự tăng thêm lao động phổ thông, lao động kỹ thuật có tay nghề trung bình theo hướng hợp đồng, còn lao động trí thức tăng không đáng kể. Ngược lại, trong khu vực hành chính, sự nghiệp nguồn lao động trí thức lại có xu hướng “phình ra” theo dạng hợp đồng. Trí thức đại học xuất hiện trên bàn giấy của các cơ quan hành chính ngày càng nhiều, đội ngũ trí thức trong lĩnh vực giáo dục luôn được bổ sung với số lượng vượt quá nhu cầu thực tế, dẫn tới hiện trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, đặc biệt là “thợ” bậc cao, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ đại học trở lên. Nhiều ngành nghề kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, du lịch hiện cần rất nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cao, đặc biệt là những chuyên gia đầu đàn về khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, hoá thực phẩm, công nghệ khai thác và chế biến nông - lâm - thuỷ, hải sản…nhưng hiện nay nguồn lực này quả nhiên đang rất khan hiếm. 2.1.1.3. Về chất lượng Qua việc phân tích về tình hình số lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình phần nào làm rõ được chất lượng của nguồn lực quan trọng này. Tuy vậy, chất lượng của đội ngũ trí thức là một vấn đề mang tính trừu tượng, không thể đánh giá chỉ dựa trên tiêu chí bằng cấp và sở học mà còn nhiều yếu tố khác, như: kết quả mà họ làm ra, những đóng góp của họ cho xã hội, khả năng mà họ có thể đáp ứng được những yêu cầu, những đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.v.v...Chất lượng của trí thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Điều kiện và môi trường họ được đào tạo; thái độ của chủ thể sử dụng trí thức, hệ tư tưởng mà họ theo đuổi, sự quan tâm và nhu cầu của xã hội đối với họ; tâm lý và xu hướng xã hội mà họ chịu ảnh hưởng, và.v.v… Nói như vậy nhưng trước hết chất lượng của trí thức phải được đánh giá bằng trình độ chuyên môn được đào tạo của họ, bởi vì đây là tiêu chí đầu tiên của xã hội, do xã hội quy định. Nếu như theo cách quan niệm trước đây, coi người có trình độ cao đẳng trở lên là trí thức thì con số đó của tỉnh lớn hơn nhiều, khoảng trên 16.500 người. Hiện nay, việc coi người có trình độ từ đại học trở lên là trí thức cũng là một cách để đề cao yêu cầu về chất lượng của trí thức hơn, đồng thời cũng phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy đội ngũ trí thức của tỉnh tỉnh Bình có số lượng và chất lượng tương đối thích ứng với điều kiện hiện tại của tỉnh, bước đầu phần nào đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và trên thực tế họ đã đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy vậy, nếu xét về mặt chất lượng thì trong đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay đang còn nhiều vấn đề phải bàn. Đội ngũ trí thức có trình độ đại học ở Quảng Bình hiện nay được đào tạo từ 3 nguồn cơ bản: Đào tạo chính quy tập trung tại các trường đại học trong nước của Trung ương và của khu vực; Đào tạo tại chức tại Quảng Bình trên cơ sở liên kết với các trường đại học khu vực như Đại học Huế, Đà Nẵng, Vinh và một số trường ở Hà Nội; Đào tạo từ xa. Trong số đó, một số không ít được đào tạo liên thông từ cao đẳng lên, một số chuẩn hoá từ trình độ cao đẳng. Chính vì lẽ đó, chất lượng chuyên môn không đồng đều, chưa nói là một bộ phận tuy có bằng cấp nhưng việc học thiếu thực chất, học theo kiểu thị trường nên chất lượng không đảm bảo. Đặc biệt là số tham gia học tại chức, học từ xa điều chắc chắn không thể tránh khỏi hạn chế này bởi ngay từ khâu tuyển sinh đã tỏ ra có sự dễ dãi. Có những kỳ tuyển sinh mà bất cứ ai đăng ký dự thi đều có thể đậu, chưa kể đến trong quá trình đào tạo nhiều nơi, nhiều lúc khâu quản lý còn hết sức lỏng lẻo, đào tạo chưa đảm bảo thời gian và quy trình, chưa gắn được lý luận với thực tiễn. Hiện tượng bằng thật nhưng kiến thức “dởm’ thường phát sinh từ các loại hình đào tạo này. Hiện nay chưa thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn bộ phận trí thức được đào tạo, chuẩn hoá theo các loại hình đào tạo nói trên chắc chắn không phải là ít, và con số đó sẽ còn tiếp tục được bổ sung hàng năm. Một điểm nữa là, số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương còn ít. Với 254 thạc sĩ, 18 tiến sĩ ( nếu tính cả đội ngũ trí thức không thuộc diện ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đang công tác trong các cơ quan Đảng, đoàn thể và bệnh viện Cu Ba - Đồng Hới do Bộ Y tế quản lý là 355 thạc sĩ và tương đương, 22 tiến sĩ và tương đương) trên tổng số 458.589 lao động và tổng dân số 857.818 người là con số còn khiêm tốn. Con số này không chỉ phản ánh nguồn lực lao động trí tuệ chất lượng cao của Quảng Bình hiện tại còn ít về số lượng mà còn phản ánh chất lượng trí thức của tỉnh còn hạn chế. Chưa nói là nếu đi vào thực chất vấn đề thì đa số các thạc sĩ, tiến sĩ đều có chuyên môn về các khoa học cơ bản, khoa học lý thuyết, khoa học chính trị, khoa học sư phạm như: văn học, sử học, toán học.v.v…, các bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, và thường được bố trí hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội. Bộ phận trí thức có trình độ này nhưng thuộc các chuyên môn về khoa học - kỹ thuật, khoa học - công nghệ để có thể trực tiếp phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất ít ỏi, hơn nữa, điều kiện, môi trường làm việc cũng chưa đảm bảo để họ phát huy. Có thể nói chất lượng chuyên môn của đội ngũ trí thức của tỉnh còn chưa cao và chưa đồng đều giữa các ngành nghề, các lĩnh vực. Ngoài trình độ chuyên môn ra, chất lượng của trí thức còn được đánh giá ở các khía cạnh khác như trình độ lý luận chính trị, lý luận quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học. Cũng theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình thì trong nhiều năm qua nhờ sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nhiều cán bộ, công chức, viên chức được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, lý luận về quản lý nhà nước, nâng cấp trình độ tin học và ngoại ngữ. Hiện nay trong tổng số trí thức nói trên, về trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 399 người, trung cấp có 1.188 người; về trình độ ngoại ngữ: Đại học có 677 người, chứng chỉ A trở lên có 5.118 người; về trình độ tin học: Đại học có 287 người, chứng chỉ A văn phòng trở lên có 6.458 người. Trên 50% đã được đào tạo chương trình lý luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Ngoài ra trí thức là công chức, viên chức hàng năm được lựa chọn tạo điều kiện học tập thi nâng ngạch, nâng bậc. Hiện nay trong đội ngũ trí thức đã có 5 chuyên viên cao cấp và tương đương, 346 chuyên viên chính và tương đương, còn lại 8.822 người là chuyên viên và tương đương công tác trong mọi lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh. (xem phụ lục2) Mặc dù có một số hạn chế nhất định về chất lượng chuyên môn nhưng nhờ được bổ sung kịp thời về các chuẩn khác như đã nêu nên đội ngũ trí thức Quảng Bình được nâng cao thêm nhận thức về các vấn đề về chính trị, xã hội, về khả năng tiến hành công việc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, về cách thức và phương pháp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, tham mưu, tư vấn, phản biện, về việc sử dụng và khai thác công nghệ tin học.v.v… Đồng thời, kinh qua hoạt động thực tiễn chất lượng mọi mặt của đội ngũ trí thức được nâng lên nhiều. Trước mắt đáp ứng được những yêu cầu mà sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh đặt ra. Tóm lại, có thể nói, sự vận động, phát triển của đội ngũ trí thức chịu sự quy định của các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Do vậy, việc nắm vững thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ trí thức của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc đưa ra chủ trương, chính sách và các giải pháp nhằm xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ này được chính xác, hiệu quả, tránh rơi vào chủ quan, duy ý chí, giáo điều dẫn đến hiện tượng vừa lãng phí chất xám, vừa không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. 2.1.2. Những đóng góp và hạn chế của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong việc thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh 2.1.2.1. Những đóng góp cơ bản Với vai trò quan trọng của mình, trong nhiều năm qua đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ do Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh đề ra trong từng thời kỳ. Dưới đây là một số đóng góp cơ bản và rõ nét nhất mà đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình đã thực hiện được: Thứ nhất: Trong việc tiếp thu và truyền bá tri thức phục vụ tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trước hết, cũng như trí thức Việt Nam nói chung, đội ngũ trí thức Quảng Bình được đề cập trong luận văn này là lực lượng có đóng góp quan trọng trong việc tiếp thu và truyền bá những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lao động và quảng đại quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là những vấn đề liên quan đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều năm qua, được sự quan tâm chăm sóc và rèn luyện của các cấp uỷ Đảng và chính quyền đội ngũ trí thức của tỉnh không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Trong đó phải nói đến sự vững vàng về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, tinh thần giác ngộ giai cấp. Đại bộ phận trí thức Quảng Bình tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhà nước và nhân dân và do vậy trung thành với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và luôn có ý tưởng phấn đấu xây dựng quê hương giàu mạnh. Nhờ có được những phẩm chất trên, cộng với năng lực trí tuệ đã được đào tạo nên trí thức Quảng Bình tiếp thu nhanh được những chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở Trung ương và địa phương mà không gặp một cản trở nào. Đặc biệt, những quan điểm, chủ trương, đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và các quyết sách liên quan đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhà nước, của tỉnh được nêu trong các văn kiện của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh, hay trong các văn bản quản lý nhà nước của Trung ương, của tỉnh là những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc không phải ai cũng dễ dàng tiếp thu được, kể cả một bộ phận cán bộ, đảng viên. Với vai trò của mình, một bộ phận trí thức ưu tú là lãnh đạo, quản lý trong đội ngũ trí thức Quảng Bình đã nắm bắt tinh thần các văn bản, các vấn đề lý luận nêu trên để từ đó thông qua hoạt động của mình truyền bá một cách chính xác và kịp thời ra toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quảng đại quần chúng nhân dân. Đồng thời, với tư cách là lực lượng thừa hành, chấp hành, đội ngũ này không chỉ truyền bá các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước bằng lời nói mà còn bằng việc làm. Đó là trực tiếp triển khai thực hiện một cách cụ thể tại các cơ quan, đơn vị, đưa lý luận vào thực tiễn, biến lý luận thành hành động thực tiễn. Cũng chính qua hoạt động này mà các vấn đề lý luận nêu trên được chứng minh, được làm sáng tỏ, làm cho mọi người hiểu rõ hơn, nhận thức được một cách sâu sắc hơn, từ đó nó được nhân rộng, lan toả và phổ biến mạnh mẽ ra đời sống xã hội. Cho đến nay, đại đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lao động và nhân dân trong tỉnh hiểu được chủ trương, đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn và là một tất yếu, từ đó phấn khởi, tin tưởng và cùng quyết tâm nỗ lực thực hiện thành công sự nghiệp này. Kết quả đó đã phần nào phản ánh đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức của tỉnh trong việc tiếp thu và truyền bá tri thức. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, cùng với việc làm trên, một bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức yêu Bình còn có vai trò to lớn trong việc truyền bá tri thức thông qua hoạt động đào tạo nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh hiện nay. Như trước đây đã phân tích, trong đội ngũ trí thức của Quảng Bình trí thức thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm một số lượng đông đảo hơn cả và có chất lượng vượt trội. Với một lực lượng khá đông, đội ngũ trí thức ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục nâng cao trình độ dân trí, hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng cách mạng, trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, học viên, sinh viên, học sinh và công nhân; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên địa bàn tỉnh cho nhiều thế hệ, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của tỉnh. Trong nhiều năm qua, thực hiện Chỉ thị 40 CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" và các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh uỷ, ủy ban nhân dân tỉnh về đổi mới giáo dục, đội ngũ trí thức ngành giáo dục và đào tạo Quảng Bình đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhờ chú trọng thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục và dạy nghề các cấp học và trình độ đào tạo, đồng thời đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, tăng cường thực hành, kỹ năng vận dụng, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học nên chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo ngày một nâng cao. Đóng góp của đội ngũ trí thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh ngày càng một lớn hơn, vai trò của họ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những đóng góp to lớn đó được thể hiện qua chất lượng, kết quả giáo dục và đào tạo hàng năm của của các bậc học ngày càng tăng. Mặt bằng dân trí không ngừng được cải thiện, nạn mù chữ đã được xoá bỏ, 100% số xã được phổ cập giáo dục tiểu học, 98% số xã được phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 50% số xã được phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Đặc biệt, trong đào tạo nghề, đã thực hiện đa dạng hoá các phương thức dạy nghề, nâng tỉ lệ người lao động qua đào tạo lên 27,5%, trong đó qua đào tạo nghề là 14,2%. Quy mô giáo dục đại học ở Trường Đại học Quảng Bình được chú trọng phát triển trên cơ sở đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao, phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế hội nhập toàn cầu. Trường đã góp phần nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học đạt 150/1vạn dân, cung cấp cho tỉnh một nguồn nhân lực đáng kể có trình độ đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến nay, ngành giáo dục và đào tạo Quảng Bình là một trong số tỉnh được Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá có chất lượng cao, phát triển toàn diện với tất cả các hệ đào tạo từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Hàng năm tỷ lệ học sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
Tài liệu liên quan