Luận văn Vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú – từ thực tiễn quận Long Biên

Mở đầu . 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của lực lượng Cảnh sát quản lý

hành chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú . 8

1.1. Khái niệm chung. 8

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành

chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú . 12

1.3. Các yếu tố tác động đến vai trò của lực lượng Cảnh sát quản

lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú . 21

Chương 2: Thực trạng vai trò của lực lượng Cảnh sát quản lý hành

chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú tại quận Long

Biên thành phố Hà Nội . 30

2.1. Các yếu tố tác động đến vai trò quản lý cư trú của lực lượng

Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận

Long Biên thành phố Hà Nội. 30

2.2. Thực trạng công tác quản lý cư trú của lực lượng Cảnh sát

quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Long Biên,

thành phố Hà Nội . 35

2.3. Đánh giá chung . 56

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của lực

lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong

quản lý cư trú tại quận Long Biên thành phố Hà Nội . 66

3.1. Phương hướng nâng cao vai trò của lực lượng cảnh sát quản

lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú . 66

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú – từ thực tiễn quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nơi đăng ký thường trú; hộ, nhân khẩu vắng mặt khỏi nơi đăng ký thường trú (ký hiệu là KT2 đi). *Hộ, nhân khẩu đăng ký tạm trú trong khu vực gồm các loại sau: hộ, nhân khẩu ký thường trú tại các phường khác thuộc địa bàn Hà Nội nhưng thường xuyên đến cư trú tại địa bàn quản lý (ký hiệu là KT2 đến); hộ, nhân khẩu đăng ký thường trú ở tỉnh, thành phố khác đến cư trú ổn định tại địa bàn nhưng chưa đăng ký thường trú (ký hiệu là KT3); hộ, nhân khẩu đăng ký thường trú ở tỉnh, thành phố khác đến cư trú không ổn định tại địa bàn để làm ăn, sinh sống (ký hiệu là KT4); học sinh, sinh viên là nhân khẩu đăng ký thường trú ở tỉnh, thành phố khác về Hà Nội học tập tại các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề,... cư trú trong ký túc xá của nhà trường hoặc hộ nhà dân ở địa bàn khu dân cư; hộ, nhân khẩu gốc Hà Nội chưa đăng ký thường trú; hộ, nhân khẩu sinh sống, làm việc trên sông nước không có nơi cư trú ổn định trên bờ. Người lưu trú trong khu vực. Hộ có nhà cho thuê để ở (cho thuê trọ bình dân), chủ sử dụng lao động phổ thông. Các loại trọng hộ phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội. Trên cơ sở kết quả rà soát danh sách nhân, hộ khẩu cư trú trên địa bàn, đối với các hộ gia đình, CSKV tiến hành các biện pháp để nắm tên chủ hộ, những người trong hộ và mối quan hệ với chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, tạm trú. Đồng thời, lực lượng CSKV cũng tiến hành nắm các điều kiện hoàn cảnh riêng biệt của từng hộ như: hộ nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Thành phố; hộ, nhân khẩu lão thành cách mạng; hộ thương, bệnh binh; hộ, nhân khẩu người Hoa; hộ, nhân khẩu hồi hương từ nước ngoài về; hộ có nhân khẩu là đối tượng có tiền án, tiền sự, đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội; hộ có đối tượng truy nã, truy tìm;... Đối với từng loại 45 nhân khẩu, CSKV đều tiến hành nắm 4 yêu cầu về nhân khẩu, người từ 14 tuổi trở lên: Lai lịch; quan hệ gia đình; quan hệ xã hội; nghề nghiệp; nguồn thu nhập chính; việc thực hiện chính sách pháp luật(trước hết là đối tượng) bổ sung vào hồ sơ hộ khẩu. Để nắm chắc tình hình nhân, hộ khẩu thực tế cư trú trên địa bàn phục vụ kịp thời cho yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, QLHC về ANTT, CSKV đã thường xuyên tiến hành thăm hỏi, kiểm tra, phân loại các hộ, nhân khẩu trên địa bàn; tổ chức vận động phong trào toàn dân tham gia công tác quản lý cư trú mà lực lượng nòng cốt là đội ngũ tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, lực lượng bảo vệ dân phố; thông qua công tác đăng ký thường trú, tạm trú để thiết lập, củng cố, bổ sung các loại hồ sơ, sổ sách về hộ khẩu, nhân khẩu, hệ thống dữ liệu dân cư trên máy tính theo quy định từ đó có các tài liệu về hộ, nhân khẩu; thông qua tổ chức xác minh, trao đổi thông tin, tài liệu về hộ, nhân khẩu với các đơn vị, địa phương, các lực lượng Công an; tăng cường công tác nắm tình hình phục vụ phòng ngừa và trấn áp tội phạm (theo đó mỗi tổ dân phố lập 01 quyển sổ phản ánh tình hình, vụ việc, những thay đổi di biến động nhân khẩu, hộ khẩu, những vấn đề nghi vấn khác do tổ trưởng dân phố giữ, ghi chép hàng ngày, ít nhất 01 tuần/1 lần CSKV phải gặp tổ dân phố trao đổi tình hình và ký xác nhận vào sổ); nhiều Công an phường, đã tích cực, chủ động xây dựng các mô hình, chuyên đề trong công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu ở địa bàn cơ sở; định kỳ hàng tháng, lực lượng CSKV tập hợp tình hình, số liệu hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu (HK15b), định kỳ quý I, III, 6 tháng đầu năm, tổng kết năm báo cáo về tình hình kết quả công tác của CSKV theo mẫu (KV8, KV10) gửi về Công an quận, huyện, thị xã để tổng hợp báo cáo CATP theo quy định; định kỳ tháng 10 hàng năm, CSKV đều tham gia tiến hành tổng kiểm tra định kỳ hộ khẩu theo kế hoạch của Giám đốc CATP. 46 CATP đã ban hành triển khai một số kế hoạch để chỉ đạo lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH điều tra, nắm tình hình về người lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên như kế hoạch quản lý người các tỉnh về cư trú lao động tại Hà Nội; kế hoạch tăng cường công tác nắm tình hình quản lý học sinh, sinh viên tạm trú trên địa bàn thành phố Hà Nội; kế hoạch quản lý hộ có nhà cho thuê trọ bình dân; quy định trách nhiệm trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng; kế hoạch tập trung các biện pháp nghiệp vụ quản lý đối tượng tỉnh ngoài của lực lượng Cảnh sát QLHC Hà Nội;... Với người lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên mới đến địa bàn, CSKV tiến hành hướng dẫn họ khai báo tạm trú, kê khai bản khai nhân khẩu để nắm được sơ bộ về lịch sử bản thân, lý do tạm trú. Hiện nay, Công an các phường, xã, thị trấn đã tổ chức duy trì hoạt động của 1.320 điểm tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng tại các khu dân cư. Đồng thời, CSKV viết phiếu yêu cầu xác minh gửi về Công an phường, thị trấn nơi ở của họ trước khi đến Hà Nội để trao đổi, nắm về nhân thân. Đến nay đã xác minh hai chiều được trên 80% số người lao động ngoại tỉnh trên địa bàn. 50% số này đã có kết quả trả lời, qua đó đã phát hiện hàng trăm đối tượng có tiền án, tiền sự, tệ nạn xã hội hoặc khai báo sai thông tin về địa chỉ gốc. Tiến hành cấp sổ chứng nhận tạm trú cho người nhập cư như: Với các hộ mua nhà tạm trú, Công an phường, thị trấn cấp sổ tạm trú được 70%; với các trường hợp thuê nhà, Công an phường cấp sổ tạm trú được 50%; với các trường hợp là học sinh, sinh viên tạm trú, Công an phường, thị trấn cấp sổ chứng nhận tạm trú được khoảng 90%. Quản lý dân nhập cư thông qua người tổ chức sử dụng lao động, các cơ sở tuyển dụng lao động như: Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ xây dựng, các hộ thuê người giúp việc; phải có trách nhiệm thông báo hoặc xác nhận với Công an phường, thị trấn danh sách 47 những người làm trong cơ sở của mình; có danh sách tạm trú được điều chỉnh biến động thường xuyên; có hợp đồng lao động với người lao động (theo quy định); có cam kết giữ gìn ANTT với Công an phường; với các trường hợp này, CSKV phải lập hồ sơ để quản lý, kết quả đã lập 80% theo yêu cầu. Quản lý người lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên thông qua các hộ có nhà cho thuê trọ, các cơ sở kinh doanh lưu trú: Công an các phường, thị trấn đã tiến hành quản lý về ANTT với trên 25.000 hộ có nhà cho thuê trọ bình dân, chủ các hộ này phải có trách nhiệm trình báo danh sách người thuê nhà, tạm trú, có sổ sách theo dõi người tạm trú, có cam kết về ANTT. Tuy vậy, công tác này kết quả còn hạn chế, nhất là những thay đổi biến động của người thuê nhà không được thông báo kịp thời, Mọi công dân ở tỉnh ngoài khi nghỉ lại qua đêm ở Hà Nội phải khai báo tạm trú, nhưng việc thực hiện qui định này mới đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do sự hiểu biết, ý thức tự giác chấp hành của người đến tạm trú và chủ hộ chưa cao. Cá biệt có một số cố ý không chấp hành. Mức độ xử lý vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, giáo dục; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng Công an chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết, Các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, quần chúng còn cho rằng đây là trách nhiệm của riêng ngành Công an[45, Tr 16]. Đặc biệt, Cảnh sát QLHC về TTXH đã điều tra, nghiên cứu nắm chắc tình hình về các hộ, nhân khẩu hoạt động kinh doanh dịch vụ mà các đối tượng thường lợi dụng để hoạt động phạm tội, còn gọi là “trọng hộ”. Thực tế trong những năm qua, số hộ, nhân khẩu từ tỉnh, thành phố khác đến cư trú ngày càng gia tăng, thường xuyên biến động, nhận thức, chấp hành các quy định trong công tác đăng ký, quản lý tạm trú đối với người sử dụng lao động, cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở cho thuê trọ và người tạm trú còn nhiều hạn chế. Trong khi, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma 48 tuý, công nghệ cao, tệ nạn xã hội, tội phạm cướp tiệm vàng có những diễn biến phức tạp, hoạt động lưu động trên các tuyến, địa bàn, liên kết, móc nối với đối tượng tỉnh ngoài, thuê nhà tạm trú trong các nhà nghỉ, nhà trọ, khu vực giáp ranh phức tạp, thường xuyên thay đổi chỗ ở,... để tụ tập, hoạt động phạm pháp gây khó khăn trong công tác quản lý cư trú. Trước tình hình đó, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý cư trú, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tính chất địa bàn đã xác định các hộ có điều kiện, nguy cơ tội phạm lợi dụng sơ hở để hoạt động phạm pháp (trọng hộ) từ đó tập trung các biện pháp quản lý góp phần vào công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp với các loại tội phạm đảm bảo giữ vững TTATXH trên địa bàn Thủ đô. Cho đến nay, lực lượng CSKV đã thiết lập 100% hồ sơ các loại trọng hộ cần quản lý. Trong năm 2017, đã xảy ra 19 vụ việc VPPL xảy ra, bắt giữ 8 vụ với 6 đối tượng (so với năm 2016 giảm 4 vụ việc VPPL; giảm 3 vụ, với 13 đối tượng); đồng thời phối hợp với công tác quản lý đối tượng đã góp phần bắt giữ nhiều đối tượng đang có biểu hiện hoạt động hiện hành. Lực lượng CSKV đã làm tốt công tác rà soát đưa vào quản lý trọng hộ đã quy định trong kế hoạch góp phần làm giảm tình hình phạm tội nói chung, đối với các trọng hộ nói riêng. Tuy vậy, qua theo dõi ở một số đơn vị nhận thức của lực lượng CSKV về các trọng hộ chưa đầy đủ, đưa vào trọng hộ vẫn tràn lan để tính điểm qua các đợt kiểm tra chất lượng CSKV, hiểu đúng nghĩa hộ độc thân là như thế nào để lập hồ sơ biện pháp phòng ngừa. CSKV phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung những thay đổi biến động của từng trọng hộ, thực hiện nhắc nhở các biện pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất tội phạm lợi dụng để hoạt động,... góp phần giữ vững ANCT, TTATXH trên địa bàn. 2.2.2.3. Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công dân phục vụ quản lý cư trú 49 Tháng 8/2013, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, CATP Hà Nội đã lựa chọn 10 phường trong đó có Công an phường Gia Thụy - Long Biên các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực; có thành phần dân cư đa dạng để thí điểm triển khai việc chuyển đổi quản lý, theo dõi dữ liệu nhân, hộ khẩu từ sổ sách vào quản lý, theo dõi bằng dữ liệu điện tử. Tính đến tháng 4/2014, toàn quận đã lập được 636.432 phiếu thông tin quản lý nhân khẩu (đạt tỷ lệ 68% tổng số nhân khẩu trong diện kê khai); nhập liệu được 687.860 phiếu thông tin vào hệ thống (đạt 89,8%). Hiện nay, công tác này đang được tiếp tục triển khai, hoàn thiện trên tất cả các địa phương trên toàn thành phố. Việc chuyển đổi quản lý, theo dõi dữ liệu dân cư từ sổ sách vào quản lý, theo dõi bằng dữ liệu điện tử đã tạo một bước đột phá trong công tác quản lý dữ liệu dân cư trên địa bàn quận, làm giảm tải và nâng cao hiệu quả công tác quản lý của CSKV. Đồng thời, sau khi hoàn thành việc chuyển đổi, sẽ phục vụ đắc lực cho công tác cải cách hành chính công của Công an quận. Để đảm bảo thông tin được chính xác, không sót lọt, Công an quận tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm kiểm tra, bổ sung các thông tin còn thiếu, chưa chính xác. Qua đó, Công an các phường thành lập các Tổ công tác tiến hành kiểm tra quyết liệt công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông tin còn thiếu, chưa chính xác tại Công an các phường; kê khai, nhập liệu đối với những nhân khẩu mới phát sinh. Kết thúc đợt cao điểm các đơn vị đã bổ sung, nhập liệu 3.903 nhân khẩu mới vào hệ cơ sở dữ liệu dùng chung của quận. Đã bổ sung, điều chỉnh 566.737 thông tin về dân cư. Công an các phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Thạch Bàn đã thu thập, bổ sung 14 trường thông tin còn thiếu được 442.451 phiếu, nhập liệu được 652.728 phiếu vào hệ cơ sở dữ liệu dùng chung của quận. Tính đến ngày 15/6/2018, Công an quận 50 đã nhập được tổng cộng 703.182 phiếu thông tin vào Hệ cơ sở dữ liệu dùng chung của quận. Hàng năm, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã thu thập, bổ sung, xác minh tài liệu hồ sơ hộ khẩu, nhân khẩu; xây dựng hệ thống tàng thư hộ khẩu hay còn gọi là cơ sở dữ liệu về cư trú. Bộ Công an đã tổ chức thực hiện làm công tác đăng ký quản lý hộ khẩu của từng người dân từ khi sinh ra, lớn lên đến lúc chết bởi hệ thống sổ sách, biểu mẫu mà người dân kê khai và báo cáo của lực lượng Công an về di biến động của từng hộ, từng người tại tàng thư hộ khẩu ở cấp huyện. Đến tháng 6 năm 2018, cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân trên phạm vi quận có 1 tàng thư hồ sơ. Số tàng thư đi vào hoạt động nề nếp có hiệu quả tốt là: 14/14 đơn vị. Tổng số hộ đã lập là 14. Hàng năm, việc bổ sung thông tin, tài liệu vào tàng thư hồ sơ đạt tỷ lệ cao. Nhìn chung, công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu tuy đã được Công an các quận quan tâm, đầu tư xây dựng, nhưng hiện tại cơ sở vật chất của tàng thư hồ sơ hộ khẩu vẫn còn thiếu thốn, đặc biệt là cán bộ làm công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Theo báo cáo của các đơn vị và qua kiểm tra thực tế tại các các quận, huyện của thành phố tàng thư hồ sơ hộ khẩu đã được lập, quản lý và sử dụng theo quy định. Nội dung thu thập các loại tài liệu về bản khai nhân khẩu phản ánh về 4 yêu cầu quản lý hộ khẩu chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số hồ sơ nhân khẩu trên địa bàn (chiếm 37%). Trong các nội dung tài liệu nói trên chủ yếu bổ sung về sự thay đổi lý lịch của những công dân từ 14 tuổi trở lên khi các đối tượng này có yêu cầu làm CMND hoặc lý do chuyển đến. Các nội dung thu thập, bổ sung về các thái độ chính trị của đối tượng, các loại nhân khẩu là tôn giáo, người Hoa còn chiếm tỷ lệ thấp. Tài liệu về hồ sơ nhân khẩu khi có sự chuyển đi, chuyển đến chiếm tỷ lệ cao (chiếm 75%) trong quá trình thu thập, bổ sung. Mỗi khi có sự thay đổi, CSKV thực hiện chế độ báo cáo về Đội Cảnh sát QLHC về TTXH để điều chuyển, bổ sung về tàng thư hộ khẩu 51 của Công an quận cho phù hợp. Các tài liệu về thu thập, bổ sung tài liệu về hồ sơ hộ khẩu đối với các loại đối tượng bị hạn chế quyền tự do cư trú chiếm tỷ lệ thấp gồm 14 hồ sơ có đối tượng. Chủ yếu tập trung vào đối tượng án treo, quản chế và giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung cơ sở dữ liệu, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH chỉ tập trung vào các thời điểm Công an phường tiến hành đánh giá kết quả công tác để bình bầu, phân loại chất lượng công tác của CSKV cuối năm; trong các đợt kiểm tra, thi tay nghề của Bộ và Công an cấp trên hoặc theo quy định. Công an địa phương tiến hành các chiến dịch như tập trung bổ sung tài liệu đối với các hồ sơ hộ khẩu, nhân khẩu là người hồi hương, đối với số người Hoa, các loại tài liệu do Công an cấp trên yêu cầu xác minh. Đối với tài liệu báo cáo định kỳ về đối tượng so với tỷ lệ phải bổ sung thường xuyên 1 tháng một lần thì công tác bổ sung còn chiếm tỷ lệ thấp và có chiều hướng giảm dần. Các báo cáo bổ sung, sửa đổi kết quả xác minh về đối tượng hàng năm thực hiện khi có những yêu cầu nghiệp vụ như đối tượng có hành vi VPPL cần phải xác minh, những trường hợp các địa phương khác đến xác minh, yêu cầu cung cấp tài liệu, khi đối tượng có sự thay đổi về nghề nghiệp nơi cư trú,... song chất lượng các loại tài liệu này chỉ tập trung vào các hoạt động của đối tượng hoạt động trên địa bàn, còn tình hình đối tượng hoạt động ở ngoài phạm vi địa bàn quản lý thì CSKV chưa có sự bổ sung kịp thời và thường chậm so với yêu cầu đặt ra. Các báo cáo bổ sung về bản khai nhân khẩu (HK01) lập ban đầu khi lập hồ sơ hộ khẩu hoặc khi công dân có sự biến động cơ học đạt tỷ lệ cao. Việc bổ sung các tài liệu vào hồ sơ chưa chấp hành đúng các quy định không đảm bảo thời gian bổ sung theo quy định 1 tháng một lần theo chế độ quy định. Qua nghiên cứu điển hình thu thập, bổ sung, xác minh tài liệu một số đơn vị cho thấy: công tác bổ sung tài liệu tuy đã đạt được cơ bản về số lượng 52 tài liệu cần thu thập, xác minh, bổ sung theo quy định, song nội dung tài liệu còn mang nặng hình thức, chưa đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ. Việc thu thập, bổ sung tài liệu chủ yếu chỉ áp dụng đối với các nhân khẩu đang hoạt động trên địa bàn quản lý, còn các nhân khẩu, các đối tượng hoạt động ở các địa phương khác chất lượng quản lý đạt kết quả thấp và chưa thường xuyên, kịp thời. Quá trình thực hiện công tác này, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH chưa có sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan đến công tác quản lý cư trú. Do đó, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH còn bị động, lúng túng trong công tác quản lý cư trú ở địa bàn công tác. 2.2.2.4. Kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định quản lý cư trú, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ được phân công Công tác kiểm tra, xác minh, xử lý vi phạm là hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước. Đối với việc quản lý cư trú thì vấn đề kiểm tra hướng dẫn lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cả quá trình công tác. Vì vậy, đi đôi với việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia, điều ra nghiên cứu nắm chắc tình hình về hộ khẩu, nhân khẩu vẫn cần phải đề cập và tiến hành việc kiểm tra hướng dẫn, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình đăng ký, quản lývề cư trú. Việc kiểm tra không tiến hành có tính chất định kỳ, hình thức mà phải được tiến hành một cách thường xuyên, có hệ thống. Nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra tập trung chủ yếu: đoàn kiểm tra nghe báo cáo chung kết hợp kiểm tra thực tế; công tác đăng ký quản lý hồ sơ đăng ký cư trú đã, đang giải quyết; sổ sách biểu mẫu, tàng thư, thông tin báo cáo, nơi tiếp dân; các vụ việc khiếu nại, tố cáo tại Công an cấp huyện, Công an phường, thị trấn. Cụ thể trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2018, đã xử phạt 53 được 89.950.000 đồng nộp vào ngân sách nhà nước. Việc phát hiện và xử lý vi phạm về đăng ký, quản lý về cư trú chủ yếu thông qua đăng ký thường trú ở quận, huyện và kiểm tra các cơ sở ở kinh doanh lưu trú còn việc phát hiện vi phạm không thông báo lưu trú xử lý trong các hộ nhà dân còn quá ít. Kiểm tra thường trú thời gian qua, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH chủ yếu tiến hành hình thức kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần ở các địa phương. Đối với các hộ gia đình thì CSKV căn cứ vào sổ hộ khẩu và các loại giấy tờ cần thiết khác đến từng hộ để đối chiếu so sánh, phát hiện bổ sung những thay đổi của từng hộ, từng người phục vụ cho công tác quản lý nắm chắc từng hộ, từng người. Đối với các nhà ở tập thể, CSKV và các lực lượng tiến hành phối kết hợp kịp thời với bảo vệ cơ quan xí nghiệp với tổ chức hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, của nhà ở tập thể tiến hành kiểm tra. Đối với công tác kiểm tra đối tượng bị hạn chế quyền tự do cư trú: lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã phối hợp tiến hành kiểm tra, kiểm diện 6.718 lượt đối tượng bị hạn chế quyền tự do cư trú. Đối với số đối tượng thuộc diện đưa vào diện giáo dục tại xã, phường, thị trấn, việc kiểm tra, kiểm danh, kiểm diện chiếm tỷ lệ cao, chỉ tính riêng năm 2017, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã tiến hành kiểm tra, kiểm danh được 1.496 lượt. Hình thức kiểm tra tập trung nhiều nhất vào các thời điểm phức tạp về ANTT ở địa phương, nhất là trong thời gian kỷ niệm Quốc khánh 02/9; các chiến dịch tấn công, truy quét bọn tội phạm hình sự; các ngày Tết cổ truyền của dân tộc,... Qua công tác kiểm tra, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã phát hiện được nhiều vi phạm của đối tượng. Ví dụ: Năm 2017, qua công tác kiểm tra của Cảnh sát QLHC về TTXH đã phát hiện 188 đối tượng không về nơi cư trú; 231 đối tượng đi ra khỏi địa phương không báo cáo với chính quyền; 352 đối tượng theo pháp luật quy định ở địa bàn cơ sở VPPL đồng thời phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu nghi vấn hoạt động vi phạm, phải báo cáo lên 54 Công an cấp trên, phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan để xác minh làm rõ. Kết quả công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong đăng ký quản lý cư trú của công dân đã đạt được nhiều kết quả, phục vụ tốt cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước và công tác nghiệp vụ của ngành Công an. Tuy nhiên, công tác này cũng còn bộc lộ một số hạn chế: như việc kiểm tra, xử lý chỉ tập trung theo đợt, theo sự chỉ đạo của Công an cấp trên; chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể ở từng địa bàn, với từng loại đối tượng ; hoạt động kiểm tra còn mang nặng tính hành chính đơn thuần, chưa sử dụng quyền lực quản lý của Nhà nước để xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm. Trong thời gian nghiên cứu, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã phối hợp với các lực lượng Cảnh sát điều tra xử lý hình sự 23 vụ (chiếm 0,6%), 28 đối tượng (chiếm 0,9%), phối hợp trong thực hiện công tác quản lý đối với các cư dân có tiền án, tiền sự, đối tượng trong diện quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Phối hợp với Phòng hồ sơ nghiệp vụ trong công tác trích lục hồ sơ, xác minh lý lịch, đính chính, bổ sung thông tin cho hàng vạn trường hợp. Phối hợp cung cấp nhiều thông tin, quản lý cư dân có biểu hiện bất mãn, đối tượng có liên quan đến các tổ chức phản động, chống phá chính quyền. Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phối hợp với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công an và UBND thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Cư trú. Kết quả: Đã có 2.837 bài tham gia dự thi, qua chấm thi đã có 6 giải thưởng được Ban tổ chức trao cho các tập thể và cá nhân. 2.2.2.5. Thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện công tác quản lý cư trú Hàng năm, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH ở cấp Đội đã trực tiếp tiến hành việc sơ kết, tổng kết công tác năm trong đó đánh giá kết quả công tác quản lývề cư trú; Đã hướng dẫn Công an phường trong tổ chức cho Cảnh sát 55 khu vực thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác, tổng kết đánh giá công tác quản lý về cư trú gắn với địa bàn quản lý. Qua quá trình triển khai thực hiện Luật cư trú, đã tổ chức việc rút kinh nghiệm trong giải quyết các công việc cụ thể, tổ chức việc giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật. Nổi bật trong thời gian nghiên cứu, năm 2017 lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Luật Cư trú để đánh giá lại toàn bộ quá trình tiến hành công tác quản lý cư trú đối với công dân trên địa bàn. Năm 2017, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH đã phối hợp với các đơn vị có liên quan trong tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình lịch số 13 về củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng Cảnh sát khu vực. Qua đó đã đánh giá lực lượng CSKV, Chỉ huy Công an phường, cán bộ hướng dẫn đã dược củng cố cơ bản đủ về số lượng, đã được trang bị bổ sung công cụ hỗ trợ cho Cảnh sát khu vực, trang thiết bị làm việc đảm bảo CSKV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để tăng cường công tác kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý cư trú của Cảnh sát khu vực, trong 6 tháng đầu năm 2016 Công an thành phố đã thành lập 04 Đoàn công tác tiến hành phúc tra chất lượng thông tin nhân khẩu trong Hệ cơ sở dữ liệu dùng chung của Công an Thành phố. Tiếp tục triển khai công tác rút kinh nghiệm quá trình xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu dùng chung. Hàng năm, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đều tổ chức tổng kiểm tra định kỳ hộ khẩu. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ về kết quả công tác của lực lượng Cảnh sát khu vực trong đó kiểm tra về công tác quản lý cư trú là một nội dung quan trọng. Trong quá trình tiến hành, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, các đơn vị đã tiến hành việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo trong quá trình thực hiện công tác quản lý cư trú. Qua quá trình sơ kết, tổng kết các chuyên đề chuyên môn, giải quyết khiếu nại, tố 56 cáo trong công tác quản lý cư trú, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã tiến hành đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác, chấn chỉnh, hướng dẫn lực lượng Công an cơ sở trong thực hiện các nội dung công tác. Trao đổi, tìm ra hướng giải quyết đối với các vấn đề mới, các vấn đề nảy sinh. Cũng thông qua nội dung này, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã biểu dương, khen thưởng những Cảnh sát khu vực giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, có những thành tích xuất sắc trong công tác quản lý cư trú. 2.3. Đánh giá chung. 2.3.1. Những kết quả đạt được - Thực hiện tốt công tác triển khai Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành Quá trình tổ chức thực hiện Luật Cư trú trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội đã cho thấy sự triển khai nghiêm túc, hiệu quả của các cơ quan, ngành, UBND, Công an các cấp. Công an quận đã tham mưu UBND chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai, thực hiện Luật Cư trú đạt nhiều kết quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tiến hành rộng rãi, hiệu quả, qua đó đã nâng cao nhận thức pháp luật về cư trú của các cơ quan, tổ chức và của người dân. Bên cạnh đó, thông qua triển khai tập huấn Luật Cư trú, Công an các cấp trên địa quận đã có chuyển biến tích cực cả về nhận thức, trách nhiệm và phương pháp tổ chức thực hiện, nhất là những đổi mới về ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú. Do đó, ngoài nâng cao hiệu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_vai_tro_cua_luc_luong_canh_sat_quan_ly_hanh_chinh_v.pdf
Tài liệu liên quan