MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG . 11
1.1. Một số khái niệm có liên quan và các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều. 11
1.2. Lý luận về vai trò của nhân viên CTXH trong giảm nghèo bền vững. . 16
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhân viên CTXH trong giảm nghèo
bền vững. 21
1.4. Chính sách liên quan đến vai trò của nhân viên CTXH trong giảm nghèo bền vững. 24
Tiểu kết chương. 27
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ
HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH . 28
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. 28
2.2. Thực trạng vai trò của nhân viên CTXH trong giảm nghèo bền vững tại thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. . 37
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhân viên CTXH trong giảm
nghèo bền vững tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. 51
Tiểu kết chương 2. 56
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VAI
TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH. 57
3.1. Nhóm giải pháp chung. 57
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò nhân viên CTXH trong giảm nghèo bền vững . 63
KẾT LUẬN. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
87 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51,7% số hộ
nghèo)
* Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo.
31
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ mục tiêu giảm
nghèo được cấp ủy, chính quyền thành phố Thái Bình tập trung triển khai, tổ chức
thực hiện quyết liệt từ thành phố đến cơ sở, kết quả năm 2018 đã thực hiện:
- Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo: Tổ chức cấp thẻ
BHYT cho 1.740 người nghèo, kinh phí hỗ trợ 1.269 triệu đồng và 2.269 thẻ BHYT
cho người cận nghèo, kinh phí hỗ trợ 1.666 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ về Giáo dục: Thực hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm học
phí cho 319 học sinh thuộc hộ nghèo, với kinh phí 185,5 triệu đồng, thực hiện chính
sách hỗ trợ chi phí học tập cho 553 học sinh với kinh phí 249 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục triển khai thực hiện đề án cho vay ưu
đãi và hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020.
Năm 2018 đã có 94 hộ nghèo trên địa bàn được hỗ trợ cải tạo, xây mới nhà ở do các
Doanh nghiệp và Ngân hàng và quỹ vì người nghèo thành phố hỗ trợ với tổng kinh
phí 2,097 tỷ đồng.
- Chính sách tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo:
+ Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường: Ngân hàng CSXH thành phố
đã cho 133 hộ nghèo, cận nghèo vay với số tiền 1,076 tỷ đồng góp phần giúp người
nghèo tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.
+ Chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo: có 79 hộ nghèo được
vay vốn hỗ trợ chính sách ưu đãi, với tổng kinh phí gần 2.680 triệu đồng. Có 102 hộ
cận nghèo được hỗ trợ chính sách ưu đãi, với tổng kinh phí 4.154 triệu đồng.
+ Cho vay làm nhà ở: 01 hộ nghèo vay vốn làm nhà ở, số tiền 25 triệu đồng.
+ Chương trình cho vay tín dụng học sinh, sinh viên: Năm 2018, Ngân hàng
chính sách xã hội cho 03 hộ vay với số tiền 39 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Năm 2018, toàn thành phố có
1412 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với tổng kinh phí 864.144 triệu đồng.
- Chính sách trợ giúp xã hội: Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, ngân sách
thành phố Thái Bình hỗ trợ 1.412 hộ nghèo với số tiền 671, 350 triệu đồng, ngoài ra
các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân hỗ trợ hàng nghìn suất quà tết cho hộ nghèo, hộ
có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên 5 tỷ đồng.
32
* Nguyên nhân nghèo
Số hộ và tỷ lệ % so với tổng số hộ năm 2018 của hộ nghèo và hộ cận nghèo
bằng nhau (1.292 hộ/62.717 hộ, chiếm 2,06%).
Có sự khác biệt rõ rệt giữa số hộ nghèo ở nội thành (579 hộ/36.315 hộ, chiếm
1,59%) và ngoại thành (713 hộ/26.042 hộ, chiếm 2,7%); số hộ cận nghèo ở nội thành
(436 hộ, chiếm 1,2%) và ngoại thành (856 hộ, chiếm 3,24%). Điều này cho thấy số
hộ nghèo, cận nghèo khu vực ngoại thành cao hơn nhiều ngoại thành (cả về số hộ và
tỷ lệ) từ đó cần phân tích nguyên nhân để có giải pháp giảm nghèo bền vững, phù
hợp. Đặc biệt, số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là 668 hộ (chiếm 51,7% số
hộ nghèo) là khó khăn lớn trong công tác giảm nghèo ở địa phương.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp phân tích nguyên nhân nghèo ở thành phố Thái Bình
S
TT
Nguyên nhân nghèo
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Số hộ Tỷ lệ
(%)
1 Do thiếu vốn sản xuất 85 6.58 145 11.22
2 Thiếu đất canh tác 59 4.57 110 8.51
3 Thiếu phương tiện sản xuất 17 1.32 34 2.63
4 Thiếu lao động 319 24.69 251 19.43
5 Có lao động nhưng không có việc làm 152 11.76 165 12.77
6 Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 64 4.59 104 8.05
7 Đông người ăn theo 107 8.28 205 15.87
8 Có người ốm đau dài ngày 348 26.93 275 21.28
9 Có người mắc tệ nạn xã hội 37 2.86 46 3.56
10 Chây lười lao động 32 2.48 45 3.48
11 Nguyên nhân khác 48 3.72 62 4.80
Tổng cộng 1.292 100 1.292 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 của
phòng LĐ-TBXH thành phố Thái Bình).
33
Phân tích nguyên nhân nghèo ở bảng trên cho thấy nguyên nhân nghèo rất đa
dạng, một hộ nghèo có thể do một hay nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nhóm
nguyên nhân do thiếu lao động và có người ốm đau dài ngày là chủ yếu, chiếm tới
52,92% ở hộ nghèo, chiếm 40,71% ở hộ cận nghèo là 2 nguyên nhân chính; nhóm
nguyên nhân thứ 2 là có lao động nhưng không có việc làm và đông người ăn theo
chiếm 20.04% ở hộ nghèo, chiếm 28.64% ở hộ cận nghèo. Việc phân tích các
nguyên nhân nghèo ở từng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phường, xã của
thành phố Thái Bình là căn cứ để nhân viên CTXH thực hiện, tham mưu UBND
phường, xã chỉ đạo thực hiện các giải pháp, hoạt động phù hợp, sát thực, đảm bảo
hiệu quả giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 của phòng LĐ-TBXH thành
phố Thái Bình cũng cho thấy:
- Về nghề nghiệp, thành viên hộ nghèo chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp
như trồng rau và các cây hoa màu và buôn bán nhỏ lẻ: hàng nước, đồng nát.... Năng
suất thấp, thu nhập không cao, cuộc sống của hộ nghèo thiếu thốn. Nguyên nhân do
không chuyển đổi cơ cấu cây trồng; diện tích sản xuất hoa màu bị thu hẹp vì đô thị
hóa, không đảm bảo tưới tiêu nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng
suất cây trồng. Một số hộ buôn bán lặt vặt, vị trí không thuận lợi, vi phạm quy định
về bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè lòng đường nên hay bị dẹp trật tự đô thị....dẫn
tới ít khách, thu nhập thấp và không ổn định
- Cơ cấu hộ gia đình: Hộ nghèo thường có 2 - 5 nhân khẩu/hộ. Tuy nhiên, sức
khỏe của gia đình hộ nghèo thường không đảm bảo, hay có người đau ốm và vấn đề
này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như chi tiêu của hộ nghèo.
- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn thấp, chủ yếu tốt nghiệp Tiểu học,
THCS. Số người có trình độ trung học phổ thông, trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ thấp.
- Nhà ở: Nhà cấp IV được lợp bằng mái ngói cũ hoặc nhà mái bằng cũ, diện
tích sử dụng bình quân đầu người từ 6 - <8m2 chiếm 40%.
- Nước sạch: 95% hộ nghèo được tiếp cận hệ thống nước sạch.
- Tài sản: các tài sản lớn như xe máy, ti vi hầu hết đã cũ, giá trị thấp.
- Tiêu thụ điện năng: Sử dụng điện bình quân từ 50 - 100 KW/hộ/tháng.
Qua điều tra cũng cho thấy chất lượng cuộc sống của hộ nghèo còn thấp, chỉ
đảo bảo được một số nhu cầu tối thiếu trong sinh hoạt
34
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Theo Báo cáo thống kê kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 của
Phòng LĐ-TBXH thành phố Thái Bình:
- 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên tổng số 09 xã của thành phố Thái Bình
là xã Phú Xuân: 4,05% (134 hộ nghèo) và xã Tân Bình: 3,17% (64 hộ nghèo).
- 01 phường có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên tổng số 10 phường của thành phố
Thái Bình là phường Tiền Phong: 2,92% (114 hộ nghèo).
Đây là 03 xã, phường có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong các phường, xã thuộc
thành phố Thái Bình, được chọn để tiến hành nghiên cứu.
Bảng 2.2: Thống kế đặc điểm của hộ gia đình
Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Quy mô gia đình
Nam
(%)
Nữ
%)
Từ 31-
60
(%)
Trên
60
(%)
TH
(%)
THCS
(%)
THPT
(%)
1
nhân
khẩu
(%)
2
nhân
khẩu
(%)
3-5
nhân
khẩu
(%)
28,75 71,25 25 75 76,9 18,7 4,4 50,6 35,6 13,7
(Nguồn: số liệu khảo sát)
* Giới tính: Qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 160 người nghèo
của 03 xã, phường cho thấy, các chủ hộ nghèo chủ yếu là nữ với 114 người
(71,25%), chủ hộ là nam 46 người (28,75%). Các chủ hộ là nữ chủ yếu là hộ già cả
cô đơn hoặc đơn thân nuôi con.
* Độ tuổi: Chủ hộ từ 31 - 60 tuổi có 40 người (25%), chủ hộ có độ tuổi trên
60 tuổi có 120 người (75%).
* Trình độ học vấn: Chủ hộ có trình độ tiểu học 123 người (76,9%), trung
học cơ sở 30 người (18,7%) trung học phổ thông 7 người (4,4%).
* Quy mô gia đình: Số hộ gia đình có 1 nhân khẩu với 81 hộ (chiếm 50,6%),
số hộ gia đình có 2 nhân khẩu với 57 hộ (chiếm 35,6%), số hộ gia đình có từ 3 - 5
nhân khẩu với 22 hộ (chiếm 13,7%).
35
Có thể thấy số hộ có 1 nhân khẩu chiếm phần lớn các nhóm hộ được khảo
sát. Từ kết quả nghiên cứu cho chủ yếu các hộ gia đình hưởng trợ cấp đối tượng bảo
trợ xã hội (như người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật.). Họ là những người yếu
thế trong xã hội, bản thân lại ít có cơ hội để được tham vấn, tư vấn về phát triển
kinh tế dẫn đến tình trạng không thể thoát nghèo.
* Hoạt động về kinh tế và vấn đề việc làm
Hoạt động kinh tế của hộ nghèo tại 03 xã, phường được khảo sát tại thành
phố Thái Bình cho thấy hoạt động kinh tế chủ yếu các hộ gia đình có 1 nhân khẩu
đã quá tuổi lao động không làm kinh tế, một số ít tập trung vào nông nghiệp và một
số hoạt động khác. Trong đó loại hình nông nghiệp chủ yếu là làm ruộng, chăn nuôi
trâu, bò, lợn gà chiếm tỷ lệ cao với 49% số nhân khẩu tham gia. Các ngành nghề
khác chiếm tỷ lệ thấp.
35%
49%
15,60%
Không làm việc Nông nghiệp Khác
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ nghèo
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ gia đình chủ yếu là người yếu thế hưởng
trợ cấp xã hội nên không có thu nhập khác; những người có thể làm việc chủ yếu
làm nông nghiệp (làm ruộng) chiếm 49%.; Không làm việc chiếm 35%; Công việc
khác (buôn bán nhỏ, làm thuê) chiếm 15,6% . Thu nhập hộ nghèo:
36
80
20
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Từ 700.000đ Trên 700.000đ-
1.000.000đ
Trên 1.000.000đ
Biểu đồ 2.2. Thu nhập bình quân hàng tháng.
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy mức thu nhập bình quân từ 700.000 đ/người/tháng
chiếm (80%), trên 700.000đ/tháng - 1.000.000đ /người/tháng chiếm (20%), trên
1.000.000đ/tháng chiếm (0%). Kết quả khảo sát cho thấy nhóm hộ được khảo sát
tại 03 xã này có thu nhập thấp là do đối tượng chủ yếu là người cao tuổi đang hưởng
chế độ bảo trợ xã hội. Do vậy, mức thu nhập hầu như chỉ đảm bảo sinh hoạt tối
thiểu và không có điều kiện để nâng cao mức sống cho nên khó thoát được nghèo.
* Hoạt động các tổ chức đoàn thể.
13
8
24
3
52
Hội phụ nữ Hội Nông dân Hội người cao tuổi
UBMT Tổ quốc Đoàn thanh niên Không tham gia
Biểu đồ 2.3. Sự tham gia của hộ nghèo trong các tổ chức đoàn thể.
(Nguồn: số liệu khảo sát)
37
Kết quả thể hiện ở biểu 2.3 khảo sát cho thấy, trong tổng số 160 hộ được
khảo sát, thì nhóm hộ tham gia với vai trò là hội viên hội nông dân chiếm 8%, đoàn
thanh niên chiếm 0%, hội người cao tuổi chiếm 24%, hội Liên hiệp phụ nữ chiếm
13%, và vai trò trong Ủy ban mặt trận tổ quốc chỉ chiếm 3%. Đặc biệt việc số lượng
lớn hộ nghèo không tham gia vào các hoạt động xã hội chiếm quá nửa số hộ nghèo
được khảo sát (52%). Có thể thấy rằng, điểm hạn chế và cũng là rào cản lớn nhất
khiến số lượng hộ nghèo khó có cơ hội tiếp cận các hoạt động xã hội, hay nói các
khác vai trò của người nghèo trong giảm nghèo bền vững còn rất hạn chế, vì chủ
yếu người nghèo là người cao tuổi, người khuyết tật đi lại khó khăn, một số do trình
độ học vấn, nhận thức thấp hoặc tự ti, mặc cảmChính vì vậy mà người nghèo ít
có cơ hội hoặc không muốn tham gia các hoạt động xã hội.
2.2. Thực trạng vai trò của nhân viên CTXH trong giảm nghèo bền vững
tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
2.2.1. Vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin với mục đích cung cấp cho người
nghe những hiểu biết nhằm giúp họ thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi theo
chiều hướng mà người nêu thông tin mong muốn.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với người nghèo ở địa phương là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham
gia của các ban, ngành, đoàn thể hội quần chúng, các cán bộ công chức cấp xã,
thôn, TDP và sự hỗ trợ của truyền thông nhà nước (báo, đài, ti vi, mạng máy tính).
Trong luận văn này vai trò nhân viên CTXH thực hiện hoạt động tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho người dân về công tác giảm nghèo được xem xét,
đánh giá trong việc tham mưu Đảng ủy, UBND phường, xã xây dựng kế hoạch
tuyên truyền, phối hợp các ngành, tổ chức đoàn thể để tổ chức thực hiện, điều phối
các hoạt động truyền thông hoặc trực tiếp tuyên truyền dưới nhiều hình thức giúp
cho người nghèo có những hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, các
chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo từ đó thay đổi nhận thức, hành vi, tự chủ
vươn lên thoát nghèo bền vững, qua các hình thức tuyên truyền chủ yếu sau:
38
- Tuyên truyền gián tiếp thông qua báo đài, băng rôn, tờ rơi, bản tin, sách,
khẩu hiệu với hình thức phù hợp với trình độ nhận thức người dân.
- Tuyên truyền trực tiếp, thông qua các hội nghị, họp, tập huấn, trao đổi, tư
vấn, tham vấn, thảo luận trực tiếp với người nghèo và gia đình của họ.
Bảng 2.3. Các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức
STT
Hình thức tuyên truyền
Kết quả
Số
phiếu
Tỷ lệ
(%)
1 Các cuộc tư vấn, tham vấn, thảo luận trực tiếp 160 100
2 Qua phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh 140 87,5
3 Thông qua nói chuyện, họp, hội nghị 80 50
4 Bằng rôn, khẩu hiệu, Pa nô, áp phích 70 43,75
5 Tờ rơi, sách, báo 35 21,87
6 Khác 0 0
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, hoạt động tuyên truyền, nâng cao
nhận thức thông qua các cuộc tư vấn, tham vấn, gặp gỡ trực tiếp giữa người nghèo
với nhân viên CTXH (cán bộ LĐTBXH, cán bộ hội đoàn thể, trưởng thôn, tổ trưởng
dân phố) được người nghèo đánh cao nhất chiếm tới 100%, đứng thứ hai là qua các
phương tiện thông tin đại chúng (loa, đài, ti vi..) chiếm 85,5%. Hình thức nói
chuyện, hội, họp dân là tuyên truyền trực tiếp, rất quan trọng mới chiếm phần nửa
(50%). Tiếp theo là qua băng rôn, khẩu hiệu, Pano, áp phích với sự đánh giá của
người dân là 43,75%, trong khi bằng tài liệu/ tờ rơi chỉ chiếm 21,87%.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức được cán bộ LĐ-TBXH tham mưu
UBND các xã, phường chỉ đạo thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú
thông qua nhiều công cụ, phương tiện tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp như xây dựng
chuyên mục tin bài trong các chuyên mục; tổ chức đối thoại về chính sách giảm
nghèo; tập huấn hướng dẫn; giới thiệu các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tư vấn
39
giới thiệu việc làm... cơ bản đã tạo phong trào thi đua giảm nghèo đến từng hộ
nghèo, hộ cận nghèo ở từng thôn, tổ dân phố. Qua đó, giúp cho người nghèo biết,
tiếp cận và thụ hưởng các chính sách giảm nghèo của Nhà nước, có cơ hội nhiều
hơn để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sinh kế, tăng thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ
bản để vươn lên thoát nghèo.
* Qua khảo sát, hình thức tuyên truyền trực tiếp tại hội nghị đối thoại, hội
nghị tập huấn, sinh hoạt tập thể tại thôn, TDP được áp dụng nhiều và đem lại hiệu
quả nhất định trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo
Phỏng vấn sâu Bà N.T.S, Tổ trưởng tổ dân phố A – phường T cho biết: “Khi
UBND phường tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch rà soát hộ nghèo, chính sách
trợ giúp người nghèo trên địa bàn phường, lãnh đạo TDP mời các hộ nghèo, hộ cận
nghèo, đối tượng yếu thế và toàn thể nhân dân tham dự hội nghị. Cán bộ LĐ-TBXH
phường trực tiếp tuyên truyền và giải đáp các thắc mắc mà các hộ có ý kiến. Việc
triển khai chính sách trực tiếp như này đã giúp cho hộ nghèo, yếu thế nắm được chủ
trương chính sách nhà nước và giúp nhân dân hiểu và chấp hành đúng quy định.
Ngoài việc tổ chức hội nghị tại TDP, các chi hội đoàn thể tổ chức sinh hoạt với
nhóm hội viên và lồng ghép nội dung tuyên truyền chính sách giảm nghèo để hội
viên nắm rõ, hướng dẫn người nghèo thực hiện chính sách đối với mình”
Đây là một kết quả của nhân viên CTXH trong việc phát huy vai trò tuyên
truyền viên của mình với hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi tập
huấn, sinh hoạt tập thể tại TDP về chính sách giảm nghèo.
Trong tuyên truyền gián tiếp, cán bộ LĐ-TBXH đã sử dụng loa phát thanh
xã, phường là công cụ hữu ích giúp người nghèo tiếp cận chính sách một cách thực
tế nhất. Các chương trình phát thanh được cán bộ LĐ-TBXH biên soạn rồi chuyển
cho đài phát thanh xã, phường để tuyên truyền đến người dân. Hoạt động này không
những cung cấp các kiến thức cơ bản về nội dung chính sách và còn là sự công khai
minh bạch trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở cơ sở.
Để đảm bảo tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, UBND
các xã, phường đã được UBND thành phố Thái Bình trang bị hệ thống cơ sở vật
chất phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin cho nhân dân bằng hệ thống loa truyền
40
thanh không dây. Thời lượng phát thanh các chương trình, chính sách giảm nghèo
được biên tập từ 150 - 200 phút/tuần. Thời điểm phát thanh của các đài phát thanh
xã, phường thường vào buổi sáng (lúc 6 giờ 20) và buổi chiều (lúc 17 giờ 20). Các
chính sách giảm nghèo khi được tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, nhân
dân được tiếp cận thông tin chính xác về chế độ chính sách đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho hộ nghèo được nắm rõ và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách
giảm nghèo.
Hình thức tuyên truyền đã được cán bộ LĐ-TBXH phối hợp cán bộ các Hội
đoàn thể (thực hiện vai trò nhân viên CTXH), tiêu biểu là Hội Liên hiệp phụ nữ,
Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh chú trọng từng bước đổi mới
cả về hình thức lẫn nội dung, thu hút được hội viên và người dân quan tâm. Đây là
những hoạt động quan trọng trong truyền thông chuyển đổi hành vi, nâng cao nhận
thức về giảm nghèo, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hành động, xóa bỏ rào
cản tâm lý mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống và hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại.
Khi tìm hiểu về các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, ông N.H.L,
cán bộ LĐ - TBXH xã P (thảo luận nhóm) cho rằng:
“Là xã có đối tượng hộ nghèo già cả cô đơn nhiều nên công tác tuyên truyền
gặp khó khăn. Để tuyên truyền sâu rộng các chính sách của Đảng và nhà nước đến
với người dân, ngoài các hình thức tuyên truyền như đọc báo, nghe đài, hội họp
thì chúng tôi đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền
chi tiết từng tháng phát trên loa truyền thành, phối hợp các Hội để tuyên truyền qua
gặp gỡ trực tiếp Hội viên. Tôi đánh giá cao việc đoàn cán bộ của Phòng LĐ-
TBXH thành phố xuống xã để tuyên truyền, đối thoại chính sách với người nghèo,
trả lời ngay những khúc mắc của bà con... .Ngoài ra, các thông tin đến người
nghèo và người dân còn được xã chỉ đạo tuyên truyền thường xuyên ở các cuộc họp
toàn thôn, họp các chi hội Nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh ở thôn. ”
41
90
100
90
80
27 30
0
20
40
60
80
100
120
Kiến thức
chăm sóc sức
khỏe
Giáo dục Nước sạch
và vệ sinh
Nhà ở Hỗ trợ s inh kế Tiếp cận
thông tin
Biểu đồ 2.4. Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy nội dung tuyên truyền chủ yếu về giáo dục, chăm
sóc sức khỏe; nước sạch và vệ sinh, hỗ trợ sinh kế và nhà ở, vì đây là những thông
tin quan trọng trong thực hiện chính sách đối với người nghèo, thời gian gần đây
được người dân quan tâm nhất. Các nội dung tuyên truyền trên có ảnh hưởng và tác
động trực tiếp đến nhận thức của chính quyền địa phương, nhận thức và đời sống
sinh hoạt của người dân đặc biệt là người nghèo, giúp họ biết, hiểu và tiếp cận với
các dịch vụ xã hội mà họ được thụ hưởng theo chính sách giảm nghèo bền vững của
Nhà nước.
Theo Bà H.T.B, Trưởng thôn Đ, xã P (thảo luận nhóm) cho hay:
“Các hoạt động tuyên truyền bây giờ đã có thay đổi và thường xuyên hơn,
nội dung đa dạng và mang tính thời sự, phù hợp với nhận thức của người dân. Các
hình thức tuyên truyền được thành phố, xã tổ chức đa dạng, bằng nhiều hình thức.
Nội dung tuyên truyền cụ thể, tập trung vào các chính sách như: Hỗ trợ vay vốn;
giáo dục; hỗ trợ BHYT, nhà ở, vệ sinh – nước sạch giúp người dân, đặc biệt là hộ
nghèo, cận nghèo nắm bắt rõ hơn các chính sách của nhà nước đối với họ”.
42
Bảng 2.4. Sự đánh giá của ngƣời nghèo về hoạt động tuyên truyền
STT
Đánh giá nội dung tuyên truyền
Kết quả
Số
phiếu
Tỷ lệ
(%)
1 Rất có ích, rất hấp dẫn 130 81,25
2 Có ích, hấp dẫn 20 12,5
3 Bình thường 10 6,25
4 Không có ích, không hấp dẫn 0 0
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Qua khảo sát cho thấy số hộ trả lời hoạt động và nội dung tuyên truyền rất có
ích, rất hấp dẫn chiếm 81,25% (130 hộ); 12,5% số người trả lời nội dung có ích, hấp
dẫn; 6,25% (10 hộ) được cho là hoạt động và nội dung tuyên truyền bình thường.
Không có hộ coi nội dung tuyên truyền là không có ích, không hấp dẫn. Kết quả
trên đã phản ánh hiệu quả trong thực hiện vai trò tuyên truyền của nhân viên CTXH
trong việc biên tập, chọn phát các nội dung về chính sách, chương trình hỗ trợ đối
với người nghèo cũng như tích cực thực hiện vai trò tuyên truyền trực tiếp. Tuy
nhiên vẫn còn 6,25 % số hộ cho rằng nội dung tuyên truyền bình thường, đây là
điều nhân viên CTXH cần điều chỉnh để hoạt động, nội dung tuyên truyền tốt hơn.
Có thể khẳng định sự thành công của chương trình giảm nghèo ở cơ sở,
ngoài việc có nguồn lực đủ mạnh (nhân lực và vật lực) thì phải kể đến sự đóng góp
cán bộ LĐ-TBXH trong vai trò tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo.
Đây là một trong những nền tảng của kết quả giảm nghèo bền vững, vì hiện nay cái
nghèo khó thoát nhất là nghèo về nhận thức, về ý chí, về tư tưởng .
Bên cạnh những mặt đạt được, trong thực hiện vai trò của nhân viên CTXH
về tham mưu, tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức vẫn còn bộc lộ
hạn chế, khó khăn nhất định: Các hoạt động tuyên truyền còn hình thức; nội dung
tuyên truyền chưa phong phú, ví dụ như: có địa phương, cán bộ LĐ-TBXH tuyên
truyền tại hội nghị chủ yếu bằng đọc nội dung chính trong tài liệu giảm nghèo, một
số nội dung diễn đạt rườm rà lý thuyết mà không liên hệ thực tế địa phương nên
43
chưa tác động sâu tới nhận thức và tư tưởng của hộ nghèo; Đội ngũ tuyên truyền
viên của phường, xã là cán bộ đoàn thể chưa có chuyên môn về CTXH; Chất lượng
tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu; Phương pháp và hình thức tuyên truyền còn hạn
chế, do đó chưa thu hút được đông đảo hộ nghèo tham gia; Tuyên truyền trên hệ
thống loa truyền thanh chưa đảm bảo được thời lượng. Việc hộ nghèo muốn được
nhân viên CTXH trực tiếp gặp gỡ, tư vấn, tham vấn chưa được như mong muốn
(mới đạt 50% - qua khảo sát trên).
2.2.2. Vai trò hỗ trợ sinh kế.
- Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người nghèo:
Nhân viên CTXH đã thực hiện vai trò tham mưu UBND phường, xã khảo sát
nhu cầu và xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, đồng thời phối hợp với
các ngành, đoàn thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ người nghèo sinh kế để thoát nghèo
bền vững.
30
35
45
70
40
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Hỗ trợ vốn Hỗ trợ tạo việc làm Hỗ trợ khoa hoc - kỹ
thuật
Hỗ trợ cây, con giống Hỗ trợ chuyển giao
công nghệ
Biểu đồ 2.5. Hoạt động hỗ trợ sinh kế
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Qua khảo sát cho thấy, trong tổng số 160 hộ dân được hỏi ở 3 xã, phường
thuộc thành phố Thái Bình, nhóm đối tượng được hỗ trợ cây con giống chiếm 70%,
nhóm đối tượng hỗ trợ khoa học – kỹ thuật chiếm 45%, nhóm đố tượng được hỗ trợ
trợ chuyển giao công nghệ 40%, nhóm đối tượng được hỗ trợ tạo việc làm chiếm
35%, hoạt động hỗ trợ vay vốn chỉ có 30% đối tượng nói được kết nối với hoạt
động này.
44
Trong hỗ trợ sinh kế, nhóm đối tượng được hỗ trợ cây con giống chiếm 70%,
nhóm đối tượng hỗ trợ khoa học – kỹ thuật chiếm 45%, nhóm đố tượng hộ nghèo
được hỗ trợ trợ chuyển giao công nghệ 40% chủ yếu tập trung phần lớn ở 02 xã
nghiên cứu có Dự án phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình
giảm nghèo được thực hiện năm 2018. Nhóm đối tượng hỗ trợ tạo việc làm (35%)
và hỗ trợ vay vốn (30%) chủ yếu tập trung ở 01 phường còn lại.
- Đánh giá hoạt động hỗ trợ sinh kế.
Kết quả khảo sát tại Biểu đồ 2.6 cũng cho thấy hiệu quả của hoạt động hỗ trợ
sinh kế tại các địa phương được đánh giá: rất hiệu quả chiếm tỷ lệ 55%, hiệu quả
chiếm tỷ lệ 39%, và ít hiệu quả chiếm tỷ lệ 6%.
Biểu đồ 2.6. Đánh giá hiệu quả hỗ trợ sinh kế
(Nguồn: số liệu khảo sát)
Hoạt động hỗ trợ sinh kế tại các địa phương được đánh giá rất hiệu quả tập
trung chủ yếu vào hoạt động hỗ trợ cây con giống, và điều này mang lại giảm nghèo
trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ gia hỗ trợ khoa học, chuyển giao công
nghệ làm tăng hiệu quả đầu ra cho sản phẩm của người nghèo khi tham gia dự án.
Hoạt động tạo việc làm, vay vốn cũng đã có kết quả nhất định đối với người
nghèo ở các xã, phường nghiên cứu:
45
“Khi tham gia dự án hỗ trợ sinh kế, hộ nghèo, cận nghèo như chúng tôi được
tập huấn phổ biến kiến thức, cấp phát sách hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn
nuôi, nhiều hộ được tham gia dự án, được cấp cây - con giống và phân bón, dụng
cụ, thuốc phòng bệnh. Nhà tôi có 4 người, được hỗ trợ nuôi bò sinh sản, được cán
bộ về hướng dẫn cụ thể về chăm sóc, phòng bệnh...”
(Phỏng vấn sâu hộ gia đình nghèo ông D.V.X - thôn ĐT, xã T)
“Gia đình tôi thuộc hộ nghèo năm, vợ chồng tôi không nắm rõ chính sách
vay vốn cho hộ nghèo. Khi lên phường gặp cô cán bộ LĐ-TBXH, cô giải thích cho
tôi hiểu về chính sách vay vốn, mức vay, thời gian vay và lãi suất vay, đồng thời còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_vai_tro_cua_nhan_vien_cong_tac_xa_hoi_trong_giam_ng.pdf