Luận văn Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam

Luật Hải quan đã tạo cơ sở pháp lý để củng cố hệ thống Hải quan Việt Nam theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, phù hợp với tính chất và đặc điểm của hoạt động hải quan hiện đại; so với hệ thống pháp luật trước đây, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đã được quy định tương đối đầy đủ, đồng bộ, cơ chế thực hiện đã bước đầu hình thành và cơ bản đã phù hợp với thông lệ của Hải quan trên thế giới. Chủ trương, định hướng xây dựng lực lượng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp đã dần được đưa vào thực tiễn, trở thành mục tiêu, và mục đích của từng thời đoạn cụ thể.

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả điều tra, về một số biện pháp ngăn chặn hình sự, về thu thập thông tin về buôn lậu và vận chuyển trái phép trong và ngoài nước, về tổ chức giám định kỹ thuật... 2.1.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan được Luật hải quan quy định tại Chương III. Nội dung này chiếm đến hơn 1/2 Luật hải quan, gồm 6 mục, 48/82 điều của Luật. Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan được thể hiện cụ thể trong các quy định sau đây: "Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan"; "Thủ tục hải quan"; "Địa điểm làm thủ tục hải quan"; "Thời han khai và nộp tờ khai hải quan"; thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan"; "Khai hải quan"; "Đại lý làm thủ tục hải quan"; "Hồ sơ hải quan"; "quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan"; "Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan"; "Thông quan hàng hoá và phương tiện vận tải"; "giám sát hải quan"; "nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan"; "Giám sát hải quan"; "kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan"; "Căn cứ và thẩm quyền quyết đinh hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan"; "các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan"... Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định ở trong nhiều luật nhưng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới lần đầu tiên được quy định trong Luật hải quan. Trong Bộ Luật hình sự 1999 quy định bảo hộ (bằng hình sự) quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các tội danh như: "Tội xâm phạm quyền tác giả"; tội sản xuất, buôn bán hàng giả"; "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh"; "Tội sản xuất. buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi"; "Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp"; "Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Luật hải quan đã quy định việc "Tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ". Theo đó, Hải quan chỉ ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan trong diều kiện: Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải có đơn đề nghị với Hải quan; phải cung cấp những bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ; phải có những bằng chứng người nhập khẩu, người xuất khẩu hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình và phải nộp một khoản tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định của pháp luật thì Hải quan mới tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng được cho là đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối với hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới được quy định tại Luật hải quan theo đó: Hải quan các cấp được tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới"; "được thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới"; Trách nhiệm của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong và ngoài phạm vi địa bàn hoạt động. Quy định này được kế thừa, nâng lên từ Chỉ thị số 19/2000/CT-TTg, đó là, trong phạm vi địa bàn hoạt động, Hải quan "chủ động phòng, chống buôn lậu vận chuyền trái phép hàng hoá qua biên giới" bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải"; nếu "Cơ quan, tổ chức cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì" "báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra xử lý". Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan (quản lý thị trường, thuế nội địa, cảnh sát kinh tế, cảnh sát biển... thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giói; và khi "cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới" thì "thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật"; Theo đó, Hải quan phải có trách nhiệm tố chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. thu thập thông tin trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan...; bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép...; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện hoạt động phòng, chống buôn lậu...trong địa bàn hoạt động hải quan; được áp dụng các hiện pháp nghiệp vụ trinh sát... để phát hiện buôn lậu...; được yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để xác minh buôn lậu vận chuyển trái phép... ; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Theo quy định của Luật hải quan, khi có căn cứ cho rằng có hành vi cất giấu hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu,...được quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hoá, tạm giữ người, phương tiện vận tải hàng hoá theo quy định của Pháp luật xử lý vi phạm hành chính". Hiện nay, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02-7-2002 quy định khám "nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" nếu là "nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành". Trong khi đó, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định, việc khám nhà "nơi ở" phải có lệnh của: Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điêu tra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên. Trong trường hợp này lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành". Mặt khác, Luật hải quan còn quy định "Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền do pháp luật tố tụng hình sự quy định được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự". Điều cần lưu ý ở đây là phải phân biệt được hành vi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm tại nơi ở đã vi phạm pháp luật hải quan là ở mức trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự để áp dụng các hình thức khám xét bằng "quyết định hành chính" hay lệnh khám theo thủ tục tố tụng hình sự. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, thẩm quyền của Hải quan được điều tra, khởi tố tội danh quy định tại Điều 97 của Bộ Luật hình sự 1985 và nay tại Điều 153, 153 của Bộ luật hình sự 1999 phân định thành 02 tội: buôn lậu; và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. Trên thực tế, trong địa bàn hoạt động hải quan xảy ra nhiều tội phạm khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, buôn bán, vận chuyển qua biên giới, như :Tội trốn thuế, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy,... Quy định này có tính mở", "dự định" để sau này, nếu có thể thẩm quyền điều tra tội phạm lĩnh vực hải quan được mở rộng; Luật hải quan quy định: "Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới". Tuy nhiên, thực tế cho thấy với Uỷ ban nhân dân (cấp huyện hoặc cấp xã) thì điều hành phối hợp hoạt động của cùng cấp "Hải quan" nào. Thực tế chứng tỏ sự tham gia chống buôn lậu của UBND cấp huyện, cấp xã rất quan trọng và có hiệu quả cao. Vấn đề kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu: Kế thừa, nâng cấp quy định tại Điều 8 Nghị định số 16/1999/NĐ-CP: việc tính thuế, thông báo thuế. thu thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật thuế khác có liên quan...". Mặt khác, quy định này được xây dựng trên cơ sở phù hợp tương ứng quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1998 và được thay thế bởi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, quy định: "Tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hóa được phép xuất khẩu phải kê khai nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu và nộp thuế cho cơ quan thu thuế", "mỗi lần có hàng hóa được phép nhập khẩu phải kê khai, nộp tờ khai hàng hóa nhập khẩu và nộp thuế cho cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hóa... Cơ quan thu thuế có trách nhiệm kiểm tra, làm thủ tục và thu thuế"; và quy định về "Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu", thời hạn thông báo thuế và thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong đó, trường hợp có thời hạn nộp thuế dài nhất là: (đối với hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nộp thuế trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp...". Luật hải quan quy định "việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và các khoản thu khác"; "việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác"; "Việc xác định trị giá tính thuế; việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác định thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu"; "thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế" phải theo quy định của pháp luật thuế. Trong đó đáng lưu ý là quy định giải quyết thực tế về thời hạn nộp thuế, có tính đến một số vướng mắc trong thực tế: "Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị tạm giữ để chờ xử lý của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hạn nộp thuế tính từ ngày ra quyết định xử lý". Về kiểm tra sau thông quan: Luật quy định việc áp dụng kiểm tra sau thông quan khi "phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan", trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan"; "công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá"... 2.2. Thực trạng vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức của Hải quan Việt Nam từ 1990 đến nay 2.2.1. Giai đoạn từ 1990 đến 2001 Nhà nước tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh, đề cao vị trí, vai trò, chức năng của ngành Hải quan đối với sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế đối ngoại, gian lưu và hợp tác quốc tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn đẩy lùi các làn gió độc", bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội... Để có cơ sở pháp lý đảm bảo thẩm quyền, cũng như thực thi thẩm quyền trong các hoạt động của Hải quan trên mặt trận" kinh tế đối ngoại, tạo ra khuôn khổ hành lang pháp lý cần thiết. đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan có hiệu lực, hiệu quả, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chiến lược chung, Đảng và Nhà nước đã không ngừng quan tâm, đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan, trong đó, đặc biệt hết sức coi trọng phát triển, xây dựng thẩm quyền quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan - chiến sĩ" đấu tranh trên "chiến trường" kinh tế "không tiếng súng", nhưng đầy thách thức và "cạm bẫy" và "đạn bọc đường"... Trong giai đoạn này, một khối lượng đồ sộ văn bản pháp luật về quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan đã được xây dựng, ban hành, và một số lượng không ít trong đó quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Hải quan ở trên các lĩnh vực quản lý khác nhau của các hoạt động kinh tế đối ngoại. - Ngày 20-2-1990, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã Pháp lệnh Hải quan, đã khẳng định: "Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập khẩu, quá cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới"; "Trong hoạt động của mình, Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc công nhận" (Điều 3); quy định chức năng phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội với nhân dân... (Điều 4); quy định vị trí, nguyên tắc tổ chức hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan, cán bộ, công chức Hải quan tại các Điều 5, 6, 7. - Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quy định tại Pháp lệnh Hải quan được Chính phủ thể chế tại hàng loạt Nghị định nhằm đảm bảo việc thực thi trong các hoạt động hải quan, như: Nghị định số 171-HĐBT ngày 27-5-1991 ban hành Bản quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan; Nghị định số 128-HĐBT ngày 19-4-1991 quy định phạm vi địa bàn hoạt động cụ thể và khu vực kiểm soát của Hải quan Việt Nam; Nghị định số 16/CP ngày 7-3-1994 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan; Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27-3-1999 quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan (thay thế Nghị định số 171-HĐBT)... Bên cạnh Pháp lệnh Hải quan và các nghị định tổ chức thi hành Pháp lệnh; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Hải quan, tiếp tục được kế thừa, khẳng định tại các luật, pháp lệnh, nghị định... do Quốc hội, Chính phủ ban hành để điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước ở những chuyên ngành khác nhau, như: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26-12-1991 (Điều 16); Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26-12-1991 (Điều 15); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20-4-1995; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6-7-1995; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 20-5-1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 9-6-2000 (Điều 1); Luật về Phòng chống ma túy ngày 09-12-2000 (Điều 14, 20 và Điều 44);...; Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-4-1992 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 6); Nghị định số 33-CP ngày 19-4-1994 về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 19); Nghị định số 88/CP ngày 14-12-1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn (Điều 33); Nghị định số 01/CP ngày 3-1-1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại (Điều 26); Nghị định số 16/CP ngày 20-3-1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; Nghị định số 26/CP ngày 26-4-1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (Điều 21); Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Điều 25); Nghị định số 57/CP ngày 31-5-1997 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá (Điều 19); Nghị định số 79/CP ngày 19-6-1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện (Điều 25); Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 10-5-2000 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ (Điều 15); Nghị định số 79/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (Điều 21);... - Khác với nhiều cơ quan hành chính của Nhà nước, hệ thống tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức hải quan được khẳng định trực tiếp tại Pháp lệnh Hải quan tại các Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10. Cụ thể, Điều 5 quy định cơ quan hải quan được tổ chức nguyên tắc "tập trung, thống nhất", khẳng định hệ thống hải quan gồm 03 cấp: Tổng cục Hải quan, Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương; Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan; Điều 7 quy định về phẩm chất của nhân viên hải quan; Điều 8 quy định chế độ phục vụ của nhân viên hải quan như nghĩa vụ quân sự; Điều 9 quy định về chế độ khen thưởng, đãi ngộ, vinh danh nhân viên hải quan; Điều 10 quy định về chế độ kỷ luật, xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại do nhân viên hải quan vi phạm pháp luật. Cùng với Pháp lệnh Hải quan, ngày 07-3-1994. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Điều 4 của Nghị định đã quy định hệ thống bộ máy của Tổng cục Hải quan gồm: Cục Giám sát, quản lý về hải quan; Cục Kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu; Cục Điều tra chống buôn lậu; Vụ Pháp chế; Vụ Quan hệ quốc tế; Vụ Kế hoạch và tài vụ; Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo; Thanh tra; Văn phòng; Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm tin học và thống kê hải quan; Viện nghiên cứu khoa học hải quan; Trường Nghiệp vụ hải quan và Tạp chí Hải quan. Có thể nói, giai đoạn này, hệ thống vãn bản pháp lý, trong đó, cao nhất là Pháp lệnh Hải quan đã dành hẳn 01 chương riêng qui định tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan, xác định rõ nguyên tắc tổ chức, mô hình tổ chức, nhiệm vụ cụ thể,... Những qui định đó là cơ sở củng cố tổ chức, phát triển lực lượng trong ngành. Đặc biệt, nguyên tắc tổ chức lực lượng tập trung, thống nhất đã được khẳng định trong Pháp lệnh. Vấn đề tổ chức tập trung thống nhất đã được đặt ra trước khi có Pháp lệnh (Nghị định 139) và được các văn bản cụ thể hóa việc thi hành Pháp lệnh Hải quan làm rõ về nội dung và hoạt động (Nghi định 16/CP.. .) Nguyên tác tổ chức và hoạt động tập trung, thống nhất của Hải quan Việt Nam tiếp tục được kế thừa Nghị định 139/HĐBT và phát triển trở thành một lực lượng chuyên nghiệp hóa; khẳng định quyền kiểm tra nhà nước về hải quan thuộc về cơ quan Hải quan các cấp. Các nhiệm vụ cơ bản của Hải quan, mối quan hệ phối hợp giữa Hải quan với các ngành, với chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hải quan; mối quan hệ gắn bó với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân,... đã trở thành một nguyên tắc trụ cột, thể hiện bản chất thống nhất, dân chủ xuyên suất trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. Về mô hình tổ chức, Pháp lệnh đã đặt ra mô hình liên tỉnh", một hình thức tổ chức phù hợp với hoạt động hải quan, tiết kiệm, hiệu quả, gần với mô hình "Hải quan vùng", cần được khẳng định và phát triển, thay thế mô hình tổ chức hải quan theo địa giới hành chính. Trên thực tế, mô hình tổ chức hải quan theo địa giới hành chính không hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của hải quan. Do yêu cầu của hoạt động xuất nhập khẩu, của sản xuất Hải quan được thành lập theo địa bàn hành chính, nhưng vẫn phải thực hiện một phần rất quan trọng công việc ở ngoài địa giới một tỉnh hay một thành phố. Tổ chức Hải quan liên tỉnh hay Hải quan vùng là mô hình vừa tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của cải cách nền hành chính quốc gia theo phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này, hệ thống cơ sở pháp lý đảm bảo cho tổ chức Hải quan Việt Nam vẫn được kế thừa và phân thành 3 cấp, trong đó Tổng cục Hải quan là cấp cao nhất trực thuộc Chính phủ, quản lý điều hành Hải quan cấp dưới tập trung thống nhất về mọi mặt, song vẫn bảo đảm được nguyên tắc quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ; trách nhiệm, thẩm quyền từng đơn vị hải quan đã được phân định tương đối rõ, với những đầu mối trực thuộc duy nhất, nhằm thống nhất thực hiện chính sách hải quan trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hải quan trở thành lực lượng chuyên nghiệp của Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia trong quá trình mở cửa, hội nhập. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan được quy định gắn liền với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng cấp Hải quan, trong từng trường hợp cụ thể, đã được các cấp Hải quan chấp hành nghiêm túc, góp phần vào việc đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật hải quan, phát hiện và ngăn ngừa tội phạm. Ngoài ra, hiệu quả phối hợp với các Bộ, ngành chức năng, với Uỷ ban nhân dân trong hoạt động kiểm soát chống buôn lậu qua biên giới được nâng cao. * Đánh giá về vai trò của pháp chế đối với tổ chức hải quan Đây là thời kỳ mà mọi hoạt động quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức bộ máy của ngành Hải quan chủ yếu được điều chỉnh bằng Pháp lệnh Hải quan. Những quy định của Pháp lệnh Hải quan đã thể hiện sự kế thừa có chọn lọc, đánh giá sự tiến bộ, bước phát triển mới của ngành Hải quan, cũng như xác định rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, trọng trách trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan được xác định rõ ràng là công cụ của Đảng và Nhà nước lập ra, duy trì nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, và Hải quan không sản xuất, không kinh doanh nên không phải là một cơ quan kinh tế; nên được xác định rõ là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan, thực hiện quyền kiểm tra hải quan mọi hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại và chống buôn lậu. Tổng cục Hải quan, sau khi tách ra khỏi Bộ Ngoại thương để trở thành cơ quan thuộc Chính phủ, một mặt đảm bảo được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ và tính kịp thời trong công tác tham mưu của Tổng cục Hải quan, hạn chế được các khâu trung gian xa rời thực tế, chồng chéo, dễ gây phiền hà, ách tắc và đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu. - Nguyên tắc tập trung thống nhất đã đảm bảo cho hoạt động hải quan có hiệu quả, thông qua việc thực hiện thống nhất chính sách, pháp luật về hải quan, đảm bảo yêu cầu chỉ đạo, tiến hành thông suốt, kịp thời từ Trung ương đến cơ sở, nhất là tại các cửa khẩu quốc tế, hàng ngày hàng giờ diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, đối ngoại, chính trị,... trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến các yếu tố nước ngoài; thực hiện tốt nguyên tắc đó, vừa đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các ngành và địa phương hướng vào mục đích chung là "lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia", vừa hạn chế được tình trạng chia cắt tùy tiện trong thực hiện chính sách,pháp luật, làm cho quá trình lưu thông, trao đổi hàng hóa phù hợp với quy luật cung cầu, góp phần bảo hộ sản xuất thúc đầy phát triển kinh tế. - Qua 10 năm kiểm nghiệm, cho thấy: các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan đã được thực hiện thống nhất trên cả nước; góp phần không nhỏ vào trật tự quản lý kinh tế đối ngoại, mở rộng sự hợp tác và giao lưu quốc tế chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm sau hoàn thành cao hơn năm trước. Song, cũng phải thấy rằng, đây là thời kỳ "nở rộ" văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan. Một mặt, nó tạo ra cơ sở pháp lý để từ đó ngành Hải quan tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước theo thảm quyền, mặt khác, nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí hạn chế thẩm quyền của Hải quan trong quá trình áp dụng pháp luật hoặc nhiều trường hợp dẫn đến lạm dụng quyền hạn, vượt quyền, vi phạm pháp luật, do không nắm rõ, hiểu biết hết về các quy định của luật pháp. Bởi vì, giai đoạn nay, hệ thống pháp luật về lĩnh vực hải quan được ban hành "ồ ạt", bội thu văn bản pháp luật, "bộn bề đầu môi quản lý chuyên ngành", nội dung chính sách, pháp luật bị lợi ích cục bộ ngành, lợi ích địa phương chi phối, níu kéo... làm phát sinh sự trùng lặp, mâu thuẫn, "trăm mối tơ vò", "trăm dâu đổ lên đầu" Hải quan và các tổ chức, cá nhân xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh. Bên cạnh đó, Pháp lệnh hải quan chưa xác định được đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, do đó, trong quá trình cụ thể hoá thi hành Pháp lệnh đã phát sinh những khó khăn, dẫn tới những chồng chéo, ách tắc tại địa bàn hoạt động hải quan; đồng thời việc phối hợp giữa Hải quan với chính quyền địa phương các cấp, một số ngành chức năng khác tại địa bàn hoạt động chưa đạt được hiệu quả thiết thực như mong muốn. - Hệ thống pháp luật về lĩnh vực hải quan chưa xác định rõ ràng: cơ quan Hải quan, đáng lẽ phải là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, tham gia xây dựng chính sách, cơ chế quản lý, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật là chủ yếu, là cơ quan thay mặt Nhà nước có thẩm quyền thống nhất quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan. Do vậy, trong giai đoạn này, nhiều cơ quan Nhà nước thường can thiệp quá sâu, vừa không cần thiết, không theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý mình vào các hoạt động hải quan, nên không phát huy được đầy đủ sức mạnh tổng hợp nói chung của quản lý nhà nước, cũng như không được sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân. 2.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay Ngày 29-6-2001, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Hải quan, thay thế Pháp lệnh Hải quan 1990. Để kịp thời điều chỉnh và quản lý th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van1.doc
Tài liệu liên quan