Luận văn Vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự - Từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Tuyên Quang

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 9

1.1. Những vấn đề lý luận về thi hành án hình sự. 9

1.1.1. Khái niệm Thi hành án hình sự. 9

1.1.2. Mục đích, nhiệm vụ của thi hành án hình sự . 10

1.1.3. Ý nghĩa của Thi hành án hình sự . 12

1.2. Vai trò của Tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự . 13

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Tòa án nhân dân trong thi hành

án hình sự . 39

1.3.1. Đường lối, chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật . 39

1.3.3. Yếu tố con người và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thi

hành án hình sự . 42

Tiểu kết chương 1. 44

Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI

CẤP TỈNH TUYÊN QUANG TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH

SỰ.46

2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang. 46

2.1.1. Đặc điểm, tình hình của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang . 46

2.1.2. Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác thi hành án hình sự. 47

2.2. Tình hình công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh

Tuyên Quang. 48

2.2.1. Tình hình chung và các kết quả đạt được trong công tác thi hành án

hình sự .48

2.2.2. Những hạn chế trong công tác thi hành án hình sự. 52

2.2.3. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động thi hành án hình sự. 54

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự - Từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiêm minh của pháp luật, tính đấu tranh và phòng ngừa tội phạm trong các cơ quan, doanh nghiệp và trong nhân dân. Hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án được thi hành, góp phần giữ vững kỷ cương và ổn định trật tự xã hội. Sự phối kết hợp giữa cơ quan Công an - Tòa án - Viện kiểm sát nhiều năm gần đây được thực hiện tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt, quan hệ phối hợp giữa Tòa án nhân dân với chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ. 52 Sau khi Luật thi hành án hình sự ra đời, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, thì Uỷ ban nhân dân các cấp ở Tuyên Quang đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thực hiện có hiệu quả trong công tác phối kết hợp quản lý người bị kết án trên đại bàn tỉnh, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Các cơ quan có thẩm quyền đã quan tâm tạo điều kiện để người bị phạt tù cho hưởng án treo hoà nhập với cộng đồng, rèn luyện sửa chữa lỗi lầm. Người được hoãn, tạm đình chỉ có điều kiện được chăm sóc chữa trị, dảm bảo các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, khắc phục một phần khó khăn. 2.2.2. Những hạn chế trong công tác thi hành án hình sự Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế, đó là trong vai trò phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, cơ quan Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp vẫn còn nhiều điểm chưa ăn khớp trong việc chuyển giao bản án cũng như phối hợp thi hành. Vẫn có tình trạng gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bị kết án, nhà tạm giữ, trại tạm giam quản lý người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự và chính quyền địa phương nơi cư trú của người bị kết án còn chậm so với quy định, theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho cá nhân, cơ quan “ [15, tr.11]. Thực tế từ năm 2013 đến 2017 đã gửi quyết định thi hành án chậm 07 lần và đã bị Viện kiểm sát kiến nghị, trong đó Tòa án nhân dân tỉnh 01 lần, Tòa án nhân dân huyện Sơn Dương 4 lần, Tòa án nhân dân huyện Na Hang 01 lần, Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang 01 lần. Vẫn còn tình trạng phải đính chính quyết định thi hành án do bản án quyết định có hiệu lực phải đính chính sửa đổi, bổ sung bản án, quyết định. 53 Theo báo cáo trong 5 năm từ 2013 đến 2017 ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã phải đính chính 16 quyết định thi hành án. Đến cuối năm 2017 theo thống kê tổng số người bị kết án còn tại ngoại là 47 bị án chưa bị bắt đi thụ hình vì nhiều lý do khác nhau như đang được hoãn thi hành án 32, bị án bỏ trốn công an đã ra quyết định truy nã 10 bị án, số chậm áp giải đi thi hành án là 05 bị án. Ngoài ra còn một số đang được tạm đình chỉ thi hành án vì lý do bệnh nặng. Thực tế là ở một số trường hợp do chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc đôn đốc thi hành án của cơ quan thi hành án hình sự các cấp, chính quyền địa phương; của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định của Toà án, đã để người bị kết án có quyết định thi hành án chưa được áp giải thi hành án dẫn đến có trường hợp tiếp tục phạm tội hoặc trốn, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án hình sự công an các cấp có lúc còn thiếu kịp thời dẫn đến tình trạng người bị kết án được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án chết nhưng Tòa án không nắm được ngay mà có khi cả tháng sau mới biết để ra quyết định đình chỉ thi hành án. Thi hành án tử hình thực hiện chưa kịp thời do chưa bảo đảm đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thi hành án; một số trường hợp ra quyết định thi hành án của Tòa án và việc áp giải bị án đi thi hành án của cơ quan Công an còn chậm. Công tác thi hành án bị phân tán ở nhiều cơ quan chức năng khác nhau, làm cho công tác quản lý Nhà nước về thi hành án không tập trung; hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án tác dụng trong thực tế không cao, không kết hợp thi hành án phạt tù với các hình phạt bổ sung khác, do đó làm hạn chế đến hiệu quả của công tác thi hành án và tính nghiêm minh của hình phạt. Theo quy định của Luật thi hành án hình sự hiện hành thì Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án trong phạm vi cả nước. 54 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án phạt tù và tổ chức công tác thi hành án phạt tù. Tuy vậy trong thực tế công tác thi hành án theo pháp luật hiện hành còn được giao cho nhiều cơ quan khác nữa cùng tham gia, thực hiện như Tòa án nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, cơ quan y tế thi hành quyết định của Tòa án về bắt buộc chữa bệnh nhưng lại không có một cơ quan chuyên trách nào được giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý việc thi hành đóVì vậy, mục đích của hình phạt và các biện pháp tư pháp khác không đạt được kết quả, tác dụng phòng ngừa vi phạm và tội phạm bị hạn chế. 2.2.3. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động thi hành án hình sự Quan nghiên cứu thực tiễn, những nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả vai trò của Tòa án nhân dân trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Toà án phải chịu trách nhiệm với rất nhiều công việc về thi hành án hình sự, tuy nhiên, tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ này không được củng cố, hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ làm thi hành án hình sự tại Toà án còn quá ít, chưa đáp ứng hết yêu cầu nhiệm vụ công tác này. Ở Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang hiện nay cán bộ chuyên trách làm công tác thi hành án hình sự gồm có 02 người, chức danh chuyên môn là thẩm tra viên theo dõi một lĩnh vực quá rộng lớn từ khâu ra các loại quyết định như ra quyết định thi hành án, ủy thác thi hành án; hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; đến xét miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; xóa án tích, đặc xá, hiện nay thêm thẩm quyền tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mới và theo dõi, kiểm tra chuyên môn công tác thi hành án của 07 Toà án cấp huyện nên không thể bao quát hết được. Ở Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có biên chế chuyên trách thực hiện công tác thi hành án hình sự; việc theo dõi công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân cấp huyện đang bố trí thư ký hoặc thẩm tra viên kiêm nhiệm 55 không có chuyên trách, không được đào tạo chuyên về thi hành án hình sự, không được bồi dưỡng kiến thức thường xuyên và thường không ổn định. Trong khi đó, khối lượng công việc rất lớn vì hầu hết các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật đều phải ra quyết định thi hành. Một người bị kết án có thể phải ra rất nhiều quyết định: Quyết định thi hành án phạt tù, quyết định hoãn hoặc quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định miễn chấp hành hình phạt tù, kèm theo là nhiều loại công văn, giấy tờ khác và cuối cùng là xoá án tích, cho nên còn gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả chưa cao; bên cạnh đó đặc thù của các huyện miền núi là địa bàn rộng, địa hình chia cắt, đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Việc đưa bản án ra thi hành thường bị chậm trễ ở khâu thủ tục giấy tờ hành chính, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa Tòa án và cơ quan thi hành án. Còn chậm trong việc tổng hợp hình phạt cho người bị kết án có nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật; có những trường hợp hết thời gian hoãn thi hành án nhưng Toà án chậm xét đơn hoãn thi hành án phạt tù và ra quyết định hoãn thi hành án chậm chưa kể nhiều bản án, quyết định thi hành án hình sự có sai sót cần phải đính chính. Đây là nguyên nhân chính để tình trạng còn nhiều bị án có án phạt tù vẫn đang còn ở ngoài xã hội, tạo ra mối nghi ngờ của nhân dân về tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật, đồng thời tạo ra sự đe dọa mất an ninh và trật tự xã hội. Trong thực tiễn công tác thi hành án hình sự hiện nay, việc đưa ra thi hành án và tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, do các bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm hoặc quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thường gửi muộn, không đáp ứng đúng quy định của pháp luật. Từ những sự chậm trễ trong việc gửi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định thi hành án hình 56 sự của Toà án cấp sơ thẩm. Nếu đúng quy định của pháp luật thì từ khi bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên án hoặc ra quyết định thì chậm nhất là trong 32 ngày (25 ngày giao bản án, quyết định và 7 ngày ra quyết định thi hành án); 17 ngày (10 ngày giao quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và 7 ngày ra quyết định thi hành án) thì các bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm phải được đưa ra thi hành. Trong thực tiễn, thời hạn trên không thực hiện được vì các lý do chậm trễ nên có thể Toà án cấp sơ thẩm ra quyết định thi hành án đúng với thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, giám thốc thẩm, nhưng lại không đúng với thời hạn nêu trên. Trong trường hợp kéo dài thời hạn ra quyết định thi hành án, dù bất cứ lý do nào thì đó cũng là lỗi của Toà án và người bị kết án sẽ phải chịu thiệt thòi về “khoảng trống” mà chưa có quyết định thi hành án. Khi chưa có quyết định thi hành án thì người bị kết án chưa được chuyển sang trại cải tạo, trại giam và chưa được tham gia lao động, học tập để được tính thời hạn giảm án theo quy định. Thực tế mấy năm qua Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang thường nhận được các bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án nhân dân cấp phúc thẩm bị muộn so với quy định, có những bản án, quyết định phúc thẩm một tháng hoặc hơn một tháng sau mới nhận được, gây nên tình trạng qua thời hạn pháp luật quy định mà chưa ra quyết định thi hành án hình sự. Ví dụ: Trường hợp Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 231/QĐ- PT ngày 30/7/2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Ma Văn Tình, phạm tội Giết người, theo quy định chậm nhất ngày 25/8/2014 Tòa án nhân dân tối cao phải gửi Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã xử sơ thẩm, tuy nhiên đến ngày 25/9/2014 Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang mới nhận được Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm để ra quyết định thi hành án hình sự, như vậy so với thời hạn luật quy định thì Tòa án đã ra quyết định chậm hơn gần 1 tháng. 57 Và trường hợp Bản án phúc thẩm số 307/HSPT ngày 25/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm y án 18 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Thanh Dậu, phạm tội: Tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ. Nhưng đến ngày 08/08/2017 Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang mới nhận được bản án phúc thẩm để ra quyết định thi hành án. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án hình sự tại Tòa án chưa đáp ứng hết yêu cầu nhiệm vụ công tác này. Mặt khác nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động thi hành án hình sự vẫn chưa được coi trọng, nên chưa được đầu tư đúng mức về con người cũng như cơ sở, vật chất. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì về cơ bản, tất cả các bản án sau khi có hiệu lực pháp luật đều được Toà án ra quyết định thi hành án và giao cho các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành. Nhưng tuỳ từng loại hình phạt mà việc tổ chức thi hành án hình sự lại được giao cho rất nhiều cơ quan thi hành. Như vậy, một bản án, quyết định hình sự có thể có nhiều cơ quan thi hành, mỗi cơ quan được giao trách nhiệm thi hành một phần trong quyết định của bản án. Điều này đã làm cho công tác thi hành án hình sự bị cắt khúc và gián đoạn, dẫn đến công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự không chặt chẽ. Ví dụ: Toà án thì ra các quyết định, cơ quan Công an thi hành phần hình phạt tù, tử hình; Uỷ ban nhân dân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc quản lý, giám sát, giáo dục đối với người bị kết án không phải là phạt tù giam; cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần dân sự Ngay trong một cơ quan thì việc thi hành án hình sự cũng được giao cho nhiều bộ phận khác nhau. Ví dụ: Bộ công an giao cho lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thi hành hình phạt tử hình, Cục C10 (trại giam) và Trại tạm giam thi hành hình phạt tù; Cục quản lý xuất nhập cảnh, thi hành hình phạt trục xuất Việc giao cho quá nhiều cơ quan thi hành một bản án, quyết định hình sự, gây khó khăn trong việc quản lý, theo dõi người chấp hành án. Sự phối hợp kém của chính quyền địa phương trong mối quan hệ đối 58 với Tòa án nhân dân; Uỷ ban nhân dân các cấp thường chỉ bố trí một cán bộ tư pháp kiêm nhiệm nhiều công tác, chưa được tập huấn, đào tạo chuyên môn để phối hợp với công an trong việc lập hồ sơ quản lý người đang chấp hành án tại địa phương. 2.3. Thực trạng về vai trò của Tòa án nhân dân trong công tác thi hành án hình sự ở Tuyên Quang 2.3.1. Thực trạng vai trò của Tòa án nhân dân trong thi hành án phạt tù Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội. Thi hành án phạt tù buộc người bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong thời hạn được quyết định trong bản án. Hình phạt tù có hai loại, tù chung thân và tù có thời hạn. Về thi hành hình phạt tù chung thân, từ năm 2013 đến năm 2017 tổng số người phải chấp hành ở Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang là 09 người bị kết án. Tất cả những người bị tuyên hình phạt tù chung thân đều được đưa đi thi hành án ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Về thi hành hình phạt tù có thời hạn, từ năm 2013 - 2017 Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thi hành hình phạt tù đối với 3.639 người bị kết án, chiếm số lượng lớn (chiếm 0,6% tổng số người bị kết án). Trong đó số bị án đã được đưa tới các trại giam, trại tạm giam để chấp hành hình phạt tù có thời hạn từ năm 2013 - 2017 là 3.572 bị án (chiếm 98,1% tổng số người đang phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Tuyên Quang). Số người được miễn chấp hành hình phạt là 23 người [25], [26], [27], [28], [29]. Việc thi hành án phạt tù đã từng bước đi vào nề nếp, có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là đối với những người bị kết án phạt tù tại ngoại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp kịp thời với cơ quan thi hành án hình sự để đưa bị án tại ngoại vào Trại giam chấp hành án đảm bảo đúng 59 quy định của pháp luật. Mặt khác, đối với những người bị kết án phạt tù bỏ trốn đã được cơ quan công an các cấp tiến hành xác minh, kịp thời ra quyết định truy nã để truy bắt, buộc họ phải thi hành án. Cơ quan Công an tỉnh Tuyên Quang mỗi năm có báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang về tình hình thi hành án phạt tù, những kết quả và những tồn tại, qua đó đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả công tác thi hành án nhằm góp phần giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên đến 31/12/2017 vẫn còn 67 bị án chưa được đưa đi thi hành hình phạt tù với nhiều lý do khác nhau, trong đó có 32 bị án được hoãn thi hành hình phạt tù; 10 bị án trốn đã có lệnh truy nã, nhưng chưa bắt được; 05 bị án chậm áp giải; 20 bị án được tạm đình chỉ thi hành án. Có thể thấy số người phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn đã được đưa vào các trại giam chấp hành hình phạt trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017 đạt tỷ lệ 98,1%. Điều này thể hiện sự kịp thời trong công tác thi hành án phạt tù có thời hạn trên địa bàn toàn tỉnh. Mặt khác, Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Tuyên Quang dần đã khắc phục tình trạng chậm đính chính bản án, quyết định hình sự có hiệu lực, nên việc đính chính quyết định thi hành án không bị chậm, và cũng đã khắc phục được tình trạng gửi bản án, quyết định và quyết định thi hành án phạt tù cho bị án và các cơ quan liên quan chậm, đảm bảo kịp thời đưa các bị án đến chấp hành hình phạt tại các trại giam, cụ thể là trong các năm từ 2013 đến năm 2017 Tòa án nhân dân các cấp tại Tuyên Quang đã phải đính chính đối với 16 bản án, quyết định, thường là đính chính về ngày bắt tạm giam, về họ tên đệm của người bị kết án hoặc tên bố mẹ của người bị kết án; dẫn đến cũng phải đính chính quyết định thi hành án 16 lần, trong đó, năm 2013 phải đính chính 05 quyết định thi hành án, năm 2014 đính chính 06 quyết định thi hành án, năm 2015 đính chính 03 quyết định thi hành án, đến năm 2016 đính chính 01 quyết định thi hành án, 2017 đính chính 01 quyết định thi hành án. 60 Trong việc gửi quyết định thi hành án chậm 07 lần và đã bị Viện kiểm sát kiến nghị, trong đó năm 2013 là 02 lần, năm 2014 là 03 lần, năm 2015 là 01 lần, năm 2016 là 01 lần. Có Tòa án nhân dân huyện còn chậm trong việc tổng hợp hình phạt hoặc đề nghị cấp trên tổng hợp hình phạt cho người bị kết án có nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, việc thi hành hình phạt tù, nhất là hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Tuyên Quang từ năm 2013 đến năm 2017 còn có những hạn chế, khó khăn: Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang thường xuyên tiến hành rà soát các đối tượng bị kết án phạt tù đang tại ngoại, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có quyết định thi hành án nhưng trốn tránh việc thi hành án để đề nghị cơ quan Công an tổ chức truy bắt, áp giải thi hành án. Kết quả các trường hợp người bị kết án tại ngoại trên địa bàn tỉnh đã có quyết định thi hành án đều đi thi hành án đảm bảo đúng quy định, hiện nay ở Tuyên Quang chỉ còn 10 trường hợp trốn đã có quyết định truy nã của cơ quan công an từ những năm trước khi có Luật thi hành án hình sự. Những trường hợp trốn thi hành án phạt tù cũng là vấn đề rất phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang. Theo quy định của pháp luật về thi hành bản án hình sự, đối với những người trốn thi hành án phạt tù, cơ quan Công an phải ra lệnh truy nã và tổ chức truy bắt để buộc họ phải thi hành án. Tuy nhiên, việc truy bắt những đối tượng trốn thi hành án phạt tù không phải đơn giản vì họ đã đi khỏi địa phương. Lực lượng Công an nhân dân tỉnh Tuyên Quang cũng đã tiến hành truy bắt, nhưng số lượng không đáng kể, mới bắt được 02 trường hợp, trong đó năm 2013 bắt được 1 trường hợp; năm 2014 bắt được 01 trường hợp; hiện nay vẫn còn 10 trường hợp bỏ trốn đang bị truy nã chưa bắt được. Có thể nói, Cơ quan Công an đã tăng cường việc bắt truy nã để thi hành án nhưng hiệu quả còn thấp. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là lực lượng Công an tỉnh Tuyên Quang không có đủ số cán bộ chuyên trách để tổ chức bắt các đối tượng bị truy nã do trốn thi hành án phạt tù. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến việc bảo đảm việc thi hành án phạt tù trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang mà 61 chưa có phương hướng giải quyết. Ở Tuyên Quang hiện nay còn 05 người bị kết án phạt tù được tại ngoại chưa áp giải đi thi hành án được do nhiều nguyên nhân phức tạp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật thi hành án hình sự, “trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án. Quá thời hạn trên mà người đó không có mặt, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án” [15, tr.12]. Việc cơ quan Công an không thực hiện được việc áp giải người phải thi hành án phạt tù vẫn đang diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang. Nguyên nhân là do liên quan đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, 03 trường hợp bị kết án phạt tù phải đi thi hành là người dân tộc Mông, thuộc tổ chức phản động Dương Văn Mình, cố tình tìm mọi cách gây khó khăn nên lực lượng Công an chưa áp giải đi thi hành án được. Còn 02 trường hợp bị án là lao động chính duy nhất trong gia đình, bị án có con duy nhất đã thành niên bị tâm thần, gia đình không có người thân thích (Bố mẹ, chồng, con, anh chị em ruột) để giao nuôi dưỡng, chăm sóc, Tòa án nhân dân đã phối hợp với cơ quan Công an để tìm trung tâm bảo trợ để gửi con bị tâm thần cho bị án đi cải tạo nhưng hiện nay vẫn đang vướng mắc vì Trung tâm bảo trợ xã hội ở tỉnh không nhận trường hợp này, còn các trung tâm tâm thầm ở địa bàn tỉnh khác phải nộp chi phí gửi, nên hiện nay vẫn chưa áp giải đi thi hành án được. Những người phải thi hành án phạt tù mà cơ quan công an chưa áp giải đi thi hành án được nên họ vẫn sống bình thường ngoài xã hội. Điều này thể hiện không chỉ sự chưa nghiêm minh của pháp luật thi hành án, mà còn có thể họ tiếp tục phạm tội mới gây nguy hiểm cho xã hội; gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, tạo ra mối nghi ngờ của nhân dân về tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật, đồng thời tạo ra sự đe dọa mất an ninh và trật tự 62 xã hội. Đây là một trong những khó khăn trong công tác thi hành án phạt tù tại tỉnh Tuyên Quang. Ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang có tình trạng thiếu thông tin trong hồ sơ theo dõi thi hành án của Toà án, do là sau khi ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án không thể biết rõ được phạm nhân được đưa đi cải tạo ở đâu, theo quy định của khoản 3 Điều 26 Luật thi hành án hình sự: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận người chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, thân nhân của người chấp hành án phạt tù biết và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự” [15, tr.14]. Nhưng thực tế, trên cơ sở tiếp nhận bị án, Trại tạm giam lập danh sách bị án để đề nghị Cơ quan quản lý thi hành án của Bộ Công an ra quyết định đưa họ đi cải tạo tại các trại cải tạo do mình quản lý trên cả nước mà không thông báo về việc người bị kết án được điều đi cải tạo ở các Trại giam cho Toà án đã ra quyết định thi hành án. Thực tế có trại giam sau khi tiếp nhận người bị kết án đã thông báo cho Tòa án ra quyết định thi hành án về việc tiếp nhận người bị kết án đến Trại chấp hành án, nhưng về cơ bản là không đầy đủ dẫn đến thiếu thông tin trong hồ sơ theo dõi, giám sát thi hành án của Tòa án với vai trò là cơ quan thực hiện “Quyền tư pháp”. Tóm lại, trong việc đưa các bản án phạt tù đối với người bị kết án phạt tù vào thi hành tại tỉnh Tuyên Quang, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an đã có nhiều cố gắng bảo đảm việc thi hành án. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng pháp luật cũng vẫn còn những tồn tại nhất định như đã nêu ở trên. 2.3.2. Thực trạng vai trò của Tòa án trong thi hành hình phạt tù cho hưởng treo và hình phạt cải tạo không giam giữ Thực tiễn công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả quan trọng, các bản án xét xử bị cáo nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữu khi có hiệu lực pháp luật đều được ra quyết định thi hành án và tổ chức 63 thi hành quyết định đó một cách nhanh chóng, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đều được mở sổ thụ lý để theo dõi đầy đủ, hồ sơ thi hành án được lập một cách khoa học, quyết định thi hành án treo đều được Tòa án gửi cho các cá nhân, cơ quan liên quan nhanh chóng, đúng thời hạn do pháp luật quy định. Đồng thời cũng đã tổ chức tốt việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn cho người chấp hành án có đủ điều kiện theo quy định. Quá trình xét giảm thời gian thử thách cho người phải chấp hành án treo, xét miễn, giảm thời gian chấp hành án cho người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đã được tiến hành thường xuyên, đúng quy định của pháp luật và có những tiến bộ rõ rệt. Qua công tác thi hành án treo đã góp phần giữ vững kỷ cương, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với pháp luật cũng như sự ổn định trật tự, an toàn xã hội. Theo báo cáo, thống kê hàng năm của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang thì từ năm 2013 đến năm 2017 số lượng án treo đã ra quyết định thi hành án ở tỉnh Tuyên Quang là 1.512 bị án. Năm 2013 là 260 bị án, năm 2014 là 235 bị án, năm 2015 là 293 bị án, năm 2016 là 173 bị án và năm 2017 là 351 bị án. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo là 149 trường hợp. Trong đó: Năm 2013 là 17 trường hợp, năm 2014 là 26 trường hợp, năm 2015 là 35 trường hợp, năm 2016 là 37 trường hợp và năm 2017 là 34 trường hợp [25], [26], [27], [28], [29]. Từ năm 2013 đến năm 2017, số lượng hình phạt cải tạo không giam giữ đã ra quyết định thi hành án là 195 bị án. Trong đó: Năm 2013 là 39 bị án, năm 2014 là 40 bị án, năm 2015 là 47 bị án, năm 2016 là 37 bị án và năm 2017 là 32 bị án [25], [26], [27], [28], [29]. Trong đó, cơ quan thi hành án hình sự đã tiến hành xong lập hồ sơ và giao hồ sơ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_vai_tro_cua_toa_an_nhan_dan_trong_thi_hanh_an_hinh.pdf
Tài liệu liên quan