Luận văn Vai trò của trợ từ nhấn mạnh trong lập luận

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu 1

I. Lý do chọn đề tài 1

II. Mục đích 1

III. Phạm vi đề tài 2

IV. Phương pháp tiến hành.

Phần nội dung 3

Chương I: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI NIỆM “TRỢ TỪ NHẤN MẠNH” 3

A. Vài nét về lịch sử nghiên cứu trợ từ nhấn mạnh 3

I. Những điểm thống nhất 3

II. Những điểm chưa thống nhất 7

B. Khái niệm “Trợ từ nhấn mạnh” 18

Chương II. HOẠT ĐỘNG NGỮ PHÁP VÀ CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA CỦA TRỢ TỪ NHẤN MẠNH 22

A. Kết quả thống kê phân loại 22

I. Kết quả thống kê 22

II. Phân loại trợ từ nhấn mạnh 23

B. Những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh 25

I. Hiện tượng nhấn mạnh 25

II. Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ nhấn mạnh 26

III. Phân tích cách sử dụng một số trợ từ nhấn mạnh: “những ” 28

“đến ”, “chính”, “cả”, “ngay”.

Chương III: VAI TRÒ CỦA TRỢ TỪ NHẤN MẠNH TRONG LẬP LUẬN. 39

A. Lập luận và hiệu lực lập luận của các trợ từ nhấn mạnh 39

I. Lập luận 39

II. Hiệu lực lập luận của trợ từ nhấn mạnh 44

B. Miêu tả hiệu lực lập luận của một số trợ từ nhấn mạnh thường gặp. 47

I. Tác tử “chỉ” 48

II. Tác tử “những” 49

III. Tác tử “đến” 50

Kết luận. 52

Tài liệu tham khảo. 53

 

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của trợ từ nhấn mạnh trong lập luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực từ và hư từ , tình thái từ là một tập hợp riêng biệt, có một số lượng không lớn, có tác dụng nhất định về ngữ pháp tiếng Việt” [3, 168]. Như vậy, ý kiến của Lê Biên có thể xếp vào cách phân định thứ hai này. Chúng tôi, trong luận văn này cũng đi theo cách phân định thứ hai. Vị trí của trợ từ nhấn mạnh trong hệ thống từ loại tiếng Việt được xác định là nằm trong nhóm trợ từ và hư từ, có vị trí độc lập với thực từ và hư từ. b. Khái niệm “trợ từ nhấn mạnh” Trên cơ sở thừa kế những điểm thống nhất của các nhà nghiên cứu, dựa vào các đặc điểm nhận diện của trợ từ nhấn mạnh, chúng tôi đưa ra khái niệm trợ từ nhấn mạnh như sau: Trợ từ nhấn mạnh nằm trong nhóm trợ từ thuộc lớp tình thái từ, không đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ... đứng sau nó có nội dung phản ánh liên quan tới thực tại mà người nói muốn lưu ý người nghe, hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích thêm một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến nội dung khái niệm trợ từ nhấn mạnh. 1. Khi nói trợ từ nhấn mạnh "được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ... đứng sau nó..." tức là đã ngầm khẳng định một quy tắc sử dụng trợ từ. Theo quy tắc này, trợ từ nhấn mạnh bao giờ cũng nhấn mạnh vào từ hoặc tổ hợp từ đứng ngay sau nó. Ví dụ (1): “Chính nó đánh con anh.” Ta dễ dàng nhận ra trợ từ "chính" trong câu trên nhấn mạnh vào đại từ “nó” nhằm chỉ đích danh đối tượng đánh con anh là “nó”, đồng thời loại bỏ những đối tượng khác. Nhưng trong thực tế giao tiếp không phải lúc nào người Việt Nam cũng tuân thủ các quy tắc này. Ví dụ (2): Nó chỉ mua một quyển sách. Nếu theo nguyên tắc, ta có thể hiểu là: ngoài việc “mua một quyển sách ra, nó chẳng biết việc gì cả". Nhưng thực tế chủ thể phát ngôn không muốn giới hạn vào động từ “mua” đứng ngay sau trợ từ “chỉ”, mà đối tượng cần giới hạn ở đây là bổ ngữ đứng sau động từ “mua”, tức là “một quyển sách”. Đúng ra phải nói: Nó mua chỉ một quyển sách. Nhưng cách nói này với người Việt không thuận bằng cách nói trên. Cho nên trong thực tế sử dụng người ta thường đưa trợ từ nhấn mạnh lên trước động từ mà vẫn hiểu rằng nó nhằm nhấn mạnh vào bổ ngữ đứng sau động từ đó. Như vậy trong giao tiếp, không phải lúc nào người ra cũng tuân thủ quy tắc về vị trí của trợ từ nhấn mạnh mà có thể vận dụng linh hoạt hơn, nhưng dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, người nghe vẫn hiểu đúng nội dung cần nhấn mạnh. 2. "Trợ từ nhấn mạnh biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ... đứng sau nó", nói như vậy là nêu cách thức nhấn mạnh, còn ý nghĩa tình thái của trợ từ nhấn mạnh mang lại cho phát ngôn không được nêu rõ ra bằng các vị từ (nhiều ít...) nhưng vẫn được người nghe nhận ra. Vậy tại sao trợ từ nhấn mạnh lại có thể có ý nghĩa tình thái ngầm ẩn? Có thể tìm lời giải đáp cho câu hỏi này bằng cách xem xét mối liên hệ ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh với các từ đồng âm cùng gốc với chúng. Xét các ví dụ: (3a). Những con thuyền đang cập bến. (3b). Những ba con thuyền đang cập bến. “Những” ở phát ngôn (3a) được coi như là một định từ. Đây là từ dùng để chỉ số nhiều không xác định. Với tư cách là một định từ, “những” thường cùng với danh từ mà nó đi kèm làm chức năng chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu. Khác với "những" ở phát ngôn (3a), ở phát ngôn (3b) "những" không đảm nhận chức năng ngữ pháp gì trong câu. Nó chỉ là từ được thêm vào cho câu để biểu thị sự đánh giá của người nói. Về mặt nghĩa có thể nhận thấy “những" ở phát ngôn (3a) có quan hệ khá rõ với “những” ở phát ngôn (3b). ý nghĩa số lượng nhiều không xác định của “những” ở phát ngôn (3a) rất gần với ý nghĩa “cho là nhiều” của “những” ở phát ngôn (3b). Trong Tiếng Việt, có một hiện tượng đã được nhiều người đề cập đến, đó là hiện tượng chuyển loại của từ. Có thể quan niệm “Chuyển loại là một phương thức cấu tạo từ, nhờ đó một từ mới thuộc phạm trù từ loại này được tạo ra từ một từ loại khác mà vẫn giữ nguyên vỏ âm thanh, đồng thời tạo ra ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với ý nghĩa của từ xuất phát và nhận những đặc trưng ngữ pháp mới thể hiện ở khả năng kết hợp và chức năng làm thành phần câu khác với những đặc trưng ngữ pháp của từ xuất phát”(Hà Quang Năng: 12-87). Theo cách hiểu trên, có thể nhận thấy đã có sự chuyển loại xảy ra giữa “những” ở phát ngôn (3a) và “những” ở phát ngôn (3b). Hiện tượng tương còn được thấy ở nhiều trường hợp khác như: + đến (động từ ) và đến (trợ từ nhấn mạnh). - Đường đến trường dài 10 km. - Tôi đi học, phải đạp xe đến 10 km. + rõ (tính từ) và rõ (trợ từ nhấn mạnh). -Cảnh vật trông rõ mồn một. -Ông ta dậy rõ sớm. + cả (định từ) và cả (trợ từ nhấn mạnh). -Tuần tới, cả lớp sẽ đi cắm trại. -Tuần tới, lớp sẽ đi cắm trại. Cả thầy chủ nhiệm cũng đi. Theo thống kê của Phạm Hùng Việt, trong số 100 đơn vị được chú là trợ từ trong "Từ điển tiếng Việt" có đến 66 trường hợp được ghi nhận là có sự chuyển loại giữa các từ loại khác với trợ từ. Như vậy một phần lớn trợ từ tiếng Việt nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng được tạo ra bằng phương thức chuyển loại. ý nghĩa của trợ từ, vì vậy thường vẫn có mối liên hệ khá rõ với các thực từ tương ứng và chúng ta nhận ra ý nghĩa tình thái ngầm ẩn của các trợ từ nhấn mạnh một cách nhanh chóng là do nhận ra mối liên hệ ngữ nghĩa đó. Như vậy, khi phân tích ý nghĩa tình thái của trợ từ nhấn mạnh, trong tiếng Việt cần nắm được hiện tượng chuyển loại này để phân biệt đâu là trợ từ nhấn mạnh đâu không phải là trợ từ nhấn mạnh trong các từ đồng âm và có nét nghĩa gần nhau để tạo nên hiệu qủa giao tiếp mong muốn. Chương 2 Hoạt động ngữ pháp và đặc trưng ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh a. Kết quả thống kê - phân loại Để làm sáng tỏ chức năng ngữ pháp và đặc trưng ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh trong hoạt động ngôn ngữ, điều đầu tiên là phải có cơ sở và cần căn cứ vào một ngữ liệu nhất định. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên và để tránh lối suy phỏng mang tính chủ quan, trước khi đi vào miêu tả, nhận xét hoạt động ngữ pháp và đặc trưng ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh, thao tác đầu tiên của chúng tôi là chọn tư liệu thống kê; tiếp sau đó là bước phân loại tư liệu; và công việc cuối cùng là trên cơ sở của kết quả thống kê - phân loại phân tích rút ra những kết luận cần thiết. I. Kết quả thống kê 1. Các tác phẩm được thống kê Như đã xác định ở chương đầu, trợ từ nhấn mạnh biểu thị thái độ, đánh giá của người nói với nội dung phát ngôn hoặc của người nói với người nghe. Thái độ và sự đánh giá đó thường là thái độ và sự đánh giá chủ quan của mỗi người. Do đó, trong giao tiếp, mức độ sử dụng các trợ từ nhấn mạnh giữa các chủ thể phát ngôn là không giống nhau. Trong sáng tác văn học cũng vậy. Những nhà văn ưa cách diễn đạt, khách quan lạnh lùng thường rất tiết kiệm sử dụng các trợ từ nhấn mạnh; ngược lại, những nhà văn muốn thể hiện thái độ trực tiếp của mình thì tần số và số lượng trợ từ nhấn mạnh xuất hiện tương đối nhiều trong tác phẩm. Để có được sự phong phú về tư liệu và cái nhìn tương đối khách quan, chúng tôi tiến hành khảo sát chủ yếu ở các tuyển tập truyện ngắn, nơi tập trung những cây bút văn xuôi tiêu biểu mà phong cách của họ đã phần nào được khẳng định và có chỗ “đứng” trong một gia đoạn văn học nhất định. Cụ thể là chúng tôi đã khảo sát ba tập truyện ngắn sau: (I) " Truyện ngắn Việt Nam 1945- 1985", Nxb GD, 1985, 426 trang. (II) " Truyện ngắn Việt Nam 1975- 1995", Tập 1, Nxb HNV, 1995, 656 trang. (III) " Truyện ngắn Việt Nam 1945- 1985", Tập 2, Nxb HNV, 1996, 638 trang. 2. Kết quả thống kê Khảo sát ba tập truyện ngắn gồm 1.720 trang sách với 89 truyện của 77 tác giả, chúng tôi thống kê được danh sách trợ từ nhấn mạnh với 38 đơn vị, gồm có: cả, cái, chẳng, chỉ, chính, có, cóc, cứ, đã, đếch, đến, đích, độc, đúng, được, hẳn, hề, là, lấy, mà, mãi, mỗi, mới, ngay, những, phàm, quả, quái, quyết, riêng, rõ, tận, thì, tịnh, tổ, tới, ư, và. Như vậy, so với danh sách trợ từ nhấn mạnh đã nêu ở chương trước (gồm 40 đơn vị), trong nguồn ngữ liệu mà chúng tôi thống kê không xuất hiện hai trợ từ nhấn mạnh “mốc” và “qua”. Bên cạnh nguyên nhân hạn chế về nguồn ngữ liệu thống kê, còn có một nguyên nhân khác là trong thực tế giao tiếp, hai trợ từ nhấn mạnh này rất ít khi được sử dụng. II. Phân loại trợ từ nhấn mạnh Việc phân loại được đặt ra là nhằm đạt tới sự phấn cắt khối trợ từ nhấn mạnh thành các tiểu nhóm nhỏ hơn nữa cho thuận lợi trong mô tả cũng như trong sử dụng. Trong quá trình khảo sát, căn cứ vào nội dung được nhấn mạnh chúng tôi phân trợ từ nhấn mạnh thành: - Tiểu nhóm 1: Những trợ từ có sắc thái nhấn mạnh và đánh giá về mặt lượng: đến, tới, những, tận, mãi, có, độc, chỉ, mỗi, lấy, ư. - Tiểu nhóm 2: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặc biệt của người nói vào ý khẳng định hay phủ định đối với một phần nội dung được nêu trong phát ngôn. Tiểu nhóm này gồm có các trợ từ: chính, cả, ngay, cái, cứ, được, hẳn, hề, quả, phàm, quyết, rõ, tịnh, tổ, chẳng, đã, mới, riêng, thì, và, cóc, đếch, quái, đúng, là, mà, đích. Miêu tả-Nhận xét Về hình thức ngữ âm, đa số các trợ từ nhấn mạnh là từ đơn âm tiết. Bên cạnh đó có một số trợ từ nhấn mạnh là từ đa âm tiết. Hiện tượng đa âm thường là từ một trợ từ gốc phát sinh hoặc do hai trợ từ nhấn mạnh kết hợp tạo thành. Ví dụ: đến cả, đến nỗi, ngay cả, ngay chính, ngay đến... Trong dòng âm thanh phát ra, trợ từ nhấn mạnh thường được đọc nhấn so với các từ khác. Về vị trí trợ từ nhấn mạnh thường tương ứng với chỗ ngừng hay chỗ ngắt đoạn khi phát ngôn câu. Do đó trợ từ nhấn mạnh có thể có tác dụng phân tách các thành phần câu. Về khả năng đi kèm với các lớp từ khác trợ từ nhấn mạnh tuy không có khả năng kết hợp riêng với các lớp từ khác, nhưng về mặt nội dung thì nó có thể liên hệ với một từ, một cụm từ mà nó đi kèm hay cả câu.Khả năng đi kèm của trợ từ nhấn mạnh rất linh hoạt. Tuỳ vào đối tượng nhấn mạnh mà nó có thể đi kèm với một từ hay cụm từ thuộc các nhóm từ loại khác nhau. Ví dụ: trợ từ nhấn mạnh “ đến”có thể đi kèm với: - Cụm danh từ: "Giời đất ơi, cái nhà anh này, cứ y như thổ công! Nói đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra" [I-131) - Cụm động từ : "Lão xách cả một bương rượu ra quán chợ, uông tì tì rồi say, say đến nỗi đái cả ra quần" [I-357]. -Cụm tính từ: “ Gian phòng nhỏ biến thành một tác phẩm hoành tráng về mặt nạ. Nó biểu thị một sự chán nản đến cay đắng” [III-45] - Đại từ: “ Giỏi lắm anh ạ ! Giỏi nhất Tam Quốc . Sao nó tài đến thế" [I, 40]. Khả năng đi kèm với các nhóm từ khác một cách rất linh động của trợ từ nhấn mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện thái độ nhấn mạnh của tác giả vào những nội dung khác nhau của phát ngôn Về tần số xuất hiện: trong danh sách 38 đơn vị mà chúng tôi thống kê được, tần số xuất hiện của từng đơn vị có sự chênh lệch khá lớn. Một số trợ từ như: chỉ, chính, cả, ngay, đến, cứ, thì,... hầu như trong truyện ngắn nào chúng tôi thống kê cũng xuất hiện với mức độ cao. Ngược lại, một số trợ từ lại có tần số xuất hiện rất thấp, ví dụ như các đơn vị: tổ, ư, cóc phàm... Sự chênh lệch về tần số xuất hiện các trợ từ nhấn mạnh là một tất nhiên do sự qui định của nội dung phản ánh. B. Những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh Trợ từ nhấn mạnh sử dụng trong phát ngôn để biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ đứng sau nó. Như vậy, đặc trưng ngữ nghĩa chung nhất của trợ từ nhấn mạnh chính là sắc thái nhấn mạnh - như tên gọi của nó. ở mục này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu các đặc trưng ngữ nghĩa của trợ từ nhấn mạnh. Còn về đặc trưng ngữ pháp, do không đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, đặc trưng này chỉ thể hiện ở khả năng đi kèm của trợ từ nhấn mạnh với từ hay cụm từ thuộc các nhóm từ loại khác nhau. Do đó, chúng tôi không đưa đặc trưng ngữ pháp của trợ từ nhấn mạnh thành mục riêng mà sẽ đề cập tới trong quá trình phân tích các đặc trưng về ngữ nghĩa. I. Hiện tượng nhấn mạnh Nhấn mạnh là một hiện tượng khá phổ biến và có vai trò đáng kể trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhấn mạnh là một hành vi ngôn ngữ có ý thức của người nói, là sự chủ động chỉ ra cho người nghe những đặc điểm về chất, về lượng của nội dung thông tin cần truyền đạt, định hướng cho người nghe xử lý tiếp nhận chúng đúng với dụng ý của mình. - Trong hoạt động giao tiếp, muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, lời nói phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của người nghe, người đọc. Nhưng sự chú ý không thể dàn đều ở mọi yếu tố của lời nói, mà cần tập trung vào những yếu tố mà người nói coi là quan trọng, cần nhấn mạnh. Những nhân tố tạo nên sự phân bổ độ chú ý khác nhau thuộc về một số phương diện khác nhau: + Trước hết đó là tầm quan trọng, là mức độ khác thường của bản thân những sự kiện, hiện tượng được đề cập tới, (tất nhiên các mức độ đó được đánh giá theo ý kiến chủ quan của người nói). + Còn có ảnh hưởng của các nhân tố gây ra độ nhiễu cho sự giao tiếp (các nhân tố này có thể là các nhân tố bên trong và bên ngoài ngôn ngữ). + ở người nói và người nghe thường có sự khác nhau về nhiều phương diện: Về hiểu biết, về niềm tin, về sự quan tâm, về tâm lý tình cảm... Do đó có quan niệm và cách đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của thông tin trong lời nói, và cả cách xử lý khác nhau các thông tin đó. + Trong dòng lời nói, sự phân bố thông tin không đồng đều cả về chất và về lượng. Như vậy, sự đánh giá tầm quan trọng của thông tin phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cụ thể. Trong lời nói, ngoài các yếu tố phụ trợ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói... thì các từ ngữ nhấn mạnh có vai trò rõ rệt. Cho nên việc sử dụng tốt các trợ từ nhấn mạnh có vai trò đắc lực để phục vụ mục đích đó. II. Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ nhấn mạnh Tác giả Phạm Hùng Việt trong “Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt hiện đại [20-81] đã chỉ ra cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ nhấn mạnh, gồm các thành tố sau: 1/ Đánh dấu hay định vị thành phần được nhấn mạnh (nghĩa là chỉ ra cho người nghe biết thành phần nào, bộ phận thông tin nào được người nói chủ tâm nhấn mạnh) 2/ Biểu thị sự đánh giá của người nói về tầm quan trọng của thông tin được nhấn mạnh. Nội dung của sự đánh giá đó có thể diễn đạt đại thể phân đoạn (thành phần) thông tin được đánh dấu, theo đánh giá của người nói, là cái có ý nghĩa quan trọng hay đáng được lưu ý ở một phương diện nào đó. Cần chú ý để xử lý , ứng xử thích hợp 3/ Những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng có tính chất riêng biệt của từng trợ từ nhấn mạnh Các thành tố (1) và (2) gắn các trợ từ nhấn mạnh vào một phạm trù ngữ dụng chung, (3) là yếu tố có tác dụng chuyên biệt hóa kiểu hoàn cảnh sử dụng riêng. Thành tố (1) và (2) thực hiện vai trò chỉ xuất, đánh giá thông tin được nhấn mạnh bằng cách trực tiếp nhấn mạnh vào cái thành phần đi sau nó - thành phần mà nó phụ thuộc vào về mặt ngữ pháp. Điều này dẫn đến một tất yếu là nếu vị trí của trợ từ nhấn mạnh thay đổi, tức là thay đổi điểm nhấn mạnh trong câu thì điểm nhấn thông tin của câu đó cũng thay đổi theo Ví dụ: (4a). Chính tôi làm việc đó. (4b/). Tôi làm chính việc đó. Điểm nhấn mạnh của thông tin thay đổi là dấu hiệu cần chú ý để xử lý ứng xử thích hợp . Thành tố (3) có tác dụng chuyên biệt hóa hoàn cảnh sử dụng. Điều này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với các trợ từ nhấn mạnh. Bởi lẽ khi nghiên cứu, nhiều tác giả hoặc không nhắc hoặc phủ nhận những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của từng trợ từ nhấn mạnh. Vì thế, trong giao tiếp chúng được phân biệt với nhau một cách hết sức mờ nhạt. Thế nhưng trong thực tế giao tiếp những hoàn cảnh cụ thể đã khẳng định rằng các trợ từ nhấn mạnh có các đặc trưng ngữ nghĩa riêng biệt - thể hiện ở chỗ không phải lúc nào chúng cũng có thể thay thế cho nhau được, còn nếu thay thế sẽ làm thay đổi hoàn cảnh sử dụng, thay đổi điểm xuất phát và hướng nhìn của người ta trong việc xử lý thông tin. Ví dụ: (5a). Chính tôi làm việc đó (5b). Cả tôi làm việc đó Nội dung mệnh đề của (5a) và (5b) là như nhau. Hai trợ từ “chính” và “cả” cùng có một vị trí tác động: đứng ở đầu câu. Thế nhưng khi nói “ Chính tôi làm việc đó” tức là đã xác định, đồng nhất một cách hoàn toàn người làm việc đó và “tôi” là một, đúng là tôi chứ không phải là ai khác như đã nói, đã nghĩ hoặc có thể nghĩ; còn khi nói “Cả tôi làm việc đó” tức là đã ngầm ẩn một tập hợp gồm một số đối tượng làm việc đó, trong đó có tôi. Hướng xử lý thông tin trong hai phát ngôn này là khác nhau. ở ví dụ (5a), nếu việc đó tốt hay xấu thì người được khen thưởng hoặc bị kỷ luật duy nhất vẫn là “tôi”. Còn trong ví dụ (5b), khen thưởng hay kỷ luật “tôi” đồng nghĩa với việc khen thưởng hay kỷ luật một hoặc một số người khác nữa. Những điều đã phân tích trên đây cho thấy, các trợ từ nhấn mạnh ngoài những đặc trưng chung về ngữ nghĩa - ngữ dụng cho phép ta xếp chúng thành các nhóm nhỏ, ở mỗi trợ từ còn có những đặc trưng riêng quy định kiểu hoàn cảnh sử dụng, đồng thời quy định cả góc độ các thao tác cần thiết phải tiến hành để xử lý các thông tin liên quan một cách thích đáng. III. Phân tích cách sử dụng một số trợ từ nhấn mạnh: những, đến, chính, cả, ngay Để làm sáng tỏ ý nghĩa nhấn mạnh vào từ, cụm từ mà trợ từ nhấn mạnh đi kèm, chúng tôi tập trung phân tích đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp (cách dùng) của một số trợ từ thường gặp: những, đến, chính, cả, ngay. 1. Trợ từ nhấn mạnh "những" Từ "những" thực hiện chức năng nhấn mạnh và biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với các thành phần đi sau nó. Thành phần được nhấn mạnh có thể là các từ, các cụm từ khác nhau: + Danh từ chỉ số lượng: Quyển sách này giá những mười ngàn đồng. + Danh từ chỉ loài vật: Trời xầm xì những mây là mây. + Một số động, tính từ tâm lí, tình cảm: Những (là) rày ước mai ao. Những thương những nhớ. - Về ngữ nghĩa, có thể phân biệt các đặc điểm của từ "những" khi căn cứ vào các thành tố khác nhau, các từ loại được nhận mạnh khác nhau như sau: + Khi đi trước tổ hợp số từ số lượng + danh từ chỉ sự vật, từ "những" thể hiện sự đánh giá của người nói về số lượng sự vật: số lượng ấy là nhiều, theo ý người nói: Ví dụ: (6a). “Chị Vách những bốn con” (III- 144). (6b).“ Sao những hơn ba chục năm bây giờ ông mới tìm về?” (I, 65). Qua hai ví dụ trên, cố thể nhận thấy ý “đánh giá là nhiều” của người nói được dựa trên một số chuẩn so sánh khác nhau. ở ví dụ (6a), chuẩn để so sánh là số lượng những đứa con của chị Vách so với người nói : “chúng tôi mới có hai con...”. ở ví dụ (6b), chuẩn để so sánh lại mang màu sắc chủ quan của người nói : “ Hơn ba chục năm” mới tìm về quê là quá lâu so với quan niệm của chủ thể phát ngôn, nhưng với người khác có thể laị là một con số bình thường. - Khi trực tiếp đi trước danh từ chỉ sự vật (không có số từ), từ "những" thể hiện sự đánh giá của người nói là: Các sự vật đó quá nhiều và choán hết không gian, không có gì khác nữa: Ví dụ: (7) "Mặt hắn to, phồng và đỏ, gồ ghề những mũi, những má..."(*) (8) "Mặt đường những người là người, già trẻ lớn bé"(*) - ở kết hợp "những" + tính từ hoặc động từ tâm lý tình cảm thì "những" đánh giá mức độ cao của tính chất, nhấn mạnh trạng thái liên tục, đơn nhất của tình cảm, cảm xúc. Ví dụ: (9) "Đêm nào tôi cũng nghĩ đến chúng nó, có đêm không ngủ được vì những nhớ những thương"(*) . Ví dụ mượn của Phạm Hùng Việt. *). "Chao ôi, người ta dựng vợ gã chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này" [I- 16]. - Trong sự kết hợp với động từ chỉ hành động hoặc trạng thái, từ "những" nhấn mạnh mức độ cao của hành động, trạng thái đó. Lúc đó tổ hợp gợi ra sắc thái ý nghĩa về sự diễn biến liên tục, choán hết cả mọi khoảnh khắc, mọi ngóc ngách, không còn có chỗ cho một trạng thái hay hoạt động nào khác. Ví dụ: (11) "Những nói đã mệt rồi...". 2. Trợ từ nhấn mạnh "đến" - Cũng như nhiều trợ từ nhấn mạnh khác, từ "đến" tập trung ý nhấn mạnh và đánh giá của người nói vào thành phần đi sau nó. Thành phần được nó nhấn mạnh có thể là: + Danh từ chỉ số lượng: “Beo thắt, bủn xỉ, không cho ăn mày đến cả tờ hai chục rách” [III, 160]. + Danh từ chỉ người, vật: “ Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Đại Pháp, mà cũng đến thằng Đờ Gôn" [I, 137]. + Động từ: “ Lúc đó tôi cũng thấy thương anh, thương anh gấp trăm lần, thương đến nghẹn ngào” [I, 305]. + Tính từ: “ Gian hàng nhỏ biến thành một tác phẩm hoành tráng về mặt nạ. Nó biểu thị một thái độ chán nản đến cay đắng” [III, 45]. - Trợ từ "đến" có một số đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng riêng, khác biệt với các trợ từ nhấn mạnh khác như sau: + "Đến" có thể đi trước tổ hợp số từ chỉ lượng + danh từ chỉ vật, khi đó nó thể hiện sự đánh giá rằng số lượng đó đạt mức độ nhiều, cao (theo ý người nói): Ví dụ: (12a). "Anh ta cứ đọc thuộc lòng cho tôi nghe cả một bài dài đến năm trang giấy" [I, 31]. (12b). "Tuy chưa chồng nhưng dì cũng không biết trang điểm, cái váy mặc vá chùm vá đụp đến hàng trăm miếng" [I, 79]. ý “mức độ cao, nhiều ” do trợ từ nhấn mạnh “đến” mang lại trong phát ngôn khác với ý nghĩa số lượng nhiều của trợ từ "những" ở chỗ: khi dùng “những”, người nói chú ý đến mặt số lượng được nói tới trong phát ngôn.Số lượng đó được coi là nhiều như bày ra trước mắt người nói. Còn khi sử dụng trợ từ nhấn mạnh “ đến”, cũng nói về số lượng nhưng người nói chú ý về mức độ nhiều của số lượng được nói đến. Mức độ nhiều đó được hình dung như đang nằm ở một vị cao trên một thang độ đánh giá, vượt quá khá xa so với chuẩn thông thường. Từ ý nghĩa đánh giá “ mức độ cao, nhiều” về số lượng, tuỳ từng ngữ cảnh, “đến” mang lại cho phát ngôn các ý hàm ẩn khác nữa. Chẳng hạn ý chê bai, mỉa mai (12a), ý chê trách (12b). + "Đến" có thể đi trước danh từ hoặc đại từ (không có số từ). Lúc đó nó nhấn mạnh rằng đối tượng mà danh từ, cụm danh từ, đại từ biểu hiện là một trường hợp ở mức cao của một khả năng nào. Mức độ đó là cao nhất (hoặc thấp nhất theo cực đối lập). Ví dụ: (13a). “Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được” (I-16). (13b). “Tầu Tưởng vét lính đến cả ông già đầu râu tóc bạc” [I, 355]. + "Đến" cũng có thể đi trước một tính từ và nhấn mạnh mức độ cao đến bất thường của tính chất do tính từ biểu hiện. Tổ hợp "đến" + tính từ cũng đồng thời bộc lộ thái độ ngạc nhiên, sửng sốt của người nói về hiện tượng đó. Ví dụ: (14 a). “ Nước mát lạnh đến tê người” [I, 209]. (14b). “ Nó học cũng không đến nỗi kém, hàng năm được bằng khen" [I, 285]. Trong cách dùng này, người nói có thể thêm trợ từ “ là” sau ““đến” nhấn mạnh thêm sắc thái khẳng định của mình: - Bộ phim đến (là) hay. - Anh ta đến (là) đẹp trai. Khi đi với động từ, "đến" nhấn mạnh vào mức độ cao của hoạt động mà động từ đi trước biểu hiện. Mức độ đó được diễn tả qua các trạng thái, các hậu quả bất thường, khó ngờ tới: Ví dụ: (15a). "Con người bó buộc phải phát sinh tập tính tự vệ, nên cần kiệm tính toán đến thành chắt bó, hà tiện” [III- 160]. (15b). "Thế thì đi đánh giặc cũng thích đấy chứ... Cô gái kéo dài giọng. - ừ, cũng có lúc vui đến nổ trời” [III- 202]. 3. Trợ từ nhấn mạnh "chính" -Trợ từ này được dùng ở những vị trí linh hoạt trong câu để thực hiện chức năng nhấn mạnh của người nói đối với thành phần đi sau nó. Thành phần được nhấn mạnh hầu hết được thể hiện bằng những danh từ hoặc cụm danh từ. Ví dụ: (16a). "Tôi nôn thốc miếng xôi ra, cổ họng nghẹn lại, chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc" [III-149]. (16b). “ Chính anh đang nằm mơ- nó nói - chính anh đang tự dối mình... Anh không biết rằng anh đang làm khổ chị ấy vá chính bản thân anh nữa (III-70) Một số ít trường hợp, thành phần được nhấn mạnh là đại từ thay thế cho một sự việc xảy ra trước đó Ví dụ: (17a). “ Anh còn sống, em biết. Và chính thế, anh đã làm khổ bao nhiêu người” [III- 71] (17b). “ Trước khi chúng tôi đi, tiểu đoàn trưởng nhắc đi nhắc lại: Bộ phim này rất quan trọng, cả thế giới sẽ xem bộ phim này. Mỗi ý kiến của đồng chí Bạn là một mệnh lệnh, các đồng chí phải nghiêm chỉnh chấp hành. Chính vì thế, Luật vừa giơ tay định nói câu gì phản đối nhưng anh vội bỏ tay xuống... Từ đó anh mất vui... [III- 17]. - Những đặc trưng ngữ nghĩa ngữ dụng riêng của “ chính”: a. Tiền giả định một số khả năng mà người ta có thể nghĩ tới, nhưng đồng thời phủ định chúng. b. Khẳng định dứt khoát một khả năng duy nhất: khả năng được nêu ra bằng thành phần đi sau "chính". Quan sát thêm ví dụ: (18a). “ Kho đạn, kho bom nổ. Chính bom đạn của Hakin lại huỷ diệt căn cứ của Hakin” [III-28]. (18b). “ Đột nhiên anh thấy mình sắp đánh mất một cái gì đó to tát và hết sức quí báu trong đời sống vợ chồng... Anh thấy chính anh là người có lỗi trong sự mất mát nà". [III- 43]. ở ví dụ (18a), với việc sử dụng trợ từ nhấn mạnh “ chính”, người nói khẳng định đối tượng huỷ diệt căn cứ của Hakin với bom đạn của Hakin là một, đồng thời phủ nhận bác bỏ những khả năng khác: không phải là bom đạn của Việt Cộng hay của bất cứ một lực lượng nào khác. ở ví dụ (18b), “ chính” nhấn mạnh với sắc thái xác nhận kẻ sẽ “đánh mất một cái gì đó to tát và hết sức quí báu trong đời sống vợ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN1.doc
  • docMUCLUC.DOC
Tài liệu liên quan