MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 13
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13
4.1. Đối tượng nghiên cứu 13
4.2. Khách thể nghiên cứu 13
4.3. Phạm vi nghiên cứu: 13
4. Vấn đề nghiên cứu 13
6. Giả thuyết nghiên cứu 14
7. Phương pháp nghiên cứu 14
7.1. Phương pháp tiếp cận 14
7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể 14
7.3. Khung lý thuyết 15
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 17
8.1. Ý nghĩa lý luận 17
8.2. Ý nghĩa thực tiễn 17
9. Luận cứ chứng minh 18
10. Cấu trúc luận văn 18
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐÊ TÀI LUẬN VĂN 20
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 20
1.1. Các khái niệm công cụ 20
1.2. Các hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học 28
4.1. Lý thuyết trao đổi xã hội 28
4.2. Lý thuyết về vốn xã hội của B.James Coleman và Bourdieu. 30
4.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội 33
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 35
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 35
2.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 35
2.1.2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 42
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN 47
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 47
3.1. Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. 47
3.1.1. Việc sử dụng và phát huy vai trò của việc vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp 49
3.1.2. Việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp 61
3.2. Mục tiêu, xu hướng sử dụng vốn xã hội của các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. 73
2.2.1. Mục tiêu và xu hướng sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của doanh nghiệp 73
2.2.2. Sự khác biệt giữa các cấp quản lý doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn xã hội 79
3.3. Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội 81
3.3.1. Những khó khăn trong việc sử dụng vốn xã hội 81
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội 82
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa 82
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
1. Kết luận 91
3. Khuyến nghị 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 92
1. PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 92
PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP 102
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3404 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn. Các hạn chế khách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong chính đặc điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm.
- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.
- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,... nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh.
- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường.
- Do tính chất nhỏ và vừa của nó, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanh nghiệp đó đang hoạt động.
- Cũng do tính chất nhỏ và vừa của nú,doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường
+ Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một là, tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp
Các cơ sở doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất.
Thứ nhất, do đặc tính phân bố rải rác, các doanh nghiệp loại này thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy chúng vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển về thành phố tỡm việc làm.
Thứ hai, do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong trường hợp có biến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, không phải vì cấp quản lý bất tài mà bởi vì doanh nghiệp lớn thì khó xoay trở nhanh. Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khi đó do khả năng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động.
Hai là, cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại.
Các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút một lượng lớn lao động và tài nguyên của xã hội để sản xuất ra hàng hoá. Để có thêm sức cạnh tranh trực tiếp với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hoá của họ nói chung thiên về sự đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựa chọn. Bên cạnh đó họ cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các công ty lớn bỏ qua vì doanh thu từ đó quá nhỏ.
Ba là, gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh.
Một số những người có tài trong quản trị kinh doanh không muốn làm việc trong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để tiện đường vùng vẫy. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa rất thích hợp đối với họ trong việc thử sức của mình. Bên cạnh đó, các công ty tư nhân lớn nói chung đều xuất phát từ các công ty nhỏ đi lên. Tập đoàn Microsoft của tỷ phú Bill Gates cũng do ông ta xây dựng dần lên. Vào lúc 20 tuổi, Bill Gates vẫn còn là một người chưa có nhiều tài sản, bỏ học đại học để mở doanh nghiệp riêng của mình. Chưa đầy 30 năm sau đó trở thành người giàu nhất thế giới, là một điển hình của người làm giàu dựa vào năng lực của mình.
Các công ty nhỏ là cũng là nơi huấn luyện nguồn nhân lực cho các công ty lớn. Các nhân viên sẽ học được những kỹ năng ban đầu về quản lý rất cần thiết, được công ty lớn đánh giá cao.
Bốn là, tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương.
Nhìn chung các doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở ra ở địa phương nào đều có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó. Khi các doanh nghiệp loại đó được mở ra thì người dân lao động ở địa phương có công ăn việc làm, có nguồn thu nhập. Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm, đầu tư của địa phương đó được bổ sung.
Năm là, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn.
Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động của các đơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn. Quy luật của vật lý là khối lượng một vật càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ỳ càng lớn. Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường. Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ trở nên “nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao.
Sáu là, cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau.
Bảy là, phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Một nền kinh tế bao giờ cũng có “vùng biên giới”, “vùng sâu”, “vùng xa”. Đó là các khu vực địa lý hoặc các thị trường có quy mô nhỏ, kém phát triển, hoặc là xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên... Các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực đó vì cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu được từ nơi khác với cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đó cao. Nếu một nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệp lớn thì điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển không đều giữa các vùng, không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế cũng như gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chi phí cơ hội của các vùng này là chấp nhận được, xứng đáng với nguồn lợi thu lại. Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu có các chính sách ưu đói thớch hợp của chớnh quyền địa phương.
Tám là, giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc Trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá các ngành nghề truyền thống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sản xuất dây chuyền hàng loạt. Một ví dụ như: thợ đóng giày có thể đóng những đôi giày rất bền dùng được hàng năm không hỏng. Nhưng trong thời hiện đại phải đối mặt với các xí nghiệp sản xuất giày có sản phẩm không bền lắm, đổi mới theo mùa và giá rẻ hơn so với giày thủ công. Một thợ thủ công hay vài người thì không thể đương đầu được với các doanh nghiệp lớn đó. Muốn tồn tại được các thợ thủ công phải hợp nhau lại thành lập doanh nghiệp, sau đó quảng cáo xa rộng để tỡm đến các khách hàng tiềm năng của các sản phẩm thủ công. Trong xã hội luôn tồn tại nhu cầu đối với các sản phẩm truyền thống, vấn đề là phải làm cho những khách hàng đó biết đến sản phẩm của mình.
Loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể núi là rất thích hợp cho sản xuất thủ công. Các ngành nghề truyền thống có thể dựa vào đó để sản xuất, kinh doanh, quảng cáo. Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến cũng sẽ dần tiếp cận vào các ngành nghề này. Và đó cũng là một điều cần phải xẩy ra trong thời đại công nghiệp.
Cụ thể hơn ta hãy hình dung một cảnh như sau: một số thợ đóng giày hợp nhau lại thành một doanh nghiệp. Trong thành phố địa phương của họ chỉ có một số nhỏ khách hàng ưa thích loại giày đóng thủ công và sẵn sàng trả giá (dù là cao) để đi loại giầy này. Doanh nghiệp đó đáp ứng được nhu cầu đó. Sau đó doanh nghiệp tiến hành một chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Internet. Sau một thời gian các khách hàng có nhu cầu tương tự ở tại các thành phố khác trong cả nước liên lạc đặt mua. Tiếp sau nữa là các khách hàng nước ngoài ưa thích kiểu dáng giày quảng cáo trên Internet cũng liên lạc đặt mua. Bên cạnh đó, các nghệ nhân cũng sử dụng thêm một số công nghệ mới để hỗ trợ thêm cho việc chế tạo giày như là dùng máy tính để tạo hình sản phẩm trước,... Trong quá trình phát triển đó họ tiếp cận và làm quen với các kỹ thuật và công nghệ mới. Tuy khách hàng địa phương của họ không nhiều nhưng khách hàng trên toàn cầu chiếm một lượng đủ để họ tồn tại được trước thách thức của những đôi giày hiện đại giá rẻ rất mốt được sản xuất hàng loạt kia.
2.1.2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Vài nét về địa bàn khảo sát
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức.
Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó tỉnh Hà Nội ra đời. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội.
Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn.
Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ trước cũng như bây giờ, khi nhớ về Hà Nội, nói về Hà Nội, đều nhận rằng đây là mảnh đất của tinh hoa, của văn minh. thanh lịch. Hà Nội, kể từ thời Thăng Long cũng đã nghìn năm tuổi, cả nghìn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương, đồng thời giao lưu quốc tế, thời sau thường xuyên hơn, lắm vẻ hơn thời trước. Cho nên Thăng Long - Hà Nội là kinh thành, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, thịnh vượng hơn các vùng, tạo ra nền tảng vật chất cũng cao hơn cho sự phát triển văn minh, lối sống.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, ngày 29/5/ 2008, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Từ ngày 1/8/2008 mở rộng địa giới Hà Nội. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người.
Về vị trí địa lý, thành phố Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang; Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ. Do là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước nên thành phố Hà Nội tập trung rất nhiều các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội
“Theo Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương, bình quân trong giai đoạn 2002 đến 2006, số doanh nghiệp dân doanh tăng gần 22%/năm, số vốn tăng trên 45%/năm. Năm 2006, cả nước có khoảng 245 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành (trong đó trên 240 nghìn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
Năm 2007, con số này là khoảng 310 nghìn doanh nghiệp, năm 2008 là khoảng 335 nghìn doanh nghiệp, gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần 20.000 hợp tác xã. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp thường chiếm 29-30% tổng số chung (tương đương khoảng 106 nghìn doanh nghiệp).
Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự khác nhau giữa các vùng. Nếu xét theo số lượng thì số các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng chênh lệch nhau tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng bình quân thì báo cáo ghi nhận “các vùng đều có sự phát triển số lượng doanh nghiệp”. Theo đó, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2003-2007 của các vùng như sau: Vùng Đồng bằng Bắc bộ: tăng 4,5%; Vùng Đông Bắc: 5,5%; Vùng Tây Bắc: 2,6%; vùng Bắc Trung Bộ: 5,8%; Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: 4,9%; vùng Đông Nam Bộ: trên 6,5%; vùng Tây Nam Bộ: 3,5 %.
Trong nhiều ngành sản xuất, các doanh nghiệp dân doanh công nghiệp đang giữ vị trí khá quan trọng, ví dụ như: Trong ngành sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt, doanh nghiệp dân doanh chiếm trên 61%; Khai thác mỏ là trên 83%; Công nghiệp chế biến trên 86%; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng 93%; Sản xuất giấy 88% ...
Báo cáo đánh giá khu vực doanh nghiệp dân doanh đã có những “đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, đẩy nhanh chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống ở nông thôn và miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa (…)”. Đáng chú ý là các doanh nghiệp dân doanh đang tạo công ăn việc làm cho gần ba triệu lao động, đóng góp hơn 40% GDP, chiếm tỷ trọng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp gần 15% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng không đồng nghĩa với sự cải thiện cả về chất lượng doanh nghiệp. Điểm yếu “kinh niên” của các doanh nghiệp dân doanh hiện nay là tiềm lực kinh tế yếu, hiệu quả hoạt động còn thấp. Trong khi trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh chưa chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Doanh nghiệp dân doanh thường thiếu vốn để hoạt động và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư chiều sâu. Hơn nữa, trình độ hạch toán, quản lý tài chính còn thấp, chưa có khả năng xây dựng phương án kinh doanh thuyết phục khi vay vốn, chủ doanh nghiệp thiếu năng lực huy động vốn và quan hệ tín dụng.
Về kỹ thuật và công nghệ, dưới 10% số doanh nghiệp có công nghệ, thiết bị tiên tiến, còn lại trên 90% đang sử dụng công nghệ trung bình hoặc lạc hậu, mức độ đầu tư đổi mới công nghệ thấp, do đó sức cạnh tranh sản phẩm yếu, ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên ( nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng …) và bảo vệ môi trường. Sự tham gia và thụ hưởng của doanh nghiệp dân doanh đối với các dịch vụ đào tạo về quản trị, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, tư vấn quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin… còn rất hạn chế. Năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường, nhất là những thị trường “khó tính” ngoài nước cũng là một hạn chế đáng kể.
Những điểm yếu và thiếu do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan đã làm cho chất lượng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn “lỗi” nhịp với tốc độ gia tăng về số lượng. Nếu Chính phủ không kịp thời có chính sách điều chỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý thì sự phình to về số lượng (trong khi chất lượng chậm được cải thiện) sẽ là một gánh nặng đáng kể đối với nền kinh tế Theo Kinh tế đô thị -
.
Ở thủ đô Hà Nội, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31/12/2007, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 24.823, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo số lượng lao động (từ 10 đến dưới 300 lao động) là 10.320. Số lượng các doanh nghiệp ngày càng ra tăng đặc biệt là sự gia tăng của những công ty tư nhân, công ty TNHH. Sự gia tăng của những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Chưa có những khảo sát đánh giá về vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, song vẫn có thể khẳng định vai trò hết sức quan trọng của loại hình doanh nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng thường gặp phải những khó khăn nhất định về vốn. Doanh nghiệp thường rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu vốn – khó tiếp cận nguồn tín dụng - thiếu nguồn lực phát triển - lợi thế cạnh tranh kém – và rồi tiếp tục thiếu vốn. Với tư duy vốn vật chất, vốn tín dụng là nguồn lực duy nhất để phát triển đã đặt doanh nghiệp trong vòng lẩn quẩn, không có lối thoát.
Để tìm giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp phát triển thành công, không còn cách nào khác là phải tư duy thoát ra ngoài hệ thống với giả thuyết rằng nguồn lực phục vụ phát triển không chỉ là vốn hữu hình, vốn vật chất, vốn tín dụng mà còn là vốn vô hình - vốn xã hội mang lại cơ hội tiếp cận như nhau đối với tất các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ vai trò quan trọng của nguồn lực vô hình - vốn xã hội, chúng tham gia vào tiến trình phát triển trước hết với tư cách là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, sau đó là nguồn lực trực tiếp tham gia vào tiến trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát cho thấy vai trò của việc sử dụng vốn xã hội được những người trả lời đánh giá cao. Có tới 86.1% % người trả lời cho rằng vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp; 7.2% rất quan trọng; chỉ có 6.7 % chọn chỉ báo không quan trọng; không có ai lựa chọn hai chỉ báo: bình thường và không quan trọng (xem thêm biểu 1).
Biểu 1: Vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp (đơn vị %) Những số liệu sử dụng trong đề tài dưới đây nếu không ghi trích dẫn đều là kết quả do đề tài khảo sát.
Những thông tin đính tính thu được cũng đánh giá cao vai trò của vốn xã hội trong sự phát triển của doanh nghiệp:
“Trong kinh doanh nếu không có các mối quan hệ xã hội hay chúng ta luôn bị đơn phương độc mã thì rất khó làm ăn. Chúng tôi luôn tìm đến và đặt mối quan hệ với khách hàng, đối tác để công việc được thuận lợi. Hình thành nên các mối quan hệ hay như anh nói là mạng lưới xã hội cái đó rất quan trọng cho sự phát triển của công ty” (PVS 13, nam, 37 tuổi, PGĐ).
“Ngoài việc tạo sự đoàn kết nhất trí, tạo động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả, chúng tôi vẫn thường phải sử dụng các mối quan hệ từ các doanh nghiệp bạn, thậm chí quan hệ với các cơ quan công quyền, những người có quyền lực để giải quyết công việc của công ty. Có thể nói những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp” (PVS 30, nam, 36 tuổi, trưởng phòng).
Như vậy, có thể thấy việc sử dụng vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây đề tài luận văn đi sâu phân tích vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong những lĩnh vực cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.1.1. Việc sử dụng và phát huy vai trò của việc vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp
Vốn xã hội là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vốn xã hội tồn tại trong mỗi thành viên của doanh nghiệp, nó là sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ; lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ; sự đoàn kết nội bộ (thống nhất ý chí) trong doanh nghiệp; sự công khai của các chính sách; sự hiểu rõ của các nhân viên về mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược phát triển; sự hợp tác, xây dựng tập thể .v.v…Một doanh nghiệp hội tụ và phát huy được những yếu tố trên chắc chắn sẽ tạo ra nguồn sức mạnh lớn giúp doanh nghiệp phát triển. Khi tìm hiểu về vai trò của việc sử dụng và phát huy vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp, đề tài luận văn đã đưa ra được những phát hiện cơ bản như sau:
Tìm hiểu về mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề tài thu được kết quả thú vị: 43.9% chọn tiêu chí mức độ cạnh tranh cao; chỉ có 10.6% chọn tiêu chí thấp, song có đến 45.6% lựa chọn tiêu chí thấp (xem thêm bảng 1). Như vậy, đa số những người được hỏi cho rằng mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức trung bình. Điều này đúng với thực tiễn ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì quy mô hoạt động nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp nên mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên trong doanh nghiệp là không cao.
Bảng 1. Tương quan đánh giá về mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty với chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp
MøC §é
CHøC Vô
Total
GĐ/PGĐ
Trưởng phòng/P.Trưởng phòng
Trưởng bộ phận/trưởng tổ
Cao
36
37
6
79
42.9%
50.7%
26.1%
43.9%
Bình thường
33
36
13
82
39.3%
49.3%
56.5%
45.6%
Thấp
15
0
4
19
17.9%
.0%
17.4%
10.6%
Total
84
73
23
180
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Những thông tin định tính thu được sẽ làm sáng tỏ hơn điều này:
“Là một công ty nhỏ nên mức độ cạnh tranh trong công ty chúng tôi thì cũng không có gì lớn lắm. Chủ yếu là anh em đoàn kết, bảo ban nhau làm ăn thôi” (PVS 16, nữ, 32 tuổi, PGĐ).
“Chúng tôi quản lý theo hành chính, lương cứng mỗi người phụ trách một bộ phận, một công việc nhất định nên ai biết việc người ấy, có trách nhiệm với công việc được giao. Dĩ nhiên, khi cần hợp tác giải quyết công việc thì mọi người trong công ty phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau” (PVS 19, nữ, 32 tuổi, trưởng phòng).
Khi xem xét tương quan đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên công ty với chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp thấy có sự khác biệt đáng kể: ở mức độ cao, nhóm trưởng phòng/phó trưởng phòng lựa chọn với tỷ lệ cao hơn nhóm GĐ/PGĐ và nhóm trưởng bộ phận/trưởng tổ: 50.7% so với 42.9% và 26.1%.
Ở mực độ bình thường, sự đánh giá về mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty cũng có sự khác biệt lớn: nếu như nhóm trưởng tổ/trưởng bộ phận lựa chọn với tỷ lệ chiếm 56.5% thì nhóm trưởng phòng/phó trưởng phòng là 49.3%; nhóm GĐ/PGĐ thấp hơn 10%.
Ở mức độ thấp, sự đánh giá của các nhóm cũng có sự khác biệt lớn: tỷ lệ lựa chọn của nhóm GĐ/PGĐ là 15%, trong khi nhóm trưởng phòng/phó trưởng phòng là 0%; nhóm trưởng nhóm/trưởng tổ là 4%. Vậy, phải chăng quan niệm của các nhóm lãnh đạo giữ chức vụ cao hơn đánh giá về mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty khắt khe hơn các nhóm lãnh đạo cấp dưới?
Bên cạnh chỉ báo mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty, khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên trong công ty cũng là một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty.
Khi được hỏi về khả năng hỗ trợ lẫn nhau của nhân viên công ty, kết quả cho thấy, đa số lãnh đạo công ty đánh giá các nhân viên trong công ty có sự hỗ trợ ở mức hỗ trợ tốt: 65%; tiếp đến 15.6% ở mức hỗ trợ rất tốt, chỉ có 12.8% và 6.7% ở mức độ bình thường và chưa tốt. (xem thêm bảng 2)
Bảng 2 Tương quan đánh giá về khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên trong công việc với loại hình doanh nghiệp
Mức độ
Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp nhỏ
Tổng
Hỗ trợ rất tốt
22
6
28
30.6%
5.6%
15.6%
Hỗ trợ tốt
40
77
117
55.6%
71.3%
65.0%
Bình thường
6
17
23
8.3%
15.7%
12.8%
Chưa tốt
4
8
12
5.6%
7.4%
6.7%
Tổng
72
108
180
100.0%
100.0%
100.0%
Những thông tin định tính thu được sẽ làm rõ hơn khả năng hỗ trợ nhau của các nhân viên trong công ty.
“Khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên trong công ty chúng tôi là tương đối tốt. Anh, chị em trong công ty giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc của công ty” (PVS 21, nam, 26 tuổi, trưởng phòng).
“Theo quan sát của tôi, các nhân viên trong công ty có sự đoàn kết thống nhất cao, tương trợ lẫn nhau trong công việc. Ai có việc bận người khác có thể giúp đỡ hoặc thay thế. Vì lẽ đó, công việc của công ty chúng tôi tiến triển thuận lợi” (PVS 23, nam, 29 tuổi, PGĐ).
“Cũng có lúc này lúc kia, vì trong công ty có người hợp nhau, có người không hợp nhau nên cũng có khi có sự mâu thuẫn, bất đồng nhưng nhìn chung anh em trong công ty hỗ trợ, phối hợp tốt trong công việc” (PVS 30, nam, 36 tuổi, trưởng phòng).
Như vậy, đa số lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá cao khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên trong công việc. Đây là yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và tiến độ công việc của doanh nghiệp.
Bảng số liệu cho thấy đánh giá về khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên trong công việc ở mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có sự khác biệt nhau. Nhóm lãnh đạo ở doanh nghiệp vừa lựa chọn mức độ hỗ trợ rất tốt là 30.6% trong khi nhóm doanh nghiệp nhỏ là 5.6%. Hoặc ở mức hỗ trợ tốt nhóm doanh nghiệp nhỏ lựa chọn với tỷ lệ 55.6% song ở nhóm doanh nghiệp nhỏ là 71.3%. Ở các mức độ còn lại, đánh giá của các nhóm cũng có sự khác biệt đáng kể (xem thêm bảng 2). Như vậy, đánh giá về khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên trong công việc ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có sự khác nhau đáng kể.
Cùng với mức độ hỗ trợ thì khả năng tương trợ lẫn nhau giữa các nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHINH VAN VIET LAN gui chi Hoa.doc