Luận văn Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can

Bộ luật Tố tụng hình sự được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004, đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, tỉ lệ tội phạm gia tăng trên nhiều lĩnh vực, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, tình hình tội phạm có những diễn biến phức tạp cả về số lượng và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Song, Viện kiểm sát đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực, phối hợp tốt với Cơ quan điều tra trong công tác điều tra tội phạm, bảo đảm việc ra các quyết định và yêu cầu, kiến nghị đúng đắn, kịp thời, chính xác, phục vụ việc lập hồ sơ truy tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả. Viện kiểm sát đã thể hiện vai trò chủ đạo, bám sát quá trình điều tra vụ án, bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đúng các qui định của pháp luật, phát hiện và đưa ra xử lí nhiều tội phạm nguy hiểm, đặc biệt là một số vụ án nghiêm trọng có tác động lớn đến dư luận trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề tôn giáo, đất đai, tham nhũng Viện kiểm sát đã đưa ra nhiều yêu cầu, kiến nghị đối với Cơ quan điều tra hầu hết được tiếp thu, sửa chữa.

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã tạo ra được một cơ chế chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa tình trạng khởi tố bị can tràn lan, dẫn đến oan, sai, ngăn ngừa việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, trên cơ sở tăng cường trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc khởi tố bị can. Viện kiểm sát phải phối hợp với Cơ quan điều tra, nắm chắc tình hình thụ lí và kết quả xác minh tin báo, tố giác về tội phạm; tiến hành phân loại và chủ động yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ các căn cứ của việc khởi tố bị can theo qui định của pháp luật, bảo đảm cho việc quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra được chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật. Theo qui định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạm tội khác với tội danh đã khởi tố thì Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn. Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra có căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn và nếu thấy không có căn cứ thì ra quyết định huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra. 2.1.2. Viện kiểm sát kiểm sát và yêu cầu quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hoặc một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát (sẽ) phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can. Khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát (cụ thể là Kiểm sát viên được phân công) phải tiến hành nghiên cứu, kiểm tra các văn bản, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, xem các tài liệu khởi tố bị can xem đã đủ căn cứ chưa? chứng cứ đã đảm bảo cho việc khởi tố không? Theo mục 5.2 và mục 13 Thông tư Liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, các chứng cứ, tài liệu đó, cụ thể là: Công văn đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; Quyết định khởi tố vụ án; Quyết định khởi tố bị can; Biên bản giao nhận quyết định khởi tố bị can có chữ ký hoặc điểm chỉ của bị can; Biên bản lấy lời khai người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can; Các tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của bị can: Biên bản bắt người phạm tội quả tang, Biên bản khám xét khẩn cấp, Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, Biên bản đối chất…; Các tài liệu về nhân thân bị can (như: lí lịch bị can hay lí lịch cá nhân); Bản kê tên các tài liệu trong hồ sơ và từng trang tài liệu được đóng dấu bút lục của Cơ quan điều tra. Kiểm tra tính hợp pháp trong việc ra quyết định khởi tố bị can nhằm bảo đảm, việc ra quyết định đó đúng pháp luật. Vì vậy, quá trình kiểm tra Viện kiểm sát phải xem xét xem: thẩm quyền của cơ quan và người ra quyết định có đúng không; trình tự, thủ tục ra quyết định; hình thức, nội dung của quyết định như: ngày, tháng năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình; bị khởi tố về tội gì thuộc điều nào, khoản nào của Bộ luật Hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội; ảnh, danh bản, chỉ bản của bị can; thẩm quyền của người tiến hành các hoạt động điều tra; trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động điều tra như: khám nghiệm hiện trường, bắt, khám xét, lấy lời khai, hỏi cung… thể hiện thông qua các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị phê chuẩn. Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can có ghi rõ từng tội danh và điều khoản áp dụng Bộ luật Hình sự hay chưa? Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố bị can nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội. Chính vì vậy, khi kiểm tra, xem xét các tài liệu, chứng cứ, Viện kiểm sát cần làm rõ tính khách quan, toàn diện và đầy đủ của các tài liệu, chứng cứ đó. Tức là phải xác định các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn có đủ căn cứ để chứng minh người bị khởi tố chính là người đã thực hiện hành vi phạm tội hay không? Cũng như các yếu tố về năng lực trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác loại trừ khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo qui định tại Điều 13 Qui chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sau khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can, Kiểm sát viên thụ lí vụ án phải xử lí như sau: a) Nếu thấy quyết định khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền để quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho cơ quan đã khởi tố. b) Nếu thấy chưa rõ căn cứ xác định bị can phạm tội thì Kiểm sát viên yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ làm căn cứ khởi tố. Kiểm sát viên thụ lí giải quyết vụ án có thể hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại để làm rõ căn cứ khởi tố bị can trưởng khi báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, quyết định phê chuẩn hay huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can. Biên bản ghi lời khai của những người này được chuyển cho Cơ quan đã khởi tố để đưa vào hồ sơ vụ án. c) Nếu thấy ngoài bị can đã bị khởi tố còn có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm vào tội khác hoặc còn có hành vi phạm tội khác với tội danh đã khởi tố thì Kiểm sát viên thụ lí vụ án báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can. 2.1.3. Viện kiểm sát có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung khởi tố bị can Cùng với các qui định về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 còn qui định rõ thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra theo qui định tại khoản 1 Điều 112, khoản 5 Điều 126, khoản 1 Điều 127, theo đó: Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, nếu có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng Cơ quan điều tra chưa khởi tố, hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Trong trường hợp Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát, sau khi nhận hồ sơ và Kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can và gửi quyết định khởi tố bị can cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung. Qua các qui định trên cho thấy sự đề cao của pháp luật đối với vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. 2.2. Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can Bộ luật Tố tụng hình sự được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004, đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, tỉ lệ tội phạm gia tăng trên nhiều lĩnh vực, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, tình hình tội phạm có những diễn biến phức tạp cả về số lượng và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Song, Viện kiểm sát đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực, phối hợp tốt với Cơ quan điều tra trong công tác điều tra tội phạm, bảo đảm việc ra các quyết định và yêu cầu, kiến nghị đúng đắn, kịp thời, chính xác, phục vụ việc lập hồ sơ truy tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả. Viện kiểm sát đã thể hiện vai trò chủ đạo, bám sát quá trình điều tra vụ án, bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đúng các qui định của pháp luật, phát hiện và đưa ra xử lí nhiều tội phạm nguy hiểm, đặc biệt là một số vụ án nghiêm trọng có tác động lớn đến dư luận trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề tôn giáo, đất đai, tham nhũng… Viện kiểm sát đã đưa ra nhiều yêu cầu, kiến nghị đối với Cơ quan điều tra hầu hết được tiếp thu, sửa chữa. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn điều tra cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm. “Chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự của một số Viện kiểm sát địa phương chưa cao” [12, tr 14], vẫn còn tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm oan người không có tội. Điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 qui định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”. Trong những năm gần đây, Viện kiểm sát “đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, quản lí chặt chẽ việc tiếp nhận, xử lí tố giác, tin báo về tội phạm và phối hợp với Cơ quan điều tra trong việc bắt, giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can... nhằm bảo đảm việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật” [8, tr3]. Tuy nhiên, bên cạnh việc có được những kết quả tích cực, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can vẫn còn những tồn tại cần làm rõ. Theo số liệu thống kê trong các Báo cáo tổng kết công tác của Ngành kiểm sát nhân dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2005 đến năm 2010. Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với việc quyết định khởi tố bị can như sau: * Năm 2005: + Tổng số bị can đã thụ lí: 106.057 bị can. + Số người Viện kiểm sát không phê chuẩn (huỷ) quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra: 431 + Số bị can Viện kiểm sát khởi tố: 67 bị can + Số bị can Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 685 bị can. Trong đó, số bị can Cơ quan điều tra đã khởi tố: 597 bị can + Số bị can phải đình chỉ vì không phạm tội: 139 bị can (Viện kiểm sát đình chỉ 51 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 88 bị can) + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can: 27. + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can: 13. * Năm 2006: + Tổng số bị can đã thụ lí: 122.913 bị can + Số người Viện kiểm sát không phê chuẩn (huỷ) quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra: 437 + Số bị can Viện kiểm sát khởi tố: 32 bị can; + Số bị can yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 590 bị can. Trong đó, số bị can Cơ quan điều tra đã khởi tố: 516 bị can + Số bị can Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố nhưng kkhông phạm tội phải đình chỉ: 41 bị can + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can: 28. + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can: 14 + Số bị can Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố nhưng không phạm tội, phải đình chỉ: 41 bị can * Năm 2007: + Tổng số bị can đã thụ lí: 124.803 bị can + Số người Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra: 515 + Số bị can Viện kiểm sát khởi tố: 40 bị can; + Số bị can yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 453 bị can. Trong đó, số bị can Cơ quan điều tra đã khởi tố: 405 bị can +Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can: 26. + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can: 11 + Số bị can Viện kiểm sát đình chỉ vì không phạm tội: 40 bị can * Năm 2008: + Tổng số bị can đã thụ lí: 132.004 bị can + Số người Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra: 567 + Số bị can Viện kiểm sát khởi tố: 25 bị can; + Số bị can yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 404 bị can. Trong đó, số bị can Cơ quan điều tra đã khởi tố: 374 bị can + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can: 29. + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can: 10 + Số bị can đình chỉ vì không phạm tội: 219 bị can (Viện kiểm sát đình chỉ 40 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 176 bị can) * Năm 2009: + Tổng số bị can đã thụ lí: 134.474 bị can + Số người Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra: 403 người. Trong đó, Viện kiểm sát ra quyết định huỷ quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra: 251 (còn lại là Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu tiếp tục bổ sung tài liệu, chứng cứ). + Số bị can Viện kiểm sát khởi tố: 12 bị can; + Số bị can yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 142 bị can. Trong đó, số bị can Cơ quan điều tra đã khởi tố: 127 bị can + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can: 26 + Số bị can đình chỉ vì không phạm tội: 104 bị can (Viện kiểm sát đình chỉ 37 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 67 bị can) * Năm 2010: + Tổng số bị can đã thụ lí: 123.744 bị can + Số người Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra: 206 người. + Số bị can Viện kiểm sát khởi tố: 125 bị can; + Số bị can yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 186 bị can. + Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can: 13 + Số bị can đình chỉ vì không phạm tội: 85 bị can (Viện kiểm sát đình chỉ 20 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 65 bị can) Để có số liệu minh hoạ về vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can, tác giả đã sưu tầm qua nguồn là các báo cáo tổng kết công tác ngành kiểm sát qua các năm, sau đó tổng hợp. Có vấn đề đặt ra là: năm 2004- năm đầu tiên thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhưng số liệu thống kê không đầy đủ, dù có một số chỉ tiêu nhưng tác giả chỉ nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2010. Về chỉ tiêu (tiêu chí) thống kê số liệu chưa được thống nhất, ngoài những chỉ tiêu cơ bản về số bị can thụ lí, số người Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, số người Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố, số bị can Viện kiểm sát khởi tố. Tuy nhiên, qua những con số thống kê trên, cũng có thể cung cấp cho ta thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can. Số bị can Viện kiểm sát thụ lí mới trong kì, về cơ bản, có tính tăng liên tục, các tiêu chí khác có sự tăng, giảm không đều qua các năm. Về số người Viện kiểm sát không phê chuẩn (huỷ) quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra, vì chưa thống nhất tên tiêu chí nên có năm sử dụng là không phê chuẩn có năm lại là huỷ. Năm 2005, tiêu chí này là 431, sau đó tăng dần lên 437 năm 2006, tiếp tục tăng lên 515 năm 2007 và 567 năm 2008, đến năm 2009 đã giảm xuống 403 và tiếp tục giảm xuống 206 năm 2010. Về số bị can Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: tiêu chí này lại có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2005 là 685 bị can (Cơ quan điều tra đã khởi tố: 597 bị can); năm 2006 tiêu chí này giảm xuống 590 bị can (trong đó Cơ quan điều tra đã khởi tố: 516 bị can); năm 2007 giảm xuống 453 bị can (Cơ quan điều tra đã khởi tố: 405 bị can); năm 2008 còn 404 bị can (Cơ quan điều tra đã khởi tố: 374 bị can); năm 2009 thì giảm hẳn, còn 142 bị can (Cơ quan điều tra đã khởi tố: 127 bị can); năm 2010 có tăng lên so với năm 2009 nhưng mức tăng không đáng kể và vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với những năm trước, là: 186 bị can. Về số bị can Viện kiểm sát khởi tố, so với năm 2005, tiêu chí này là 67 bị can thì những năm sau cũng có xu hướng giảm, tăng không đều. Năm 2006 giảm xuống 32 bị can nhưng năm 2007 lại tăng lên 40 bị can, sau đó giảm xuống 25 bị can năm 2008 và giảm xuống còn 12 bị can năm 2009. Tuy nhiên, năm 2010 lại tăng, có thể nói là tăng đột biến, lên 125 bị can. Về số quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra bị Viện kiểm sát huỷ, năm 2005 là 40 quyết định; năm 2006 là 42; năm 2007 là 37; năm 2009 là 39 quyết định; năm 2010 giảm nhẹ còn 26 quyết định. Đây là tiêu chí có mức độ tăng, giảm nhẹ nhất trong các tiêu chí. Một tiêu chí có thể nói là phản ánh đầy đủ nhất chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can đó là: số bị can phải đình chỉ do không phạm tội năm 2005 là 139 bị can (trong đó, Viện kiểm sát đình chỉ 51 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 88 bị can); năm 2006 số bị can Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố nhưng không phạm tội phải đình chỉ là: 41 bị can; năm 2007 là 40 bị can; năm 2008 là 219 bị can (Viện kiểm sát đình chỉ 40 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 176 bị can); năm 2009 là 104 bị can (Viện kiểm sát đình chỉ 37 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 67 bị can); năm 2010 là 85 bị can (Viện kiểm sát đình chỉ 20 bị can, Cơ quan điều tra đình chỉ 65 bị can). Có thể nói là: cơ quan điều tra đình chỉ hay Viện kiểm sát đình chỉ thì vai trò của Viện kiểm sát cũng đã được nhắc đến. Như đã nói, ở “đầu vào” (khởi tố bị can) đã có bút tích kiểm sát của Viện kiểm sát nên khi phải đình chỉ vì lí do không phạm tội đã thấy rằng, cần phải có cái nhìn khách quan về vai trò của Viện kiểm sát. Những con số đã phân tích ở trên có những tiêu chí tăng hay là giảm đi càng thể hiện rõ hơn vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can. Bởi vì, qua thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra (trong đó có khởi tố bị can), chất lượng hoạt động khởi tố bị can được nâng lên, số bị can bị khởi tố có căn cứ, đúng luật tăng lên thì đồng nghĩa với việc số bị can bị khởi tố thiếu căn cứ, chưa đúng luật giảm đi. Đặc biệt, số bị can mà Viện kiểm sát quyết định hủy (không phê chuẩn) quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra. Qua phân tích thực trạng trên có thể thấy: để có được những kết quả trên, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát hoạt động khởi tố bị can. Viện kiểm sát đã có nhận thức khá đầy đủ về vai trò, vị trí công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra nói chung, đối với hoạt động khởi tố bị can nói riêng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hàng năm, đều có Chỉ thị về công tác kiểm sát, đồng thời Vụ nghiệp vụ và Viện kiểm sát các cấp đã có Chương trình, Kế hoạch và hướng dẫn cụ thể đối với Viện kiểm sát cấp dưới, Kiểm sát viên và cán bộ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động khởi tố bị can. Viện kiểm sát các cấp đã triển khai quán triệt sâu, rộng đến toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên ở đơn vị mình để tổ chức thực hiện. Viện kiểm sát đã có nhiều đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ, chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước nắm chắc tình hình vi phạm, quản lí tình hình thông tin về tội phạm để chủ động đề xuất với cấp uỷ Đảng và chính quyền trong công tác quản lí. Thông qua công tác kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại và xử lí tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị của các cơ quan, tổ chức. Do vậy, đã có những biện pháp để khắc phục được tình trạng khởi tố oan, sai hoặc bỏ tọt tội phạm. Bên cạnh việc Viện kiểm sát phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã yêu cầu các cơ quan này (thực tế là Cơ quan điều tra đã khởi tố khoảng 96% số vụ án và số bị can) khởi tố nhiều vụ án cùng bị can hoặc tự mình khởi tố vụ án, khởi tố bị can (khoảng 1% số vụ án và số bị can) [27, tr.8] và yêu cầu điều tra. Công tác kiểm sát việc khởi tố nhìn chung được chú ý, tất cả các vụ án khởi tố nói chung và khởi tố bị can nói riêng đều được Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ ngay từ đầu, đặc biệt là các vụ án có tính chất phức tạp, trọng điểm. Nhận thức rõ được vai trò của mình trong thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với việc khởi tố bị can, Viện kiểm sát đã tích cực thực hiện đúng qui định của pháp luật nhằm đảm bảo việc khởi tố có căn cứ và hợp pháp, từ đó tạo tiền đề cho việc điều tra đi đúng hướng, đúng qui định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát đã chú trọng theo dõi và tập hợp các vi phạm của Cơ quan điều tra để kiến nghị khắc phục. Về cơ bản, các kiến nghị đều được Cơ quan điều tra tiếp thu, sửa chữa. Hầu hết, Viện kiểm sát các cấp đã xây dựng được mối quan hệ phối hợp công tác tốt với Cơ quan điều tra, vì vậy, trong quá trình xem xét phê chuẩn hoặc trước khi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn, Cơ quan điều tra đã có thể được Viện kiểm sát “thẩm định” trước hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để phòng trường hợp thiếu tài liệu đề nghị phê chuẩn và có thể bổ sung trước khi Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung, tránh trường hợp huỷ quyết định khởi tố bị can do thiếu tài liệu cần thiết trong hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bảo đảm sự thống nhất cao trong việc giải quyết án. Công tác quản lí, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp đảm bảo đúng qui định. Viện kiểm sát đã chú trọng công tác bố trí, sử dụng cán bộ hợp lí, ưu tiên và sử dụng những cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt, “sắc” trong việc xử lí làm công tác phân loại, xử lí án. Ở Viện kiểm sát cấp huyện có bộ phận hình sự, bố trí cán bộ chuyên trách thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Ở các Viện kiểm sát cấp tỉnh có Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có cơ cấu các Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, bảo đảm tính chuyên sâu trong hoạt động. Bởi theo qui định của Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát chỉ có 3 ngày để xem xét việc phê chuẩn. Mặc dù là sự “buộc tội sơ bộ của Nhà nước” nhưng trách nhiệm khi xảy ra oan, sai là khá nặng nề đối với Viện kiểm sát. Kiểm sát viên được phân công làm công tác phân loại, xử lí, về cơ bản, đã thể hiện tốt năng lực công tác của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đó là: xem xét, đề xuất phê chuẩn. Việc phân công Kiểm sát viên và cán bộ trực nghiệp vụ 100% thời gian trong giờ và ngoài giờ hành chính (thời giờ nghỉ ngơi, Chủ nhật, Thứ bảy, ngày Lễ, Tết) để tiếp nhận hồ sơ phê chuẩn của Cơ quan điều tra đã đảm bảo cho hoạt động nghiệp vụ đuợc thông suốt. Công tác đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho Viện kiểm sát các cấp cũng thường xuyên được quan tâm. 2.3. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đối với việc khởi tố bị can 2.3.1. Những tồn tại Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát đối với việc khởi tố bị can của Viện kiểm sát vẫn còn những tồn tại. Qua những con số phân tích ở trên, số bị can phải đình chỉ vì không phạm tội (bên cạnh đó là số liệu về bị cáo mà Tòa án các cấp tuyên không phạm tội) đã phản ánh chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can còn những tồn tại cần được khắc phục, đó là: Một là: Việc nắm và quản lí tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát còn chưa đầy đủ, kịp thời. Vẫn có tình trạng, Cơ quan điều tra chỉ cho Viện kiểm sát nắm được và kiểm sát khi sự việc rõ ràng, nên khi chuyển hồ sơ đề nghị phê chuẩn cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát không chủ động được với các tài liệu có trong hồ sơ, không nắm được việc tiếp nhận, phân loại, quản lí, xử lí và giải quyết. Hai là: Về chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát đối với việc quyết định khởi tố bị can, phải khẳng định là vẫn còn để xảy ra các trường hợp bị oan, sai dẫn đến việc phải đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án (mà lí do đình chỉ được qui định tại Điều 164, khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003), trong đó có lí d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can.doc
Tài liệu liên quan