Luận văn Vai trò Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 6

1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 6

1.2. Đặc điểm tổ chức của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc 20

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 35

2.1. Một số nét về tình hình kinh tế - xã hội và đổi mới chính trị có liên quan đến sự hình thành và hoạt động công tác Mặt trận Lào 35

2.2. Các hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc 47

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA MẶT TRẬN LÀO TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 64

3.1. Những phương hướng cơ bản của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động 64

3.2. Những giải pháp chủ yếu 70

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 88

 

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên 26,1%. Với sự tăng trưởng ổn định và khá cao trong nhiều năm nên mức sống của nhân dân đã được nâng lên đáng kể: năm 1975 GDP bình quân đầu người chỉ đạt 70 USD/ người/ năm, năm 1995 là 260,6 USD/ người/ năm, năm 2005 là 440USD/ người/ năm. Nhờ có chính sách mở cửa và luật đầu tư nước ngoài hợp lý nên đến năm 2002 đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài có tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước (102 dự án với số vốn đầu tư 132.318.200 USD) [56, tr. 78]. Tóm lại, nền kinh tế của CHDCND Lào hiện nay là nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, nền kinh tế dựa trên sự phát triển cơ cấu kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Yêu cầu số một của việc phát triển kinh tế là phải tập hợp được mọi lực lượng xã hội vào trong một tổ chức sản xuất nhất định và Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc đã có thành tích rất lớn trong việc huy động và tập hợp các lực lượng xã hội vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Đặc trưng về xã hội Lào Lào là một nước có nhiều thành phần dân tộc. Đơn vị cơ sở của mỗi thành phần dân tộc ở Lào được gọi là "phầu" tương đương với bộ tộc. Cả nước Lào có 49 phầu [29, tr. 1]. Số lượng đông đảo các phầu và đặc điểm cư trú xen cài chặt chẽ giữa các phầu trên bình diện toàn quốc, thậm chí có nơi đến từng mường (huyện), bản (làng) tạo nên một bức khảm dân tộc hết sức phong phú và đa dạng. Cách mạng Lào đã thành công trong việc diễn đạt tiếng nói chung của cộng đồng dân tộc Lào bằng cách gọi các phầu Lào theo ba khối: Khối thứ nhất là các phầu Lào ở dưới thấp, chiếm lĩnh khu vực đồng bằng, thung lũng ven sông hay thung lũng ven chân núi, "tức là nhóm Lào Lùm đa số chiếm 64% dân số; khối thứ hai là nhóm Lào Thơng ở các cao nguyên và đồng bằng, chiếm 22% dân số; khối thứ ba là nhóm Lào Xủng sống ở đỉnh núi, chiếm 14% dân số" [8, tr. 26]. Hiện nay, sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, do chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, nhân dân các bộ tộc Lào (các phầu) đã tiến hành sản xuất phát triển kinh tế làm cho các khu vực kinh tế gắn chặt với nhau từ Bắc đến Nam, từ đỉnh núi đến đồng bằng, từ thành phố đến nông thôn, làm cho ba khối Lào ngày càng đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Ngay từ thời xa xưa, việc nhận thức sâu sắc đoàn kết dân tộc là nguyện vọng sống còn của nhân dân các bộ tộc Lào (từ huyền thoại quả bầu đến hiện thực đó là đại đoàn kết của các bộ tộc Lào sinh động). Người Lào vốn có một ý thức cộng đồng cao, sống chan hòa trong cộng đồng "như hình thức công xã nông thôn"; họ luôn mong mọi người sống tốt đẹp, gặp nhiều may mắn để hưởng hạnh phúc, đồng thời đòi hỏi một sự đối xử công bằng cho tất cả mọi người. Xã hội Lào trước khi thực dân Pháp vào xâm lược là một xã hội phong kiến (phong kiến phân tán yếu ớt, chưa tập quyền). Cơ sở kinh tế của xã hội Lào lúc bấy giờ là nền nông nghiệp trồng lúa nước và làm rẫy ở trình độ lạc hậu, tự cung tự cấp khép kín, phân tán, ít giao lưu. Trên cái nền kinh tế thấp kém đó, hình thành lên một cấu trúc xã hội theo kiểu thiết chế phong kiến phương Đông: Vua - quan - thần dân. Khi thực dân Pháp nhảy vào xâm lược, tuy ít nhiều có làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế- xã hội ở nước Lào. Song về cơ bản xã hội Lào lúc này vẫn là một xã hội thuộc địa lệ thuộc, dựa trên thiết chế có tính chất quan liêu, quân phiệt để duy trì ách áp bức, nô dịch của bọn đế quốc bên ngoài và phong kiến tay sai ở trong nước. Trong một xã hội như thế, con người Lào tất yếu còn chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của những tư tưởng, tập tục phong kiến xa lạ với các thiết chế dân chủ, xa lạ với những nhu cầu về các quyền cơ bản của con người. Xã hội Lào trước khi giải phóng là một xã hội phong kiến - nửa thuộc địa. Quá trình phát triển của nó được diễn ra một cách chậm chạp với một số đặc điểm như: trình độ phân hóa giai cấp chưa cao, chưa sâu sắc vì nhiều nguyên nhân do lịch sử, địa lý và kinh tế, hơn nữa, lại bị chế độ phong kiến sơ kỳ thống trị nhiều thế kỷ, tiếp theo là chế độ thực dân cũ và mới. Sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, Lào đã xây dựng và phát triển chế độ CHDCND để tạo tiền đề vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và Chính phủ đã cố gắng tạo mọi điều kiện để biến đổi nhiều mặt trong xã hội và phát triển kinh tế. - Đặc trưng chính trị và tình hình hệ thống chính trị ở CHDCND Lào hiện nay Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện khi giai cấp ra đời, ngay từ đầu đã là một vấn đề nổi bật trong đời sống xã hội. "Chính trị" theo nguyên nghĩa của nó là những công việc nhà nước hay xã hội, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ các giai cấp, các dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước [24, tr. 61]. Chính trị là phạm trù rộng lớn. Cái quan trọng nhất trong chính trị, theo Lênin, là "Tổ chức chính quyền nhà nước", Vì vậy, "chính trị là sự tham gia vào những công việc của Nhà nước, là việc vạch hướng đi cho Nhà nước, việc xây dựng những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước [10, tr. 404]. Theo Lênin, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế được cô đọng lại. Điều đó có nghĩa là chính trị của một giai cấp là do địa vị thống trị trong kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội về mặt chính trị. Sự thống trị về kinh tế chỉ được thực hiện một cách đầy đủ bằng quyền lực của Nhà nước và Nhà nước là công cụ chủ yếu để đảm bảo quyền lợi cho giai cấp thống trị, trong đó lợi ích kinh tế là cái cơ bản nhất. Xuất phát từ luận điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng NDCM Lào từ khi mới ra đời đã vận dụng, tuyên truyền, giáo dục nhân dân các bộ tộc Lào tham gia làm cách mạng dân tộc dân chủ, từng bước tiến hành đập tan bộ máy nhà nước của bọn phong kiến - thực dân cũ và mới, giải phóng đất nước, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã làm thay đổi tình hình chính trị ở Lào. Sau hơn 30 năm đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các bộ tộc Lào, đến ngày 2-12-1975, cách mạng Lào đã thành công, toàn bộ chính quyền đã chuyển về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Trong Báo cáo chính trị Đại hội V của Đảng NDMC Lào đã nhấn mạnh: "Trong chế độ dân chủ nhân dân, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân; mọi hoạt động của Nhà nước đều nhằm đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân và làm cho đất nước giàu mạnh" [38, tr. 42]. Đó là bản chất của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào. Trong Chương 1, Điều 2 Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào (năm 1991) cũng đã ghi rõ: "Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân các bộ tộc bao gồm các tầng lớp trong xã hội do công nhân, nông dân và trí thức làm nòng cốt" [46, tr. 4]. Thực tế gần 30 năm xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã và đang tham gia làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh tan và chống lại kẻ phản động, đập tan mọi âm mưu của kẻ thù, giữ vững an ninh, trật tự, Tổ quốc. Tình hình chính trị không chỉ được giữ vững và ổn định mà còn được nâng cao và phát triển một bước nữa trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, làm cho Đảng và nhà nước Lào ngày càng có uy tín và được sự tín nhiệm của nhân dân cả nước và quốc tế. Hệ thống chính trị là thuật ngữ phản ánh cơ cấu tổ chức và quan hệ chính trị của bất cứ một xã hội nào còn có những giai cấp khác nhau và mỗi xã hội đó bao giờ cũng có một hệ thống chính trị thích ứng với nó. Xét từ phương diện kết cấu và chức năng, hệ thống chính trị được hiểu như là một chỉnh thể các tổ chức nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội khác chịu ảnh hưởng lãnh đạo của một chính đảng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội, duy trì và phát triển xã hội đó. Cơ cấu của hệ thống chính trị, một mặt bao gồm các nhân tố chính trị, xã hội như các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác. Mặt khác, còn bao gồm các nhân tố tư tưởng, tinh thần thể hiện dưới dạng những luận điểm chính trị, chuẩn mực quan hệ... nhằm kích thích hoạt động chính trị. Bởi vậy, hệ thống chính trị không phải chỉ là sự tập hợp của các nhân tố tổ chức mà còn bao hàm cả nhiều yếu tố quan hệ. Hệ thống chính trị XHCN là một tổng thể các nhân tố chính trị, bao gồm Nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể chính trị hoạt động theo một cơ chế bảo đảm tập trung mọi quyền lực thuộc về nhân dân lao động, bảo đảm cho xu hướng và khả năng đi lên CNXH từng bước trở thành hiện thực. Chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay "mặc dù chưa hoàn toàn là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng ngay trong bản thân nó từ đầu đã có những yếu tố XHCN mà những yếu tố đó giữ vai trò quyết định thế phát triển tiến lên CNXH [37, tr. 28]. Do đó, hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay theo Báo cáo của Đại hội V của Đảng NDCM Lào: "Hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta gồm: Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các cơ quan nhà nước, Mặt trận và các tổ chức quần chúng, trong đó Đảng Nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo" [38, tr. 42]. Hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân Lào ra đời, tồn tại và phát triển là kết quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Sự ra đời của nó được quy định bởi những điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hội Lào. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào, đến nay hệ thống chính trị ấy đã đạt được những thành tựu nhất định, đồng thời cũng đang bộc lộ những mặt yếu kém, không phù hợp với sự phát triển chính trị, kinh tế - xã hội và hoàn cảnh thế giới hiện nay, cần có sự bổ sung, đổi mới. Nhìn chung, sự hoạt động của hệ thống chính trị ở Lào còn trong tình trạng chưa nhịp nhàng, đồng bộ, còn nhiều mặt hạn chế. Tệ quan liêu đã dẫn đến hình thành một bộ máy đồ sộ, nhiều tầng lớp, cản trở lẫn nhau. Trong hệ thống, mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân khác, giữa mặt tập trung của chính quyền Trung ương và quyền tự chủ năng động của từng địa phương, từng cơ sở, giữa chủ trương, nghị quyết và việc thực hiện nó trong cuộc sống... đang còn nhiều trục trặc cần tháo gỡ. Hiện tượng "nhà nước hóa" tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị đã hạ thấp ý nghĩa của nền dân chủ nhân dân, cản trở việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân. Bệnh dân chủ hình thức, tệ quan liêu còn khá phổ biến trong hoạt động của các tổ chức đảng, Nhà nước và đoàn thể quần chúng. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, pháp luật không được thực hiện nghiêm minh, tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, cục bộ địa phương vẫn có chiều hướng tăng lên. Tình hình đó khiến cho vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước cũng như chức năng của cả hệ thống chính trị đều bị suy giảm. Lòng tin của một bộ phận trong nhân dân vào chế độ mới bị giảm sút. Quyền lực chính trị, quyền làm chủ của nhân dân bị hạn chế, thiếu dân chủ. Sau Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (năm 1986), Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để phát huy quyền làm chủ nhân dân, mở rộng dân chủ nội bộ. Vì thế, bước đầu đã tạo ra bầu không khí dân chủ trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và trong những hoạt động của bản thân hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị là nhằm đảm bảo cho đời sống xã hội có nhiều dân chủ hơn. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy, các tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, trong một số chủ trương và hoạt động đã thể hiện dân chủ hơn, bớt tập trung quan liêu hơn bằng phương pháp dân chủ như đối thoại, lấy ý kiến nhân dân, trả lời và giải quyết những điều mà nhân dân nêu ra. Đảng và Nhà nước đã có ý thức tôn trọng dân, gần dân hơn, vì thế đã kịp thời hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân (như Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị về việc chuyển hướng xuống cơ sở, lấy dân làm gốc; Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng tỉnh, thành là đơn vị chiến lược; huyện, mường là đơn vị kế hoạch và ngân sách; làng, bản là cơ sở tổ chức thực hiện...). Đồng thời cũng đã chú trọng đến việc bầu cử đại biểu Quốc hội đúng theo nhiệm kỳ. Kể từ ngày giải phóng đất nước năm 1975 đến năm 2002, đã tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội 5 lần và bầu được 413 đại biểu (xem phụ lục 5). Từ đó, trong tổ chức và phương thức hoạt động của các phân hệ hợp thành hệ thống chính trị bước đầu đã có sự đổi mới, giảm bớt được một phần hiện tượng Đảng bao biện làm thay công việc của các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước cũng bắt đầu tinh giản, giảm bớt đi những đầu mối trung gian và những bộ phận cồng kềnh nhằm hợp lý hóa hơn nữa bộ máy quản lý của Nhà nước và bộ máy lãnh đạo của Đảng. Đồng thời cũng nghiên cứu, đề ra các bộ luật và hiến pháp. Đến năm 2005 ở CHDCND Lào có 58 bộ luật và Hiến pháp (xem phụ lục 6). ở các cấp, các ngành đã có sự tiến hành kiện toàn tổ chức và giảm được khá nhiều khâu trung gian và đầu mối không phù hợp. Kể từ khi có Hiến pháp năm 1991 đến nay, về quản lý hành chính địa phương ở CHDCND Lào chỉ còn 3 cấp: Tỉnh (thành phố), huyện và bản (bỏ cấp xã); và ở nhiều cơ quan, nhiều địa phương đã và đang áp dụng chế độ kiêm nhiệm (nhất thể hóa). Bắt đầu từ cuộc cải cách về kinh tế và đổi mới chính trị, với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính trị, tổ chức Mặt trận Lào cũng có sự đổi mới cả tên gọi cũng như vai trò, chức năng và phương thức hoạt động. Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một tổ chức kế tục sứ mệnh lịch sử và truyền thống anh dũng của Mặt trận Lào ít-xa-la và Mặt trận Lào yêu nước; "là một bộ phận trong hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, là liên minh chính trị rộng rãi, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Lào đang định cư ở nước ngoài" [45, tr. 2]. Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc có chính sách phát triển truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giác ngộ tinh thần tự lực tự cường, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt tầng lớp, dân tộc tôn giáo, kể cả người Lào sinh sống ở nước ngoài có sự ủng hộ, đồng tâm với sự nghiệp đổi mới của Đảng NDCM Lào, cùng nhau thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm cho đất nước hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng. Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là một tổ chức liên hiệp công - nông - trí thức và các tầng lớp xã hội khác để tập hợp quần chúng nhân dân vào trong một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận có chức năng phát huy tình đoàn kết toàn dân, tăng cường sự thống nhất về mặt chính trị, tư tưởng của toàn dân. Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng với Đảng, Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; vận động nhân dân các bộ tộc tổ chức thực hiện nghiêm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước và các đại biểu dân cử. Sự hình thành và phát triển của tổ chức Mặt trận Lào là do tính tất yếu lịch sử phát triển của đất nước Lào, do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc Lào quy định với chức năng trọng tâm là: tập hợp đại đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước đấu tranh anh hùng của dân tộc, vận động nhân dân cùng tham gia công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội V của Đảng NDCM Lào đã xác định: Sự đoàn kết thống nhất là yếu tố quyết định sự trưởng thành và phát triển của nước ta. Vì thế, chúng ta phải chú trọng tập hợp các tầng lớp nhân dân, các bộ tộc thành một khối đại đoàn kết thống nhất, một lòng một dạ, phát huy tinh thần yêu nước, thương nòi của nhân dân các bộ tộc Lào thành một sức mạnh tổng hợp để thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [38, tr. 23]. 2.2. Các hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc 2.2.1. Mặt trận tham gia tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào Công tác tuyên truyền giáo dục về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một công việc đóng vai trò rất quan trọng bởi vì không phải tất cả mọi người dân đều quan tâm đến vấn đề chính trị khi mà cuộc sống vật chất còn thiếu thốn, miếng cơm manh áo đang còn là vấn đề bức xúc. Nhiều người dân chưa hiểu đầy đủ về dân chủ, về quyền, nghĩa vụ công dân, về vị trí là người chủ xã hội mới. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến như Lào, đang xây dựng đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội, nên nhận thức về dân chủ, về quyền và nghĩa vụ của công dân còn rất thấp. Nhiều người dân còn hiểu rằng vấn đề chính trị là việc riêng của Đảng, của Nhà nước, của cán bộ, đảng viên, còn người dân thì đứng ngoài chính trị. Từ cách hiểu như thế dẫn đến sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa cán bộ, đảng viên với dân thường, ảnh hưởng xấu đến công việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Với tư cách là một tổ chức cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc cùng với các tổ chức thành viên đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục nhân dân. Trước hết là tuyên truyền ý nghĩa và giáo dục truyền thống tinh thần yêu nước gắn liền với yêu chế độ mới, truyền thống đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ tộc, coi đó là một trong những yếu tố quyết định sự trưởng thành và phát triển của đất nước Lào. Trong những năm qua, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc đã chú trọng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng (Nghị quyết 6 khóa V của Ban chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào về công tác dân tộc trong thời kỳ mới). "Niềm vui lớn nhất là nhân dân các bộ tộc của chúng ta lúc nào cũng thắt chặt sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau như anh chị em ruột thịt, làm cho sự thống nhất dân tộc ngày càng bền vững" [51, tr. 12]. Sự đoàn kết và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ tộc cùng sinh sống trong một làng, bản, không có sự phân biệt chủng tộc và thực trạng người dân tộc này lập gia đình với dân tộc khác ngày càng tăng lên. ủy ban Mặt trận các cấp đã thực hiện chức năng giáo dục tư tưởng, hòa giải những hành động sai trái của nhân dân, đặc biệt là tham gia hòa giải sự thắc mắc của nhân dân, sự hằn thù giữa các dân tộc thiểu số, giữa các gia đình, xóa bỏ từng bước tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự kiêu; tham gia hòa giải sự tranh cãi của nhân dân. ủy ban Mặt trận cấp cơ sở đã tham gia xây dựng cơ sở chính trị và phát triển nông thôn toàn diện như: sắp xếp phân chia nơi sản xuất, sinh sống trở thành trung tâm phát triển toàn diện; ổn định đời sống cho nhân dân lập nghiệp, định cư giao đất, giao rừng cho nhân dân sử dụng như ở tỉnh Bo Li Khăm Xay, tỉnh Luông Pha Băng, tỉnh Xê Koong, tỉnh Viên Chăn và nhiều tỉnh khác... đã làm cho đời sống nhân dân các bộ tộc cả về vật chất và tinh thần ở nhiều vùng dân tộc đang được cải thiện, sản xuất hàng hóa ngày càng tăng lên, sự phá rừng làm nương rẫy, trồng thuốc phiện của một số dân tộc thiểu số ngày càng giảm và ở nhiều nơi được công bố xóa bỏ được 100%. Công tác giáo dục, y tế được phát triển đến vùng sâu vùng xa, ở nhiều tỉnh có trường học dân tộc, nhiều làng, bản có trạm y tế, có nước sạch sử dụng, trẻ em được tiêm vắcxin phòng bệnh. Sự mê tín dị đoan của một số dân tộc thiểu số từng bước được xóa bỏ; dân tộc AKha ở tỉnh Luông Nâm Tha, U Đôm Xay đã xóa bỏ phong tục "xiết con sinh đôi", nhân dân vùng Văng Tốt, huyện Sỏn Xay, tỉnh ạt Ta Pư trước đây có tục lệ người đàn bà có thai khi đến tháng sinh đẻ thì phải một mình đi đẻ con ở rừng, hiện nay thì được phép đẻ con ở nhà hay trạm xá. Cuộc vận động tuyên truyền giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của ủy ban Mặt trận các cấp ngày càng rộng rãi, mang lại hiệu quả tốt hơn, góp phần thiết thực cùng Đảng và Nhà nước giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của đất nước và những vấn đề do cuộc sống của nhân dân đặt ra. ủy ban Mặt trận các cấp, cùng với các tổ chức thành viên tiếp tục vận động các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo tham gia các phong trào thi đua sản xuất hàng hóa, kinh doanh giỏi, năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực và quốc tế của nền kinh tế nước mình; góp phần khai thác, phát huy tiềm lực của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, xây dựng cơ sở hạ tầng; xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp nhân dân; bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, cùng nhau thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuộc vận động toàn dân tham gia tổ chức thực hiện 3 chính sách ưu đãi của Chính phủ: chấm dứt phá rừng làm nương rẫy, chấm dứt trồng thuốc phiện và xóa đói giảm nghèo đã được đông đảo nhân dân ủng hộ tham gia rộng rãi, đặc biệt là chính sách xóa đói giảm nghèo do ủy ban Mặt trận các cấp chịu trách nhiệm vận động quần chúng nhân dân góp phần tham gia lập "Quỹ phát triển cấp bản" với mục đích là giúp đỡ lẫn nhau giữa người giàu và người nghèo trong việc sản xuất kinh doanh, giải quyết và giúp đỡ trong trường hợp gặp khó khăn, ốm đau, giúp đỡ trẻ con có điều kiện học tập. Kể từ ngày thành lập tháng 10 năm 2003 đến tháng 8 năm 2004 đã có 14 tỉnh, 88 huyện và 674 bản tổ chức thực hiện, có hơn 10.000 hộ gia đình tham gia với tổng số vốn là 2 tỷ 500 triệu kíp (tiền Lào). Quỹ phát triển cấp bản là một tổ chức tiêu biểu nhất trong cuộc vận động thi đua thực hiện chính sách "xóa đói giảm nghèo" của Chính phủ do Mặt trận cùng với các tổ chức thành viên sáng lập từ cuối năm 2003 đến nay vẫn còn hoạt động có hiệu quả và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia vào tổ chức này và số tiền vốn đóng góp ngày càng tăng lên, có một số bản "trong một năm số tiền vốn tăng lên 10 lần" [54, tr. 7]. Thực hiện chính sách tập hợp đại đoàn kết dân tộc, từ năm 2001 - 2004 Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc kết hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức cuộc họp mặt các già làng, các tộc trưởng, tù trưởng ở các tỉnh Phổng Xa li, U. Đôm - Xay, Bolikhăm xay, Khăm Muồm, Xa Văn Na khết, Chăm Pa Sắc và Thủ đô Viêng Chăn. Qua hoạt động trao đổi ý kiến, thuyết phục động viên và dẫn dắt của Mặt trận đã làm cho các già làng, các tộc trưởng, tù trưởng hiểu được sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thấy được chức năng vai trò quan trọng của các già làng, các tộc trưởng, tù trưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cũng thấy rõ được những âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động nhằm phá hoại đất nước, phá hoại chế độ mới của chúng ta. Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc các cấp đã chú trọng tổ chức thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở Lào. Trong những năm qua, Mặt trận Lào đã phối hợp hướng dẫn tổ chức Liên hiệp Phật giáo Lào để chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo Lào toàn quốc lần thứ V. Đồng thời Mặt trận cũng đã đệ trình Chính phủ công bố áp dụng Luật điều hành Phật giáo Lào. Đối với các tôn giáo khác, ủy ban Mặt trận các cấp đã thường xuyên tiếp xúc với các nhà tu hành, ban lãnh đạo của các tôn giáo, đến tham dự các buổi lễ hội của các tôn giáo, giám sát hướng dẫn các tôn giáo tổ chức thực hiện đúng nguyên tắc đạo đức của các tôn giáo, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đặc biệt là thực hiện Nghị định của Chính phủ số 92/TTCP về quản lý và bảo vệ hoạt động tôn giáo ở CHDCND Lào. Trong hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, ủy ban Mặt trận các cấp đã phối hợp, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên như: Đoàn thanh niên NDCM Lào, Hội liên hiệp Phụ nữ Lào và Liên hiệp Công đoàn Lào, thông qua các tổ chức đó để giáo dục thuyết phục từng đối tượng hội viên, đoàn viên, lãnh đạo và chỉ đạo họ tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Liên hiệp Công đoàn Lào (thành lập 1/2/1966) là tổ chức chính trị của giai cấp công nhân Lào, giai cấp tiêu biểu cho các lực lượng sản xuất tiến bộ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua cũng như hiện nay, Liên hiệp công đoàn Lào đã chú trọng quan tâm xây dựng cả về chất lượng và số lượng đội ngũ công nhân, nông dân và trí thức trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng Lào, một số hội viên, đoàn viên trưởng thành trở thành cán bộ nòng cốt của Đảng và Nhà nước. Công đoàn hiện có 81.967 đoàn viên, trong đó 5.080 đoàn viên làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài, 24.554 đoàn viên là đảng viên (chiếm 1/5 tổng số đảng viên), có 30.786 đoàn viên công đoàn là đoàn viên Đoàn thanh niên NDCM Lào, 21.501 đoàn viên là hội viên Hội liên hiệp phụ nữ. Những năm gần đây, do quá trình chuyển đổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docMuc luc1.doc
Tài liệu liên quan