MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
1.1. Những vấn đề chung về thị trường sức lao động.
1.1.1. Thị trường sức lao động và các yếu tố cấu thành.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Sự cần thiết và nội dung tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng.
1.2.1. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng.
1.2.2. Nội dung tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng.
1.3. Kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở một số địa phương và bài học rút ra cho chính quyền thành phố Hải Phòng.
1.3.1. Kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho chính quyền thành phố Hải Phòng trong phát triển thị trường sức lao động.
Chương 2:
THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở HẢI PHÒNG
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng tác động đến vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng.
2.1.2. Tình hình thị trường sức lao động ở Hải Phòng những năm gần đây.
2.2. Tình hình thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng:
2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở HẢI PHÒNG
3.1. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng.
3.1.1. Những căn cứ xác định phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng.
3.1.2. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng trong thời gian tới.
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng trong thời gian tới.
3.2.1. Giải pháp kích cầu sức lao động
3.2.2. Giải pháp điều tiết quan hệ cung-cầu sức lao động, nâng cao chất lượng cung sức lao động.
3.2.3. Hoàn thiện các giao dịch chính thức, phát triển hệ thống thông tin thị trường sức lao động.
3.2.4. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường sức lao động.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học chuyên nghiệp và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đều cao hơn mức thu nhập bình quân ở khu vực thành thị (861.000đ). Điều này chứng tỏ số lượng lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động có việc làm và có thu nhập ngay cả ở khu vực thành thị.
Khu vực nông thôn, cũng có tình trạng về thu nhập như ở khu vực thành thị tức là lao động là công nhân kỹ thuật có bằng và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động chưa qua đào tạo cũng như lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình lớn hơn so với mức chênh lệch này ở khu vực thành thị.
Lao động là công nhân kỹ thuật có bằng và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có thu nhập cao hơn và đồng đều ở cả nông thôn và thành thị, thu nhập bình quân của họ đều trên 1.000.000đ. Điều này chứng tỏ thị trường lao động đang cần nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tức cầu về lượng lao động này trên thị trường lao động lớn.
Thu nhập bình quân của lao động nữ ở các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, ở khu vực thành thị hay nông thôn đều thấp hơn thu nhập bình quân của lao động là nam giới ở cùng trình độ và cùng khu vực.
*. Thu nhập theo ngành kinh tế quốc dân.
Biểu 2.8. Thu nhập theo ngành kinh tế.
Đơn vị: 1000 đồng
Ngành kinh tế quốc dân
Chung
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Trong đó: Nữ
Tổng số
Trong đó: Nữ
Tổng số
Trong đó: Nữ
Tổng số
708
608
861
751
472
396
Nông lâm, ngư nghiệp
324
256
417
298
290
243
Công nghiệp và Xây dựng
861
769
922
810
738
685
Dịch vụ
902
797
936
826
730
654
(Nguồn: thực trạng Lao động - việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005)
Qua bảng biểu trên ta thấy: Theo ngành kinh tế quốc dân, lao động ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân cao hơn lao động ở khu vực nông thôn. Ở khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn đều có tình trạng chung là, thu nhập của lao động làm việc trong những ngành khác nhau cũng khác nhau một cách rõ rệt: thu nhập của lao động làm việc trong ngành nông lâm, ngư nghiệp là 324.000đ thấp hơn 537.000đ và bằng 37,63% (chưa bằng một nửa) so với thu nhập của lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng (861.000đ). Sự chênh lệch này còn lớn hơn so với thu nhập của lao động ngành dịch vụ, cụ thể là thấp hơn 578.000đ và bằng 35.92% (bằng khoảng 1/3) so với thu nhập của lao động trong ngành dịch vụ.
*. Thu nhập theo loại hình kinh tế.
Biểu 2.10: Thu nhập theo loại hình kinh tế.
Đơn vị: 1000 đồng
Loại hình kinh tế
Chung
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Trong đó: Nữ
Tổng số
Trong đó: Nữ
Tổng số
Trong đó: Nữ
Tổng số
708
608
861
751
472
396
Nhà nước
1.053
933
1.083
943
875
867
Tập thể
633
600
779
750
486
430
Tư nhân
917
761
951
760
845
762
Cá thể, hộ gia đình
554
479
710
639
385
310
Có vốn ĐTNN
1.124
940
1.289
1.084
715
666
(Nguồn: thực trạng Lao động - việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005)
Qua biểu trên, khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn đều theo một tình trạng chung là thu nhập của lao động làm việc trong những loại hình kinh tế khác nhau cũng khác nhau một cách rõ rệt và độ chênh lệch về thu nhập giữa các loại hình kinh tế là rất lớn: thu nhập của lao động làm việc trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất là 1.124.000đ cao hơn thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế cá thể hộ gia đình (554.000đ, thấp nhất) 2,03 lần; thu nhập của lao động làm việc trong loại hình kinh tế tập thể là 633.000đ bằng 56,32%, tư nhân là 917.000đ bằng 81,58% so với thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế nhà nước có phần thấp hơn nhưng không đáng kể so với thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (1.053.000đ so với 1.124.000đ).
Như vậy, trên địa bàn Hải Phòng thu nhập bình quân tháng của một lao động có việc làm nói chung là 708.000đ, trong đó thu nhập của lao động nữ là 605.000đ (thấp hơn so với mức bình quân chung là 103.000đ) . Thu nhập của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Thu nhập bình quân tháng 1 lao động có việc làm ở thành thị là 861.000đ, gấp 1,82 lần so với khu vực nông thôn (472.000đ). Lao động làm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì thu nhập cao. Thu nhập bình quân tháng của 1 lao động đang làm việc có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cao nhất là 1.248.000đ, công nhân kỹ thuật có bằng là 1.146.000đ và thấp nhất là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) là 515.000đ. Chênh lệch giữa mức thu nhập cao nhất và thấp nhất theo trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2,42 lần. Theo ngành kinh tế quốc dân, thu nhập trong ngành dịch vụ cao nhất, tiếp đến là ngành công nghiệp-xây dựng và thấp nhất là ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. Chênh lệch giữa thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất là 2,80 lần. Lao động làm việc trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập cao nhất, sau đó là kinh tế Nhà nước và thấp nhất là khu vực còn lại. Chênh lệch giữa thu nhập cao nhất và thấp nhất là 1,60 lần. Ngoài ra, theo nghề nghiệp, lao động quản lý có mức thu nhập cao nhất. Thu nhập bình quân tháng của lao động quản lý là 1.268.000đ, thấp nhất là lao động giản đơn 481.000đ. Chênh lệch giữa mức thu nhập cao nhất và thấp nhất là 2,63 lần. Với vị thế công việc, chủ doanh nghiệp tư nhân có thu nhập cao nhất 1.370.000đ/tháng; Lao động làm công ăn lương là 964.000đ (trong đó khu vực nhà nước là 1.053.000đ); chênh lệch giữa mức thu nhập cao nhất và thấp nhất ở đây là 4,8 lần.
*. Hạn chế về tiền lương, tiền công trên thị trường sức lao động.
- Tiền lương tối thiểu thấp. Khu vực nhà nước áp dụng hệ thống thang bảng lương mang tính bình quân và chưa phản ánh rõ mối liên hệ giữa tiền lương với trình độ chuyên môn, tay nghề, với năng suất lao động và hiệu quả công việc.
- Tiền lương, tiền công chưa thực sự là đòn bẩy kích thích lao động sản xuất, chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động.
2.2. Tình hình thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng:
2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân.
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được:
- Thành tựu nổi bật của vai trò nhà nước thành phố Hải Phòng trong phát triển thị trường sức lao động đó là: góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tích cực, bền vững.
+ Giai đoạn 2001-2005, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 225.000 lao động, bình quân mỗi năm 45.000 lao động. Hạ tỷ lệ thất nghiệp khu vực nội thành, nội thị từ 7,13% năm 2002 xuống còn 5,78% năm 2005. Tăng tỷ lệ thời gian sử dụng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn từ 75% năm 2002 lên 82% vào năm 2005.
+ Công tác giải quyết việc làm của thành phố đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, nông thôn sang lao động trong công nghiệp và dịch vụ (năm 2001 cơ cấu là : 43,49%, 26,56%, 29,95%, tỷ lệ tương ứng năm 2005 là : 43,03%, 25,20%, 29,95%)
+ Các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn đã thu hút hàng chục ngàn lao động trẻ, có văn hóa trong nông nghiệp vào làm việc, làm tiền đề cho việc hình thành đội ngũ công nhân có kỹ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chính quyền thành phố Hải Phòng đã có nhiều cố gắng từng bước hình thành và phát triển hệ thống các kênh giao dịch của thị trường sức lao động, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường sức lao động phát triển:
+ Đã hình thành mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển quy hoạch, góp phần quan trọng phát triển thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, dạy nghề gắn với cung ứng lao động. Các đơn vị dịch vụ việc làm trên địa bàn Hải Phòng đã tích cực thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 13 đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động (trong đó có 8 đơn vị thuộc thành phố quản lý, 5 đơn vị thuộc các bộ, ngành trung ương quản lý). Có thể nói, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là khá đông, bước đầu đáp ứng được nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của người lao động. Hàng năm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn đã đưa được hơn 1.000 lao động của Hải Phòng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình giải quyết việc làm và chương trình giảm nghèo của thành phố.
+ Hệ thống thông tin đại chúng như : Báo Hải Phòng, Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng đã thường xuyên đăng tải và đưa tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Hải Phòng đã có Website về thông tin thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động nắm được thông tin về thị trường sức lao động của thành phố.
+ Chính quyền thành phố Hải Phòng đã chủ động mở các hội chợ việc làm, tạo cầu nối trực tiếp giữa người lao động có nhu cầu việc làm và người sử dụng lao động. Trong 5 năm (2003-2007) thành phố Hải Phòng đã tổ chức được 5 lần Hội chợ việc làm, mỗi năm 1 lần. Mỗi kỳ hội chợ đã có từ 2.000 đến 3.000 lao động tìm được việc làm trực tiếp tại hội chợ. Đây là một hoạt động có tính tích cực của Hải Phòng trong việc phát triển các kênh giao dịch của thị trường sức lao động của thành phố.
+ Các cơ quan như: Cục Thống kê, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số-Gia đình và Trẻ em thành phố đã xây dựng hệ thống thông tin thống kê về thị trường sức lao động. Các thông tin về dân số, nguồn lao động, lao động hoạt động kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, số lượng lao động qua đào tạo, số việc làm mới, số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm đã được thống kê hàng năm. Công tác thống kê thị trường sức lao động của các cơ quan ở Hải Phòng, bước đầu đã đáp ứng được việc cung cấp thông tin, số liệu phục vụ cho việc xây dựng chiện lược phát triển chung của Hải Phòng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thông qua điều tiết cung-cầu lao động trên thị trường, thị trường sức lao động đã khơi dậy và khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của thành phố. (đất đai, tài nguyên, vốn, lao động ...) để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghịêp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.1.2. Đạt được những thành tựu trên là do các nguyên nhân sau :
- Từ sau đổi mới đến nay, chính quyền thành phố Hải Phòng luôn quan tâm đến phát triển nền kinh tế thị trường, đinh hướng xã hội chủ nghĩa, chú ý hình thành đồng bộ các loại thị trường (thị trường tài chính, khoa học công nghệ, thị trường sức lao động ...). Thành phố luôn coi việc phát triển thị trường sức lao động làm đầu tầu lôi kéo các thị trường khác, để tạo ra hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội cao. Chính vì vậy, chính quyền thành phố Hải Phòng luôn quan tâm đến công tác tạo cơ chế chính sách ngày càng đầy đủ, hoàn thiện để thúc đẩy thị trường sức lao động họat động; luôn coi chương trình giải quyết việc làm là một nhiệm vụ lớn trong việc phát triển và ổn định kinh tế-xã hội của địa phương.
- Mặt khác, chính quyền thành phố Hải Phòng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức về việc làm của người lao động và các tầng lớp nhân dân. Việc làm đã được mọi người dân hiểu theo đúng nghĩa của nó là: những họat động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm. Vì vậy, người lao động đã chủ động bỏ vốn ra sản xuất, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác thông qua các cơ chế, chính sách của nhà nước và của thành phố, đã góp phần tích cực vào việc đáp ứng cung-cầu lao động trên thị trường sức lao động, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
2.2.2.1. Những hạn chế:
Như đã phân tích ở phần trên, vai trò nhà nước ở thành phố Hải Phòng đối với phát triển thị trường sức lao động tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, song có thể thấy thị trường sức lao động của Hải Phòng vẫn còn sơ khai, tản mạn, chưa phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của người mua, người bán sức lao động trên thị trường cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Điều đó được biểu hiện ở những mặt dưới đây:
- Mất cân đối về cung-cầu lao động: Mất cân đối cung-cầu được coi là khó khăn lớn nhất của Hải Phòng, ảnh hưởng trực tiếp tới an sinh xã hội. Do đó, đòi hỏi phải sớm có biện pháp giải quyết. Sự mất cân đối giữa cung và cầu về lao động được xem dưới các khía cạnh sau:
+ Mất cân đối về số lượng: Hải Phòng có lực lượng lao động dồi dào và ngày càng tăng do nguồn cung tiềm năng to lớn của thị trường sức lao động, trong khi đó khả năng thu hút lao động vào làm việc của các đơn vị kinh tế còn hạn chế, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nội thành, nội thị còn cao ( 5,39% năm 2006).
+ Mất cân đối về chất lượng: Nhìn chung chất lượng lao động của Hải Phòng cao so với các địa phương lân cận, song vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Cũng như các địa phương khác trong toàn quốc, Hải Phòng đang thừa lao động phổ thông và thiếu trầm trọng lao động có kỹ thuật tay nghề cao. Hiện nay, lao động qua đào tạo của Hải Phòng mới đạt 44,22% vào năm 2005. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của các nước đi trước, nước ta trong giai đoạn công nghịêp hóa, hiện đại hóa cần phải có từ 65-70% lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao và chỉ cần từ 30-35% lao động phổ thông thì ở Hải Phòng cũng cần một tỷ lệ tương tự hoặc cao hơn vì Hải Phòng được xác định là một thành phố trọng điểm của khu vực phía Bắc.
- Đang có nhiều vấn đề phức tạp, bức xúc ở thị trường sức lao động Hải Phòng: như vấn đề di chuyển lao động trên thị trường sức lao động, vấn đề tranh giành lao động, vấn đề đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho lao động nhập cư, vấn đề họat động trái pháp luật của các đơn vị dịch vụ việc làm ...
Do tác động của giá cả sức lao động (tiền lương, thu nhập), sự di chuyển lao động trên địa bàn Hải Phòng diễn ra khá phức tạp. Biểu hiện rõ nhất ở các ngành sản xuất hàng gia công như: da giày, may mặc. Một số doanh nghiệp đã có những hành động rủ rê, lôi kéo lao động của những doanh nghiệp khác, bằng cách hứa hẹn trả mức lương cao hơn, dẫn tới sự di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Hơn nữa, mức thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công xuất khẩu thường thấp, phần lớn lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, sự ràng buộc giữa người lao động và doanh nghiệp hầu như không có gì. Do đó, người lao động khi thấy ở đâu có lợi là đến, dẫn tới sự di chuyển lao động một cách vô tổ chức.
Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định cũng tạo ra sự bức xúc nhất định trong các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp cố tình hiểu sai tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Tiền lương tối thiểu là để trả cho những lao động không qua đào tạo, làm những công việc bình thường, trong điều kiện làm việc bình thường. Song thực tế, các doanh nghiệp khi trả lương cho người lao động chủ yếu căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định để trả cho người lao động, kể cả lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan lao động địa phương ít được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư chui diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu, dẫn tới sự bất bình đẳng về tiền lương ... đã gây ra bức xúc đối với người lao động.
Hơn nữa, do hệ số chênh lệch tiền lương giữa lao động chuyên gia có trình độ với lao động phổ thông ở các khu vực kinh tế rất khác nhau. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy, dẫn đến tình trạng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sức thu hút đối với lao động có trình độ kỹ thuật cao. Sự di chuyển lao động như vậy, hoàn toàn phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, khi mà tiền lương, thu nhập là giá cả của sức lao động.
Một vấn đề bức xúc khác là: Trên thị trường sức lao động ở Hải Phòng, người bán sức lao động và người mua sức lao động thường không trực tiếp gặp gỡ được nhau ngay từ ban đầu. Những trung tâm có chức năng giới thiệu việc làm theo nhà nước quy định thì năng lực họat động kém hiệu quả, thiếu sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp, những Trung tâm ‘‘ma’’ về giới thiệu việc làm họat động gây sự lộn xộn trong việc giới thiệu việc làm. Tình trạng người lao động bị lừa khi giới thiệu vào các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong nhân dân.
Những bức xúc trên cho thấy, hệ thống thông tin thị trường sức lao động ở Hải Phòng còn kém phát triển, thiếu độ tin cậy và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường sức lao động ở Hải Phòng còn nhiều yếu kém.
2.2.2.2. Những hạn chế trên do các nguyên nhân sau:
- Vai trò nhà nước ở Hải Phòng trong việc quản lý, tác động, điều tiết thị trường sức lao động còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường này, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều chính sách điều tiết phát triển thị trường sức lao động của nhà nước và của địa phương (như Bộ luật Lao động, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, chính sách đào tạo…) nhưng nhìn chung các chính sách này mới chỉ nhằm phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, chưa đi sâu vào thiết kế và áp dụng để phát triển thị trường sức lao động. Chính quyền thành phố hải Phòng chưa có chính sách động viên, tạo điều kiện cho thị trường sức lao động phát triển.
- Chính quyền thành phố Hải Phòng chưa có chính sách thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đến làm việc ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ; thiếu chính sách đối với lao động nhập cư từ tỉnh ngoài vào, lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp của thành phố. Bức xúc nhất hiện nay là Hải Phòng chưa có chính sách thích hợp quan tâm tới lao động có đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, đã làm cho nhiều lao động không có công ăn, việc làm, các tệ nạn xã hội nảy sinh ; chưa chú trọng phát triển hệ thống công cụ của thị trường sức lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động, đào tạo nghề kỹ thuật cao. Đây là những nhiệm vụ rất quan trọng, vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, đòi hỏi thành phố phải quan tâm nhiều hơn nữa để phát triển thị trường sức lao động.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của các kênh giao dịch trên thị trường sức lao động còn yếu về mọi mặt và không được thường xuyên. Phương hướng hoạt động của một số tổ chức giới thiệu việc làm còn lệch lạc, chưa quan tâm nhiều đến việc khai thác các thông tin làm cơ sở cho người mua, người bán hàng hóa sức lao động trên thị trường; chưa chú trọng đến việc gây dựng uy tín, tạo lòng tin cho người mua và người bán sức lao động trên thị trường. Hiện tượng người bán sức lao động tin vào bọn ‘‘cò mồi’’ hơn các tổ chức giới thiệu việc làm còn khá phổ biến; tình trạng các tổ chức giới thiệu việc làm ‘‘ma ’’- là mảnh đất cho những người giới thiệu việc làm trái pháp luật, lừa đảo người lao động vẫn còn.
Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế còn được biểu hiện thông qua những lĩnh vực cụ thể, đó là:
- Đối với các tổ chức giới thiệu việc làm:
+ Hạn chế lớn nhất của các cơ quan quản lý nhà nước của Hải Phòng đối với tổ chức giới thiệu việc làm là, cho đến nay chưa xây dựng được quy hoạch cho mạng lưới giới thiệu việc làm. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc tạo lập kênh giao dịch của thị trường lao động. Việc bố trí các tổ chức giới thiệu việc làm như thế nào, số lượng, phân bố ra sao đang là bài toán mà Hải Phòng sớm có lời giải đáp. Cho đến nay, trên địa bàn Hải Phòng có 3 trung tâm và 01 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm, đều nằm ở khu vực nội thành. Chưa có tổ chức giới thiệu việc làm nào ở khu vực ngoại thành nơi mà rất nhiều lao động đang cần bán sức lao động nhưng không biết người mua. Việc hình thành các tổ chức giới thiệu việc làm trên chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của chính các đơn vị, thành phố Hải Phòng chưa thực sự quan tâm để phát triển các tổ chức này. Do đó, các tổ chức giới thiệu việc làm của Hải Phòng vừa thiếu, vừa yếu, không đáp ứng được vai trò quan trọng của nó là một kênh quan trong trong giao dịch trên thị trường sức lao động.
+ Chính quyền thành phố Hải Phòng thiếu sự đầu tư thích đáng của cho các tổ chức giới thiệu việc làm về mọi mặt :
Các tổ chức giới thiệu việc làm hiện nay của Hải Phòng đều là sự thay đổi tên từ các trung tâm dạy nghề là chủ yếu để có chức năng giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật. Bản thân các trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố là những đơn vị yếu về mọi mặt: Công tác tổ chức cán bộ chậm được đổi mới, thiếu trầm trọng cán bộ quản lý giỏi, cán bộ có trình độ, tâm huyết đối với công tác giới thiệu việc làm; trang thiết bị nghèo nàn, nhất là thiết bị về công nghệ thông tin. Hầu hết các đơn vị đều chưa tự trang trải được kinh phí trong khi đó ngân sách thành phố hàng năm đầu tư cho các đơn vị này rất ít, chủ yếu để nuôi bộ máy hoạt động. Kinh phí hoạt động để nắm cung và cầu về sức lao động hầu như không có, do đó hoạt động giới thiệu việc làm nghèo nàn, chắp vá, hiệu quả hoạt động kém.
+ Các tổ chức giới thiệu việc làm đều lúng túng trong quá trình hoạt động, chưa tạo được lòng tin đối với người mua và người bán sức lao động. Thiếu sự quản lý và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn đối với các tổ chức giới thiệu việc làm:
Với chức năng là tổ chức giới thiệu việc làm, nhưng các trung tâm giới thiệu việc làm của Hải Phòng vẫn chủ yếu thiên về công tác đào tạo nghề ngắn hạn. Sự lệch lạc này trong hoạt động trước hết suất phát từ vấn đề kinh phí. Do thiếu sự đầu tư của thành phố nên các đơn vị phải tập trung vào công tác dạy nghề để có nguồn thu trang trải các hoạt động của mình. Trong khi đó, hoạt động giới thiệu việc làm hầu như không thu được kinh phí nên ít được chú trọng, Hơn nữa, việc quy định thu phí giới thiệu việc làm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Bộ Tài chính chậm ban hành. Cơ quan quản lý về lao động giúp cho thành phố Hải Phòng là Sở Lao động Thương binh và Xã hội chưa thường xuyên kiểm tra cũng như hướng dẫn về mặt chuyên môn đối với các tổ chức giới thiệu việc làm. Hậu quả là, các tổ chức giới thiệu việc làm chưa thực sự là kênh giao dịch, là cầu nối cho người mua và người bán sức lao động trên thị trường sức lao động của Hải Phòng. Hay nói cách khác, các tổ chức giới thiệu việc làm chưa tạo được lòng tin đối với người mua và người bán sức lao động trên thị trường.
- Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu lao động:
+ Tồn tại lớn nhất trong công tác xuất khẩu lao động là, chính quyền thành phố chưa có được một cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động của Hải Phòng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Cơ chế cần có để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động của Hải Phòng phải tác động theo hai đối tượng đó là doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động.
Doanh nghiệp chưa thực sự được đầu tư về vốn, chưa được hỗ trợ của thành phố trong việc khai thác mở rộng thị trường. Công tác xuất khẩu lao động luôn được xác định là một hướng quan trọng trong việc tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo của Hải Phòng, song mức độ đầu tư của thành phố còn hạn chế. Việc xuất khẩu lao động dường như chưa có sự tác động nhiều từ phía thành phố, vẫn là việc do doanh nghiệp hoàn toàn tự lo.
Chính quyền thành phố Hải Phòng chưa có một chính sách cụ thể đối với người đi xuất khẩu. Mặc dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ đối với lao động đi xuất khẩu lao động, song thành phố Hải Phòng chưa xây dựng được nguồn quỹ cho công tác xuất khẩu lao động. Mặt khác, các ngân hàng nằm trên địa bàn Hải Phòng kể cả ngân hàng chính sách xã hội chưa chú trọng cho lao động vay tiền để đi xuất khẩu lao động. Người lao động muốn vay được tiền từ các ngân hàng vẫn phải yêu cầu tài sản thế chấp. Đây là khâu yếu nhất của Hải Phòng trong việc quan tâm đến lao động đi xuất khẩu lao động đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng năm số lao động của Hải Phòng đi làm việc ở nước ngoài ít hơn so với các địa phương khác. Mỗi năm Hải Phòng có trên 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài là quá ít ỏi.
+ Chính quyền thành phố Hải Phòng chưa xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với chính quyền các địa phương trong việc lựa chọn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Thực tế cho thấy, ở địa phương nào có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, vận động, tuyển chọn lao động thì địa phương đó có nhiều người đi làm việc ở nước ngoài. Thiếu sự chỉ đạo tập trung từ thành phố nên sự phối hợp ở các quận, huyện đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hải Phòng không giống nhau. Sự phối hợp bước đầu có hiệu quả ở các huyện ngoại thành. Va
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở TP Hải Phòng.DOC