Luận văn Vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình

MỞ ĐẦU. 2

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH VÀ VẤN ĐỀ

BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH. 17

1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài 17

1.2. Đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng

chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

1.3. Vai trò của báo chí truyền hình trong việc phòng chống buôn bán phụ

nữ, trẻ em

Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM

TRÊN TRUYỀN HÌNH .

2.1. Vài nét về các chương trình truyền hình Error! Bookmark not

defined.

2.2. Khảo sát vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía Bắc trên

truyền hình

2.3. Ưu điểm và hạn chế của 3 kênh truyền hình trong thông tin về phòng,

chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

2.4. Nguyên nhân hạn chế

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG

CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM.

pdf30 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm nóng của BBPNTE tập trung tại các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc, gồm: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Theo thống kê, trong 10 năm qua có 22.000 phụ nữ và trẻ em 6 đã bị bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là con số chưa đầy đủ, bởi nhiều nạn nhân do bị đe dọa hoặc mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai nên không dám khai báo, tố cáo. Tội phạm BBPNTE ngày càng gia tăng và có dấu hiệu phức tạp, nguy hiểm làm ảnh hưởng xấu đến phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nước, phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, cướp đi những quyền con người cơ bản nhất của nạn nhân, như: quyền tự do di chuyển, lựa chọn, kiểm soát cơ thể, tinh thần và cả tương lai, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Để đấu tranh, phòng chống BBPNTE, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp, chỉ đạo cấp, các ngành, các địa phương. Ngoài các biện pháp nâng cao công tác điều tra, truy tố, xét xử còn tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu được sự ảnh hưởng của BBPNTE đối với cá nhân và toàn xã hội, từ đó đưa ra các biện pháp phòng, chống kịp thời. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin một cách kịp thời về tất cả các vấn đề trong xã hội, trong đó có vấn đề phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Qua báo chí người dân được cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các vụ việc, mô hình phòng, chống BBPNTE,... giúp người dân có biện pháp phòng chống kịp thời với những thủ đoạn mới của bọn tội phạm. Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình chuyển tải thông tin sống động, hấp dẫn bằng hình ảnh và âm thanh về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, được đông đảo người dân đón nhận. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật - công nghệ, truyền hình có mặt tại tất cả các tỉnh, thành, từ đồng bằng, 7 nông thôn tới biên giới, hải đảo xa xôi,... Truyền hình đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần đẩy lùi các hiện tượng xấu, biểu dương những yếu tố tích cực. Qua các thông tin trên truyền hình, nhận thức của người dân sẽ được nâng cao, huy động sức mạnh của toàn dân trong việc đấu tranh, ngăn ngừa với các loại tội phạm trong đó có tội phạm BBPNTE. Nhằm đánh giá kết quả, những ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyên truyền phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em trên các kênh truyền hình, để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm trong tuyên truyền phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Vì những l{ do đó, tác giả chọn đề tài “Vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía Bắc trên sóng truyền hình” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề BBPNTE hiện đã và đang diễn ra hết sức phức tạp và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Trước đây, đã có một số sách, luận văn, khóa luận, các bài viết trên báo chí nghiên cứu đề tài về đối tượng là PNTE. Tuy nhiên, những đề tài này chủ yếu nhằm mục đích thông tin về một số vấn đề như: bạo lực trẻ em, giáo dục đạo đức, bình đẳng giới cho phụ nữ, Trong quá trình tìm hiểu, tác giả chú { đến một số cuốn sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em của tác giả Vũ Ngọc Bình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Tác phẩm này đề cập tới thực trạng, nguyên nhân của tình trạng buôn bán trẻ em và ảnh hưởng của tệ nạn buôn bán, mại dâm 8 tới sức khỏe, tinh thần của trẻ em. Từ đó, đưa ra một số giải pháp đề phòng, chống buôn bán, mại dâm, bảo vệ quyền của trẻ em. Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Qu{, gồm: Phòng, chống buôn bán phụ nữ các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nxb Phụ nữ, năm 1999; Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, Nxb Lao động – xã hội, năm 2000 và Phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, Nxb Phụ nữ, năm 2004. Đây là những công trình nghiên cứu sâu về nguyên nhân của tình trạng BBPNTE, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong phân tích về vấn nạn BBPNTE, một số giải pháp để phòng chống BBPNTE, Dưới góc độ xã hội học, những công trình trên có nhiều giá trị, là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả có thêm thông tin “làm nền” cho luận văn của mình. Một số sinh viên và học viên cao học tại Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã chọn đề tài liên quan đến đối tượng là PNTE để làm khoá luận, luận văn tốt nghiệp. Điển hình là một số luận văn, khóa luận báo chí: Vũ Thị Thúy Huyền, Báo chí với vấn đề phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay (Khảo sát báo Lao động và Xã hội , báo Pháp luật Việt Nam , báo Giáo dục và Thời đaị , báo Thiếu niên T iền phong và báo Hoa hoc̣ trò , tƣ̀ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012). Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2012. Trên cơ sở khảo sát, phân tích những thành công và hạn chế trong công tác tuyên truyền về phòng chống bạo lực đối với trẻ em trên các báo Giáo dục và Thời đại, báo Lao động và Xã hội, báo Pháp luật Việt Nam, báo Hoa học trò và báo Thiếu niên Tiền phong. Từ đó, đƣa ra giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tuyên truyền phòng chống bạo lực trẻ em trên báo chí nói chung, ở những báo cho trẻ em và chuyên ngành nói riêng. 9 Trần Thị Phương Hoa, Đổi mới công tác tuyên truyền bình đẳng giới cho phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tuyên truyền, 2013. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề l{ luận về đổi mới công tác tuyên truyền bình đẳng giới cho phụ nữ và khảo sát thực trạng đổi mới công tác tuyên truyền bình đẳng giới cho phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bình đẳng giới cho phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. Đỗ Thị Thơm, Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. Tác giả đã trình bày các văn bản pháp luật liên quan tới quyền trẻ em và phân tích những ƣu, nhƣợc điểm, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hệ thống pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam. Đỗ Trần Quân, Tuyên truyền phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực lượng Công an nhân dân, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2015. Trên cơ sở quan niệm và khung lý thuyết về vấn đề vai trò của báo chí truyền thông với việc tham gia phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em; Luận văn khảo sát thực trạng vai trò của báo Công an nhân dân với vấn đề tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Từ đó, đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo Công an nhân dân. Nguyễn Thị Quỳnh Vinh, Vấn đề phòng, chống tội phạm lừa đảo, mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo Công an Nhân dân, Khóa luận, 2008. Trên cơ sở khảo sát, phân tích vai trò của báo Công an Nhân dân trong việc phòng, chống tội phạm lừa đảo, mua bán phụ nữ và trẻ em, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm 10 nâng cao chất lƣợng của công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo, mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo Công an nhân dân. Ngoài ra, đã có nhiều hội thảo đƣợc tổ chức nhằm đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề BBN nói chung và BBPNTE nói riêng. Trong hội thảo Quốc tế Phòng chống buôn bán ngƣời: Viễn cảnh Quốc tế Asean và Việt Nam do khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức vào tháng 12/2010, đã đề cập tới vấn đề BBPNTE và một số biện pháp để tăng cƣờng đấu tranh một cách hiệu quả với vấn nạn này. Hội nghị cấp Bộ trƣởng ASEAN về vấn đề ngƣời di cƣ bất thƣờng hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 2/7/2015. Hội nghị đã thảo luận về các hƣớng hành động tiếp theo để giải quyết vấn đề di cƣ bất thƣờng hiện nay, công tác đấu tranh với tội phạm mua bán ngƣời và chống di cƣ bất hợp pháp. Hội thảo Tham vấn ý kiến về lồng ghép giới và phòng, chống mua bán ngƣời trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tổ chức ngày 18/6/2015. Tại hội thảo, các chuyên gia đã đánh giá thực trạng gia tăng và diễn biến phức tạp của các tội phạm xâm phạm đến PNTE; tập trung làm rõ những bất cập của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành áp dụng vào thực tiễn trong điều kiện hiện nay. Các sách, luận văn, khóa luận, bài viết nghiên cứu, nội dung tại các hội nghị, hội thảo trên đã phản ánh các đối tượng khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế còn ít công trình nghiên cứu, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề BBPNTE trên truyền hình. Vì 11 vậy, nội dung nghiên cứu: “Vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía Bắc trên sóng truyền hình” là đề tài mới, chưa có công trình nào nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu vấn đề BBPNTE, đánh giá những kết quả của công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên chương trình Cuộc sống thường ngày (VTV1) - Đài Truyền hình Việt Nam (Đài THVN); chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng - Đài PT – TH Lạng Sơn (LSTV) và bản tin 113 Online - kênh truyền hình Công an nhân dân (ANTV). Qua đó, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền phòng, chống BBPNTE. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống một số khái niệm liên quan đến đề tài. Hệ thống các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề BBPNTE. Phân tích, đánh giá vai trò của truyền hình đối với việc thông tin về vấn đề BBPNTE. Khảo sát, đánh giá cách thông tin tuyên truyền về vấn đề BBPNTE qua các kênh truyền hình. Trên cơ sở chọn lọc, khảo sát hệ thống, phân tích, so sánh để khẳng định thế mạnh của truyền hình trong việc đưa thông tin về vấn đề phòng, chống BBPNTE cho công chúng trong giai đoạn hiện nay. 12 Đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của truyền hình với việc thông tin về vấn đề phòng, chống BBPNTE. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là thông tin về vấn đề phòng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên các kênh truyền hình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn xác định rõ phạm vi nghiên cứu đề tài là các chương trình Cuộc sống thường ngày, phát kênh VTV1, chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng, phát trên kênh LSTV và bản tin 113 Online, phát trên kênh ANTV. Thời gian phát sóng từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá triǹh thực hiện đề tài, tác giả sử dụng cơ sở l{ luận, phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên: Nền tảng l{ luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thông. L{ luận báo chí, truyền thông. 5.2. Phương pháp cụ thể: 13 - Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp: Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành sưu tầm các văn bản pháp luật của Việt Nam và thế giới liên quan đến việc phòng, chống BBN, BBPNTE. Cụ thể: Công ước về quyền trẻ em (1990), Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về Quyền trẻ em về việc Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm (2000), Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (2010), Luật Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), Luật Phòng, chống mua bán người (2011), Đồng thời, tập hợp hệ thống tài liệu l{ luận từ các sách, tạp chí, các công trình khoa học liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài sử dụng phương pháp này để khảo sát, phân tích nội dung và hình thức của các chương trình truyền hình nhằm đánh giá thực trạng, thành công, hạn chế của việc thông tin tuyên truyền về phòng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên sóng truyền hình trong thời gian thực hiện nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đề tài nghiên cứu trường hợp chuyên mục của đài PT – TH Lạng Sơn (LSTV), một trong những đài địa phương đại diện cho các cơ quan báo chí ở khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời, đề tài khảo sát, nghiên cứu chương trình của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và kênh truyền hình chuyên biệt về an ninh, trật tự xã hội và pháp luật (ANTV) trong việc thông tin tuyên truyền phòng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc. 14 - Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên phụ trách đưa thông tin về phòng, chống BBPNTE, chuyên gia nghiên cứu về vấn đề BBPNTE, để tổng hợp { kiến và đóng góp { kiến để nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống BBPNTE. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Đóng góp mới: Đánh giá cơ bản về thực trạng và tác động của truyền thông, truyền hình trong việc tuyên truyền phòng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc. Đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của truyền hình với việc tuyên tuyền phòng, chống BBPNTE. 6.2. Ý nghĩa lý luận: Đây là công trình nghiên cứu cơ bản thực trạng công tác tuyên truyền phòng, chống BBPNTE. Ngoài ra, công trình cũng đặt ra vấn đề tuyên truyền pháp luật tới người dân hiện nay, từ đó Đảng, Nhà nước có chính sách phù hợp. 6.3. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học đánh giá nghiêm túc việc tuyên truyền để giải quyết một trong những vấn đề còn tồn tại trong xã hội. 15 Đề tài là tài liệu bổ ích cho các bạn đồng nghiệp tham khảo, áp dụng vào thực tiễn khi thông tin về phòng, chống BBPNTE, định hướng cho người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: L{ luận chung về truyền hình và vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em trên truyền hình. Chương 2: Thực trạng vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em trên truyền hình. Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em 16 17 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH VÀ VẤN ĐỀ BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài 1.1.1. Truyền hình và đặc điểm của truyền hình Truyền hình ra đời đầu tiên trên thế giới vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Truyền hình đã góp phần vào việc truyền tải thông tin tới công chúng một cách nhanh chóng, sống động và hấp dẫn. Trong cuốn Giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn: “Thuật ngữ Truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'', còn “videre” là ''thấy được'', tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại thành “Televidere” có nghĩa là xem được từ xa. Tiếng anh là “Television”, Tiếng Pháp là “Television” tiếng Nga gọi là “телевидение”. Như vậy, dù phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa là nhìn được từ xa” [36, tr.13]. Trong cuốn Truyền thông – L{ thuyết và kỹ năng cơ bản của tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng thì: “Truyền hình là kênh truyền thông, truyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với hầu như đầy đủ màu sắc vốn có của cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ” [14, tr.197]. 18 Tác giả Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài trong cuốn Truyền thông đại chúng nhấn mạnh: “Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải nội dung thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “vision” là ''thấy được'', tức là “thấy được ở xa”. Thực chất cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh. Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những { tưởng, gợi { đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như một kho tàng những phương tiện biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với đặc trưng kỹ thuật riêng của mình” *40, tr.127]. Trong cuốn Thuật ngữ báo chí - truyền thông của tác giả Phạm Thành Hưng đã đưa ra định nghĩa: “Truyền hình là hệ thống kỹ thuật, chuyển hình ảnh, tiếng động đi xa qua tín hiệu truyền hình và được tiếp nhận trực tiếp qua màn huznh quang. Chức năng truyền thông của đài truyền hình là sáng tạo và truyền phát các chương trình truyền hình” [20, tr.220]. Trong cuốn Báo chí Truyền hình (tập 1) tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.la. lurốpxki có viết đặc thù của truyền hình đó là: “khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh. Chúng ta gọi thuộc tính này là tính chất hiện hình trên màn ảnh của truyền hình. Nhờ khả năng hiện hình trên màn ảnh, hình ảnh truyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác, vì vậy tiếp cận được số công chúng rộng rãi nhất” [15, tr.43]. Hai tác giả người Pháp Brigitte Besse Didier Desormeau trong cuốn Phóng sự truyền hình quan niệm về truyền hình như sau: “Truyền hình đó là hình ảnh, trước hết là hình ảnh. Đó là thế mạnh của nó và cũng là cái thu hút những lời phê 19 phán tệ hại nhất (phê phán nó hời hợt). Thế nhưng nếu không có hình ảnh, truyền hình liệu sẽ trở thành một cái gì khác, không còn là truyền hình nữa. Làm thông tin ở truyền hình là cho xem. Truyền hình là lời nói: Truyền hình, đó cũng là lời nói, những từ ngữ, một nội dung. Làm thông tin trên truyền hình cũng là nói. Và nói tức là mô tả bằng cách trả lời những câu hỏi: Ai? Khi nào? Ở đâu? Cái gì? Tại sao?” *7, tr.67 - 68]. Theo Điều 3, Luật Báo chí, được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kz họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989 có giải thích: “báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau)”. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả ở trong nước và trên thế giới về truyền hình, có thể hiểu: Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin về các sự kiện, vấn đề, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan bằng hình ảnh và âm thanh sống động nhờ phương tiện truyền thông truyền hình. Ở Việt Nam, vào ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng, trở thành dấu mốc kỷ niệm ngày truyền thống ngành truyền hình Việt Nam. Qua hơn 45 năm, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành và nhanh chóng phát triển với tiến bộ vượt bậc. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, hiện cả nước 66 đài phát thanh, truyền hình (Trong đó có: 02 đài Trung ương, 64 đài địa phương (riêng TP. Hồ Chí Minh có 02 đài: Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh). Với số lượng như vậy, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu người xem truyền hình cho nhân dân. 20 Nội dung các chương trình truyền hình đang ngày càng có sự đổi mới theo hướng đa dạng, sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Các chương trình, bản tin thời sự được làm mới, các chương trình chuyên đề về nhiều lĩnh vực và được đầu tư chuyên sâu hơn. Một trong những mục tiêu mà ngành truyền hình Việt Nam đang hướng tới là việc đầu tư hiện đại hóa về công nghệ, chuyên nghiệp hóa hoạt động sản xuất chương trình, đa dạng hóa thể loại và loại hình dịch vụ. Năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt và triển khai đề án số hóa phát thanh truyền hình Việt Nam đến năm 2020, nhằm phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của công chúng. Ngay từ khi ra đời, truyền hình đã khẳng định vai trò là loại hình báo chí hiện đại, thiết yếu trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú, sinh động về tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Thông tin về con người, sự kiện, hiện tượng được phản ánh ngay khi vừa mới diễn ra thậm chí là đang diễn ra. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện nghe - nhìn phổ biến, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện, vấn đề. Mặc dù ra đời muộn so với các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông có nhiều ưu thế: tính thời sự, sinh động, hấp dẫn lan tỏa... Điều này, giúp việc tuyên truyền phòng, chống BBPNTE tới công chúng trở nên dễ dàng. Tính thời sự Tính thời sự có thể hiểu là những sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, đang xảy ra và sắp xảy ra. Thông tin mang tính thời sự là đòi hỏi của xã hội và tự thân báo chí. Nếu không có tính thời sự, báo chí sẽ không thể tồn tại và phát triển, bởi cơ 21 quan báo chí nào đưa thông tin nhanh thì sẽ thu hút được sự quan tâm theo dõi của công chúng. Tính thời sự là điểm chung của báo chí nhưng truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời. Bởi “Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa diễn ra thậm chí nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Bên cạnh đó, truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác” [36, tr.15]. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, truyền hình là loại hình báo chí cung cấp thông tin nhanh, có độ tin cậy cao thậm chí công chúng có thể theo dõi trực tiếp hình ảnh và âm thanh sống động khi sự kiện, sự việc đang diễn ra. Nhờ ưu thế về tính thời sự, khi tuyên truyền phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm BBPNTE, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thủ đoạn của bọn tội phạm, những vụ việc vừa mới xảy được thông tin một cách kịp thời, giúp công chúng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời và hiệu quả. Tính hấp dẫn, chân thực, cụ thể Trong các loại hình báo chí (báo in, phát thanh), truyền hình ra đời khá muộn, nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển. Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình của điện ảnh và âm thanh của phát thanh. Nếu như công chúng chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng thị 22 giác đối với báo in, thính giác đối với phát thanh thì đối với truyền hình, khán giả tiếp nhận thông tin bằng cả hai giác quan là thính giác và thị giác. Hơn nữa, hình ảnh trên truyền hình có tính sinh động, hấp dẫn, xác thực bởi hình ảnh của truyền hình là hình ảnh động, trong khi đó hình ảnh của báo in là hình ảnh tĩnh. Khi tuyên truyền về vấn đề phòng, chống BBPNTE qua hình ảnh và âm thanh của truyền hình khán giả có thể theo dõi cụ thể diễn biến của các vụ việc, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm BBPNTE, nhìn thấy gương mặt của tội phạm BBPNTE và nghe thấy lời khai của bọn chúng,... Để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống các loại tội phạm trong đó có tội phạm BBPNTE trên truyền hình đạt được hiệu quả cao đòi hỏi các chương trình cần phải xây dựng các bản tin, chuyên mục,... cập DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách tham khảo 1) A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 2) Ban Chỉ đạo Chương trình 130/CP (2006), Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và các văn bản chỉ đạo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 3) Vũ Ngọc Bình (1999), Phòng chống buôn bán và mại dâm trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4) Bộ Công an (2011), Đề án xây dựng và phát triển Kênh truyền hình Công an nhân dân, 2011, Hà Nội. 23 5) Bộ Tư pháp (2008), Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 6) Bộ Văn hóa Thông tin,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004419_7596_2006735.pdf
Tài liệu liên quan