Luận văn Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6

I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.Những khái niệm chung 6

1.1. Khái niệm về đầu tư nước ngoài 6

1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

2.Nguồn gốc và động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 11

2.1. Nguồn gốc đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

2.2. Động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

II. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế 13

1. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 13

2. Đối với nước đi đầu tư 19

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI 20

1. Ổn định môi trường kinh tế chính trị 20

2. Các chính sách kinh tế 21

3. Hệ thống pháp luật 22

4. Cơ sở hạ tầng 23

5. Cải cách thủ tục hành chính 23

IV. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. 24

1. Đánh giá trên góc độ nhà đầu tư là các doanh nghiệp 25

2. Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư đối với nước nhận đầu tư. 26

V. Kinh nghiệm về thu hút FDI từ liên minh Châu Âu của một số nước 29

PHẦN II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 33

CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀO VIỆT NAM 33

I. Tính tất yếu khách quan của quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa EU và Việt Nam. 33

1. Sự hình thành và phát triển của liên minh Châu Âu 33

2. Tính tất yếu khách quan của quan hệ đầu tư giữa EU và Việt Nam. 37

II. Tình hình FDI nói chung và đầu tư trực tiếp của EU nói riêng tại Việt Nam. 41

1. Tình hình FDI nói chung tại Việt Nam. 41

2. Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam 45

3. Tình hình đầu tư trực tiếp của các nước EU vào Việt Nam. 48

3.1. Tình hình đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam. 48

3.2. Tình hình đầu tư của Anh 54

3.3. Đầu tư trực tiếp của Hà Lan vào Việt Nam. 58

3.4. Hoạt động đầu tư của Đức vào Việt Nam. 60

3.5. Hoạt động đầu tư trực tiếp của Thuỵ Điển tại Việt Nam 63

3.6. Hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước khác trong khối EU. 64

III. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam trong thời gian qua. 66

1. Những điểm mạnh 66

2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 67

PHẦN III : TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀO VIỆT NAM 72

I. Phương hướng thu hút FDI của EU ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 72

1. Quan điểm của nhà nước Việt Nam về vấn đề thu hút FDI 72

2. Mục tiêu và phương hướng thu hút FDI của EU vào Việt Nam 73

2.1. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam đối với việc thu hút FDI của EU 73

2.2. Mục tiêu và phương hướng thu hút FDI của EU ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 75

II. Triển vọng hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài- EU 79

1. Triển vọng về kinh tế Châu Âu 79

2. Đặc điểm của các nhà đầu tư EU 80

3. Triển vọng hợp tác đầu tư nước ngoài Việt Nam- EU 81

III. Một số giải pháp chủ yếu thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam. 85

1. Những giải pháp chính trị 85

2. Những giải pháp kinh tế 90

KẾT LUẬN 95

Phụ lục I 96

Tài liệu tham khảo 97

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am không đáng kể. - Đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam năm 2000 chỉ có 12 dự án ( giảm 30% ) với vốn đăng ký đạt 26,5 triệu USD (giảm 18% so với 1999). - Các nền kinh tế Đông á tiếp tục duy trì đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 211 dự án, tăng 37% so với năm 1999 và vốn đăng ký đạt 445,3 triệu USD chỉ giảm trên 1% so với năm 1999. Xét về tổng thể vốn đầu tư, Đài Loan đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư cam kết là 277,4 triệu USD ( tăng 62% so với năm 1999 ) nhưng xét về số dự án, Đài Loan là đối tác có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam năm 2000, các nhà đầu tư Đài Loan có 138 dự án tại Việt Nam trong năm 2000 ( tăng 48% so với năm 1999). Nhật Bản có 25 dự án (tăng 78%) với số vốn đăng ký đạt 80,6 triệu USD ( tăng gần 30% ), Hàn Quốc có 36 dự án vốn đăng ký đạt 67,4 triệu USD ( tuy số dự án tăng 16% nhưng vốn đăng ký giảm 62% ); Hồng Kông (19,8 triệu USD). - Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam vẫn tiếp tục suy giảm. Tính chung trong năm 2000, các nước ASEAN có 33 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đạt 45,7 triệu USD (chiếm 9,6% số dự án và 2,3% vốn đăng ký ), trong đó Singapore có 13 dự án, tổng vốn đầu tư 18,7 triệu USD. Thái Lan 8 dự án với tổng vốn đầu tư 16,7% triệu USD, Malaixia 12 dự án với tổng vốn đầu tư 10,3 triệu USD… Các nước ASEAN còn lại không có dự án nào đầu tư vào Việt Nam năm 2000. So với năm 1999, đầu tư nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam năm 2000 với số dự án bằng 87% và vốn đăng ký chỉ bằng 13,7%. 2. Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam Cho đến nay, các nhà đầu tư Châu á vẫn là các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, nhưng xét về lâu dài sự hiện diện của EU sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn do các nước thuộc khối EU có tốc độ phát triển vững chắc với nền công nghiệp tiên tiến, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao. Nhưng trong suốt những năm 80, các nhà đầu tư EU chủ yếu chú trọng thị trường của chính nó, và ngoài ra là tại thị trường Mỹ. Khu vực Mỹ La Tinh, trong đó có vùng biển Caribe là khu vực được ưu tiên đầu tư của Liên minh Châu Âu, với tổng vốn đầu tư tại đây chiếm tới 7% tổng vốn đầu tư của EU ( số thống kê năm 1993 ). Đầu thập kỷ 90, các nhà đầu tư EU lại chú trọng thị trường Đông Âu, Trung Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi nước ta ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (12/1987).Trong 15 nước thành viên của EU, có 4 nước đến nay không có dự án FDI tại Việt Nam là : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và. Phần Lan chỉ có 1 dự án xây dựng căn hộ cho thuê tại Hà Nội đã bị rút giấy phép vào tháng 7/1997 do không triển khai. Do vậy tính đến ngày 31/12/2000 Liên minh Châu Âu chỉ còn 10 nước đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, 10 nước trong EU đầu tư vào Việt Nam là 359 dự án được cấp giấy phép (tính đến ngày 31/12/2000 ) với tổng số vốn là trên 5,39 tỷ, chiếm 13,98% tổng FDI của Việt Nam và 11% tổng số dự án đầu tư trực tiếp. Qui mô trung bình một dự án đầu tư của các nước EU ( không kể các dự án về dầu khí ) tuy còn thấp so với mức trung nhưng đã tăng từ 2,7 triệu USD.Vào thời kỳ 1988-1990 lên 8,2 triệu USD năm 1991, rồi 11,7 triệu năm 1996, năm 1997 tăng đến 15,5 triệu USD, năm 1998 là 19,1 triệu USD và năm 2000 là 15,02 triệu USD. Trong tổng số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì Pháp, Anh, Hà Lan, Thuỵ Điển, CHLB Đức được xếp vào hàng những quốc gia đầu tư cao nhất. Pháp có 109 dự án với 1,834 tỷ USD, Hà Lan có 40 dự án với 1,170 tỷ USD, Anh với 33 dự án với 1,162 tỷ USD, Đức có 31 dự án với 360, 352 triệu USD và Thuỵ Điển có 8 dự án với 354,073 triệu USD. Bảng 3 :Các dự án đã được cấp phép của EU (tính đến ngày 31/12/2000) STT Nước đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn pháp định (100USD) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Pháp Anh Hà Lan Thuỵ Điển Đức Italia áo Đan Mạch Bỉ Luxembourg Phần Lan 161 43 41 13 38 16 9 9 15 6 1 2.189.765 1.720.716 626.549 422.469 190.277 73.022 57.345 48.725 46.416 16.990 81 1.260.235 1.351.028 484.294 376.940 87.686 27.245 52.005 39.523 17.155 8.140 81 Tổng khối EU 359 5.392.355 3.704.332 Tổng số FDI ở Việt Nam 3254 38.559.101 18667.373 Tỷ trọng EU/tổng số 11,03% 13,984% 19,843% Nguồn : Vụ Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư. Tổng vốn đầu tư của các nước EU vào Việt Nam còn hiệu lực đăng ký là 5.113,598 triệu USD, song thực hiện khoảng 2.101,933 triệu USD. Số vốn thực hiện này quá ít so với vốn đăng ký chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ vốn thực hiện và vốn đăng ký của tổng số nước đầu tư vào Việt Nam. So với các nhà đầu tư Châu á, điểm tương đối khác biệt của nhà đầu tư EU là các đối tác EU sẽ chiếm hơn 1/2 số hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí. Tiếp đến là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dự án đầu tư vào công nghiệp nhẹ, chủ yếu là may mặc, rượu bia và nước giải khát. Lĩnh vực nông lâm tuy mới chỉ chiếm 35% FDI của EU vào Việt Nam, nhưng ở đây các nước EU lại là những nhà đầu tư lớn nhất. Ngành bưu chính viễn thông, ngân hàng, kiểm toán cũng là lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư EU với các dự án sinh lời khá hấp dẫn. Bảng 4 :Các dự án của Liên minh Châu Âu còn hiệu lực (tính đến ngày 31/12/2000). TT Nước đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Pháp Hà Lan Anh CHLB Đức Thuỵ Điển Đan Mạch Bỉ Italia Luxembourg áo 109 40 33 31 8 6 12 5 10 5 1.834.897.804 1.179.956.886 1.162.094.683 360.352.909 354.073.005 105.585.804 46.803.265 36.104.000 27.985.324 5.745.000 1.162.732.906 951.962.434 393.792.355 134.232.802 339.023.005 66.553.000 17.454.744 14.755.600 10.052.703 2.905.000 601.883.157 500.662.489 670.909.853 128.705.148 101.351.323 51.663.000 22.555.834 7.403.414 13.923.895 2.875.132 Tổng khối EU 262 5.113.598.716 3.093.464.576 2101933.245 Tổng số FDI ở Việt Nam 2.628 36291027.637 16238419878 17715966614 Tỷ trọng EU/tổng số 9,96% 14,09% 18,99% 11,86% Nguồn : Vụ Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư Các khoản đầu tư lớn đang được nhiều công ty thực hiện, trong đó có hai dự án của Đan Mạch : Heineken ( sản xuất bia Heineken và Tiger ); shell ( đã được thành lập 4 công ty trong lĩnh vực chế biến dầu khí ); Unilever ( nổi tiếng trong lĩnh vực mặt hàng xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng ). Ngoài ra đầu tư của EU còn vào các ngành công nghiệp lương thực thực phẩm. Nhìn chung đầu tư của EU vào Việt Nam tập trung vào các ngành khai thác,chế biến và dịch vụ với các chính sách như đầu tư vào các dự án vừa phải nhằm giảm đến mức tối đa rủi ro đầu tư và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Đầu tư vào khai thác tài nguyên chiến lựơc như sắt, thép, mỏ…nhằm khai thác, lợi dụng những điều kiện ưu đãi mà nước tiếp nhận giành cho. Hình thức đầu tư chủ yếu là liên doanh, đầu tư của EU vào nước ta mặc dù có sự gia tăng nhất định nhưng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của EU. 3. Tình hình đầu tư trực tiếp của các nước EU vào Việt Nam. 3.1. Tình hình đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam. 3.1.1. Tình hình chung về quan hệ đầu tư Pháp, Việt Nam. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Pháp vào ngày 12/4/1973 và cho đến nay quan hệ giữa hai nước luôn được phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoả thuận quan trọng như : Hiệp định về hợp tác kinh tế – văn hoá khoa học kỹ thuật ( 1989); Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992) Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Pháp coi Việt Nam là một quốc gia ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại của Pháp ở Châu á và Pháp đóng vai trò đi đầu trong việc nối lại viện trợ phát triển tăng cường và mở rộng quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ và giải toả các quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài trợ quốc tế, ủng hộ việc Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU. Đầu tư trực tiếp của Pháp bắt đầu thực hiện tại Việt Nam kể từ năm 1988. Sau khi Việt Nam thực hiện đổi mới, mở cửa kinh tế và ban hành luật đầu tư nước ngoài. Sau chuyến thăm chính thức của tổng thống Pháp Franxoise Mitterand năm 1993, đầu tư trực tiếp của Pháp bắt đầu tăng nhanh. Kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài (năm 1988)đến ngày (31/12/2000). Việt Nam đã thu hút được 38,559 triệu USD với 3254 dự án cấp phép từ các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số đó, nước Pháp đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 2.189 triệu USD với 161 dự án được cấp phép, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng vốn đầu tư để xây dựng đất nước của Việt Nam. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á xảy ra năm 1997, khiến dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm sút thì số vốn đầu tư của Pháp tại Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể. Điều này cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò quan trọng của dòng vốn FDI của Pháp đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. 3.1.2. Cơ cấu FDI của Pháp theo hình thức đầu tư. Xét về hình thức đầu tư, FDI của Pháp được thực hiện chủ yếu dưới hình thức công ty liên doanh ( chiếm 54% tổng số dự án ). Trong đó có rất nhiều dự án có số vốn đầu tư lớn như các công ty liên doanh khách sạn cột cờ Thủ Ngữ (vốn đầu tư 76 triệu USD ). Công ty liên doanh thống nhất Metropole Hote (47.8 triệu USD) Hình 1: Các dự án đầu tư phân theo hình thức đầu tư Đây là hình thức hai bên Việt Nam và Pháp cùng góp vốn theo một tỷ lệ nhất định để thành lập một xí nghiệp mới, có hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành riêng. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân Việt Nam và mỗi bên liên doanh được chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo vốn góp thông qua hình thức này, tiềm lực mạnh mẽ về kỹ thuật công nghệ và tài chính của các Công ty Pháp được kết hợp với giá công nhân thấp ở Việt Nam nhằm hạ giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Hình thức có nhiều dự án đầu tư thứ hai của Pháp là hình thức hợp đồng – xây dựng – vận hành – chuyển giao ( BOT ) chiếm 29% tổng số dự án. Trong sốcác dự án đầu tư dưới hình thức BOT này, dự án khôi phục và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh với số vốn 120 triệu USD của hãng Lyonnaise des Eanx là nổi bật nhất. Thông qua hình thức này, phía Pháp đã sử dụng được các mặt mạnh của mình về tài chính, khả năng quản lý và khai thác để thu lợi từ các công trình đầu tư. Còn phía Việt Nam, khi dự án hết thời hạn, sẽ có được cơ sở hạ tầng tốt, kinh nghiệm quản ký và khai thác các công trình. Ngoài hai hình thức đầu tư chủ yếu trên, phía Pháp còn đầu tư vào Việt Nam dưới hai hình thức khai thác là công ty 100% vốn nước ngoài (chiếm 10% số dự án ) và hợp đồng hợp tác kinh doanh ( chiếm 7% số dự án ). ở hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, chủ yếu là các ngân hàng của Pháp đầu tư vào Việt Nam như Banque Indosuer, Credit Lyonais, BNP… ở hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, phía Pháp có số dự án với số vốn đầu tư lớn hơn như dự án xây dựng 540000 đường dây điện thoại ở TP Hồ Chí Minh với số vốn 467 triệu USD. Đây là dự án đầu tư lớn nhất của Pháp ở Việt Nam cho tới thời điểm này. 3.1.3.Cơ cấu FDI theo địa phương : Bảng 5: Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của Pháp theo địa phương (Có giấy phép tính đến 31/12/2000 ). Đơn vị 1000USD STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 TP Hồ Chí Minh Hà Nội Bà Rịa-Vũng Tàu Tây Ninh Đồng Nai Hải Phòng Tiền Giang Đà Nẵng Gia Lai Long An Bình Dương Cần Thơ Thừa Thiên Huế An Giang Khánh Hoà Hà Tây Quảng Nam Lào Cai Bình Thuận Hoà Bình Lâm Đồng Bến Tre Hưng Yên Phú Yên Hải Dương Đồng Tháp Quảng Ninh Tổng số Dầu khí ngoài khơi 61 29 7 2 12 4 1 3 1 3 7 4 3 1 4 2 2 2 3 1 1 1 1 1 1 1 1 159 2 1.117.761 304.457 209.855 100.800 84.573 82.823 43.000 27.694 25.550 17.500 12.439 12.359 9.250 7.000 6.296 5.318 5.208 5.200 5.127 4.309 4.182 4.000 1.735 1.500 1.200 500 131 2.099.765 90.000 763.434 148.214 66.224 30.300 35.486 31.414 13.000 11.304 16.800 9.400 6.982 7.129 2.950 3.400 4.996 2.077 5.172 1.600 1.605 1.293 3.636 1.200 839 1.000 500 150 131 1.170.235 90.000 Mặc dù Chính phủ Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những địa bàn hiện có nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa với các chính sách ưu đãi về thuế, tiền lương… nhưng hầu hết các dự án FDI nói chung và các dự án FDI của Pháp nói riêng vẫn trung ở một số tỉnh và thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang… Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận FDI của Pháp nhiều nhất ( khoảng 37,88% ). Vì đây là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam với các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề cao…Hiện nay, ngoài dự án ký với France Télécom, ở TP Hồ Chí Minh còn có một số dự án lớn khác đang hoạt động như dự án khôi phục và mở rộng hệ thống cấp nước với số vốn 120 triệu USD của Lyonnaise des Eanx,dự án xây dựng khách sạn Hilton ( 82 triệu USD ) và Thống Nhất – Metropole Sofitel ( 47,8 triệu USD ) của Cibex International. Là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước, với cơ sở hạ tầng tốt, chi phí nhân công cao… nên Hà Nội là thành phố nhận FDI lớn thứ hai ( khoảng 18,01% ), trong đó có các dự án lớn là dự án tham gia xây dựng khách sạn Opera – Hilton của CBC với số vốn 56 triệu USD. Hầu hết các dự án của Pháp đều tập trung ở hai thành phố lớn. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Pháp luôn đánh giá cao về cơ hội đầu tư và khả năng sinh lời ở hai thành phố trên. Ngoài TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, các dự án lớn của Pháp còn được thực hiện ở một số các tỉnh, thành phố các nơi có những điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, giao thông, lao động… Đó là các dự án Công ty TNHH mía đường Bourbon – Tây Ninh (95 triệu USD ), Công ty dịch vụ xuất nhập khẩu nông lâm sản và phân bón Bà Rịa ( 65 triệu USD)… Nhờ tận dụng được những ưu thế sẵn có tại địa phương, cùng với một số ưu đãi mà nhà nước Việt Nam dành cho, các dự án đầu tư của Pháp tại các địa phương này đang thu được những kết quả khả quan. 3.1.4. Tình hình phân bố đầu tư trực tiếp theo ngành Là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực tin học viễn thông trong công cuộc công nghệ hoá và hiện đại hoá đất nước. Đây là lĩnh vực mà qua đó Việt Nam có điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ mới, nghiệp vụ, quản lý, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế quốc dân nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đồng thời đây là lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh và Pháp có thế mạnh với những hàng viễn thông hàng đầu thế giới như France hiện nay được các công ty Pháp đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất xét theo số dự án (chiếm 8,07% ) với sốvốn đầu tư ( chiếm 27,11% ). Bảng 6 : Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của Pháp theo ngành (Cấp GP ngày 01/01/1998 đến ngày 31/12/2000 ) Đơn vị : 1000USD STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư vốn pháp định Việt Nam VPĐ Nước ngoài VPĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 GTVT-Bưu điện Khách sạn-Du lịch Công nghiệp nặng CN thực phẩm Nông-lâm nghiệp Xây dựng CN dầu khí Dịch vụ khác CN nhẹ Tài chính- NHàng Văn hoá-ytế-giáodục VP cho thuê Thuỷ sản 13 22 26 12 18 9 5 13 29 5 7 1 1 593.776 367.944 263.513 234.198 142.995 132.077 110.696 102.419 98.593 60.300 44.182 30.000 9000 584.136 116.068 97.613 79.757 16.801 42.399 104.996 77.684 46.628 60.250 19.503 11.700 2.700 107.610 38.451 28.380 27.520 2.940 2.158 5.340 23.211 13.836 0 3.558 4.095 1.080 476.526 77.617 68.960 52.237 12.462 40.241 99.656 54.472 32.782 60.000 15.195 7.605 1.620 Tổng số 161 2189765 1260235 258180 999374 Nguồn : Vụ Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư - Dầu khí : Là một nước có bờ biển dài hơn 3000 km với tiềm năng dầu khí lớn đang bắt đầu được khai thác nên lĩnh vực dầu khí của Việt Nam cũng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Nước Pháp với công ty hàng đầu thế giới Total đã có mặt khá sớm ở Việt Nam, hiện nay Total có 6 liên doanh sản xuất và phân phối khí hoá lỏng, sản xuất nhựa đường và dầu Diezen và dầu thô. Tổng vốn đầu tư của Total ở Việt Nam lên tới 297,2 triệu USD. Số dự án của Pháp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí chiếm ( 3,1% ) tổng số dự án với tiềm năng dầu khí lớn của Việt Nam số dự án đầu tư nước ngoài nói chung và của Pháp nói riêng trong lĩnh vực này chắc chắn tăng lên. - Về du lịch – dịch vụ – khách sạn : Tính đến ngày 31/12/2000 số dự án của Pháp vào ngành này chiếm 13,66% với số vốn chiếm 16,8% tổng số vốn. Trong thời gian này Pháp đầu tư mạnh vào lĩnh vực khách sạn vì lưu lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông. Hai nhà đầu tư lớn của Pháp trong lĩnh vực này là công ty CBC với dự án xây dựng khách sạn Opera-Hilton ở Hà Nội ( 56 triệu USD ). Nhưng từ năm 1995, khi số lượng khách sạn đã tăng nhanh hơn mức tăng về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam, công suất sử dụng phòng đã giảm xuống thì đầu tư của Pháp vào lĩnh vực này cũng giảm sút. Có thể nói đây không còn là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư ở Việt Nam. Dự đóan trong thời gian tới đầu tư của Pháp trong lĩnh vực dịch vụ sẽ hướng vào việc xây dựng các công trình hạ tầng như các khu chung cư cao cấp cho thuê và trung tâm thương mại. - Công nghiệp : Đây cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Pháp chú ý đến. Hiện nay, đầu tư của Pháp vào sản xuất công nghiệp chiếm số lượng dự án nhiều nhất trong tất cả các ngành mà Pháp đầu tư bao gồm 55 dự án trong đó công nghiệp nặng chiếm 26 dự án với số vốn đầu tư 263 triệu USD và công nghiệp nhẹ 29 dự án với số vốn 98 triệu USD. Các dự án này đã thu hút được một lượng lớn lao động tại các địa bàn hoạt động của chúng, tận dụng được giá nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực công nghiệp nhẹ ở Việt Nam. Còn các dự án đầu tư vào công nghiệp nặng và công nghệ cao chỉ có hai dự án là xí nghiệp liên doanh sản xuất điện tử – tin học GEN – PACIPIC và xí nghiệp liên doanh bảo hành sửa chữa dịch vụ điện tử Sài Gòn Saphiles. - Thực tế, công nghiệp chính là lĩnh vực các công ty Pháp có tiềm lực mạnh mẽ nhất, với công tác nghiên cứu khoa học đứng đầu thế giới và có những công nghệ tiên tiến. Trong tương lai chúng ta phải đề ra những chính sách ưu đãi thích hợp, qua đó tiếp thu được những công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp nói chung. - Nông lâm nghiệp : Lĩnh vực này được coi là “ sở trường” của các nhà đầu tư Pháp, chiếm 6,94 % tổng vốn FDI với 19 dự án. Đi đầu trong số các công ty của Pháp đầu tư vào nông nghiệp là tập đoàn Bourbon với các dự án quan trọng như công ty TNHH mía đường Bourbon – Tây Ninh ( 95 triệu USD ); dự án mở rộng nhà máy đường Gia Lai ( 25 triệu USD )… Với các dự án lớn này đã đưa Pháp lên vị trí thứ hai trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp tạiViệt Nam Tuy nhiên, Pháp còn chưa có dự án lớn đầu tư khai thác đánh bắt thuỷ sản, trồng và khai thác rừng, là những lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Nói chung đây là lĩnh vực đầu tư thu hồi vốn chậm và chứa đựng nhiều rủi ro, vì đặc thù ngành này là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên - Tài chính, ngân hàng : Là lĩnh vực chiếm 2,75% tổng vốn FDI của Pháp ở Việt Nam, Bao gồm 6 dự án : Banque Indosuez, Gredid Lyonnais, Banque Nayionale de Parisl BNP ), Banque Francaide. Đây là những ngân hàng tầm cỡ trong ngân hàng tài chính thế giới. Các ngân hàng này vào Việt Nam tương đối sớm ( 1991 – 1992 ) và hoạt động có hiệu quả. Phạm vi hoạt động mở rộng từ tài trợ xuất – nhập khẩu, cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các dự án lớn, chuyển tiền, tư vốn đầu tư. Trong đó khách hàng của các ngân hàng này có cả doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng trong lĩnh vực tài chính chưa có sự hiện diện của các công ty tài chính và các quỹ đầu tư Pháp. Điều này cũng dễ hiểu vì thị trường vốn của Việt Nam vẫn còn ở dạng sơ khai, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, mua bán cố phiếu chứng khoán mới chỉ diễn ra trong quy mô hạn hẹp. 3.2. Tình hình đầu tư của Anh Các nhà đầu tư của Anh có mặt tại Việt Nam ngay từ năm đầu Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( 1998 ) dưới hình thức các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí ( PSC ) và đã giải ngân 634 triệu USD, tạo công việc cho 3356 lao động và trong một thời gian ngắn sau đó, Anh đã trở thành nước đầu tư lớn thứ tám trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ hai trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Có thể nói so với các nước Châu Âu nói chung và Liên minh nói riêng, Anh là một trong những nước có nhiều đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt chỉ tập trung những nghành trọng điểm như : Dầu khí, xây dựng, viễn thông, công nghiệp chế biến …Đó là một ưu điểm lớn vì trong khi đầu tư từ những nước khai thác thường tập trung khai thác những ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ, du lịch, khách sạn… thì đầu tư của Anh đang giúp ta xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn trong nước theo chiều hướng lâu dài. Giữa Anh và Việt Nam không có mối quan hệ với bề dầy lịch sử như quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Cho nên trước đây các nhà đầu tư Anh hiểu biết rất ít về Việt Nam, hơn nữa các nhà đầu tư Anh nổi tiếng về sự thận trọng, tính toán kỹ càng trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ đâu. Đó cũng chính là lý do lý giải tại sao trong những năm đầu Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, trong khi đó các nước khác ồ ạt thiết lập quan hệ thương mại - đầu tư với Việt Nam thì Anh gần như chỉ là quan sát viên. Cho đến năm 1993, Thủ tướng Việt Nam đi thăm chính thức nước Anh và Ngoại trưởng Anh – Doglas Hund sang thăm Việt Nam năm 1994 thì quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển mạnh. Năm 1993, chính phủ Anh tháo gỡ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với Việt Nam sau 12 năm gián đoạn, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Anh được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan ( GSP ) như các nước phát triển khác. Tính đến ngày 31/12/2000, Anh đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư là 1720 triệu USD với 43 dự án được cấp giấy phép. Số vốn trung bình khoảng 40 triệu USD một dự án, được coi là quy mô lớn so với dự án của các nước khác. Sở dĩ đạt được khối lượng đầu tư trên chỉ trong vòng một thời gian ngắn, là do nhà đầu tư Anh đánh giá cao triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư của Anh vào Việt Nam có những nét rất đặc thù, không giống bất cứ một quốc gia nào. Thứ nhất là con số thống kê về tổng đầu tư của nước Anh vào Việt Nam không thể là con số chính xác, đó chỉ là nguồn đầu tư trực tiếp. Trên thực tế, Anh đã đầu tư một lượng lớn hơn nhiều thông qua các tập đoàn đa quốc gia hay một nước thứ ba vốn là thuộc địa cũ của Anh như Singapore, Philipine, và theo thông tin của phòng thương vụ , Đại sứ quán Anh, những nguồn vốn đầu tư gián tiếp này chiếm 50% tổng vốn đầu tư thực sự từ Anh. Người Anh thích và tin tưởng ở phương thức đầu tư này hơn. Bởi vì với bản tính thận trọng, họ cho rằng các nước thuộc địa cũ của họ vốn ở Châu á mà bao giờ những người Châu á cũng hiểu rõ tập tục và cách làm ăn của nhau hơn. Chính vì vậy, những hãng sản xuất của Anh như Dunhill, Jony, Walker…đã giao phó trách nhiệm đại lý cho các công ty của Singapore, hay ngân hàng Hong Kong and Shanghai Banking Corporation Limited cũng là một ngân hàng lớn có vốn đầu tư của Anh đang hoạt động tại Việt Nam. Nhưng theo chủ trương của chính sách mở cửu của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng như sự nỗ lực của các nhà đầu tư Anh, xu hướng đầu tư gián tiếp trên ngày càng giảm. Đặc biệt các doanh nghiệp Anh cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác được tạo mọi điều kiện để phát triển đầu tư, nhất là về các thủ tục, chính sách, thuế…Các nhà đầu tư Anh có đầy đủ cơ sở để tự tin hơn khi bước vào thị trường Việt Nam. Bảng 7 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của Anh theo ngành (Cấp GP từ ngày 01/01/1988 đến ngày 31/12/2000) Đơn vị1000USD STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CN dầu khí GTVT-Bưu điện CN nặng Khách sạn-du lịch VP cho thuê CN thực phẩm Tài chính-Ngân hàng CN nhẹ Xây dựng Nông-lâm nghiệp Dịch vụ khác VH-Ytế-Giáo dục 7 5 10 2 1 3 2 7 2 1 3 1 833.250 316.261 310.255 133.000 41.000 21.669 20.000 18.360 3.900 2.200 1520 300 825.250 316.261 113.268 42.629 14.289 9.469 20.000 7.743 1.200 660 460 100 Tổng số 44 1.721.716 1351.328 Nguồn : Vụ Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam thì tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí. Dầu khí Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của đầu tư nước Anh. Trong số các công ty dầu khí của Anh hiện có ở Việt Nam đều có mặt các tập đoàn lớn nhất, nổi tiếng nhất như : BP, Enterpriese OIL; CASTROL; BRITISH GAS; BBL… Hình thức đầu tư đó là hợp doanh (4 PSC dầu khí, tổng vốn đầu tư 192,4 triệu USD ) và một dự án khai thác mạng viễn thông nội hạt với Cable và Wireless với tổng vốn đầu tư là 289 triệu USD. Hình thức 100% vốn nước ngoài có 11 dự án, bằng số dự án liên doanh nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều ( 52,57 triệu USD so với 242,23 triệu USD ). Trong bốn dự án BOT thì Anh có một dự án sản xuất Methanol với tổng số vốn đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100183.doc
Tài liệu liên quan