Luận văn Vấn đề đói nghèo ở tỉnh Bến tre hiện trạng và giải pháp

LỜI CẢM ƠN.3

MỤC LỤC.4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.7

MỞ ĐẦU .8

1. Lý do chọn đề tài .8

2. Mục đích nghiên cứu.9

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .10

4. Phạm vi nghiên cứu.10

5. Lịch sử nghiên cứu .10

6. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu.11

7. Cấu trúc luận văn.14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI

NGHÈO.15

1.1. Những vấn đề lý luận về đói nghèo.15

1.1.1. Khái niệm về đói nghèo.15

1.1.2. Phân loại đói nghèo .16

1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo .17

1.1.4. Nguyên nhân đói nghèo.20

1.1.5. Ảnh hưởng của đói nghèo đối với sự phát triển KT- XH .20

1.2. Tổng quan về tình hình đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam .22

1.2.1. Thế giới.22

1.2.2. Việt Nam.25

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở TỈNH BEN TRE .31

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre .31

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.31

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .35

2.2. Hiện trạng đói nghèo ở tỉnh Bến Tre.39

2.2.1. Tiêu chí xác định hộ đói nghèo.39

pdf126 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề đói nghèo ở tỉnh Bến tre hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản số định 5642 8562 11202 12985 30572 12793 Giá trị đồ dùng lâu bền 3370 5576 6757 8841 16023 4114 Giá trị nhà ở 16667 20959 26138 34318 64748 32566 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre-Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2002 Tri giá tài sản cố định bình quân chung toàn tỉnh là 12,793 triệu đồng/hộ trong đó thấp nhất ở nhóm 1 với 5,642 triệu đồng/hộ tăng lên 8,562 triệu đồng/hộ đối với nhóm 2, và 11,202 triệu đồng/hộ đối với nhóm 3; 12,985 triệu đồng/hộ đối với nhóm 4 và cao nhất là 30,572 triệu đồng/hộ đối với nhóm 5. Như vậy, hệ số chênh lệch tri giá tài sản cố định theo nhóm hộ được thể hiện như sau: nhóm 1 có hệ số là 1, nhóm 2 có giá trị tài sản cố định cao gấp 1,52 lần nhóm 1, nhóm 3 có trị giá tài sản cố định cao gấp 1,99 lần nhóm 1, nhóm 4 có giá trị tài sản cố định cao gấp 2,30 lần nhóm 1, nhóm 5 có giá trị tài sản cố định cao gấp 5,42 lần nhóm 1. Về giá trị đồ dùng lâu bền bình quân chung toàn tỉnh là 8,114 triệu đồng/hộ trong đó thấp nhất ở nhóm 1 với 3,370 triệu đồng/hộ, tăng lên 5,576 triệu đồng/hộ đối với nhóm 2; 6,757 triệu đồng/hộ đối với nhóm 3; 8,841 triệu đồng/hộ đối với nhóm 4 và cao nhất là 16,023 triệu đồng/hộ đối với nhóm 5. Như vậy, hệ số chênh lệch trị giá đồ dùng lâu bền theo nhóm hộ như sau: nhóm 2 có trị giá đồ dùng lâu bền gấp 1,65 lần nhóm 1, nhóm 3 có trị giá đồ dùng lâu bền gấp 2,01 lần nhóm 1, nhóm 4 có trị giá đồ dùng lâu bền gấp 2,62 lần nhóm 1, nhóm 5 có trị giá đồ dùng lâu bền gấp 4,75 lần nhóm 1. Tương tự, trị giá nhà ở bình quân chung toàn tỉnh là 32,566 triệu đồng/hộ và tăng dần nhóm 1 đến nhóm 5. Trị giá nhà ở thấp nhất ở nhóm 1 với 16,667 triệu đồng/hộ, nhóm 2 là 20,959 triệu đồng/hộ, nhóm 3 là 26,138 triệu đồng/hộ, nhóm 4 là 34,318 triệu đồng/hộ và nhóm 5 cao nhất là 64,748 triệu đồng/hộ. Hệ 59 số chênh lệch về trị giá nhà ở theo nhóm hộ như sau: nhóm 2 có trị giá nhà ở cao gấp 1,26 lần nhóm 1, nhóm 3 có trị giá nhà ở cao gấp 1,57 lần nhóm 1, nhóm 4 có trị giá nhà ở cao gấp 2,06 lần nhóm 1, nhóm 5 có trị giá nhà ở cao gấp 3,88 lần nhóm 1. Tóm lại, theo số liệu ở bảng 2.16, mặc dù không thể hiện được một cách chi tiết những giá trị vật dụng, đồ dùng, tài sản trong gia đình của từng nhóm hộ nhưng cũng đã chỉ ra một cách tổng quát các giá trị về nhà ở, tài sản cố định, đồ dùng lâu bền, phản ánh phần nào mức sống dân cư. Nhóm giàu - nhóm 5 có thu nhập cao thì sẽ có giá trị nhà ở, tài sản, đồ dùng lâu bền lớn. Ngược lại, nhóm nghèo -nhóm 1 có thu nhập thấp cũng là nhóm có giá trị nhà ở, tài sản và giá trị đồ dùng khác trong nhà nghèo nàn. 2.2.3.7. Chi tiêu Chi tiêu trong gia đình là một trong những tiêu chí nhận diện đói nghèo của hộ. Bảng 2.17: Chi tiêu cho đời sống theo nhóm thu nhập Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chung 1.Chi tiêu cho đời sống bình quân hộ/tháng 708,916 877,412 999,667 1109 1346 1008 2.Chi tiêu cho đời sống bình quân hộ/tháng 8507 10529 11984 13307 16162 12098 3.Chi tiêu cho đời sống bình quân nhân khẩu/tháng 156 204 239 305 384 250 4.Chi tiêu cho đời sống bình quân nhân khẩu/năm 1872 2448 2868 3660 4608 3000 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre-Kết quả điều tra mức sống dân cư 2002 60 Kết quả điều tra cho thấy nhóm nghèo - nhóm 1 có mức chi tiêu hay tiêu dùng cho đời sống bình quân hộ là 8,507 triệu đồng/hộ/năm, 708.916 đồng/hộ /tháng. Chi tiêu bình quân theo nhân khẩu là 1,872 triệu đồng/người/năm và 156.000 đồng/người/tháng bằng 62,4% mức chi tiêu bình quân chung toàn tỉnh. Trong khi đó, nhóm cận nghèo - nhóm 2 có mức chi tiêu hay tiêu dùng cho đời sống bình quân hộ là 10,529 triệu đồng/hộ/năm, 877.412 đồng/hộ/tháng. Chi tiêu bình quân theo nhân khẩu là 2,448 triệu đồng/người/năm và 204.000 đồng/người/tháng bằng 81,6% mức chi tiêu bình quân chung của toàn tỉnh. Nhóm trung bình - nhóm 3 có mức chi tiêu hay tiêu dùng cho đời sống bình quân hộ là 11,984 triệu đồng/hộ/năm, 999.667 đồng/hộ/tháng. Chi tiêu bình quân theo nhân khẩu là 2,868 triệu đồng/người/năm và 239.000 đồng/người/tháng, bằng 95,6% mức chi tiêu bình quân chung của toàn tỉnh. Nhóm khá - nhóm 4 có mức chi tiêu hay tiêu dùng cho đời sống bình quân hộ là 13,307 triệu đồng/hộ/năm, 1,109 triệu đồng/hộ/tháng. Chi tiêu bình quân theo nhân khẩu là 3,660 triệu đồng/người/năm và 305.000 đồng/người/tháng, gấp 1,22 lần mức chi tiêu bình quân của toàn tình. Nhóm giàu - nhóm 5 có mức chi tiêu hay tiêu dùng cho đời sống bình quân hộ là 16,162 triệu đồng/hộ/năm, 1,346 triệu đồng/hộ/tháng. Chi tiêu bình quân theo nhân khẩu là 4,608 triệu đồng/người/năm và 384.000 đồng/người/tháng, gấp 1,5 lần mức chi tiêu bình quân của toàn tỉnh. Nếu lấy mức chi tiêu cho đời sống bình quân nhân khẩu của nhóm 1 là 1 thì nhóm 2 có mức chi tiêu bình quân cao gấp 1,31 lần, nhóm 3 có mức chi tiêu bình quân cao gấp 1,50 lần, nhóm 4 có mức chi tiêu bình quân cao gấp 1,95 lần, nhóm 5 có mức chi tiêu cao gấp 2,46 lần. Xét chi tiêu cho đời sống bình quân một hộ theo 5 nhóm thu nhập thì riêng nhóm nghèo có mức thu nhập không đủ chi. Vì vậy, nhóm nghèo thường xuyên mắc nợ. 61 Hơn nữa, sự mỏng manh về tiềm lực kinh tế của nhóm nghèo trước những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống có thể hiểu được thông qua phân tích cụ thể về cơ cấu chi tiêu. Trong tổng số chi tiêu cho đời sống, nhóm nghèo đã dùng 75,49% thu nhập để chi cho ăn uống, chi cho may mặc là 4,18%, y tế 5,22%, giáo dục 3,15%, các khoản chi tiêu cho văn hóa thể thao chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ có 0,35%, còn lại 11,61% dùng cho chi tiêu khác. Nhìn chung, cơ cấu chi tiêu đã phản ánh rõ cuộc sống của người nghèo, phần lớn thu nhập của họ chỉ được dành cho việc ăn uống, sau đó mặc và chữa bệnh, các lĩnh vực học tập, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí còn hạn chế rất nhiều. 2.2.3.8. Đặc điểm về bữa ăn Biểu hiện khác của tình trạng nghèo đói là số các bữa ăn trong ngày theo truyền thống Việt Nam, ba bữa ăn là tối thiểu nhất của cuộc sống. Kết quả điều tra mức sống dân cư của Cục Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2002 cho thấy, có tới 75,60% số hộ nghèo không đủ 3 bữa ăn hàng ngày. Đây cũng là một trong những đặc điểm của người nghèo đói, khi mọi thứ còn thiếu thốn thì họ tiết kiệm bằng cách cắt các bữa ăn trong ngày. Nhìn chung, bữa ăn của gia đình nghèo rất đạm bạc, không đủ dinh dưỡng. Tính bình quân mỗi người mỗi ngày mới đảm bảo được 1944 calo, trong đó lương thực chiếm 82%, thực phẩm khác (chủ yếu là rau, đậu) chiếm 18%. Thiếu ăn đã ảnh hương lớn đến sức khoe của người nghèo. 2.3. Nguyên nhân đói nghèo 2.3.1 Nguyên nhân khách quan 2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên Trước hết, vị trí địa lý của Bến Tre vừa tạo ra những thuận lợi đồng thời cũng luôn đặt ra những trở ngại khách quan đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Là một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trong thực tế Bến Tre là 3 cù lao lớn nằm cách xa với các trung tâm kinh tế lớn lại bị bao bọc bởi sông lớn và biển nên gặp nhiều khó khăn về mặt giao thông liên lạc trên bộ. Từ các tỉnh 62 bạn, muốn vào địa phận Bến Tre bất cứ bằng ngã đường bộ nào đều bắt buộc phải qua phá hoặc đò. Điều này không chỉ làm tăng về thời gian đi lại mà còn kéo theo bao nhiêu thức hao phí, tốn kém về vật chất khác. Vì vậy, Bến Tre ít có cơ hội được hưởng khả năng lan tỏa từ các trung tâm phát triển: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... cũng như thu hút đầu tư, chất xám từ bên ngoài. Mặt khác, ngay trong nội bộ tỉnh, mỗi cù lao lớn: cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh đều bị chia cắt thành nhiều cù lao nhỏ bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt gây trở ngại trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghiệp và đô thị, đồng thời làm hạn chế khả năng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Những điều kiện không thuận lợi về vị trí địa lý đến sự cách trở về giao thông liên lạc, là thách thức đối với sự phát triển KT-XH của Bến Tre. Đây chính là nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển KT-XH nói chung và kinh tế hàng hóa nói riêng. Bên cạnh đó, về tài nguyên thiên nhiên, Bến Tre không có gì hơn ngoài đất và nước. Do tác động của thủy triều nên hơn 3/4 diện tích đất bị nhiễm mặn từ 2 -3 tháng đến suốt năm và phần lớn nguồn nước mặt và nước ngầm cũng bị nhiễm mặn. Đây được xem là khó khăn lớn đối với sản xuất nông nghiệp, chất lượng các nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của Bến Tre. 2.3.1.2. Bến Tre là tỉnh đất hẹp người đông Bến Tre là tỉnh có diện tích nhỏ đứng vào hàng thứ 11 trong 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số cao vào hàng thứ 2 với 573 người/km2 và gấp 1,4 lần mật độ bình quân của cả vùng. Vì vậy, mức bình quân diện tích đất theo đầu người thấp hơn mức bình quân chung của toàn vùng và chỉ đạt 0,1 ha. Mặt khác, áp lực gia tăng dân số đang "đè nặng" lên nông thôn và nông nghiệp, bởi đây là nơi đông dân, cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển, quỹ đất ngày càng bị thu hẹp dẫn đến dư thừa sức lao động, làm tăng đội quân thất 63 nghiệp và thiếu việc làm, đưa đến số hộ đói nghèo ở mức cao ở Đồng bằng sông Cửu Long với 34.299 hộ chiếm 8,57% tổng số hộ nghèo của vùng này. 2.3.1.3. Trình độ phát triển kinh tế thấp Nhìn tổng thể nền kinh tế Bến Tre đang trên đà phát triển nhưng với tốc độ chập chạp. Hơn lo năm qua (1990 - 2002), tốc độ tăng trưởng bình quân 6 - 7% / năm. Tỷ lệ tích lũy thấp, thu ngân sách địa bàn chỉ chiếm 5 - 6% so với GDP (cả nước 25%). Do xuất phát ban đầu thấp, ừình độ sản xuất lạc hậu nên quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ bé chưa phát huy được lợi thế so sánh trong vùng. Về giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2460 tỷ đồng, đứng thứ 10/12 tỉnh ĐBSCL (năm 2001). Sản xuất nông nghiệp chủ yếu chỉ mới phát triển trên chiều rộng, chưa thực sự đi vào chiều sâu nên năng suất các loại cây trồng vật nuôi chưa cao, cơ cấu nuôi trồng chưa ổn định và chưa phát huy triệt để tiềm năng môi trường tự nhiên và tập quán nông dân, chưa chú trọng vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững. Về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 cũng chỉ đạt 1030,8 tỷ đồng đứng thứ 9/12 tỉnh ĐBSCL. Số cơ sở sản xuất công nghiệp là 8.646 cơ sở, chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư thấp (51,7 triệu đồng/cơ sở) nên khả năng thu hút lao động công nghiệp không nhiều khoảng 35.418 người. Nhìn chung, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa tạo được thị trường tiêu thụ ổn định dài hạn cho sản phẩm. Các sản phẩm mới, công nghệ cao hầu như chưa có. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực : thủy sản, trái cây, dầu dừa, thạch dừa... vẫn ở dạng sơ chế hay thô, giá trị và hiệu quả thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế. Mặt khác, Bến Tre còn là tỉnh thu hút được rất ít vốn đầu tư của nước ngoài so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL như : Tiền Giang, An Giang, Kiến Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Đến nay, Bến Tre chỉ có 3 dự án đầu tư nước ngoài trong đó có 1 dự án đầu tư vào nông nghiệp với số vốn: 480.000 USD, 1 64 dự án đầu tư vào dịch vụ nông sản : 5,5 triệu USD và 1 dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến dừa của DC Industries Co. LTD (Malaysia) là 2,5 triệu USD. Như vậy, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển KT - XH Bến Tre là rất hạn chế do sức hút quá lớn ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực tăng trưởng của Tây Nam Bộ là Cần Thơ. Đây là một khó khăn lớn cho Bến Tre, một tỉnh có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thấp. 2.3.1.4. Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của Bến Tre Bến Tre là một tỉnh ở hạ lưu sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển và công nghiệp chế biến. Nhưng do hậu quả của chiến tranh, xuất phát điểm thấp, vị trí địa lý cách trở nên hiện tại Bến Tre vẫn là tỉnh có nền kinh tế thuần nông. Trong cơ cấu GDP của tỉnh, nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao từ 65,13%-69,78%. Bảng 2.18: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre Đơn vị tính: % 1991 1995 1998 2000 2002 Nông nghiệp 69,78 66,44 68,95 67,69 65,13 Công nghiệp 8,94 12,48 10,90 12,73 13,71 Dịch vụ 21,28 21,08 20,15 19,58 21,16 Nguồn: Số liệu thống kê Bến Tre năm 1991-2002 Mặt khác, nền nông nghiệp của tỉnh lại mang tính chất tự cung tự cấp, sản lượng chỉ tạm đủ cho nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh. Tổng sản lượng lúa hàng năm dao động từ 322.699-356.446 tấn/năm, bình quân lương thực đầu người: 231- 272 kg/ người/năm thấp nhất ĐBSCL và chỉ bằng 87% bình quân lương thực cả nước. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp dù đã có những bước chuyển dịch đúng hướng: chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả, cây công nghiệp tăng...nhưng một nền kinh tế nông nghiệp sẽ không thể đảm bảo 65 cho nền kinh tế một tỷ lệ tích lũy lớn, phát triển với tốc độ cao, nhanh chóng thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Do đó, trong bối cảnh này, chương trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh gặp những hạn chế và có thể nói đến nay vẫn chưa đạt được độ bền vững. 2.3.1.5. Cơ sở hạ tầng yếu kém • Hệ thống giao thông Bến Tre là một tỉnh "cù lao" lại bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên kết cấu hạ tầng phát triển chậm. Về đường bộ: tổng chiều dài các tuyến đường là 813km, trong đó chỉ có 91km trải nhựa (chiếm 11,2%), 197km là đường rải sỏi đỏ (chiếm 23,22%) và số còn lại 525km là đường đất (chiếm 65,58%) chỉ thông xe tốt vào mùa khô, mật độ đường thấp 0,36 km/km2. Trên các tuyến đường bộ có 137 cầu với tổng chiều dài 5374m, trong đó cầu bê tông chiếm 42%, cầu sắt chiếm 47%, còn lại là các cầu tạm 11%. Theo thống kê năm 2001, tỉnh có 15/160 xã (chiếm 9,4% tổng số xã) chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Về đường thủy: vốn là thế mạnh của tỉnh trong việc đảm nhận vận chuyển hàng hóa và hành khách đối nội và đối ngoại nhưng lại rất thiếu bến bãi để neo đậu và bốc xếp hàng hóa nên hiệu quả khai thác chưa cao. Nhìn chung, chất lượng đường giao thông nói chung và đường bộ nói riêng ở Bến Tre xếp vào loại kém nhất so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên đi lại gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, chưa kể phải qua phá hoặc đò do cách trở sông nước. Do vậy, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm giảm tốc độ phát triển kinh tế, làm tăng sự đói nghèo. • Hệ thống điện Ở Bến Tre, đầu tư đưa điện về nông thôn được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Theo số liệu thống kê, 66 tính tới thời điểm 31 tháng 12 năm 2002 toàn tỉnh có 160/160 xã đã có lưới điện quốc gia, nâng số hộ dân sử dụng điện lên 60%. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện điện khí hóa nông thôn của tỉnh đã nổi lên những vấn đề: - Điện khí hóa phát triển không đều, các xã vùng sâu, vùng xa tỷ lệ điện khí hóa còn thấp hơn các xã gần trung tâm thị trấn, thị tứ. - Một vấn đề khác là điện đã về ở nhiều nơi song việc đóng góp xây dựng trạm hạ thế, cột và đường dây tải điện còn quá lớn so với thu nhập của người dân, nên tình hình sử dụng điện nói chung còn thấp, đặc biệt là người dân nông thôn trong đó có cả người nghèo vẫn chịu cảnh đèn dầu. Như vậy, sự thấp kém về điện khí hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt hậu kinh tế và xã hội. • Hệ thống nước Đến nay, toàn tỉnh chỉ có vài nơi có hệ thống cấp nước sạch đô thị là Thị xã, thị trấn Mỏ Cày, thị trấn Chợ Lách, thị tứ Tân Thạch (Châu Thành), Vĩnh Thành (Chợ Lách), Tân Phong (Thạnh Phú)... nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sinh hoạt của địa bàn này. Đại bộ phận người dân vùng nông thôn đều sử dụng nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý để ăn uống, sinh hoạt, trong đó sử dụng chủ yếu là nước ao hồ 60%, nước giếng 5%, nước mưa 20% và nước kênh rạch 5%. Thời gian qua chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợ đã có tác dụng góp phần giải quyết nước nông thôn, nâng tổng số hộ nông thôn dùng nước sạch đến cuối năm 2002 là 48,3%. So với các tỉnh khác ở ĐBSCL, Bến Tre có tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch thấp nhất (Vĩnh Long 60%, Kiên Giang 59%). Do đó, nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của dân cư dân nông thôn hiện đang là một vấn đề bức xúc, nhưng việc đầu tư khoan giếng chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho họ, nhất là cư dân nghèo sống ở những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. • Cơ sở vật chất trong y tế - giáo dục ở nông thôn 67 Trong những năm gần đây tỉnh Bến Tre đã có những đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng trong đó có xây dựng trạm y tế tại cộng đồng phường xã. Năm 2002, toàn tỉnh đã có 160 xã phường có trạm y tế. Tuy nhiên chất lượng của nhiều trạm y tế được xây dựng trong thời gian trước đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Phương tiện giường bệnh phục vụ vẫn còn thấp chỉ có 13,99 giường cho 10.000 người dân. Tương ứng số y bác sĩ cũng khá thấp trung bình chỉ có 3,71 y bác sĩ cho 10.000 người dân. Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã được nâng cấp trong những năm qua, song vẫn còn rất nghèo và thiếu thốn. Năm 2002, toàn tỉnh có 1.320 điểm trường với 5.968 phòng học, song số phòng học chưa đạt tiêu chuẩn có đến 2.160 phòng (chiếm 36,18%) trong đó có 1.811 phòng bị hư hỏng nặng và 349 phòng xuống cấp hoàn toàn. Đặc biệt các huyện nghèo như: Thạnh Phú, Bình Đại số phòng học không đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, trang thiết bị trường học cũng nghèo nàn: thiếu bàn ghế, bảng, dụng cụ dạy và học... làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Nhìn chung, trình độ dân trí của Bến Tre còn thấp, tỷ lệ học sinh đi học ở các cấp chỉ đạt 50,03% thấp hơn mức bình quân chung toàn quốc 54,23% và tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 89,70% trong khi đó cả nước chiếm 90,30%. 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan Đối với những hộ nghèo, thực trạng nghèo đói thường do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau. Kết quả điều tra hộ nghèo toàn tính năm 2002 đã lấy cơ sở là 51.852 ý kiến của người nghèo có sự thừa nhận của cộng đồng về những nguyên nhân thực tại tình trạng nghèo đói của hộ để nhận dạng các nhóm nguyên nhân đặc trưng. Bảng 2.19: Nguyên nhân đói nghèo Đơn vị tính: ý kiến Đơn vị Thiếu đất Thu nhập thấp Thiếu vốn Thiếu việc làm Thiếu kinh nghiệm Thiếu lao động khác Tổng 68 Thị xã 165 819 136 370 9 109 592 2200 Mỏ Cảy 2661 3550 1846 1007 675 173 465 10377 Giồng Trôm 2137 19 4290 42 1 18 67 6574 Chợ Lách 888 635 673 695 274 284 232 3681 Châu Thành 1509 1326 416 1620 172 341 504 5888 Bình Đại 477 2800 1633 1235 159 142 781 7227 Ba Tri 1631 728 1086 469 250 273 575 5012 Thạnh Phú 3007 2490 2126 2094 270 208 698 10893 TOÀN TỈNH 12475 12367 12206 7532 1810 1548 3914 51852 Nguồn: Sở LĐTB-XH-Tổng hợp hộ nghèo toàn tỉnh năm 2002 Qua bảng 2.21, phần lớn hộ nghèo tự đánh giá nguyên nhân nghèo đói là: • Nguyên nhân thiếu đất sản xuất 12.475 ý kiến, chiếm tỷ lệ 24,1%. • Nguyên nhân thu nhập thấp 12.367 ý kiến, chiếm tỷ lệ 23,9%. • Nguyên nhân thiếu vốn 12.206 ý kiến, chiếm tỷ lệ 23,5%. • Nguyên nhân thiếu việc làm 7.532 ý kiến, chiếm tỷ lệ 14,5%. • Nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh 1.810 ý kiến, chiếm tỷ lệ 3,5%. • Nguyên nhân thiếu lao động 1.548 ý kiến, chiếm tỷ lệ 3,0%. • Nguyên nhân khác 3.914 ý kiến, chiếm tỷ lệ 7,5%. 2.3.2.1. Nguyên nhân thiếu đất sản xuất Tình trạng thiếu đất hay không có đất sản xuất là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói. Số tương đối cho thấy 24,1% ý kiến của người nghèo cho rằng mình nghèo vì lý do này. Bảng 2.20: Tình hình đất sản xuất của hộ nghèo Đơn vị tính: Hộ, % Đơn vị Tổng số hộ nghèo Có đất sản xuất Không đất sản xuất Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Thị xã 1695 549 32,4 1146 67,6 Mỏ Cày 6050 4461 73,7 1589 26,3 69 Giồng Trôm 5503 3790 68,9 1713 31,1 Chợ Lách 2482 1377 55,5 1105 44,5 Châu Thành 4330 2739 63,3 1591 36,7 Bình Đại 4389 1884 42,9 2505 57,1 Ba Tri 4372 3220 73,7 1152 26,3 Thạnh Phú 5478 3366 61,4 2112 38,6 TOÀN TỈNH 34299 21386 62,4 12913 37,6 Nguồn: Sở LĐTB-XH-Tổng hợp hộ nghèo toàn tỉnh năm 2002 Theo kết quả điều tra của Sở LĐTB-XH trong tổng số 34.299 hộ nghèo toàn tỉnh, số hộ hiện có đất sản xuất là 21.386 hộ chiếm 62,4% và số hộ không có đất là 12.913 hộ chiếm 37,6%. Bình Đại và Thạnh Phú là hai huyện có số hộ không có đất sản xuất cao nhất với 2.505 hộ và 2.112 hộ chiếm tỷ lệ tương ứng là 57,1% và 38,6%. Tình trạng không có đất của các hộ nghèo chủ yếu là do: • Sau khi giải thể các tập đoàn sản xuất nông nghiệp, các hộ trước đây vốn không có đất nay phải trả phần đất được nhận " khoán" cho chủ cũ, do đó hiện nay rơi vào cảnh "trắng tay". • Một số hộ sang nhượng, cầm cố toàn bộ hoặc một phần đất nông nghiệp. • Một số hộ khác do mới tách hộ ra riêng, nhưng cha mẹ không có đất để chia cho con làm ăn. Đặc biệt, ở Bến Tre hiện tượng sang nhượng, cầm cố đất diễn ra phổ biến. Từ năm 1999 đến năm 2002 có 1.016 trường hợp phải cầm, bán đất. Đây là những hộ nghèo gặp khó khăn trong cuộc sống, để vượt qua những thời điểm khó khăn đó đầu tiên họ sẽ cầm cố bớt đất đai, sau đó làm vài vụ với hy vọng chuộc lại được đất, nhưng thực tế chẳng những các hộ này không thể chuộc lại được đất mà còn phải bán luôn đất để có tiền trang trải nợ nần và chi tiêu cho cuộc sống. Điều này cho thấy đối với hộ nghèo, ranh giới giữa có đất và không 70 có đất thật mỏng manh, chỉ cần một tác động bất lợi khách quan hoặc chủ quan nào đó cũng có thể đẩy họ từ chỗ hộ có đất trở thành hộ không đất. Hơn nữa với kinh tế thuần nông, độc canh cây lúa tình trạng không đất sản xuất lương thực và việc phải cầm cố đất đối với hộ nghèo sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đói nghiêm trọng. Năm 2002, Bến Tre có tới 2.527 hộ lâm vào cảnh thiếu đói. Vì vậy, thiếu đất hoặc không có đất sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hộ nghèo nông thôn không có việc làm tại chỗ đem lại thu nhập thấp. Nếu tình trạng này kéo dài trong điều kiện người nghèo không có nghề nghiệp khác ngoài thuần nông thì nông thôn Bến Tre có thể rơi vào nguy cơ đói nghèo gia tăng so với hiện nay. 2.3.2.2. Nguyên nhân thu nhập thấp Một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói là thu nhập thấp. Về phương diện này có 23,9% ý kiến đánh giá của hộ nghèo. Năm 2002, toàn tỉnh có 11,26% hộ là nghèo. Tính trung bình thu nhập bình quân đầu người là khoảng 3.648.000 đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo là 1.692.000 đồng/năm chỉ bằng 1/2 thu nhập của hộ trung bình. Xét về cơ cấu thu nhập chính ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp thì làm thuê là nguồn thu nhập chính của 16.619 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,5% trong tổng số hộ nghèo. Ở nông thôn, hộ nghèo chủ yếu làm thuê mướn trong nông nghiệp như: đào đất, cắt lúa, làm cỏ, vận chuyển... Hơn nữa, công việc làm thuê ở những vùng quê nghèo lại rất có hạn, làm việc theo thời vụ và thu nhập rất thấp chỉ khoảng 10.000 -25.000 đồng/ngày/người. Hết thời vụ, họ nghỉ ở nhà hoặc đi hái lượm và bắt cua, ốc ở ngoài đồng, ngoài kênh rạch để sống qua ngày. Như vậy, nguồn thu nhập chính của các hộ nghèo phần lớn từ làm thuê mướn đơn giản, không ổn định, thu nhập thấp. Do đó, trong cuộc sống người nghèo chỉ có khả năng trang trải được với mức hạn chế tối thiểu như lương thực. Trong bữa ăn hàng ngày, ngoài cơm không đủ no thì thực phẩm được góp nhặt 71 là chủ yếu là : rau, cá, nhái hoặc cua bắt được trên đồng... Nếu trong cùng một thời gian người nghèo gặp những khó khăn đột xuất như: đau ốm, việc làm thuê mướn bị gián đoạn... thì họ phải mất một thời gian dài hoặc khó có thể phục hồi tình trạng kinh tế. Tóm lại, thu nhập là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thiếu đói. Đối với các hộ nghèo, yếu tố này lại càng đặc biệt quan trọng vì chính các hộ nghèo lại càng dễ bị tổn thương đối với những biến động trong thu nhập. Thu nhập thấp => làm không đủ ăn => sức khỏe kém => năng suất thấp => làm không đủ ăn => thiếu đói => vay nợ với lãi suất cao nên thu nhập lại thấp. Điều đó càng dồn họ vào thế bí, đã nghèo lại còn nghèo hơn. 2.3.2.3. Nguyên nhân thiếu vốn Đối với hộ nghèo, tình trạng thiếu vốn sản xuất là khá phổ biến. Số ý kiến cho rằng mình nghèo chủ yếu vì nguyên nhân này chiếm 23,5%. Để trợ vốn cho hộ nghèo tình đã sử dụng nhiều nguồn vốn, nhưng nguồn vốn chính là vốn của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo. Theo số liệu thống kê ở bảng 2.23, số vốn của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo mỗi năm một tăng thêm từ 53.209 triệu đồng năm 1999 tăng lên 1,81 lần năm 2001 và 2,1 lần năm 2002. Riêng nguồn vốn của Trung ương năm 2002 đã tăng 107,5% so với năm 1999, từ 50500 triệu đồng tăng lên 104.800 triệu đồng. Trong năm 2002, Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã cho 13.500 lượt hộ vay với khoảng 45.500 triệu đồng, nâng số dư nợ lên 105.500 triệu đồng với 37.000 hộ dư nợ. Tuy nhiên, sự tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo còn nhiều hạn chế. Năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo chưa cao chiếm 70,3%, lãi suất vay trung bình 0,7%/tháng, mức bình quân hộ vay chỉ có 3,3 triệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_4343049695_1807_1871468.pdf
Tài liệu liên quan