Luận văn Vấn đề giảng dạy môn giáo dục công dân cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BỘ MÔN GIÁO DỤC

CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.11

1.1 Giáo dục và mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông.11

1.2 Vị trí, vai trò của bộ môn Giáo dục công dân .15

1.3 Mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp giảng dạy bộ

môn Giáo dục công dân .16

Chương 2: TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG

DÂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .30

2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục trên địa bàn Quận 7, Thành phố

Hồ Chí Minh.30

2.2 Thực trạng giảng dạy bộ môn giáo dục công dân cho học sinh Trung học

phổ thông tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.36

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY BỘ

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG TẠI QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .55

3.1 Đánh giá kết quả giảng dạy bộ môn giáo dục công dân cho học sinh

Trung học phổ thông tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.55

3.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn giáo dục

công dân cho học sinh Trung học phổ thông tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí

Minh.59

KẾT LUẬN .67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề giảng dạy môn giáo dục công dân cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đáp, thảo luận nhóm, trực quan,) với các phương pháp hiện đại (giải quyết vấn đề, thực hiện dự án, sắm vai, công não,) để phát huy sự chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong học tập. Hiện nay, các phương pháp dạy học đang được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn GDCD cấp bậc phổ thông trung học chủ yếu là: phương pháp đàm thoại (vấn đáp), phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trò chơi, dự án, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sắm vai, 29 Tiểu kết Chƣơng 1 Môn Giáo dục công dân có vai trò, vị trí đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông, góp phần quan trọng vào công tác giáo dục đào tạo thế hệ học sinh tương lai những kỹ năng, phẩm chất cần có của một công dân. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học; đổi mới kiểm tra đánh giá; thay đổi nhận thức của học sinh, phụ huynh, xã hội về vai trò quan trọng của môn Giáo dục công dân được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trăn trở. Chương 1 luận văn đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về việc dạy - học môn Giáo dục công dân, giáo dục đạo đức cho học sinh cấp trung học phổ thông; làm rõ một số khái niệm liên quan: giáo dục, mục tiêu giáo dục, mục tiêu giáo dục bộ môn, phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục bộ môn GDCD. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã làm rõ vai trò, vị trí môn học Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông; thống kê nội dung chương trình toàn năm học ở cả 3 khối lớp (10, 11 và 12) để có cái nhìn toàn diện, tổng thể về nội dung chương trình sách giáo khoa môn Giáo dục công dân ở nước ta hiện nay. 30 Chƣơng 2 TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Quận 7 là một trong 5 quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, được chính thức thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định số 03/CP ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ. Hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía đông - nam Thành phố. Về địa giới hành chính Phía Đông Quận 7 giáp huyện Nhơn Trạch (địa phận tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh - ranh giới là rạch Ông Lớn, phía Nam giáp huyện Nhà Bè - ranh giới là rạch Đĩa, sông Phú Xuân, phía Bắc giáp quận 2 và quận 4 - ranh giới là kênh Tẻ và sông Sài Gòn. Hiện tại quận 7 gồm 10 phường: Phú Thuận, Phú Mỹ, Tân Phong, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Phú, Bình Thuận. Phường có diện tích lớn nhất là phường Phú Thuận là 829 ha, phường có diện tích nhỏ nhất là phướng Tân Quy là 86 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên 35,76 km2 (3576 ha), trong đó: Đất xây dựng và đất chuyên dùng: 1171,34 ha Đất nông nghiệp: 1386,7 ha Sông rạch: 1017, 9 ha. [41, tr.1] Sau khi chia tách, Quận tổng cộng có: 24 nhà máy, công ty, xí nghiệp do Trung ương và Thành phố quản lý như: cảng kho 18 (thuộc cảng Sài Gòn), 31 cảng Bến Nghé, nhà máy luyện cán thép Nhà Bè, Hợp kim sắt Nhà Bè, công ty may Nhà Bè, nhà máy sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu, ngoài ra còn có 37 công ty TNHH, 18 doanh nghiệp tư nhân, khu chế xuất Tân Thuận có quy mô sản xuất lớn và khá hiện đại đã đi vào hoạt động). Cùng với việc hình thành vùng đô thị hóa Nam Sài Gòn (2600 ha), quận 7 trở thành trung tâm đô thị mới của thành phố Hồ Chí Minh. Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của Thành phố với biển Đông và thế giới. Các trục giao thông lớn như xa lộ Bắc Nam, đường cao tốc Nguyễn Văn Linh. Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các vùng lân cận. Về đặc điểm tình hình dân cư: Kể từ khi được thành lập (4/1997) với dân số là 90.920 nhân khẩu với 17.673 hộ, mật độ dân số 2544 người/ km2; nhưng chỉ sau gần 1 năm (12/1997) theo thống kê của quận, dân số đã tăng lên 97.806 người, tăng 7,57% và tính đến ngày 01/04/2001 dân số của quận đã lên đến 115.024 người, tốc độ tăng dân số đã lên đến 8,38% so với năm 1997. Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm 42,3% tổng dân số của quận. Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, mật độ dân số bình quân là 3.220 ngưới/km2. Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại quận chiếm 72% số hộ và 74% số nhân khẩụ Tỷ lệ số dân ở diện KT2, KT3, KT4 chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩụ.[41, tr.1] Về kinh tế - xã hội Quận 7 tập trung những ngành kinh tế mũi nhọn như: kinh doanh mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí - văn hóa - thể thao, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ 32 chăm sóc sức khỏe, các loại hình dịch vụ hậu cần cho Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Bên cạnh đó, Quận cũng tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh về hàng hóa xuất khẩu; đồng thời củng cố và phát huy hiệu quả các chợ hiện có, tiếp tục triển khai thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Quận. Ngoài ra Quận cũng chú trọng hình thành, đầu tư phát triển các khu thương mại tập trung, trung tâm tài chính - ngân hàng, khu du lịch sinh thái, khu cảng du lịch theo quy hoạch được phê duyệt; qua đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quận năm 2017: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế do quận quản lý năm 2017 đạt 39.838,007 tỷ đồng. Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ: 130.858 tỷ đồng, trong đó: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 43.725,4 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành Công nghệp - xây dựng đạt 13.186,638 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm 31/10/2017 là: 8.969 doanh nghiệp. Phần lớn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ. [40, tr.1] 2.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình đặc trưng của một thành phố lớn, trọng điểm quốc gia. Chính vì vậy mà công tác giáo dục tại đây luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu. Vì lẽ đó, Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh luôn là ngọn cờ đầu của cả nước trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Một số thành tựu nổi bật là: - Đảm bảo chỗ học cho con em nhân dân thành phố. 33 - Sớm xác định mục tiêu hội nhập quốc tế, thực hiện mô hình trường học tiên tiến và dạy tiếng Anh trong trường Tiểu học. Mục tiêu là học sinh thành phố đạt trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. - Phong trào đổi mới phương pháp dạy – học, dạy học hướng vào cá nhân học sinh, đề cao dạy phương pháp tự học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng cường tính chủ động cho học sinh, phong trào học sinh nghiên cứu khoa học phát triển mạnh. - Hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường. Các chương trình đào tạo quốc tế thu hút ngày càng đông học sinh, sinh viên tham gia. Năm học 2017-2018, tổng số trường học thành phố Hồ Chí Minh quản lý là 2.160 trường, tăng 5,36% so với năm học 2016-2017. Số lượng trường, lớp, giáo viên, học sinh các bậc học được thống kê cụ thể qua bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng trƣờng, lớp, giáo viên, học sinh các bậc học tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018- 2019 Tổng số Tiểu học THCS THPT PTCS Trƣờng 952 489 217 146 4 Lớp 30.454 15.134 10.021 5.299 GV 51.006 20.557 17.794 12.635 HS 1.225.041 602.877 413.270 208.894 HS/GV 24,0 29,3 23,2 16,5 HS/lớp 40,2 39,8 41,2 39,4 (Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp từ Cục thống kê TPHCM – cập nhật ngày 23/12/2018) 34 Trong năm học này, hệ giáo dục mầm non thành phố có số học sinh mầm non bình quân một lớp học là 26,7 học sinh/lớp, giảm 2,2% so với năm học trước; số học sinh mầm non bình quân một giáo viên là 15,4 học sinh/giáo viên, giảm 3,75%. Hệ giáo dục phổ thông có số học sinh phổ thông bình quân một lớp học là 40,2 học sinh/lớp, tăng 0,25% so với năm học trước; cấp tiểu học 39,8 học sinh/lớp, tăng 1,01%; cấp trung học cơ sở 41,2 học sinh/lớp, giảm 0,72%; cấp trung học phổ thông 39,4 học sinh/lớp, tương đương năm học trước. Số học sinh phổ thông bình quân chung trên một giáo viên là 24 học sinh/giáo viên, tăng 1,7% so với năm học trước; cấp tiểu học 29,3 học sinh/giáo viên, tăng 2,09%; cấp trung học cơ sở 23,2 học sinh/giáo viên, tăng 1,75%; cấp trung học phổ thông 16,5 học sinh/giáo viên, tương đương năm học trước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là 99,59%, giảm nhẹ 0,12% so với năm học trước. [16, tr.1] Với tổng số 192 trường THPT, đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường THPT ở TPHCM lên tới 12,63 nghìn người; đội ngũ cán bộ, giáo viên đã và đang không ngừng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm. Xác định GDCD là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thực hiện các đề án: quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường THPT, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên THPT bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, tạo điều kiện để giáo viên chuyên tâm công tác. Giáo dục Trung học phổ thông của Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 35 Bảng 2.2. Thống kê số lƣợng trƣờng, lớp, giáo viên, học sinh các bậc học tại Quận 7- Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2018-2019 Tổng số Tiểu học THCS THPT Khác Trường 32 17 7 4 4 Lớp 986 475 336 175 GV 1.713 662 580 471 HS 41.275 20.397 14.002 6.876 (Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp từ Cục thống kê TPHCM – cập nhật ngày 23/12/2018) Quận 7 - TP HCM có 4 Trường Trung học phổ thông, với số lớp, số lượng giáo viên, số lượng học sinh, cụ thể quan bảng 2.4 sau: Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng lớp, giáo viên, học sinh các Trƣờng Trung học phổ thông tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2018-2019 STT Trƣờng Số lớp Số lƣợng Giáo viên Số lƣợng Học sinh 1 THPT Tân Phong 48 119 1835 2 THPT Lê Thánh Tôn 43 116 1634 3 THPT Ngô Quyền 47 123 1845 4 THPT Nam Sài Gòn 37 113 1562 Cộng 175 471 6876 (Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp từ báo cáo sơ kết học kì I năm học 2018- 2019) Ngoài ra, Quận 7 còn có 2 trường tư thục (THCS - THPT Đức Trí, THCS - THPT Sao Việt), 8 trường THPT có yếu tố nước ngoài (Trường Hàn 36 Quốc, Trường Đài Bắc, Trường Nhật Bản, Trường TiH – THC - THPT Quốc tế Khai Sáng, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Trường THPT Quốc tế Mỹ, Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, Trường TH – THCS - THPT Quốc tế Canada). 2.2. Thực trạng giảng dạy bộ môn giáo dục công dân cho học sinh Trung học phổ thông tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Giảng dạy bộ môn GDCD và các hình thức giáo dục phối hợp khác Giảng dạy trên lớp Giáo viên bộ môn thực hiện đúng phân phối chương trình, bám sát chuẩn kiến thức, đẩy đủ nội dung bài học, không cắt xén chương trình giáo dục, căn cứ chuẩn của chương trình cấp THPT và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GD&ĐT. Nội dung bài học được giáo viên thiết kế khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động, tiến trình học tập. Hướng cho các em học sinh tìm tòi suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học chứ không nặng về lý thuyết. Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, tác phong sư phạm, thân thiện, động viên các em học tập. Cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo, dẫn dắt của giáo viên. Giáo viên sử dụng thành thạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Hầu hết các lớp đều có đầy đủ máy chiếu, loa, tranh ảnh phục vụ cho nội dung bài học. Thực hiện kiểm tra nghiêm túc, đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THPT do Bộ GD&ĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. Đề kiểm tra đánh giá đúng trình độ của HS, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế việc học sinh ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. 37 Ngoại khóa Thực hiện tháng An toàn giao thông thường niên, tổ Giáo dục công dân Trường THPT Tân Phong đã tiến hành buổi ngoại khóa "An toàn vui đến trường" thu hút học sinh cả trường tham gia. Các em thi vẽ "Thiết kế khẩu hiệu giao thông học đường", thi diễn kịch; bên cạnh đó, các em được ôn tập các nội quy nhà trường và một số quy định tham gia giao thông cơ bản. Trường cũng đã có một buổi giao lưu với Đoàn trường Đại học Cảnh sát, Hội Liên hiệp phụ nữ đã trao tặng hàng trăm nón bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh của trường. Và trong ba ngày 26, 27, 28/12/2018, Trường đã tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tham quan học tập tại Đà Lạt.[39, tr.1] Tháng 10/2018, Trường THPT Nam Sài Gòn tổ chức chương trình ngoại khóa "Chương trình học sinh với an toàn giao thông - kí cam kết chấp hành luật giao thông đường bộ 2018 - 2019"; và trong tháng 11/2018, ngoại khóa với chủ đề "Tuyên truyền phổ biến pháp luật năm học 2018 - 2019". Những năm trước đó, Trường cũng đã tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: "Tuyên truyền kiến thức kỹ năng phòng cháy chữa cháy" hoặc giáo dục kỹ năng sống với các chủ đề đang được quan tâm "Kỹ năng thoát hiểm thoát nạn", "Xây dựng bản lĩnh và vượt qua cám dỗ",...[37, tr.1] Những hoạt động ngoại khóa được đa số các học sinh yêu thích và hào hứng tham gia. Các chuyến tham quan, dã ngoại là một hình thức giáo dục thực tế và hấp dẫn đối với học sinh. Đây là điều kiện và môi trường tốt để các em tự khẳng định mình, thể hiện được cá tính, sự sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ hội để các em thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận đi đôi với thực tiễn”, đồng thời là môi trường để thực hiện mục tiêu “xã hội hóa” công tác giáo dục. Các hình thức giáo dục phối hợp 38 Giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức và phối hợp giáo dục bộ môn Giáo dục công dân Giáo viên chủ nhiệm dạy các em cách sống tốt, cách ứng xử với mọi người xung quanh, cách học làm người thông qua những câu chuyện mang tính giáo dục. GVCN phối hợp với Giáo viên bộ môn GDCD bằng các cách sau: Thường xuyên theo dõi kết quả học tập và đạo đức của các em qua sổ điểm, sổ đầu bài, trực tiếp qua GVBM để nắm bắt kịp thời năng lực của từng học sinh. GVCN cần tạo điều kiện hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên bộ môn và học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh tôn trọng tất cả các thầy cô. Kiên quyết xử lý những học sinh vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, lười học. Khi được thông báo học sinh vi phạm, Giáo viên chủ nhiệm luôn lắng nghe thông tin từ hai phía để có hướng giáo dục tốt; tạo điều kiện để Giáo viên bộ môn có thể hiểu được tình hình lớp dẫn đến thông cảm, thương yêu, đối xử công bằng với HS; truyền đạt những nhận xét của giáo viên bộ môn đến học sinh (khen - chê) để các em rút kinh nghiệm, phấn đấu. Thống nhất kế hoạch và chương trình giáo dục chung đối với cả lớp, những biện pháp cụ thể với học sinh bỏ tiết, vắng học nhiều lần không phép, vi phạm nội quy trường, lớp,để trao đổi với GVBM. GVCN phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của học sinh đến GVBM, ngược lại Giáo viên bộ môn cung cấp danh sách học sinh yếu, cá biệt môn học nào đó ở lớp cho GVCN biết kịp thời có biện pháp giải quyết. GVCN biết lắng nghe những nhận xét của Giáo viên bộ môn thậm chí là những phê phán cá nhân, tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp tác động giáo dục cùng chiều, khắc phục khó khăn, vướng 39 mắc của học sinh trong quá trình học tập, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ môn, để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên bộ môn phải khắt khe trong việc kiểm tra bài cũ, em nào không học bài, không làm bài, có hành vi không tốt cần phải báo ngay với Giáo viên chủ nhiệm để Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp và báo về gia đình. Đoàn Thanh niên trong tổ chức và phối hợp giáo dục bộ môn Giáo dục công dân Đoàn Thanh niên các trường Trung học phổ thông trên địa bàn quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều giải pháp tích cực để giáo dục tác phong đạo đức, nhân cách cho học sinh sống theo nề nếp, kỉ luật và rèn luện kỹ năng sống cho học sinh thông qua bộ phận giám thị Nhà trường, Giáo viên bộ môn GDCD. Ngăn chặn kịp thời những hành vi sai trái của học sinh, đề xuất nhà trường có biện pháp xử lý giáo dục học sinh vi phạm một cách kịp thời và phù hợp với từng đối tượng. Trong mỗi một năm học, tổ chức Đoàn Thanh niên phối hợp cùng với Giáo viên bộ môn GDCD tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, về an toàn giao thông, phòng chống đại dịch HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội,hoặc phát động các cuộc vận động lớn như: kế hoạch nhỏ, ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ học sinh nghèo vùng cao,Thông qua các hoạt động này có thể giúp các em thấy được tình yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu lao động, các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Hoạt động phong trào, rèn luyện kỹ năng Thông qua các buổi hoạt động phong trào, tham gia các câu lạc bộ tại trường, các em được rèn luyện những kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học và tự học hiệu quả, kỹ năng làm việc theo nhóm. Các em tự tin thể hiện bản thân trước đám đông, biết nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, năng 40 động, đa năng và biết ưu tiên sắp xếp công việc, cái nào giải quyết trước, cái nào giải quyết sau, Những hoạt động này có thể tổ chức qua các cuộc thi, các buổi sinh hoạt chuyên đề, giáo dục ngoại khóa trong nhà trường. Giáo dục tích hợp Tích hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) vào môn GDCD: Lớp 10: Giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động được gợi ý thực hiện ở HĐGDNGLL lớp 10 phù hợp để đưa vào chủ đề Đạo đức của môn GDCD. Lớp 11: Giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động được gợi ý thực hiện ở HĐGDNGLL lớp 11 phù hợp để đưa vào chủ đề Kinh tế và chính trị – xã hội của môn GDCD. Lớp 12: Giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động được gợi ý thực hiện ở HĐGDNGLL lớp 12 phù hợp để đưa vào chủ đề Pháp luật của môn GDCD. Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào HĐGDNGLL ở lớp 10 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Tích hợp hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN) vào môn GDCD với 3 chủ đề sau đây: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”, chủ đề tháng 3. "Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", chủ đề tháng 9. "Thanh niên với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", chủ đề tháng 12. Kết quả giáo dục Kết quả giáo dục bộ môn GDCD học kỳ I năm học 2018-2019 của 04 trường rất cao: 41 Khối 10: tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt 99,1% (Trường THPT Tân Phong); các trường THPT Nam Sài Gòn, THPT Lê Thánh Tôn, THPT Ngô Quyền tỉ lệ khá giỏi đạt 100%. Khối 11, 12: cả 04 trường đạt khá giỏi 100%. Cả 3 khối chỉ có 0,9% học sinh khối 10 đạt học lực trung bình, không có học sinh nào có học lực yếu, kém. (Bảng 2.4) Bảng 2.4: Thống kê kết quả xếp loại học lực bộ môn GDCD học kỳ I năm học 2018-2019 của học sinh các trƣờng THPT tại quận 7, TP.HCM Khối Học lực THPT Tân Phong THPT Nam Sài Gòn THPT Lê Thánh Tôn THPT Ngô Quyền 10 Giỏi 50,5% 78,6% 67,4% 82,7% Khá 48,6% 21,4% 32,6% 17,3% T.bình 0,9% 0% 0% 0% 11 Giỏi 76,7% 79,3% 72,7% 69,7% Khá 23,3% 20,7% 27,3% 30,3% T.bình 0% 0% 0% 0% 12 Giỏi 67,2% 73,7% 71,1% 77,6% Khá 32,8% 26,3% 28,9% 22,4% T.bình 0% 0% 0% 0% (Nguồn: Tác giả tổng hợp qua báo cáo sơ kết học kì I năm học 2018- 2019) 42 Kết quả rèn luyện của học sinh 04 trường học kì I năm học 2018-2019 đạt Khá, Tốt cao. Trong đó khối 10 đạt từ 96,2%-99,8% khá tốt; khối 11 đạt từ 84,2%-98% khá tốt; khối 12 đạt 100% khá tốt. (Bảng 2.5) Bảng 2.5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh học kỳ I năm học 2018- 2019 các trƣờng THPT tại quận 7, TP.HCM Khối Hạnh kiểm THPT Tân Phong THPT Nam Sài Gòn THPT Lê Thánh Tôn THPT Ngô Quyền 10 Tốt 99,1% 74,4% 92,8% 77,9% Khá 0,7% 23,8% 5,6% 18,3% T.bình 0,2% 1,8% 1,6% 3,8% 11 Tốt 85,7% 68,3% 77,4% 61,5% Khá 12,3% 27,6% 18,7% 22,7% T.bình 2% 4,1% 3,9% 12,1% Yếu 0% 0% 0% 3,7% 12 Tốt 100% 100% 100% 100% Khá 0% 0% 0% 0% T.bình 0% 0% 0% 0% (Nguồn: Tác giả tổng hợp qua báo cáo sơ kết học kì I năm học 2018- 2019) 2.2.2. Tình hình giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân thông qua khảo sát Để khảo sát tình hình giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã thực hiện khảo sát tại 4 trường THPT công lập tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với số phiếu phát ra: 640 phiếu, trong đó 630 phiếu khảo sát học 43 sinh (Phụ lục 1), 10 phiếu khảo sát giáo viên (Phụ lục 2) trong thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 1/2019. Kết quả thu được 607/630 phiếu khảo sát học sinh của cả 3 khối lớp (10, 11, 12; cụ thể là: Khối 10: 48,4%; khối 11: 35,4%; khối 12: 16,1%) và 10/10 phiếu khảo sát giáo viên. Tức là 617/640 phiếu phát ra, đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát như sau: Đánh giá của giáo viên và học sinh về chương trình môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông Theo nhận xét của nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD trên địa bàn Quận thì: nội dung, chương trình của môn học GDCD thật sự còn nhiều điểm chưa hợp lý, bất cập. Kiến thức nặng giáo dục chính trị, pháp luật mà nhẹ giáo dục kỹ năng sống; coi trọng lý thuyết, chưa chú ý vận dụng, thực hành. Nhiều bài học trong sách giáo khoa còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí, tình cảm của học sinh. Một số kiến thức triết học, kinh tế, chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học... khá trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông. (Biểu đồ 2.1) Biểu đồ 2.1. Ý kiến của Giáo viên về nội dung chƣơng trình bộ môn GDCD (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) 44 Theo chương trình giáo dục đã quy định, số tiết dạy cả năm của khối 10 là 35 tiết, khối 11 là 35 tiết và khối 12 là 35 tiết. Phân phối chương trình là 1 tiết/1 tuần. Với thời lượng mỗi tiết dạy đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức, tích hợp lồng ghép nhiều vấn đề (phòng chống tham nhũng, an toàn giao thông, bình đẳng giới, giáo dục sức khỏe vị thành niên, phòng - chống tệ nạn xã hội,...) dẫn đến việc dạy học của giáo viên chỉ mang tính khái quát, "cưỡi ngựa xem hoa". Giáo viên chỉ nói được bề nổi của vấn đề chứ không để đào sâu hơn nữa cho học sinh những nội dung kiến thức mà học sinh quan tâm. Chương trình chưa thật sự cô đọng, súc tích, tinh giản. Nội dung bài học thiên về lí thuyết trừu tượng, ít thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay. Nội dung chương trình không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên phân phối chương trình GDCD bậc THPT có sự thay đổi rõ rệt: dạy học theo chủ đề, trọng tâm kiến thức được hệ thống hóa thành sơ đồ, những nội dung cần thay đổi giáo viên có thể tự điều chỉnh theo từng đối tượng học sinh, hướng dẫn học sinh chủ yếu vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Theo ý kiến của giáo viên và học sinh, nội dung chương trình môn giáo dục công dân quá tải với hầu hết 3 khối lớp: 10, 11 và 12; đặc biệt là khối 10 học kì I. Phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học quá là khó hiểu, trừu tượng đối với một học sinh mới 15- 16 tuổi. Về phía học sinh, khi được hỏi về: Em thấy môn GDCD có thật sự ý nghĩa hay không? Học sinh có 3 sự lựa chọn: 1- Rất ý nghĩa; 2- Không ý nghĩa; 3- Chưa thấy được ý nghĩa. Kết quả 23,7% học sinh cho rằng chưa thấy được ý nghĩa. (Bảng 2.6) 45 Bảng 2.6. Ý kiến của học sinh về sự bổ ích của môn GDCD Số lượng chọn Tỷ lệ phần trăm Rất ý nghĩa 198 32,6 Không ý nghĩa 265 43,7 Chưa thấy được ý nghĩa 144 23,7 Tổng cộng 607 100,0 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) Nội dung các em học sinh thích nhất trong chương trình GDCD cấp Trung học phổ thông đó là: Đạo đức (36,4%), tiếp đến là kinh tế (22,1%). Bảng 2.7. Ý kiến của học sinh về nội dung kiến thức yêu thích trong chƣơng trình GDCD bậc THPT Chủ đề Số lƣợng chọn Tỷ lệ phần trăm Đạo đức 221 36,4 Kinh tế 134 22,1 Pháp luật 109 18,0 Xã hội chủ nghĩa 74 12,2 Triết học 69 11,4 Tổng cộng 607 100,0 (Nguồn: Tác giả thống kê theo khảo sát) Với tỷ lệ 36,4% học sinh lựa chọn nội dung kiến thức Đạo đức cho thấy đây là nội dung dễ họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_van_de_giang_day_mon_giao_duc_cong_dan_cho_hoc_sinh.pdf
Tài liệu liên quan