Luận văn Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng ở Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY 6

1.1. Thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò của giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên hiện nay 6

1.2. Những nhân tố tác động đến việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay 27

Chương 2: GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 48

2.1. Thực trạng việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay 48

2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội ngày nay 76

2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội hiện nay 89

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC

 

 

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 449/NĐ-TTg/2002 ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ. Sinh viên tốt nghiệp năm 2004 phải thi tốt nghiệp một trong các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục - Đào tạo còn tổ chức hội thảo toàn quốc về đổi mới phương pháp giảng dạy học tập môn Triết học Mác - Lênin tại Hải Phòng vào ngày 28, 29-11-2002. Tổ chức hội thảo toàn quốc về "Thực trạng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên các trường đại học - cao đẳng những năm qua" tại Hà Nội vào tháng 5-2003. Đây chính là những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và đó cũng là những biện pháp trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên nói chung và sinh viên Hà Nội nói riêng. Bên cạnh những hoạt động trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa như: Tổ chức nghe thời sự; Hội thảo nói chuyện chuyên đề; phối hợp tổ chức thi Ôlympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thu hút nhiều sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia, trong đó một phần khá lớn là sinh viên Hà Nội. Bộ Giáo dục - Đào tạo cùng với các ban ngành địa phương tổ chức các hoạt động có tác dụng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho sinh viên, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hoạt động văn hóa - văn nghệ đây là những cuộc thi mang ý nghĩa giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho sinh viên. Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Bộ Công an thực hiện chương trình quản lý sinh viên, đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường ngăn chặn hoạt động của các thế lực phản động chống phá đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước từ sinh viên. Như vậy, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có những biện pháp chỉ đạo tích cực để giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở cả hai mặt: Mặt trừu tượng và mặt cụ thể. Từ mặt trừu tượng sinh viên lĩnh hội được hệ thống tri thức khoa học Mác - Lênin đến hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa là hình thành mặt cụ thể của thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên. Nghĩa là mặt trừu tượng của thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên được biến thành phương hướng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức của chính sinh viên. Khi ấy sinh viên biết biến lý tưởng cách mạng thành hành động cụ thể của mình trong cuộc sống. Các biện pháp và những hoạt động của Bộ Giáo dục - Đào tạo có tác dụng chỉ đạo và định hướng cho công tác giáo dục đào tạo trong nhà trường nói chung và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng cho sinh viên, trong đó có sinh viên Hà Nội và đem lại hiệu quả nhất định. 2.1.2. Thực trạng của hoạt động giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội trong nhà trường hiện nay 2.1.2.1. Giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin với việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong nhà trường được thực hiện chủ yếu là thông qua giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin mà trước hết là môn Triết học. Ngoài ra, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên còn thông qua các môn khoa học khác; bởi vì ở các môn khoa học khác, các nhà khoa học khi trình bày những nội dung khoa học họ đã đứng trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng. Do đó, mà các môn khoa học khác cũng góp phần giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Tuy vậy, luận văn này tập trung nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Hà Nội thông qua việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, trong các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội. + Về nội dung chương trình: Với yêu cầu của việc giảng dạy khoa học Mác - Lênin cho sinh viên trong tình hình đất nước đổi mới, năm 1991 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Bộ chương trình và Đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lênin. Thực hiện Quyết định số 255-CT ngày 17-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thành lập có nhiệm vụ tổ chức biên soạn các giáo trình chuẩn quốc gia. Từ 1998 tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia đã được biên soạn và xuất bản như: Giáo trình Triết học Mác - Lênin; Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học; Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày 16-2-2001 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ra Thông báo số 3327-TB/TTVH về việcthông báo ý kiến của Bộ Chính trị giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin - tư tưởng Hồ Chí Minh dùng trong các trường đại học, cao đẳng. Thực hiện thông báo của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin dùng cho các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, đến tháng 6 năm 2002 giáo trình môn Triết học Mác - Lênin và Kinh tế chính trị học Mác - Lênin được xuất bản. Đồng thời, Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành bộ chương trình môn Triết học Mác - Lênin và Kinh tế chính trị Mác - Lênin vào ngày 29 tháng 10 năm 2002. Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng đưa vào giảng dạy giáo trình hai môn học này từ năm học 2003. Sau đó giáo trình môn CNXHKH, môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh lần lượt được xuất bản. Ngày 26-9-2003, ngày 22-10-2003 và ngày 31-7-2003 bộ chương trình các môn CNXHKH, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh lần lượt được ban hành, Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường đưa giáo trình môn học trên vào giảng dạy từ năm học 2004. Như vậy là với mỗi cuốn giáo trình của từng môn học đều kèm theo đề cương chi tiết, có sự phân bổ thời gian cho từng chương cụ thể. Trong đó Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các giảng viên khoa học Mác - Lênin phải thực hiện số tiết giảng dạy lý thuyết chiếm 2/3, còn 1/3 thời gian dành cho xêmina trong tổng số tiết quy định của từng môn học và coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin. Các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay đã và đang thực hiện giảng dạy theo giáo trình và thực hiện theo chương trình mà Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định. Qua phỏng vấn 10 giảng viên của 4 trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội với câu hỏi: "Đồng chí có nhận xét gì về bộ giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn" (mặt tích cực và mặt hạn chế về nội dung chương trình)? Chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: So với bộ đề cương bài giảng gồm 4 cuốn thì nay đã có đủ giáo trình 5 môn học; các giáo trình đều làm rõ vị trí đối tượng các môn học, lịch sử phát triển của nó, nội dung chủ yếu của các nguyên lý, phạm trù quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, liên hệ vận dụng vào các Nghị quyết, Văn kiện Đảng, cập nhật thông tin và thành tựu nghiên cứu lý luận của các chương trình khoa học xã hội và những vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế, có ý nghĩa học tập rèn luyện đạo đức tư tưởng của sinh viên và đã có hệ thống câu hỏi hướng dẫn ôn tập cho từng chương cụ thể. Các giáo trình đều đảm bảo tính khoa học, sư phạm, chuẩn hóa kiến thức theo nguyên tắc kinh điển, quan điểm của Đảng và Nhà nước, nội dung bước đầu gắn với thực tiễn Việt Nam tiếp cận với các vấn đề hiện đại và hội nhập quốc tế, tương đối phù hợp với trình độ của sinh viên. Bước đầu bám sát đối tượng người học cụ thể. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã biên soạn giáo trình môn Kinh tế - chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh và giáo trình môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành không chuyên kinh tế quản trị kinh doanh. Có quy định chương trình và thời gian môn học riêng cho sinh viên có trình độ đại học và cao đẳng (tài liệu lưu hành nội bộ 2003). Về nội dung giáo trình, đã tập trung đi sâu vào những vấn đề lý luận phục vụ cho đường lối quan điểm của Đảng trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết, bảo đảm tính thống nhất trong chương trình đào tạo. Các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã giữ vai trò nền tảng, chỉ đạo, định hướng chính trị cho các môn khoa học khác và mục tiêu đào tạo chung, đồng thời các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đều góp phần giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên để nhằm hình thành nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được của chương trình và nội dung giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin vẫn còn một số những hạn chế: Thứ nhất là chương trình và giáo trình vẫn chưa thực sự bám sát đối tượng người học bởi vì chưa có chương trình, giáo trình dành cho từng khối ngành đào tạo khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, nghệ thuật. Chưa có giáo trình riêng của sinh viên trình độ cao đẳng mà sử dụng giáo trình giành cho sinh viên đại học. Sự khác nhau ở đây chỉ là sự sắp xếp chương trình. Về nội dung, trong các giáo trình vẫn còn nặng về nêu các quan điểm chính trị, hàm lượng khoa học chưa cao, chủ yếu là yêu cầu sinh viên thừa nhận một cách xuôi chiều; tính phê phán chiến đấu còn thấp. Trích kinh điển còn mang tính tầm chương trích cú mà chưa làm rõ ý nghĩa, giá trị của từng luận điểm đối với thực tiễn Việt Nam. Do đó các vấn đề lý luận và thực tiễn còn chưa có sự thống nhất, lý luận chưa có sức thuyết phục người học cao, chưa gây được cảm xúc tình cảm đối với môn học, bởi vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra chưa được giải quyết. Vì vậy, trong nội dung giáo trình các môn học còn nhiều vấn đề làm cho người giảng gặp khó khăn: Ví dụ như môn triết học Mác - Lênin là hạt nhân thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng và các khoa học nói chung. Vì vậy, nó giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên, nhưng nội dung giáo trình vẫn còn nhiều hạn chế: Trước hết giáo trình chưa đảm bảo được nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, của khoa học hiện đại. Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hiện đại trên thế giới đã và đang tác động mạnh mẽ, làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội, nhiều vấn đề của thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết trên phương diện lý luận của triết học. Ví dụ, như vấn đề sự sống trên vũ trụ, nảy sinh con người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại như thế nào, vấn đề kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường, vấn đề độc lập dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay, bình đẳng giữa các dân tộc, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp... Đó là những vấn đề đòi hỏi lý luận triết học phải giải quyết. Trong giáo trình, việc đề cập đến các trào lưu triết học hiện đại ngoài mác xít còn rất ít sơ sài, dễ làm cho người học không có cơ sở để đối chiếu, so sánh với triết học Mác - Lênin. Hơn nữa nội dung giáo trình chưa thực sự khoa học trong đánh giá các trào lưu triết học hiện đại, chủ yếu chỉ quan tâm đến mặt hạn chế, sai lầm mà không làm sáng tỏ những nhân tố hợp lý của các trào lưu triết học này. Về giảng viên: Số lượng, chất lượng và cơ cấu giảng viên chiếm vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy nói chung và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên nói riêng. Số lượng, chất lượng và cơ cấu giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học - cao đẳng ở Hà Nội đến ngày 30-6-2005 còn nhiều bất hợp lý (xem phụ lục 1). Thứ nhất, xét về số lượng Thông qua số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo cho thấy đội ngũ giảng viên Mác - Lênin các trường đại học - cao đẳng ở Hà Nội là không đồng đều. Có nhiều trường, số lượng giảng viên còn rất ít như Học viện Quan hệ Quốc tế chỉ có 4 giảng viên. Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội có 3 giảng viên. Có nhiều trường lại có số lượng giảng viên nhiều hơn rất nhiều như Đại học Sư phạm Hà Nội có 54 giảng viên, Đại học Bách khoa Hà Nội có 27 giảng viên. Tuy nhiên ở những trường có số lượng giảng viên nhiều cũng chưa hẳn là đã đảm bảo đủ số lượng giảng viên theo quy định biên chế của nhà trường, bởi vì cơ cấu trường lớn, số lượng sinh viên nhiều. Do vậy, ở Hà Nội hiện nay đội ngũ giảng viên Mác - Lênin vẫn còn thiếu nhiều, điều đó thể hiện ở tình trạng giảng viên dạy vượt giờ chuẩn trở thành phổ biến. Bình quân giờ dạy trong một năm của một giảng viên là khoảng từ 500 đến 600 tiết, gấp 2 lần so với quy định giờ chuẩn, thậm chí có người dạy đến hơn 2000 tiết/năm (kể cả quy đổi) [9]. Cụ thể trong 7 trường đại học và cao đẳng mà chúng tôi khảo sát (Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Luật, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng Khí tượng thủy văn, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội) thì cho thấy các trường đều thiếu giảng viên Mác - Lênin do đó xảy ra tình trạng giảng viên dạy vượt giờ là chuyện bình thường. Thứ hai xét về trình độ: Nói chung đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở Hà Nội có trình độ so với các địa phương khác thì cao hơn được thể hiện như trường Đại học Hồng Đức ở Thanh Hóa chỉ có 1 giảng viên có học vị tiến sĩ, trường Đại học Cần Thơ, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh... chưa có giảng viên có học vị tiến sĩ. Tuy nhiên, qua khảo sát 7 trường Đại học và cao đẳng ở Hà Nội thì giảng viên ở trình độ cử nhân vẫn chiếm tỷ lệ cao 52,3% trong khi đó giảng viên có học hàm PGS chỉ chiếm tỷ lệ 1,3%, giảng viên có học vị tiến sĩ chiếm tỷ lệ 11%, giảng viên có học vị thạc sĩ chiếm 25,4%, trong tổng số 149 giảng viên của 7 trường (xem phụ lục 2). Với kết quả điều tra cho thấy tình trạng giảng viên chưa đạt chuẩn trong các trường đại học và cao đẳng vẫn chiếm tỷ lệ cao, chiếm 52,3%, do đó mà trình độ của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin vẫn còn hạn chế nhiều. Nhận thức được trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo và được sự quan tâm của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các bộ chủ quản, của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường, trong những năm gần đây đội ngũ giảng viên Mác - Lênin đã và đang nỗ lực phấn đấu, học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn. Số lượng giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh bắt đầu tăng lên, trong đó có cả giảng viên trẻ, như đại học Bách khoa Hà Nội có 3 giáo viên đang học nghiên cứu sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội có 7 giáo viên đang học nghiên cứu sinh, trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội có 2 giáo viên đang học thạc sĩ, trường Cao đẳng Công nghiệp có 4 giảng viên đang học thạc sĩ... Trong thời gian tới đội ngũ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong nhà trường. Thứ ba là về độ tuổi: Trong 7 trường đại học, cao đẳng mà chúng tôi khảo sát, cho thấy giảng viên trẻ chiếm phần lớn trong tổng số giáo viên như Đại học Xây dựng giảng viên dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 38%, giảng viên từ 40-51 tuổi chiếm tỷ lệ 26%, giảng viên từ 51-60 tuổi chiếm tỷ lệ 34%. Trường Đại học Luật Hà Nội giảng viên dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 58%, giảng viên từ 40-51 chiếm tỷ lệ 29%, giảng viên từ 51-60 chiếm tỷ lệ 13%... Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội giảng viên dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 84%, giảng viên từ 40-51 chiếm tỷ lệ 16%. Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội giảng viên dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 78%. Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội giảng viên dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 67%, như vậy đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở Hà Nội đang được trẻ hóa. Thế mạnh của đội ngũ này là được đào tạo chính quy tại các trung tâm đào tạo lớn của nước ta đó là Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ưu điểm của đội ngũ giảng viên trẻ này là có sức khỏe, nhiệt tình sáng tạo, có trình độ ngoại ngữ và tin học. Tuy vậy, đội ngũ này còn rất nhiều hạn chế đó là chưa có kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn chưa cao và sâu, vốn hiểu biết thực tế rất ít. Hơn thế nữa, trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động, nhất là do ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng giảng viên trẻ. Vì vậy ngay cả lực lượng giảng viên trẻ này cũng phải được rèn luyện, giáo dục về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Đảng ủy và Ban Giám hiệu, tổ bộ môn, Đoàn thanh niên phải chú trọng để phát triển Đảng trong lực lượng giảng viên trẻ này. Lực lượng chiếm vai trò chủ đạo đem lại hiệu quả giảng dạy cao đó là đội ngũ giảng viên có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi, họ là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng giảng viên trẻ, đặc biệt là trong kinh nghiệm giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn và cả phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng. Song bên cạnh đó đội ngũ này còn rất hạn chế về trình độ tin học và ngoại ngữ, vì vậy khi thực hiện phương pháp giảng dạy hiện đại họ gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giảng viên có độ tuổi từ 51-60 tuổi họ là "những cây đại thụ trong làng giảng viên Mác - Lênin", song lực lượng này chiếm tỷ lệ quá ít ỏi, điều đó cũng cho thấy là nếu không có những biện pháp tích cực trong việc bồi dưỡng giáo viên Mác - Lênin thì sẽ xảy ra tình trạng hẫng hụt về lực lượng giảng viên Mác - Lênin. + Về phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy là loại phương pháp được hình thành trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học đã được xác định. Phương pháp giảng dạy thể hiện cách thức tác động giữa người dạy (chủ thể dạy - đó là người thầy) trực tiếp hoặc gián tiếp với người học (vừa là đối tượng của sự dạy vừa là chủ thể học, tự học) cùng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dạy học. Cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp giáo dục đại học đã được chỉ ra tại Điều 36 Mục 1 Điểm b của Luật Giáo dục "Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng". Trong quá trình chỉ đạo, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra một số văn bản quy định rõ những điều kiện cần thiết để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin như: Ban hành tập đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lênin, quán triệt cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII từ 1991 - 1992, coi xêmina là một hình thức bắt buộc với tỷ lệ bằng 1/3 thời lượng chương trình, chấm dứt giảng dạy độc thoại theo lối "đọc chậm" cho sinh viên chép, không bố trí giảng lý thuyết hoặc xêmina quá đông sinh viên, khuyến khích sử dụng sơ đồ, biểu đồ, mô hình đèn chiếu, đi tham quan thực tế di tích lịch sử cách mạng, ban hành quy định về sử dụng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, thi, cho phù hợp với đặc thù của từng trường, khuyến khích viết tiểu luận, đề án môn học, tập huấn hàng năm cho đội ngũ giảng viên, thi Ôlympic các môn học Mác - Lênin. Nhờ những quy định đó cùng với sự nỗ lực của mỗi trường, việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực. Theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, là chuyển vị trí trọng tâm từ người thầy sang học trò. Chuyển việc truyền thụ tri thức thụ động "thầy giảng - trò ghi' sang "hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân của mỗi sinh viên, tăng cướng tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, trong các hoạt động đoàn thể trong nhà trường". Thực hiện phương hướng và những yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong những năm gần đây mà cụ thể là từ năm 2002 đến nay, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin đang từng bước thực hiện theo phương hướng này. Một số trường đã bắt đầu xây dựng quy trình lên lớp cho sinh viên theo phương pháp mới, cụ thể là cách dạy mới. Với cách dạy mới này, người giảng viên có vai trò mới, là người tổ chức quá trình tự học của sinh viên ở lớp cũng như ở nhà, do đó vai trò truyền đạt phương pháp quan trọng không kém phần truyền bá kiến thức. Giảng viên không học hộ sinh viên bằng cách thuyết trình toàn bộ nội dung của môn học. Trong giờ giảng dạy, giáo viên sử dụng tổng hợp các loại phương pháp, không loại trừ phương pháp truyền thống vẫn có tác dụng, giải quyết tình huống trắc nghiệm, trực tiếp tiếp xúc với sinh viên để giải đáp, thực hiện hình thức thi bằng trắc nghiệm trên máy và viết tiểu luận. Bên cạnh đó, giáo viên phải tự đào tạo về năng lực sư phạm để phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên phải biết khêu gợi để sinh viên dám nói, dám hỏi, dám tranh luận để bảo vệ chính kiến... ở một số chương giảng viên đã sử dụng những phương tiện hiện đại như máy chiếu, băng hình, sơ đồ, biểu đồ... Phương pháp giảng dạy mới cùng với các phương tiện giảng dạy, này bước đầu gây hứng thú cho sinh viên trong học tập các môn khoa học Mác - Lênin, giúp cho sinh viên nắm kiến thức vững chắc và liên hệ được với thực tiễn, gắn được học đi đôi với hành, lý luận với thực tiễn. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy mới chưa được thực hiện phổ biến mà mới chỉ dừng lại ở thí điểm là chủ yếu, và thường được sử dụng trong các tiết hội giảng hay tham gia thi giáo viên dạy giỏi. Đại bộ phận giảng viên vẫn ở trong tình trạng sử dụng chủ yếu là phương pháp dạy truyền thống, tức là phương pháp độc thoại mà chủ yếu là thầy đọc, thầy giải thích, trò ghi chép. Bên cạnh những ưu điểm hệ thống phương pháp dạy truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của người học. Phương pháp này đã tạo ra thói quen, thụ động, thầy truyền đạt hết nội dung được chuẩn bị, trò tiếp nhận hết nội dung mà thầy truyền đạt và thầy toàn quyền kiểm tra, đánh giá. Với phương pháp giảng dạy như vậy không phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho tư duy của họ bị ức chế, giờ học trở nên mệt mỏi kém hứng thú, không khơi dậy khả năng tự rèn luyện, phát triển tính tích cực chủ động sáng tạo của sinh viên. Có thể khẳng định tình trạng phổ biến trong giảng dạy Mác - Lênin hiện nay là dạy chay học chay (không đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên học tập), chủ yếu là ghi bài ở lớp, học theo vở ghi. Việc tổ chức cho sinh viên đi tham quan chưa thực hiện được vì nguồn kinh phí còn rất hạn hẹp. Hơn thế nữa, điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy học theo phương pháp mới như máy vi tính, đèn chiếu, video chưa được trang bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó có một số trường đã thực sự quan tâm và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy như trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học dân lập Quản lý và kinh doanh Hà Nội. Những trường này đã bắt đầu đầu tư cơ sở vật chất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và có những quy định cụ thể về chuyên môn đối với giảng viên, yêu cầu giảng viên phải coi đổi mới phương pháp giảng dạy là một nhiệm vụ trọng tâm của người giảng viên. Với mục tiêu hướng sinh viên tự học là cơ bản để nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và học tập. Chính vì vậy mà kết quả học tập của sinh viên tương đối cao so với các trường khác được thể hiện ở kết quả học tập (xem phụ lục 3) và một bằng chứng cụ thể là sinh viên trường Đại học Luật luôn luôn hưởng ứng và tham gia thi Ôlympic các môn khoa học Mác - Lênin và trong các cuộc thi đó đều đạt giải. Rõ ràng là phương pháp giảng dạy mới hay còn gọi là phương pháp giáo dục hiện đại có tác dụng trực tiếp đến chất lượng dạy và học xong vẫn chưa thực sự được sử dụng giảng dạy phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội, bởi có nhiều lý do: Thứ nhất, là đòi hỏi người giảng viên phải có trình độ cao không chỉ về chuyên môn mà cả trình độ tin học và ngoại ngữ. Thứ hai, là giảng viên phải có sự đầu tư rất lớn về thời gian chuẩn bị, trong khi đó giảng viên lại phải đảm nhiệm giảng dạy với một khối lượng thời gian lớn, ngoài ra nguồn kinh phí còn hạn hẹp. Kiểm tra, thi đánh giá kết quả cũng là một nhân tố quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin. Thi và kiểm tra không những là một hình thức để đánh giá kết quả học tập của sinh viên và điểm thi là căn cứ để sinh viên được lên lớp, ra trường mà còn có ý nghĩa lớn về mặt nhận thức, giúp cho sinh viên có thể khái quát những kiến thức đã thu nhận được, sắp xếp những kiến thức thành hệ thống hoàn chỉnh từ đó mà thế giới quan duy vật biện chứng được hình thành trong mỗi sinh viên [7]. Những năm qua, hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội với các bộ môn khoa học Mác - Lênin thường sử dụng hình thức thi viết. Bộ Giáo dục - Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan