Trong nghi lễ tang ma, trước đây khi có người thân qua đời, dân tộc Giáy thường để từ 3 đến 5 đến 7 ngày thậm chí là 9 ngày và có thể hơn. Còn hiện nay phổ biến là để 3 ngày do đó nghi thức mo tang lễ gồm 80 bài cũng phải giản lược, về hình thức, thủ tục thực hiện các tiết mo, bài mo sẽ được sắp xếp lại chặt chẽ hơn. Một xu hướng biến đổi khác trong nghi thức tang lễ của dân tộc Giáy hiện nay là đem người chết đi chôn trước rồi thực hiện nghi thức mo tang lễ sau, như vậy vừa thực hiện được nếp sống văn minh vừa giữ gìn được tinh hoa văn hoá của dân tộc mình. Tuy nhiên một xu thế khác đang diễn ra đó là một số người( nhất là lớp trẻ) ít quan tâm đến văn hoá của dân tộc mình, họ muốn tổ chức tang lễ theo kiểu thành thị do đó họ cũng không muốn học mo và như vậy mo tang lễ có được giữ gìn hay không chỉ còn trông đợi vào các ông thầy mo có kiên trì truyền dạy cho con cháu hay không. Sự tồn tại của mo tang lễ dân tộc Giáy diễn ra như vậy là do cuộc sống văn minh, hiện đại lấn át nếp sống cũ, từ đó thế hệ sau này sẽ đơn giản hoá các phong tục và như vậy, tang lễ và mo tang lễ của dân tộc Giáy cùng với những ý nghĩa giáo dục sâu sắc và sắc thái đặc trưng mà nó có cũng sẽ bị mai một, thất truyền một cách đáng tiếc.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a gần gũi vừa hoang sơ đã tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai có được một bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, riêng biệt thống nhất trong đa dạng.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội:
Đặc điểm môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với con người, nhưng khả năng hiệu quả tiềm lực và của cải thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tính chất của chế độ xã hội nhất định. ảnh hưởng của thiên nhiên đối với con người thế nào, ở mức độ nào, phụ thuộc vào chế độ xã hội nhất định, mà chế độ xã hội lại do phương thức sản xuất quyết định. Nói cách khác, là chính lao động sản xuất, chính bản thân phương thức sản xuất quy định phương thức sống của con người. Nhân cách, phẩm chất, cách sống, phong tục, tập quán của con người hình thành trước hết trong hoàn cảnh sản xuất và biểu hiện thông qua hoạt động sản xuất của họ. C.Mác cho rằng: sự phát triển của con người được quy định bởi sự phát triển của xã hội mà trong đó con người sống và hoạt động.
ở Lào Cai, cơ cấu kinh tế truyền thống của đồng bào Giáy gồm 3 bộ phận chính: Trồng trọt, chăn nuôi , nghề thủ công và trao đổi hàng hoá . Trong đó trồng trọt đóng vai trò chính, chăn nuôi, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Hoạt động các ngành nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp. Vì thế thời gian dành cho nghề thủ công là những lúc nông nhàn( chủ yếu là đan chài, lưới, nghề mộc, nghề rèn). Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi hàng hoá ở chợ phiên cũng thực hiện chức năng hỗ trợ trong nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế này tồn tại như một hệ thống chỉnh thể, thực hiện các chức năng hỗ trợ cho nhau, khuyết một trong 3 yếu tố đó kinh tế của người Giáy sẽ mất cân đối.
Cơ sở của trồng trọt ở đây là vườn và ruộng, nương rẫy. Họ lấy kinh tế trồng trọt lúa nước làm trọng. Các công cụ sản xuất của họ( như: chiếc cày, bừa đôi, chiếc cuốc bản),... dùng để làm ruộng từ bao đời nay vẫn không được cải biến. Tuy nhiên người Giáy lại áp dụng nhiều biện pháp thâm canh có hiệu quả cho nên năng suất cây trồng cao.
Do đặc điểm của các hình thái kinh tế trên, nền kinh tế cổ truyền của dân tộc Giáy là dựa vào thiên nhiên và mang tính tự cấp tự túc là chủ yếu. Trong từng làng, bản, đơn vị kinh tế (kể cả sản xuất và tiêu thụ) vẫn là từng gia đình. Trong lao động sản xuất chưa có sự chuyên hoá. Người đàn ông và đàn bà nào cũng làm những việc lao động sản xuất như những người cùng giới. Cho nên ở phương diện nào dó, tình trạng không chuyên hoá trong lao động dẫn đến sự lãng phí sức sản xuất, gây tâm lý ỷ lại vào những tập quán cha ông truyền lại, làm chậm trễ quá trình cải tiến sản xuất và cản trở sự phát triển xã hội.
Nhìn chung xã hội người Giáy có sự phân hoá giai cấp khá rõ ràng nhưng bộ phận người Giáy ở vùng Lào Cai diễn ra nhanh hơn, sâu sắc hơn những vùng khác. Dưới chế độ thực dân phong kiến các thành phần xã hội và quan hệ ruộng đất đại thể như sau:
Những người làm việc trong bộ máy thống trị:
Lý trưởng gọi là “srảy”(quan) coi 1 xã , Phó lý(pỏ). Tuỳ theo số dân ít hay nhiều mà quy định số pỏ. Chủ(srủ) coi hai, ba thôn có nơi hàng trăm hộ; Pinh thầu( pinh), chức này coi việc hành chính trong các xóm nhỏ, có nơi chỉ 5 - 7 hộ; Xip ná còn gọi là mù láo, là người giúp pinh thu thuế đốc phu; Xã đoàn, tổng đoàn, châu đoàn. Lính dõng, các loại lính ăn lương nhà nước(khố đỏ, khố xanh, lính cơ),
Nhân dân lao động và các thành phần khác:
Nhân dân lao động làng nào, phải phục dịch bọn chức dịch làng đó; Những người làm nghề mê tín gồm mo, tào, chỉm (then) và thầy bói; Những người làm nghề thủ công; Người liên lạc (trả) thông báo tin tức trong làng; Các trai làng đi ở gọi là “bảo ná”; Đầy tớ ( hỏi); Người trong nhà( hún rán đáu) là người phục vụ nhà srảy
Hầu hết các làng còn có ruộng công dùng vào việc thờ cúng gọi là ná xía, ná cáu tức là ruộng thần, ruộng cầu. ở vùng Giáy ruộng công nhiều hơn ruộng tư, ruộng tư (ná tí), ruộng tự khai phá lấy thường xấu mỗi làng có rất ít. Từ lâu đồng bào đã khẳng định : “ Xịp ba rì - tý bỏ đáy xì ná” có nghĩa là “ Mười đám nương không so được một góc ruộng”. Nên họ gắn bó với ruộng nước, sớm ổn định canh cư. Chế độ sở hữu ruộng đất như vậy làm tăng nhanh phân hoá xã hội, góp phần củng cố các làng, bản người Giáy. Người ta cần có một phần ruộng công để nuôi gia đình, có địa vị xã hội. Khi là chức dịch, có địa vị xã hội thì nhất thiết phải được chiếm một xuất ruộng công. Người Giáy gắn bó với làng bản thực chất là gắn với ruộng công.
Do sống trong hoàn cảnh kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tư tưởng phong kiến thống trị, cho nên trong xã hội Giáy trước đây tồn tại nhiều phong tục tập quán về ma chay, cưới hỏi, kiêng cấm rất nặng nề. Dưới ách áp bức , bóc lột của thực dân, phong kiến, họ phải đi lính tàn phá xóm làng ở những nơi mà họ bị đưa đi cướp phá, họ chết cha mẹ cũng không biết mồ mả ở đâu. Còn quyền lợi thì bọn vua quan được hưởng. Tuy thế họ cũng biết phân biệt rất rõ việc đi lính cho vua, quan với việc cầm súng bảo vệ bản làng. Cho nên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc mỹ, dân tộc Giáy đã nhiều lần cầm súng, gươm kiên cường chống lại những cuộc hành quân chinh phục của kẻ địch để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước, để giải phóng bản thân dân tộc mình.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào Giáy đã kiên cường chống lại những cuộc hành quân chinh phục của kẻ địch để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước, để giải phóng bản thân mình. Họ dần dần nhận thức được Đảng cộng sản Việt Nam là người duy nhất dẫn dắt cuộc đấu tranh đến thắng lợi hoàn toàn và con đường mà Đảng ta đề ra bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn duy nhất.
Như vậy sống trong những điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù riêng, dân tộc Giáy đã cùng các dân tộc thiểu số ở Lào Cai cùng nhau cần cù lao động, cùng chung sức chung lòng đứng lên chống ách áp bức , nô dịch của thực dân phong kiến và đế quốc để bảo vệ Tổ quốc, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh cũng như cả nước kiên trì đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đó là những cơ sở hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo riêng của đồng bào Giáy ở Lào Cai
2.2. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay và những vấn đề đặt ra
2.2.1. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay
Sự nghiệp đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đac đạt được những kết quả to lớn, đặc biệt là ở hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Đời sống kinh tế không ngừng được nâng cao, đưa đến những cải thiện trong đời sống tinh thần. Trong tiến trình đổi mới và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, văn hoá Việt Nam đã có cơ hội hợp tác và giao lưu với rất nhiều nền văn hoá trên thế giới. Sự giao tiếp các sản phẩm văn hoá, sự tiếp thu các công nghệ mới về lĩnh vực thông tin, về hệ thống truyền thông đại chúng...Như vậy văn hoá Việt Nam đã đến được với bè bạn thế giới, chiếm được cảm tình và được dư uận thế giới hoan nghênh. Điều đó chứng tỏ con đường mà chúng ta đang đi à hoàn toàn đung đắn tron việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.Điều đó được thể hiện:
Trước hết, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc Việt Nam là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, là trung tâm của chính sách dân tộc về lĩnh vực văn hoá.
Thật vậy, hơn hai mươi năm đổi mới của Đảng ta, ngoài những chủ trương chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, quyết định về phát triển văn hoá ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Điều đó thể hiện rất rõ trong các nghị quyết của các Đại hội VI và VII. Trong nghị quyết 22 NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 1988 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI nêu rõ: “ Tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá tốt đẹp của các tộc người. Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi tộc người phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các tộc người khác và góp phần phát triển văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các tộc người Việt Nam”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá , văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số...” Từ quan điểm đó của Đảng, Chính phủ đã có hàng loạt các quyết định quan trọng. Đó là quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4-5-2001 của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình và mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005, trong đó có “mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc ; xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ở cơ sở”; Ngày 17/6/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn hoá các tộc người thiểu số Việt Nam. Và gần đây nhất ngày 31/7/2007 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006-2010 trong đó có: “ mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc; xây dựng và phát triển đời sống văn hoá thông tin ở cơ sở” và 9 dự án trong đó có: “ dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam; dự án điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số làng, bản tiêu biểu và lễ hội đặc sắc của dân tộc thiểu số”. Những chủ trương, chính sách đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số.
Hai là,
Là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai luôn coi trọng công tác phát triển văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Quán triệt các nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước về công tác phát triển văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc, Tỉnh Lào Cai đã cụ thể hoá những nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước bằng những chương trình, đề án cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai. Đại hội Đại biểu đảng bộ Tỉnh Lào Cai lần thứ XIII đã xác định: “ ...đẩy mạnh công tác sưu tầm, khai thác, phát huy,bản sắc và sự đa dạng văn hoá tuyền thống của các dân tộc Lào Cai thành một nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc Lào Cai; phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thành việc sưu tầm, điều tra di sản văn hoá vật thể, phi vật thể tiêu biểu.[20,tr. 85].
Thực hiện mục tiêu Đại hội Đại biểu đảng bộ Tỉnh Lào Cai lần thứ XIII cho thời kỳ 2006 – 2010, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ra nghị quyết 7 chương trình công tác trọng tâm, 29 đề án phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Chương trình phát triển văn hoá - xã hội là một trong 7 chương trình trọng tâm của tỉnh bao gồm 5 đề án ( 19 dự án). Trong đó đề án số 16: Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010, đã được các ban ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện bằng 5 tiểu dự án đã thu đựơc những kết quả đáng khích lệ giúp cho đồng bào các dân tộc ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc ở Lào Cai.
Như vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các tộc người thiểu số đã trở thành một chủ trương và chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đang từng bước được triển khai trong thực tế góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc nói chung, dân tộc Giáy nói riêng.
Ba là, sự chỉ đạo của ngành văn hoá thông tin, các cơ quan truyền thông trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở Lào Cai.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, trong những năm qua, lĩnh vực văn hoá - xã hội của Lào Cai cũng được thúc đẩy và nâng cao, tạo được không khí phấn khởi, đời sống tinh thần phong phú và nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về mọi mặt, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh qua đó nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
Sở Văn hoá Thông tin Lào Cai với tư cách là một ngành sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá với nhiệm vụ quản ý nhà nước, tổ chức các hoạt động phong trào văn hoá, thông tin, thể thao ở cơ sở và các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Trong quản lý nhà nước, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và tổ chức các phong trào văn hoá thông tin ở cơ sở. Ngành Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai có hệ thống thiết chế văn hoá được xây dựng từ cấp tỉnh đến cơ sở xã, phường, thôn, bản. Sở Văn hoá Thông tin đã chủ động trong việc gắn công tác xây dựng văn bản với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cơ sở văn hoá trong tỉnh.
Hiện nay, toàn ngành có 6 nhà văn hoá cấp tỉnh và huyện, thành phố; 388 nhà văn hoá xã, phường và thôn bản; 1 thư viện tỉnh, 9 thư viện huyện, thành phố, 3 thư viện ngành, 10 thư viện xã, phường và 126 điểm bưu điện văn hoá xã; hơn 300 tủ sách trường học, cơ quan. Toàn tỉnh có một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, 9 đội thông tin lưu động, 10 đội chiếu bóng lưu động, 517 đội văn nghệ quần chúng. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở" được xác định là một trong 7 chương trình trọng tâm hướng về cơ sở.
Hoạt động văn hoá thông tin được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hoạt động hướng về cơ sở, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, đời sống văn hoá ở cơ sở từng bước được nâng lên. Các lễ hội cổ truyền được giữ gìn và phát huy. Phối hợp với Bộ Văn hoá Thông tin, Tổng cục Du lịch và các ngành chức năng của tỉnh tổ chức thành công liên hoan đĩa hình tuyên truyền toàn quốc lần thứ II. Các hoạt động của các thiết chế văn hoá huyện, xã (đặc biệt là các trung tâm hội nghị và văn hoá) đã góp phần tích cực vào việc phục vụ đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh như: Tổ chức các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng, các lớp năng khiếu nghệ thuật hàng năm cho thanh - thiếu niên các dân tộc, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá địa phương...
Hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, tổ chức các phong trào văn hoá, thông tin, thể thao, kỷ niệm các ngày lễ lớn được các sở ban ngành quan tâm và triển khai tốt đến các cơ sở. Hoạt động của đội Thông tin lưu động của tỉnh trong năm 2007 đã tổ chức được 630 buổi tuyên truyền lưu động và 568 buổi chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào các huyện vùng dân tộc thiểu số.
Trong các đợt tổ chức Đại hội Thể dục - Thể thao của tỉnh, cũng là dịp đồng bào các dân tộc thiểu số thể hiện các trò chơi truyền thống được các dân tộc sáng tạo từ trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá cộng đồng như: Bịt mắt bắt dê (dân tộc Thái, Giáy); Chơi đu quay (dân tộc Nùng), Tó én (đánh yến dân tộc Hmông, Giáy)... Các chương trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và địa phương cũng được tổ chức tốt, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực học tập, lao động sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
ở đây, Đài phát thanh truyền hình và báo chí tỉnh cũng có những đóng góp to lớn; toàn tỉnh có 3 tờ báo được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp phép hoạt động là Báo Lào Cai, Đài phát thanh - truyền hình Lào Cai, Tạp chí Văn nghệ Lào Cai;
Ngoài ra còn có 27 tờ tin của các ngành, đoàn thể và tập san chuyên ngành... Báo Lào Cai xuất bản 3 kỳ trên tuần, trong đó có một số cuối tuần và 2 kỳ báo ảnh/ tháng dành cho vùng cao. Đài phát thanh - truyền hình Lào Cai có 56 trạm truyền thanh cơ sở, 10 trạm phát sóng FM, 72 trạm truyền hình. Chương trình truyền hình páht 7 buổi/ tuần với thời lượng 60 phút/buổi. Phủ sóng truyền hình gần 90% địa bàn dân cư, hơn 70% hộ dân được xem truyền hình. Chương trình phát thanh với thời lượng 6,5 tiếng/ngày trong đó có một chương trình tiếng phổ thông và chương trình tiếng dân tộc (Hmông, Dao, Thái, Giáy). Phủ sóng phát thanh 95% địa bàn dân cư, 87% số hộ dân được nghe đài phát thanh. Tạp chí Văn nghệ Lào Cai và diễn đàn của 80 hội viên hội văn nghệ, là cơ quan ngôn luận của Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai, xuất bản 2 kỳ/tháng, lượng phát thanh hàng nghìn bản/ kỳ. Tạp chí có 5 chuyên mục trong đó có các chuyên mục mang bản sắc dân tộc Lào Cai như "Văn nghệ với cuộc sống", "Nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian"...
Các cơ quan báo chí Lào Cai đã tạo được bản sắc riêng ở một vùng dân tộc đa dân tộc, đa văn hoá. Báo chí phát triển, kịp thời cổ vũ mạnh mẽ các điển hình cá nhân và tập thể tiên tiến, các mô hình mới về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng. Đồng thời báo chí cũng ra sức chống các tệ nạn xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực.
Tác động của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" thời gian qua đã làm chuyển biến sâu sắc tư tưởng, hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Tính đến năm 2007 đã có 74.912 hộ, 750 làng, bản, tổ dân phố, 946 cơ quan, đơn vị trường học đạt danh hiệu văn hoá. Việc cưới, việc tang theo nếp sống mới và vấn đề tổ chức lễ hội trong làng Giáy có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của người dân nói chung, người Giáy nói riêng được nâng lên, thực hiện xây dựng nếp sống mới khá tự giác và nghiêm túc, các hủ tục, các tập quán lạc hậu giảm xuống đáng kể.
Bốn là, công tác bảo tồn, bảo tàng, sưu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian nói chung, văn hoá dân gian Giáy nói riêng được chú ý đúng mức trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá dân gian nói chung, văn hoá dân gian Giáy nói riêng trên địa bàn tỉnh:
Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được xuất bản trong đó nghiên cứu về dân tộc Giáy có những tác phẩm: Truyện cổ dân tộc Giáy; một số phong tục tập quán dân tộc Giáy Lào Cai; tục ngữ Giáy; dân ca trong đám cưới và trong tiệc rượu người Giáy; Vương chang hằm, hát ban đêm dân tộc Giáy. Trong năm toàn tỉnh tổ chức được 638 buổi văn nghệ quần chúng. Tổ chức cuộc thi "Giọng hát hay trang phục đẹp các dân tộc" với sự tham gia của 70 thí sinh thuộc 12 dân tộc, biểu diễn những tiết mục mang đậm bản sắc các dân tộc. Cùng năm tổ chức thành công "Lễ khai mạc du lịch về cội nguồn năm 2007" với nhiều chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc và "Lễ kỷ niệm 1000 năm thành lập tỉnh Lào Cai", tổ chức 3 buổi biểu diễn nghệ thuật chào mừng với nhiều tiết mục ca, múa, nhạc các dân tộc đặc sắc. Triển lãm ảnh, hiện vật gồm 500 bức ảnh, hiện vật, hơn 300 cuốn sách tư liệu được trưng bày. Tổ chức giao lưu văn hoá với các đoàn nghệ thuật của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc sang giao lưu, biểu diễn tại tỉnh.
Bằng những tư liệu, tài liệu được sưu tầm và các công trình nghiên cứu bước đầu, trên cơ sở những luận chứng khoa học đáng tin cậy, đã hình thành khái quát toàn bộ diện mạo và giá trị của kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian các dân tộc trong tỉnh, với những nét đặc trưng đáng chú ý. Đó là sự hiện diện nền văn hoá cổ ở nước ta nhưng lại đang tồn tại như một cơ thể sống, một kho tàng quý hiếm, một hiện tượng văn hoá đặc biệt mà đất nước ta có được ở vùng đất Lào Cai này.
Tuy nhiên, cũng từ tiến trình sưu tầm và nghiên cứu, có thể thấy rằng, một công trình nhìn nhận toàn diện vốn văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai nói chung và Giáy nói riêng vẫn là một câu hỏi giành cho nhiều nhà nghiên cứu trả lời.
Năm là, thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của đồng bào Giáy.
- Huy động giáo dục của các nhà trường Lào Cai trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Hiện nay, trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá hiện nay có tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống của đồng bào Giáy ở Lào Cai. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của mình, đồng bào thực hiện nghiêm túc những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nếp sống mới, xây dựng khu dân cư và làng xã văn hoá mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) được triển khai và thực hiện rộng khắp trong các xã và làng bản người Giáy ở Lào Cai. Một số lễ hội và hoạt động văn hoá truyền thống được phục hồi, duy trì và phát huy, đem lại nét sinh hoạt văn hoá phong phú, vui tươi, lành mạnh của người dân. Các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục... trong địa bàn người Giáy sinh sống được các cấp uỷ đảng và chính quyền tạo điều kiện phát triển, đã cải thiện rất nhiều đời sống vật chất, thay đổi nếp nghĩ của bà con người dân tộc, làm cho đời sống văn hoá, xã hội ở vùng Giáy có nhiều biến đổi.
- Về văn hoá vật chất:
Văn hoá vật chất trước hết được thể hiện trong cỏc nhu cầu về ăn, ở, mặc, cỏc phương tiện sinh hoạt, cỏc phương tiện phục vụ cho sản xuất vật chất khỏc; những yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, thị hiếu và cả những biến động của mụi trường, lịch sử.
Một trong những biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc Giáy ở Lào Cai đó là nhà ở. Hiện nay kiến trúc nhà ở dân gian, cách sắp đặt nơi sinh hoạt hàng ngày đã có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, cái truyền thống là sự bài trí trong nhà vẫn được đồng bào chú ý giữ gìn theo cách sắp đặt truyền thống, nhưng phần cấu trúc nhà và vật liệu làm nhà đã được cải biên. Đó không phải là ngôi nhà gỗ đồ sộ của người Giáy xưa, mà là những ngôi nhà gỗ theo kiểu người Kinh ít tốn gỗ lạt và những ngôi nhà gạch, ngói cấp ba, cấp bốn... Bởi kinh tế phát triển, dân số tăng lên, đất đai thu hẹp lại, rừng bị tàn phá nên tre, gỗ ngày một ít đi. Cấu trúc nhà theo xu hướng cải biên mang lại nhiều tiện ích cho đồng bào nhưng bên cạnh sự tiện ích đó là nguy cơ làm mất đi vẻ đẹp và sắc thái độc đáo của kiến trúc nhà ở các dân tộc, những tiện nghi hiện đại như đài, điện, ti vi,…rất cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, cải thiện đỏng kể đời sống vật chất và tinh thần của người Giáy; nhưng phần nào cũng làm cho những nột đẹp truyền thống trong ngụi nhà giảm bớt đi rất nhiều.
ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người mà còn chứa đựng những thói quen, tập tục, khẩu vị, làm nên sắc thái độc đáo của mỗi dân tộc. Do sản xuất phát triển, sự trợ giúp của nhà nước và giao lưu giữa các vùng được đẩy mạnh, món cơm đồ truyền thống bằng gạo tẻ luộc cho chín giở rồi mới cho lên chõ đồ không còn phổ biến, thay vào đó là cơm nấu bằng nồi điện, nồi gang; nước uống truyền thống bằng nước luộc gạo cũng vì vậy mà không còn là thức uống phổ biến mà thay vào đó là nước chè, nước lá cây rừng...Tuy nhiên một số món ăn truyền thống vẫn được đồng bào giữ gìn và phát huy trong các dịp lễ tết như món xôi ngũ sắc, món khẩu nhục, bánh giầy...
Cũng như ăn uống, trang phục không chỉ mang tính dưỡng sinh và bảo vệ cơ thể, mà còn mang nội dung văn hoá và là sắc thái văn hoá, bản sắc văn hoá dễ nhận biết nhất của mỗi dân tộc. Hiện nay, trang phục và trang sức của đồng bào Giáy có sự thay đổi lớn, mà trong những sự thay đổi đó, một mặt chất lượng cuộc sống được nâng lên, nhưng mặt khác không ít những truyền thống, sắc thái riêng bị mai một. Những cán bộ, công chức người Giáy, những làng Giáy gần thị trấn, thị xã, lớp trẻ nhất là nam giới hiện nay hầu như không còn ai mặc trang phục của dân tộc người mình nữa. Trang phục của người Giáy chỉ còn ở vùng sâu, vùng xa, ở người già, phụ nữ; Nguyên nhân của hiện tượng bỏ dần trang phục truyền thống là do sự lan tràn phổ biến cũng như ưu thế của vải công nghiệp và đồ may mặc sẵn, vì thế trang phục truyền thống ngày càng ít đi, bên cạnh đó còn một nguyên nhân khác tác động tới tâm lý đồng bào Giáy nhất là lớp trẻ, có những người lại cảm thấy xấu hổ và mặc cảm khi mỡnh xuất thõn là người Giáy, là người dõn tộc thiểu số, nên từ bỏ trang phục truyền thống của dân tộc mình…Khi bản thõn người chủ của những di sản khụng thấy được những giỏ trị văn húa độc đỏo của dõn tộc mỡnh, khụng cảm thấy sự cần thiết phải lưu giữ, phỏt huy thỡ đú là nguyờn nhõn cơ bản của sự thất thoỏt, mai một những giỏ trị văn húa truyền thống.
- Về văn húa tinh thần:
Bản sắc văn húa, sự độc đỏo trong văn húa được thể hiện chủ yếu trong đời sống tinh thần, những yếu tố như: tiếng núi, tớn ngưỡng, tụn giỏo, văn nghệ, lễ hội dõn gian…là những giỏ trị được hỡnh thành cựng với chiều dài lịch sử hỡnh thành nờn dõn tộc, là những yếu tố để phõn biệt giữa dõn tộc này với dõn tộc khỏc.
Ngôn ngữ là thành quả văn hoá lớn nhất của loài người và là biểu hiện quan trọng nhất của đặc trưng một dân tộc , tộc người. Dân tộc Giáy cũng như các dân tộc khác, trong khi gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam và công nhận tiếng Việt là quốc ngữ, được dùng làm phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, thì mỗi dân tộc đều mong muốn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình sẽ không bao giờ bị mất đi, mà cùng tồn tại với các tiếng nói khác. Tuy nhiên do đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là xen kẽ nhau cho nên trong quá trình giao tiếp nhiều dân tộc thường dùng song ngữ hay đa ngữ, dẫn đến tình trạng pha tạp ngôn ngữ. Tỉnh Lào Cai cú 25 dõn tộc cựng sinh sống, sự tiếp xỳc và giao thoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv in (sua).doc