Công ty Thực phẩm Miền bắc hoạt động trên một thị trường rộng lớn do có sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực thị trường. Hơn nữa thị trường các khu vực này gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển các sản phẩm do điều kiện tự nhiên đồng thời sự phân bố dân cư ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta, hiện Công ty 20 xí nghiệp nhà máy, trung tâm, trạm kinh doanh, cửa hàng nằm rải rác ở các tỉnh. Song trên địa bàn Hà Nội đã tập trung tới hơn một nửa là xí nghiệp, nhà máy,, trung tâm và cửa hàng của Công ty. Còn lại ở các tỉnh phía Bắc được phân bố một trung tâm, cửa hàng, xí nghiệp trong số còn lại. Một số tỉnh Công ty không đặt trung tâm, trạm hay cửa hàng nào.
Công ty cũng chỉ có một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đặc điểm trên việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty thực phẩm Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không ngừng đầu tư trang thiết bị, phát triển các hình thức dịch vụ mới phục vụ nhu cầu khách hàng góp phần tạo thêm doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Với cơ sở vật chất như vậy Công ty Thực phẩm miền Bắc có thuận lợi trong việc cạnh tranh trên thị trường, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, giảm cước phí vận chuyển, chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản hàng hoá, có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.2.3. Đặc điểm về lao động
Là một doanh nghiệp Nhà nước cố số lượng lao động tương đối lớn đến đầu năm 2005 có 1760 lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Công ty đã bố trí sử dụng tương đối hợp lý nguồn lao động, nâng cao, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó Công ty đề ra chế độ trách nhiệm vật chất thông qua khen thưởng, kỷ luật không ngừng khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tăng năng suất lao động từ đó năng suất lao động bình quân của Công ty ngày càng tăng lên.
Từ năm 2003 đến nay tổng số lao động của Công ty tăng lên ngày càng nhiều. Năm 2003 tổng số lao động của Công ty là 1200 lao động, năm 2004 là: 1600 lao động tăng 1,3333 lần tức tăng 33,33% so với năm 2003, năm 2005 là: 1760 lao động tăng 1,1 lần tức là tăng 10% so với năm 2004.Nguyên nhân về sự gia tăng lao động của Công ty là do hoạt động kinh doanh có hiệu quả, do đó Công ty mở rộng kinh doanh đòi hỏi phải bổ sung lao động.
Bảng 1: Cơ cấu lao động Công ty Thực phẩm miền Bắc năm 2003 –2005
Nội dung
2003
2004
2005
Số
người
Cơcấu(%)
Số
người
Cơcấu(%)
Số
người
Cơcấu(%)
Tổng số lao động
1200
100%
1600
100%
1760
100%
*Lao động trực tiếp
746
62,17%
998
62,38%
1086
61,7%
*Lao động phụ trợ, phục vụ
365
30,42%
486
30,38%
542
30,8%
*Lao động quảnn lý
89
7,42%
116
7,25%
132
7,5%
Chuyên môn
*Đại học
324
27%
538
33,62%
612
34,77%
*Cao đẳng, trung cấp
248
20,67%
442
27,63%
562
31,93%
*Còn lại
628
52,33%
620
38,75%
586
33,3%
(Nguồn : Thống kê lao động hàng năm Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Qua bảng cơ cấu lao động, ta nhận thấy tỷ lệ lao động có chuyên môn, trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của công ty cụ thể năm 2003 chiếm: 27 %, năm 2004 chiếm: 33,62% , năm 2005 chiếm: 33,77%. Hơn nữa, tỷ lệ lao động có chuyên môn, trình độ đại học đều tăng qua các năm. nguyên nhân chính là do đặc điểm công ty kinh doanh không chỉ sản xuất mà còn cả trên lĩnh vực du lịch khách sạn, thương mại , xuất nhập khẩu do đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức nghiệp vụ giỏi, khả năng giao tiếp đàm phán tốt, có khả năng lôi kéo khách hàng...
Bên cạnh đó trình độ chuyên môn trung cấp , cao đắng cũng tăng lên qua các năm. Để chứng minh được điều này qua bảng số liệu cơ cấu lao động của Công ty ta thấy năm 2003 chiếm 20,67%, năm 2004 chiếm 27,63%, năm 2005 chiếm 31,93%. Nguyên nhân chính là mục tiêu của công ty luôn tuyển dụng những người có trình độ , thu hút công nhân có tay nghề để đảm bảo được chất lượng hàng hoá.
Tỷ lệ lao động còn lại bao gồm chủ yếu là lao động trực tiếp dưới các phân xưởng, xí nghiệp sản xuất. Số lao động này chủ yếu là những người mới học hết cấp III, một số người mới học hết cấp II. Song tỷ lệ lao động này hàng năm lại giảm đi rõ rệt cụ thể: năm 2003 chiếm: 52,33%, năm 2004 chiếm: 38,75%, năm 2005 chiếm:33,3%.Như vậy tỷ lệ lao động này năm 2004 giảm: 13,58% so với năm 2003, năm 2005 giảm: 5,45 % so với năm 2004. Nguyên nhân là do những năm qua công ty đã không ngừng tổ chức bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân của công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
2.2.4.Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty thực phẩm Miền Bắc.
Vốn của doanh nghiệp là một yếu tố đầu vào không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp Nhà nước do đó vốn kinh doanh của công ty chủ yếu do Ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay chủ yếu do Ngân hàng Nhà nước Việt combank và một số ngân hàng khác, ngoài ra còn thu hút nguồn vốn cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả tránh tình trạng thiếu vốn làm gián đoạn quá trình kình kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2003 - 2005
Đơn vị:Tỷ đồng
Chí tiêu
2003
2004
2005
Gía trị
Tỷ trọng(%)
Gía trị
Tỷ trọng(%)
Gía trị
Tỷ trọng(%)
1.Vốn cố định
7,41
38,9%
8,32
40,23%
9,18
41,3%
2.Vốn lưu động
11,64
61,1%
12,36
59,77%
13,05
58,7%
3.Tổng số vốn
19,05
100%
20,68
100%
22,23
100%
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng số vốn của công ty đều tăng qua các năm và có sự thay đổi khá nhỏ tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động cụ thể: năm 2004 tổng số tăng 8,56% so với năm 2003, năm 2005 tăng 7,5% so với năm 2004. Về cơ cấu vốn, tỷ trọng vốn cố định hàng năm đều tăng so với tỷ trọng vốn cố định. Năm 2003 vốn cố định chiếm tỷ trọng 38,9% và , năm 2004 là 40,23% ,đến năm 2005 vốn cổ định tăng lên 41,3%.Trong khi đó tỷ trọng vốn lưu động lại giảm qua các năm cụ thể là năm 2003 chiếm 61,1% thì đến năm 2004 và 2005 lại giảm xuống còn 59,77% và 58,7%. Nguyên nhân là do những năm gần đây Công ty đã liên tục đầu tư mở rộng địa bàn kinh doanh, đầu tư các dây chuyền công nghệ sản xuất mới như dây chuyến sản xuất rượu vang của Cộng hoà liên bang Đức, dây chuyền sản xuất bánh quy cao cấp Hữu nghị,dây chuyền sản xuất mỳ Đồng văn...
2.3. phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty thực phẩm Miền Bắc
2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty (2003 – 2005)
Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ khi thành lập về nhiều mặt như tiền vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, lao động dôi thừa nhiều, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân còn hạn chế nhưng công ty đã bố trí lại sản xuất, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, phát triển mạng lưới tiêu thụ, mở rộng thị trường vì vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng lên đáng kể, thực hiện tốt vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường. Đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên đảng kể như doanh thu và lợi nhuận tăng lên bên cạnh đố lương của người lao động cũng tăng lên qua các năm.
Qua đây là kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến năm 2005 của Công ty thực phẩm Miền Bắc.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2003– 2005
Chí tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
1.Tổng doanh thu
Tỷ đồng
2.115
2.575
2.909
*Bán hàng trên thị trường nội địa
Tỷ đồng
1.438
1.712
1.945
*Doanh thu từ xuất khẩu
Tỷ đồng
601
773
844
*Doanh thu từ sản xuất
Tỷ đồng
68
80
108
*Doanh thu từ dịch vụ
Tỷ đồng
8
10
12
2.Các khoản nộp Ngân sách
Tỷ đồng
45,63
57,75
69,72
3.Lợi nhuận
Tỷ đồng
2,75
3,28
3,86
4.Lương bình quân (tháng)
Triệu đồng
1,2
1,4
1,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty thực phẩm miền Bắc)
Qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty các năm từ 2003 - 2005 ta thấy hoạt động kinh doanh đã đem lại kết quả với mức lợi nhuận tương đối cao. Năm 2003 lợi nhuận của Công ty đạt 2,75 Tỷ đồng đến năm 2004 đạt 3,28 tỷ đồng gấp 1,1927 lần năm 2003, năm 2005 đạt 3,86 tỷ đồng gấp 1,1768 lần năm 2004 và 1,4036 lần năm 2003.
Về doanh thu, ta nhận thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2003 là thấp chỉ đạt 2115 tỷ đồng, năm 2004 là 2575 tỷ đồng và năm 2005 đạt 2909 tỷ đồng đủ chiếm 1,3754 lần năm 2003 và 1,1297 lần năm 2004. Nguyên nhân tổng doanh thu tăng qua những năm là do doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu, doanh thu từ sản xuất, doanh thu từ dịch vụ đều tăng.
Một nhân tố quan trọng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty là nhân tố về lao động. Tình hình về tiền lương của Công ty được thể hiện qua chỉ tiêu lương trung bình của công ty, ta nhận thấy số lượng lao động của Công ty qua các năm đều tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng. Số lao động từ 1400 người năm 2003 đã tăng lên đến 1760 người vào năm 2005. Mặc dù số lao động tăng lên nhiều, song lương bình quân của lao động trong Công ty cũng tăng lên.
Năm 2003 lương bình quân một lao động là 1,2 Triệu đồng/tháng, đến năm 2004 tăng lên 1,4 Triệu đồng /tháng, tăng 16,67% lần năm 2003. Năm 2005 đạt 1.6 Triệu đồng/tháng, tăng 14,29% lần năm 2004. Như vậy cả số lượng và mức lương bình quân 1 tháng của một lao động trong các năm đều tăng chứng tỏ tổng quỹ lương của công ty tăng lên rất lớn.
2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản lượng sản phẩm của Công ty (2003 – 2005)
Tiêu thụ sản phẩm (TTSP) đóng vai trò trong việc quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đánh giá được kết quả hoạt TTSP của doanh nghiệp. Nhìn chung Công ty TPMB trong những năm qua tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng đã thay đổi. Các nhóm hàng tiêu thụ trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú hơn ngoài các mặt hàng nông sản và thực phẩm Công ty còn kinh doanh thêm cả mặt hàng cao su ,cà phê…Qua đây kết quả TTSP của Công ty được cho ở bảng dưới đây.
Bảng 4 : Kết quả sản lượng tiêu thụ trong nước theo nhóm hàng :
TT
Nhóm hàng
Đơn vị
tính
2003
2004
2005
1
Đường các loại
Tấn
180.856
160.872
190.834
2
Bánh kẹo các loại
Tấn
7.263
7.891
7.996
3
Gạo các loại
Tấn
71.368
100.000
121.000
4
Cà phê
Tấn
48.000
50.000
53.000
5
Cao su
Tấn
19.000
15.000
19.620
6
Thuốc lá
Triệu bao
55
57
63
7
Rượu các loại
Chai
521.964
598.763
532.442
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty thực phẩm miền Bắc)
Qua bảng số liệu kết quả bán hàng trên ta nhận thấy các mặt hàng Công ty bán ra với khối lượng qua các năm có năm sản lượng tiêu thụ tăng nhưng có những năm sản lượng tiêu thụ lại giảm cụ thê như các mặt hàng đường ,rượu, cao su tăng giảm không đồng đều nhau. Sỡ dị có sự biến động đó một mặt do sự biến động của thị trường đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trên thị trường mặt khác một số mặt hàng Công ty vừa sản xuất đồng thời vừa nhập khẩu. Bên cạnh đó một số mặt hàng khác do Công ty phải mua của các doanh nghiệp khác hoặc nhập khẩu từ nước ngoài do đó chịu tác động của biến động giá và công tác tạo nguồn mua hàng do đó có sự biến động nhất định. Sự biến động này được chứng minh ngay trên bảng số liệu kết quả khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
2.3.3. Dự báo sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2006 – 2007)
Từ bảng số liệu kết quả khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm 2003 đến 2005 chúng ta có thể dự báo được sản lượng cho các năm tiếp theo :
Dựa vào các công thức tính dự báo theo hình thức tiêu thụ sản phẩm để có thê xây dựng được sản lượng dự báo cho các năm tiếp theo.
* Thứ nhất :Lượng tăng (giảm) bình quân : ()
Dự báo cho năm tiếp theo :
Yn+1 = yn+ .l
Trong đó :
- Lưọng tăng giảm bình quân
yn – Là trị số cuối dãy
y1 – Là trị số đầu dãy
n – Các số biểu hiện của dãy
l- Độ dài thời gian cần dự đoán
* Thứ hai : Tốc độ phát triển bình quân : (t)
t =
Dự báo cho năm tiếp theo :
Yn+1 = Yn. tl
Trong đó :
t – Tốc độ phát triển bình quân
Yn – Là trị số cuối dãy
Y1 – Là trị số đầu dãy
n – Các số biểu hiện của dãy
l- Độ dài thời gian cần dự đoán
Từ công thức dự báo cho các năm tiếp theo bằng hai phương pháp là dựa vào lượng tăng giảm bình quân và tốc độ phát triển bình quân chúng ta có thể dự bảo khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty qua các năm 2006 và 2007 dựa vào số liệu 2003-2005.
Kết quả dự báo được cho ở bảng dưới đây :
Bảng 5 : Bảng dự báo tình hình tiêu thụ sản lượng năm 2006-2007
TT
Nhóm
Hàng
Đơn
vị
tính
2003
2004
2005
Sản
Lượng
Tăng
Bình
Quân
()
Tốc
độ
phát
triển
bình
quân
(t)
Sản lượng dự đoán cho năm tiếp theo
Theo mức tăng bq
Theo tốc độ
phát triể bq
2006
2007
2006
2007
1
Đường các loại
Tấn
180.856
160.872
190.834
4.989
1,027
195.823
200.812
195.987
201.278
2
Bánh kẹo các loại
Tấn
7.263
7.891
7.996
366,5
1,049
8362,5
8.729
8387,8
8798,8
3
Gạo các loại
Tấn
71.368
100.000
121.000
24,816
1,302
145,82
170,63
157,54
205,12
4
Cà phê
Tấn
48.000
50.000
53.000
2,5
1,05
55,5
58
55,65
58,433
5
Cao su
Tấn
19.000
15.000
19.620
0,31
1,016
19,93
20,24
19,934
20,253
6
Thuốc lá
Triệu bao
55
57
63
4
1,07
67
71
67,41
72,219
7
Rượu các loại
Chai
521.964
598.763
532.442
5.239
1,01
537.681
542.920
537.766
543.144
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty thực phẩm miền Bắc)
2.3.4.Tình hình các khoản nộp vào Ngân sách Nhà nước (2003 – 2005)
Thuế là nguồn thu chủ yếu đối với Nhà nước , Công ty thực phẩm Miền Bắc là doanh nghiệp Nhà nước nên Công ty phải có nghĩa vụ nộp thuế để đóng gốp cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng nộp NSNN của Công ty tăng lên rõ rệt qua các năm bên cạnh đó các khoán thuế chủ yếu phải nộp cũng tăng lên trong đó thuế XNK Công ty phải đóng góp nhiều nhất. Là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trên nhiều hoạt động khác nhau nên thuê cũng phải nộp từ nhiều nguồn ,tổng số thuế phải nộp vào NSNN cũng tương đối khả lớn. Qua đó chúng ta thấy dù gặp một vàI khó khăn nhât định nhưng Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong việc đóng góp vào NSNN.
Bảng 6: Các khoản nộp Ngân sách Nhà nước từ năm 2003 - 2005 của Công ty
Đơn vị:Tỷ đồng
TT
Chí tiêu
2003
2004
2005
1
Thuế VAT
7,06
8,92
10,74
2
Thuế tiêu thụ đặc biệt
0,097
0,122
0,146
3
Thuế XNK
36,41
46,06
55,64
4
Thuế TNDN
0,589
0,742
0,906
5
Thu trên vốn
0,72
0,912
1,01
6
Các khoản nộp khác
0,754
0,994
1,278
7
Tổng nộp Ngân sách
45,63
57,75
69,72
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanhcông ty thực phẩm miền bắc)
2.4. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thực phẩm Miền Bắc
Công ty Thực phẩm Miền bắc kinh doanh trên nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, khách sạn. Trong lĩnh vực sản xuất, sản phẩm của Công ty đưa vào tiêu thụ trên thị trường bao gồm: rượu vang Hữu nghị, bánh kẹo mang tên Hữu nghị, các sản phẩm thực phẩm khác như giò chả lạp xường, ba tê, xúc xích do các xí nghiệp nhà máy trực thuộc của Công ty sản xuất. Trong những năm qua do đã đầu tư một số dây chuyền sản xuất mới, sản phẩm của Công ty sản xuất ra được tiêu thụ càng nhiều trên thị trường.
2.4.1. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Trong những năm qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất đã tăng đáng kể. Đặc biệt năm 2003 doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm chỉ đạt 60,839 tỷ đồng đến năm 2004 đã tăng lên 74,071 tỷ đồng, gấp 1,2175 lần tức là tăng 21,75% so với năm 2003, năm 2005 doanh thu tiêu thụ cũng tăng lên và đạt 83,679 tỷ đồng gấp 1,1297 lần tức là tăng 12,97% so với năm 2005 và tăng 37,54% so với năm 2003. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo nhóm sản phẩm được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo nhóm sản phẩm.
Đơn vị tính:Tỷ đồng
TT
Nhóm hàng
2003
2004
2005
DT
%
DT
%
DT
%
1
Bánh kẹo
26,039
42,8
31,554
42,6
36,4
43,5
2
Rượu
9,917
16,3
16,147
21,8
18,159
21,7
3
Thực phẩm khác
24,883
40,9
26,37
35,6
29,12
34,8
4
Tổng doanh thu
60,839
74,071
83,679
(Nguồn: Báo cáo doanh thu Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty chiếm tỷ trọng cao là Bánh kẹo các loại. Trong các năm qua, Công ty đã lần lượt đầu tư các dây chuyền sản xuất công nghệ cao như dây chuyền sản xuất rượu vang Hữu Nghị, sản xuất bánh quy cao cấp Hữu nghị, dây chuyền sản xuất mì Đồng văn do đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, công suất sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty đều tăng lên qua các năm điều đó có nghĩa là tiêu thụ của các nhóm hàng đều tăng lên do vậy tổng doanh thu cũng tăng lên.
Qua bảng doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm ta nhận thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tập trung vào hai nhóm sản phẩm là bánh kẹo và các loại thực phẩm khác, doanh thu từ tiêu thụ rượu chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều so với hai nhóm sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm khác. Tuy nhiên, những năm gần đây tỷ trọng doanh thu từ tiêu thụ rượu lại tăng lên nhanh chóng cho thấy từ khi đầu tư dây truyền sản xuất rượu của Cộng hoà liên bang Đức, sản phẩm rượu vang của công ty đã dần dần có chỗ đứng trên thị trường và có khả năng đem lại mức doanh thu tiêu thụ cao hơn trong những năm tới.
Bảng 8 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo hình thức.
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Hình thức
2003
2004
2005
Trị giá
Tỷ trọng
(%)
Trị giá
Tỷ trọng
(%)
Trị giá
Tỷ trọng
(%)
1
Bán buôn
44,5707
73,26
56,7236
76,58
68,9097
82,35
2
Bán lẻ
16,2683
26,74
17,3474
23,42
14,7693
17,65
3
Tổng doanh thu
60.839
74.071
83.679
(Nguồn: Báo cáo doanh thu công ty thực phẩm miền bắc)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy hình thức bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn và khá cao trong doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty.Nhìn chung hình thức bán buôn đều tăng lên qua các năm không có năm nào giảm. Nguyên nhân này là do công ty tiêu thụ sản phẩm trên thị trường có quy mô lớn, hơn nữa công ty không chỉ kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất mà còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh thương mai, xuất nhập khẩu với những mặt hàng nông sản thực phẩm...Mặt khác Công ty có hệ thống các trạm, chi nhánh,trung tâm,cửa hàng giới thiệu sản phẩm ,quầy hàng ở các tỉnh thành trong cả nước.
2.4.2. Phân tích tình hình tổ chức và thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thực phẩm Miền bắc
2.4.2.1. Phân tích công tác nghiên cứu thị trường của Công ty
Xác định công tác nghiên cứu của thị trường là một công tác quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, Công ty đã hết sức quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường. Hàng năm, thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm các năm trước, các đơn đặt hàng, các hợp đồng cùng với kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu của thị trường thuộc phòng kế hoạch công ty, các số liệu dự báo nhu cầu thị trường về những sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty trên báo, tạp chí, dự báo cung cầu của Nhà nước, chỉ tiêu được giao của Bộ thương mại cho Công ty để Công ty dự kiến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu số lượng phù hợp. Tuy nhiên nguồn nhân lực của Công ty thực hiện công tác này chỉ gồm đội thị trường hơn mười người mà nhiệm vụ chủ yếu của đội là tiêu thụ hàng hoá sản phẩm bao gồm cả hàng hoá sản phẩm không trực tiếp sản xuất và cả sản phẩm do Công ty sản xuất hơn nữa nhiệm vụ này bao gồm phát triển mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thông qua bán hàng, nghiên cứu thị trường. Công ty cũng chưa có phòng Marketing do đó việc nghiên cứu, dự báo thị trường về cơ cấu khối lượng sản phẩm để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chỉ được tương đối.
2.4.2.2. Tổ chức công tác điều tra nghiên cứu thị trường trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng:
Kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ thuộc gần như quyết định vào người mua . Do vậy doanh nghiệp cần tạo ra một khối lượng khách hàng cho mình để có thể tồn tại và phát triển.
Ngày nay khách hàng là nguồn thông tin quan trọng đối với doanh nghiệp, trước hết khách hàng là người cung cấp thông về sản phâme của doanh nghiệp rất xác đáng bởi vì họ là người tiều dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Sự đón tiếp niềm nở ,lịch sự ,tôn trọng mời chào khách hàng để bán được hàng rất nhiều doanh nghiệp còn tranh thủ khai thác ,tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để doanh nghiệp biết thêm thông tin về sản phẩm mà chính doanh nghiệp sản xuất ra. Qua đó để cải tiến, nâng cao chất lượng ,mẫu mã sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu ,thị hiếu của khách hàng. Phiếu điều tra là một hình thức hoàn hảo để có thế tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Thông qua phiếu điều tra để thăm hỏi ý kiến của khách hàng nhằm giúp cho doanh nghiệp biết thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm. Qua đó có thể xây dựng được một bảng hỏi điều tra khách hàng .Trong quá trình thực tập tại công ty thực phẩm Miền Bắc thông qua đề tài hoạt động tiêu thụ em thể xây dựng được một bảng hỏi như sau:
Bảng câu hỏi điều tra ý kiến của khách hàng:
1. Xin ông (bà ) cho biết quý danh của ông (bà):…………………………..
2. Ông (bà) làm nghề gì:…………………………………………………….
3. Giới tính (Đánh X vào ô được chọn): Nam : Nữ :
4. Địa điểm hiện tại của ông (bà):…………………………………………..
Hoàng Mai: Hai Bà Trưng: Hoàn Kiếm: Ba Đình:
Tây Hồ: Cầu Giấy :
5.Ông bà có thường sử dụng sản phẩm bánh kẹo của chúng tôi không:
Có: Không:
6.Làm ơn ông (bà) đánh dấu( X) vào các yểu tố sản phẩm bánh kẹo của Công ty chúng tôi:
Tốt nhất
Tốt
Bình thường
Xấu
Kémnhất
6.1. Chất lượng sản phẩm
6.2.Mẫu mã
6.3.Màu sắc
6.4.Gía bán
6.5.Địa điểm bán
7. Xin ông bà cho biết nguyên nhân khi đánh giá về sản phẩm của chúng tôi:…………………………………………………………………………..
8. Nếu ông (bà) chưa sử dụng hay không mua sản phẩm của chúng tôi xin cho biết lý do:
Gía đắt so với sản phẩm cùng loại của Cty khác
Sản phẩm kém chất lượng
Không thấy giớ thiệu, quảng cáo
Không thấy bày bán ở nơi ông (bà) sinh sống
9. Xin cảm ơn ông (bà) đã bớt chút thời gian để phục vụ chúng tôi.
Qua thời gian điều tra thăm hỏi ý kiến của khách hàng ở 6 quận khác nhau thuộc trong địa bàn Hà Nội như Q.Hoàng Mai, Q.Cầu Giấy….về mặt hàng bánh kẹo của Công ty . Điều tra 100 bảng câu hỏi thì chỉ nhận được 60 câu trả lời từ phía khách hàng. Trong số 60 khách hàng có câu trả lời thì có nhiều người mua sản phẩm bánh kẹo Công ty thực phảm MB nhằm mục đích kinh doanh đại lý gia đình , một số người còn lại cho mục đích tiêu dùng cho cá nhân thông qua mua hàng từ những cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty hay các đại lý bán lẻ.
Sau đây là bảng thống kê về các yếu tố của sản phẩm bánh kẹo thông qua ý kiến của 60 khách hàng có câu trả lời.
Bảng 9: Số liệu điều tra khách hàng
TT
Chí tiêu
Y kiến của 60 khách hàng
Chất lượngsản phẩm
%
Mẫu mã
%
Màusắc
%
Gíabán
%
Địa điểmbán
%
1
Tốt nhất
18
30
15
25
28
46,7
0
0
12
20
2
Tốt
32
53,3
40
66,7
25
41,7
0
0
26
43,3
3
Bình thường
10
16,7
5
8,3
7
11,6
60
100
22
36,7
4
Xấu
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
5
Kém nhất
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Qua điều tra câu trả lời của 60 khách hàng về mặt hàng bánh kẹo thì thấy không có khách hàng nào đánh gía rằng các yếu tố bánh kẹo của Công ty là xấu và kém nhất. Trong khi đó yếu tố sản phẩm tốt được đánh giá nhiều nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất. Sau dó đến tốt nhất và cuối cùng là yếu tố bình thường .
Vì vậy Công ty đã có thế mạnh về mặt hàng bánh kẹo trong hoạt động tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng bánh kẹo của một vài Công ty khác như bánh kẹo Hải Châu, Hani Hà, ……Bánh kẹo Công ty đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Do vậy mục tiêu trong tương lai Công ty cần phải mởi rộng thị trưuờng hơn nữa đặc biệt là mở rộng thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ,các trạm kinh doanh để sản phẩm của Công ty ngày càng gần gũi với người tiêu dùng hơn. Không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, luôn luôn cải tiến mẫu mã để ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường, đa dạng hoá hình thức sản phẩm, ngày càng năng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
2.4.2.3. Phân tích công tác tổ chức lựa chọn kênh phân phối.
Công ty Thực phẩm Miền bắc hoạt động trên một thị trường rộng lớn do có sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực thị trường. Hơn nữa thị trường các khu vực này gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển các sản phẩm do điều kiện tự nhiên đồng thời sự phân bố dân cư ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Trên thị trường các tỉnh phía Bắc nước ta, hiện Công ty 20 xí nghiệp nhà máy, trung tâm, trạm kinh doanh, cửa hàng nằm rải rác ở các tỉnh. Song trên địa bàn Hà Nội đã tập trung tới hơn một nửa là xí nghiệp, nhà máy,, trung tâm và cửa hàng của Công ty. Còn lại ở các tỉnh phía Bắc được phân bố một trung tâm, cửa hàng, xí nghiệp trong số còn lại. Một số tỉnh Công ty không đặt trung tâm, trạm hay cửa hàng nào.
Công ty cũng chỉ có một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đặc điểm trên việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
2.4.2.3.1. Lựa chọn kênh phân phối.
Với đặc điểm như trên Công ty thực phẩm Miền Bắc đã vận dụng và sử dụng cả hai loại kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
+ Kênh phân phối trực tiếp, Công ty bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng qua hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm bao gồm các cửa hàng thực phẩm tổng hợp số 1, 2, 3; các trung tâm kinh doanh khác của Công ty. Song hầu hết các cửa hàng và trung tâm này nằm trên địa bàn Hà Nội.
Sơ đồ 3: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp của Công ty:
Công ty thực phẩm
Miền Bắc
Các trung gian
môi giới
Người tiêu
dùng
+ Kênh phân phối gián tiếp : Sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua kênh này phải trải qua nhiều . Sau đây là hệ thống kênh phân phối gián tiếp của Công ty thực phẩm Miền Bắc:
Sơ đồ 4: Dòng vận động sản phẩm trong hệ thống các kênh phân phối gián tiếp Công ty TPMB.
Các Xí nghiệp
Công ty TPMB
Chi nhánh trạm KD cừa hàng
Bán buôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32358.doc