MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC KẾ THỪA CHÚNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre 7
1.2. Tính tất yếu của việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre hiện nay 34
Chương 2: KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 52
2.1. Thực trạng của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay 52
2.2. Một số giải pháp cơ bản đảm bảo việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre 83
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đích kinh tế, mưu cầu sự sống. Lối sống đó đã thâm nhập vào mọi tầng lớp phụ nữ từ nữ sinh, sinh viên đến nữ cán bộ công chức... Họ ăn chơi vô độ, tiêu xài phung phí, lao vào các tệ nạn xã hội ngày càng có tổ chức cao, với qui mô quốc gia và quốc tế. Đó là những con người sống không mục đích, lý tưởng; giá trị sống của họ chỉ còn ở những dịch vụ giải trí trá hình, nhà hàng, khách sạn... với ánh đèn xa hoa trụy lạc. Họ không chỉ huỷ hoại giá trị đạo đức cá nhân mình mà còn gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, làm tổn thương đến tâm hồn, phẩm giá của biết bao thế hệ phụ nữ và của cả dân tộc.
Có thể nói, bản thân các giá trị đạo đức của phụ nữ nói chung, phụ nữ Bến Tre nói riêng, luôn luôn bị thử thách trước những tác động của nền kinh tế thị trường, của sự hội nhập và giao lưu kinh tế, văn hoá thế giới. Điều đó cho thấy, đạo đức của phụ nữ luôn đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Song, không có nghĩa kinh tế thị trường là nguyên nhân duy nhất tác động đến đạo đức, mặc dù nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đạo đức cá nhân và xã hội, nhất là khi nền kinh tế thị trường ở nước ta còn đang trong giai đoạn xây dựng và hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện. Có thể xem, tác động của kinh tế thị trường là nguyên nhân sâu xa, còn nguyên nhân trực tiếp của tình trạng trên chính từ chị em phụ nữ. Đó là, sự hạn chế về trình độ nhận thức, hạn chế về hiểu biết giới và pháp luật, khả năng tiếp nhận và chọn lọc thông tin, khả năng rèn luyện ở mỗi người phụ nữ... làm cho họ dễ bị cuốn hút vào cơn lốc của nền kinh tế thị trường, vào các hiện tượng phi văn hoá một cách không ý thức.
Sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cùng với quá trình hội nhập và giao lưu kinh tế, văn hoá thế giới đã tạo ra những cơ hội thuận lợi, những tiền đề vật chất để phát triển và nâng cao vị thế của người phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng nam nữ. Đồng thời cũng chính quá trình đó đã có ảnh hưởng tiêu cực, hủy hoại tính cách, nhân phẩm của người phụ nữ, làm mai một những giá trị đạo đức truyền thống của họ. Trong điều kiện đó, để phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững, không làm suy thoái đạo đức xã hội, bên cạnh việc phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ về mọi mặt, phụ nữ Bến Tre cần thiết phải kế thừa, giữ gìn và phát huy mạnh mẽ những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của giới mình, đúng với mục tiêu Đại hội phụ nữ tỉnh Bến Tre lần thứ V đã đề ra: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VI ... Nâng cao mặt bằng dân trí, kiến thức mọi mặt cho phụ nữ, phấn đấu vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ được xem như một loại “vắc xin” hữu hiệu để họ có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức, lối sống “phương Tây hoá”... từ bên ngoài vào. Nó sẽ là cội nguồn, là sức mạnh để củng cố và nâng cao những giá trị đạo đức của người phụ nữ hiện đại, giúp họ thấy được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống hôm nay, một cuộc sống được đổi bằng bao nhiêu xương máu và sức lực của những thế hệ người đi trước. Đồng thời, giá trị ấy sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn thử thách, tiếp tục khẳng định mình, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chính vì thế, để khơi dậy sức mạnh tinh thần của truyền thống quê hương, tiềm năng to lớn của những thế hệ phụ nữ hôm nay, Tỉnh ủy Bến Tre đã đề ra Nghị quyết 08/NQ- TU năm 1999, nhằm phát động toàn dân phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, tích cực tham gia phong trào “Đồng khởi mới” về kinh tế- xã hội, củng cố an ninh- quốc phòng... thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh nhà. Điều này, một lần nữa khẳng định sự cần thiết khách quan phải kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2
kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay- thực trạng và giải pháp
2.1. thực trạng của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay
kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre là một tất yếu trong quá trình xây dựng người phụ nữ hiện đại đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá của địa phương... đặc biệt người phụ nữ Bến Tre- chủ thể của quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống- có những nét đặc trưng riêng đã ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của việc kế thừa. điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành và những người có trách nhiệm đối với quá trình này cần nhận thức rõ những nhân tố tác động để xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo ra thế hệ phụ nữ mới bảo đảm tính truyền thống và hiện đại, tính dân tộc và nhân loại.
2.1.1. những nhân tố tác động đến sự kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre
Điều kiện tự nhiên
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, được hợp thành bởi ba cù lao lớn: cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, do phù sa của bốn nhánh sông (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Phía Bắc của Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền. Phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp biển với chiều dài 65 km.
Nhìn chung, Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt vào loại bậc nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gồm bốn sông lớn và nhiều kênh, rạch nối các con sông lại với nhau, với tổng chiều dài 6000 km, bao bọc và chia cắt làm cho Bến Tre thành vùng đất cù lao bốn bề sông nước. Hệ thống đường thủy của Bến Tre gồm những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính, ngược về phía thượng nguồn đến tận biên giới Campuchia. Vì thế, giao thông của tỉnh còn nhiều khó khăn, cách trở. Có thể nói, hiện nay Bến Tre là tỉnh duy nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn bị tách biệt với cả nước bởi những con sông lớn mặc dù chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây. Điều kiện địa lý cách trở làm cho vùng đất cù lao Bến Tre trở nên biệt lập từ bao đời nay, không chỉ giữa Bến Tre với các tỉnh bạn mà sự biệt lập này diễn ra ngay trong địa bàn của tỉnh bởi sự chia tách của hàng chục những cồn lớn, nhỏ khác nhau.
Chính điều kiện địa lý tự nhiên ấy đã hình thành nên một số nét tính cách và tâm lý của con người Bến Tre. Nét nổi bật là ý chí tự lực, tự cường của con người nơi đây rất mạnh mẽ. Bởi lẽ, giữa bốn bề sông nước, họ muốn dựa vào ai cũng khó, chỉ dựa vào sức mình, tìm tòi, sáng tạo, tự mở đường để tiến lên, không thể trông chờ ỷ lại. Tinh thần đó không chỉ thể hiện trong sản xuất mà còn trong tổ chức đời sống xã hội và đặc biệt là trong chiến đấu. Sức mạnh tinh thần ấy của con người Bến Tre nói chung, phụ nữ Bến Tre nói riêng đã trở thành động lực lớn lao để những thế hệ người Bến Tre hôm nay vượt lên mọi khó khăn, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên từ sức mạnh nội lực, hoà nhập, sánh vai cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
Tuy nhiên, khi đề cập đến vùng đất đảo, các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh tính chất bảo thủ, ngưng đọng, nhịp sống trì trệ chậm thay đổi... Đúng là những điều kiện địa lý cách trở, giao lưu không thuận tiện có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tính cách, tâm lý cũng như trình độ nhận thức của con người. Chắc chắn rằng Bến Tre cũng không thể vượt ra ngoài quy luật chung bởi sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội. Những điều kiện tự nhiên của vùng đất cù lao đã hạn chế quá trình giao lưu kinh tế và văn hoá giữa Bến Tre với khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước. Điều này gây nên những khó khăn không nhỏ đối với quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre. Người phụ nữ nơi đây ít mở rộng, giao lưu, chỉ sống trong không gian bó hẹp. Từ đó nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương ở một bộ phận người, qua câu ca dao sau ta hiểu thêm về điều đó:
"Sông Bến Tre có lở anh bồi
Sông Sài Gòn có lở anh ngồi anh coi”.
Họ chỉ giữ lấy cái truyền thống của địa phương mình mà không chú ý vươn lên tiếp thu cái hiện đại, giá trị độc đáo của địa phương khác, của cả nước cũng như thế giới. Về mặt này, sự kế thừa chỉ diễn ra trên phương diện thời gian mà bỏ qua mặt không gian. Vì vậy, trong quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của giới mình, phụ nữ Bến Tre phải khắc phục những tư tưởng bảo thủ, cục bộ địa phương còn ăn sâu trong mỗi con người để việc kế thừa và phát huy đạt được hiệu quả tốt.
Đặc điểm kinh tế -xã hội
Bến Tre là tỉnh có diện tích tự nhiên không lớn chỉ 2.315 km2 nhưng 70% diện tích là đất nông nghiệp; cùng với 65 km bờ biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt đã cho Bến Tre lợi thế phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế thuỷ sản, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Bến Tre có bước phát triển khá. Giai đoạn 1996-2000, tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn chỉ tăng bình quân 6,18%/ năm nhưng đến năm 2004 đã đạt 10,08%/ năm. Theo đánh giá của UBND tỉnh, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH còn với tốc độ chậm, hiệu quả chưa cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bến Tre chưa bền vững, còn phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp). Rõ ràng năm 2004 GDP của tỉnh ở khu vực I (nông nghiệp) vẫn còn cao, chiếm đến 60,8%. Trong khi đó, khu vực II (công nghiệp, xây dựng) chỉ có 15,7% và khu vực III (dịch vụ) 23,5%.
Về cơ cấu ngành nghề, Bến Tre do bị hạn chế về địa lý lãnh thổ nên chịu sự tác động của tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố lân cận không lớn. Vì thế, mức độ đa dạng hoá ngành nghề sản xuất còn thấp, chủ yếu vẫn là phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như khai thác và chế biến nông -thuỷ sản. Song, trình độ phát triển ở đây còn thấp, quy mô sản xuất còn nhỏ bé. Trình độ công nghệ trong các ngành kinh tế còn lạc hậu, vấn đề đổi mới thiết bị triển khai chậm. Mặt khác, cũng chính sự cách trở về địa lý làm cho việc thu hút đầu tư bên ngoài, cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu ở Bến Tre so với các tỉnh trong khu vực không có nhiều thuận lợi.
Với diện tích đất không rộng nhưng lại đông dân (dân số 1.348.167 người tính đến cuối năm 2003), nền kinh tế phát triển chậm, cho nên đến nay, Bến Tre vẫn là tỉnh nông nghiệp nghèo so với khu vực và cả nước. Tình hình đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ. Tuy đời sống người dân Bến Tre từng bước được cải thiện nhưng đến nay, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều với 14.752 hộ chiếm 4,62% số hộ trong toàn tỉnh (tính theo tiêu chuẩn cũ). Từ đó, những vấn đề bức xúc đặt ra trong lĩnh vực xã hội ngày càng gay gắt, nổi lên là vấn đề lao động, việc làm, thu nhập của phụ nữ nông thôn, những vấn đề về tệ nạn xã hội... Tất cả gây nên những trở ngại không nhỏ cho quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre.
Mặt khác, Bến Tre là một trong những tỉnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất của cả nước, và tất nhiên phải gánh chịu những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là về mặt xã hội. Với hơn 35.000 liệt sĩ, trên 18.000 thương binh, 2.067 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện còn sống 428 mẹ), 15.000 người bị nhiễm chất độc hoá học, tất cả đã nói lên tính chất khốc liệt của chiến tranh trên mảnh đất này. đối với Bến Tre, bao nhiêu anh hùng là bấy nhiêu đau thương, bao nhiêu niềm vinh quang là bấy nhiêu nỗi bất hạnh. Vì thế, những thế hệ người Bến Tre hôm nay không ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục những khó khăn thử thách, sống xứng đáng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, mặc dù kinh tế tỉnh nhà vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu.
Có thể nói, quá trình phát triển kinh tế- xã hội và quá trình kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ có quan hệ biện chứng với nhau. Sự phát triển kinh tế- xã hội là điều kiện, tiền đề vật chất cho quá trình kế thừa ấy. Ngược lại, những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ được phát huy mạnh mẽ sẽ trở thành động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Vì vậy, muốn kế thừa và phát huy một cách có hiệu quả những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre, trước hết phải chú trọng đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là phụ nữ.
truyền thống lịch sử, văn hoá của địa phương
nhìn lại lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, Bến Tre là một vùng đất mới nhưng lại có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá đáng tự hào. với những chiến công oanh liệt, quân và dân Bến Tre đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Ngay từ buổi đầu mở đất, nhân dân Bến Tre đã ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung lãnh đạo đánh tan 5 vạn quân xiêm với 300 chiến thuyền ở Rạch Gầm, Xoài Mút- sông Tiền. đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân Bến Tre đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Chính từ trong đau thương và gian khổ của chiến tranh, đã xuất hiện những sự kiện lịch sử độc đáo gắn liền với tên đất, tên người Bến Tre. Từ chuyến vượt biển đầu tiên năm 1946 ra Phú Yên và đi Hà Nội gặp Trung ương, Bác Hồ, xin chi viện vũ khí phân phối cho cả chiến trường miền Nam, mở đường Hồ Chí Minh trên biển, đến cuộc Đồng khởi vang dội, làm thay đổi cục diện chiến trường. Gần như tay không, nhân dân Bến Tre đã vùng lên với ngọn đuốc lá dừa làm nên đêm Bến Tre rực lửa, lan rộng khắp cả miền Nam. phong trào đấu tranh chính trị của “đội quân tóc dài” có một không hai xưa nay tạo nên “dáng đứng Bến Tre” đi vào lịch sử. Như một huyền thoại đẹp, những sự kiện lịch sử ấy gắn liền với tên tuổi những người phụ nữ đầy tài năng của đất Bến Tre, vị nữ tướng, Phó tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Định; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Thị Kiều. đặc biệt, với tiếng bom vang dội của anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung, báo hiệu sự tận cùng của chế độ Mỹ- ngụy Sài Gòn, là nhân tố góp phần quan trọng làm nên đại thắng Mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Kết thúc cuộc trường chinh ba mươi năm chống xâm lược, đến nay Bến Tre là tỉnh anh hùng được Nhà nước phong tặng 14 vị tướng, 53 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 2067 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 84 đơn vị, xã phường anh hùng, và 8/8 huyện thị anh hùng. Cùng với sự phong tặng đó, là hơn 35.000 liệt sĩ và 18.000 thương binh trên mảnh đất cù lao này. đây là những con số tự nó chứng minh rằng: đất Bến Tre, hễ ra ngõ là gặp anh hùng và nơi nào cũng đầy chiến tích. Tất cả đã thể hiện một tinh thần “Anh dũng, Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy” của người dân Bến Tre, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá: “Sự Đồng khởi ở Bến Tre có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào nhân dân nổi dậy đấu tranh của nhiều địa phương khác ở Nam Bộ. Tôi có vinh dự lớn lúc đó là “người trong cuộc” và có điều kiện theo dõi bước phát triển quan trọng này trong quá trình kháng chiến của Bến Tre đã được chứng minh trong nhiều văn kiện của Đảng và những tác phẩm văn học nghệ thuật ghi nhận là “quê hương Đồng khởi”, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre có quyền tự hào về điều này” [50, tr.1092].
Chính vùng đất cù lao và con người Bến Tre đã tạo nên xúc cảm sâu nặng trong lòng nhân dân Cu-ba vốn yêu chuộng hoà bình. Mối tình kết nghĩa giữa làng Moncada - Cu-ba với xã Lương Hoà- Giồng Trôm- Bến Tre năm 1983 là kết quả của nguồn cảm xúc ấy. Từ đó đến nay, giữa lòng Bến Tre có một làng mang tên Moncada và tại Moncada - Cu Ba có ngôi làng được gọi Lương Hoà. Như vậy, nửa vòng trái đất hoá gần chỉ bởi một cái tên. với truyền thống lịch sử hào hùng đó của vùng đất cù lao đã tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ, hun đúc nên ý chí, bản lĩnh cho những thế hệ người Bến Tre hôm nay vững bước trong phong trào “Đồng khởi mới”.
Cũng từ mảnh đất đầy đau thương mà anh dũng ấy đã sản sinh ra những con người tài năng, có học vấn uyên thâm. Phan Thanh Giản, người con của vùng biển Ba Tri đã thi đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi và trở thành vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh. Và Trương Vĩnh Ký, con người “học vấn uyên bác”, thông thạo hơn mấy chục ngôn ngữ, là người làm báo đầu tiên, viết văn chữ quốc ngữ, viết ký quốc ngữ đầu tiên của cả nước. Chỉ trong 40 năm, ông đã để lại 118 tác phẩm đủ các loại. Với tác giả Vũ Ngọc Phan, Trương Vĩnh Ký “thiệt là một nhà bác học”... đó là những người con thông minh, hiếu học, cần mẫn đã hấp thu những tinh hoa của mảnh đất vốn có truyền thống văn hoá này. sau ngọn cờ thơ văn yêu nước tiêu biểu nửa sau thế kỷ XIX- Nguyễn Đình Chiểu, phải kể đến Phan Văn Trị, tên tuổi của ông gắn liền với cuộc bút chiến sôi nổi thời bấy giờ, đánh vào Tôn Thọ Tường, một nho sĩ bán mình cho giặc. Đáng chú ý, ba chủ bút của ba tờ báo buổi đầu trong lịch sử báo chí ở Nam kỳ đầu thế kỷ XX đều là người Bến Tre, trong đó chủ bút tờ báo phụ nữ sớm nhất nước ta là “bà đồ” Nguyễn Thị Ngọc Khuê, với bút danh Sương Nguyệt Anh, con gái thầy đồ Nguyễn Đình Chiểu...
Con người Bến Tre vốn anh hùng nhưng cũng rất hiền hoà, dung dị, thắm đượm tình đất, tình người trong những câu chuyện kể, thơ ca dân gian, những câu hò điệu lý. Nhạc sĩ Lưu Nhất Vũ trong công trình sưu tập dân ca của mình đã kết luận “Bến Tre là một trong những cái nôi của nguồn dân ca Nam Bộ”. điều này cho thấy, con người Bến Tre rất có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của cha ông. Kết quả là Bến Tre đã được Bộ văn hoá thông tin công nhận 13 di tích lịch sử- văn hoá cấp quốc gia.
Tất cả những truyền thống lịch sử- văn hoá quý báu của vùng đất cù lao được giữ gìn và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. truyền thống ấy là điều kiện thuận lợi, là động lực tinh thần to lớn giúp cho người phụ nữ Bến Tre khắc phục những khó khăn, thử thách, tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương, những giá trị đạo đức truyền thống của giới mình đáp ứng yêu cầu cách mạng mới. Song, chính niềm tự hào về truyền thống của quê hương đã làm cho một bộ phận người mải say sưa với quá khứ, không đổi mới, tiếp thu những giá trị hiện đại để bồi đắp, làm phong phú thêm những giá trị truyền thống cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới. Từ đó, gây nên những trở lực khá lớn cho quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre hiện nay. Vì vậy, mỗi người phụ nữ Bến Tre có quyền tự hào về truyền thống của quê hương, của giới mình nhưng phải thường xuyên tự đổi mới, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại để làm giàu thêm những giá trị truyền thống ấy.
tình hình phụ nữ Bến Tre
Hiện nay, phụ nữ Bến Tre chiếm đến 52% dân số của tỉnh, là lực lượng quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong toàn tỉnh hơn 700.000 người nhưng lao động nữ chỉ có 320.000 người, chiếm tỷ lệ 45,7%. Điều này chứng tỏ nữ giới trong độ tuổi lao động ít hơn nam giới. Tỷ lệ nữ cao hơn nam giới ở độ tuổi dưới lao động và trên độ tuổi lao động. Nhìn chung lực lượng lao động nữ phần lớn là lao động trẻ. Đây là tiềm năng to lớn cho sự phát triển của tỉnh nhà. Song, độ tuổi trẻ như thế cũng là độ tuổi xây dựng gia đình, sinh đẻ, nuôi con của người phụ nữ. Nếu có giải pháp khắc phục được những khó khăn có tính quy luật tự nhiên này mới có thể phát huy được thế mạnh của lực lượng nữ. Ngược lại sẽ làm hạn chế sự đóng góp của người phụ nữ đối với xã hội.
Xét về chất lượng nguồn nhân lực nữ, ở Bến Tre còn rất thấp. Mặc dù những năm gần đây, Bến Tre đã hoàn thành xong chương trình phổ cập giáo dục tiểu học nhưng tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái tái mù vẫn còn, thể hiện qua tỷ lệ lao động nữ chưa biết chữ còn cao, có đến 9.114 người chiếm 2,92%. Tỷ lệ phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học cũng rất cao, có đến 87.845 người, chiếm 28,16%. Trình độ nữ từ tốt nghiệp tiểu học trở lên gồm 215.004 người, chiếm 68,92%. Như vậy, số chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ở phụ nữ đến 31,08% còn rất cao so với nam giới, nhất là so với cả nước(chỉ 19,70%) [60, tr.45].
Từ việc hạn chế về trình độ học vấn dẫn đến hạn chế trình độ nhận thức về mọi mặt của người phụ nữ. Đặc biệt, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề ở người phụ nữ còn rất thấp. Trong tổng số 320.000 lao động nữ có đến 276.966 người không có chuyên môn kỹ thuật, chiếm 88,77%. ở trình độ sơ cấp, có chứng chỉ nghề và công nhân kỹ thuật không bằng cấp có 16.501 người, chiếm 5,77%. Trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng cấp đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học chỉ có 17.002 người, chiếm 5,46%, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tình hình mới. Như vậy, số lao động nữ qua đào tạo nghề chỉ chiếm 11,23% chủ yếu là lao động phổ thông. Phần lớn tỷ lệ lao động nữ có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề tập trung ở nông thôn, bởi Bến Tre là một tỉnh thuần nông và lực lượng lao động nữ nông thôn chiếm đến 75%. Trong số 9.114 lao động nữ ở trình độ chưa biết chữ thì lao động nữ nông thôn có đến 8.314 người, chiếm trên 90%, nhất là những chị em ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển do điều kiện kinh tế còn khó khăn hoặc chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế nên học tập chưa được quan tâm đúng mức. Trong số 276.966 lao động nữ không có chuyên môn kỹ thuật thì ở nông thôn có đến 251.753 người, chiếm gần 91% [60, tr.60, 65, 70]. Chính vì vậy, nạn thiếu việc làm của lao động nữ nông thôn rất nghiêm trọng, 1/3 thời gian lao động chưa được sử dụng, dẫn đến một bộ phận đáng kể lao động nữ nông thôn tràn ra các thành phố kiếm sống, thậm chí làm các nghề mà xã hội ngăn cấm. Số phụ nữ còn lại ở nông thôn tuy có việc làm nhưng năng suất và hiệu quả lao động thấp, thu nhập kém, rơi vào tình trạng đói nghèo. Từ đó, thiếu thốn về điều kiện chăm sóc sức khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần, sức khoẻ lao động nữ bị giảm sút nhanh, tuổi đời lao động bị rút ngắn, có đến 42% phụ nữ bị suy nhược và tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa rất cao, dao động từ 40-60% nhất là những vùng kênh rạch, sông nước.
Tình hình trên cho thấy, phụ nữ Bến Tre là một lực lượng quan trọng, có tiềm năng to lớn, có khả năng phát huy được thế mạnh của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên do còn hạn chế về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ nhận thức mọi mặt, chính lực lượng lao động đông đảo ấy lại đặt ra những vấn đề xã hội bức xúc như: lao động, việc làm, thu nhập, tệ nạn xã hội... ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ, gây trở ngại cho quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của các tầng lớp phụ nữ Bến Tre hiện nay.
2.1.2. thực trạng của việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre
những mặt mạnh trong việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre
Chiến tranh đã thật sự chấm dứt từ ngày 30- 04- 1975 và ước mơ một cuộc sống thanh bình không còn bom rơi đạn nổ, không còn tàn phá và chết chóc... đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, ngay lúc niềm vui vừa đến, người dân Bến Tre lại phải đối diện trước một thực tế nghiệt ngã với vô vàn khó khăn của thời hậu chiến.
Bến Tre là một tỉnh bị tàn phá khốc liệt và nặng nề nhất trong chiến tranh so với các tỉnh khác ở Nam Bộ, không những cơ sở kinh tế bị tàn phá mà ngay cả những ruộng vườn do con người nơi đây tạo dựng, khai phá cũng bị hủy hoại. hơn 150.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh phần lớn bị hoang hoá và 2/3 diện tích vườn dừa, cây ăn quả bị bom đạn và thuốc khai hoang hủy diệt. Cơ sở vật chất của địch để lại sau ngày giải phóng dường như không có gì. Ngoài những cơ sở dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ và vài xưởng sửa xe cơ giới, cùng một ít phương tiện giao thông vận tải thủy và bộ cũ kĩ, không có một cơ sở sản xuất nào đáng kể. Bởi lẽ, dưới mắt kẻ địch, Bến Tre là một mảnh đất không an toàn nên chúng không đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất nào trong suốt hơn hai mươi năm chiến tranh. đối với một tỉnh mà nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính như Bến Tre, việc giải quyết hậu quả này không đơn giản. vấn đề lớn và cấp thiết nhất đặt ra lúc bấy giờ là giải quyết cái ăn, ổn định đời sống cho hơn một triệu dân ở tỉnh. Thêm vào đó, Bến Tre lại bị mất mùa liên tiếp 2 năm 1977- 1978, nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh. người dân Bến Tre phải bỏ làng quê đi làm thuê kiếm sống, hàng ngàn trẻ mồ côi, bụi đời sống lang thang vất vưởng.
Một nỗi đau khác không kém phần nhức nhối, đó là vết thương sâu sắc về tinh thần và tình cảm giữa những người từng một thời ở hai trận tuyến đối lập nhau nay cùng trở về đoàn tụ. Niềm vinh quang chiến thắng của bên này và sự mặc cảm xen lẫn hối hận, cả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truchanh.doc