Luận văn Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC KẾ THỪA, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 8

1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc và cần thiết kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở nước ta hiện nay 8

1.2. Một số nguyên tắc trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang 45

Chương 2: VẤN ĐỀ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HÀ GIANG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 56

2.1. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay 56

2.2. Một số nhóm giải pháp nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay 78

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

 

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái mới trong quá trình phát triển của sự vật: cái mới tuy phủ định cái cũ nhưng là một sự phủ định có kế thừa. Cụ thể hơn, kế thừa chính là mối liên hệ giữa các giai đoạn hay giữa các cấp độ khác nhau trong sự phát triển của sự vật. Sự kế thừa biểu hiện ở chỗ, một hay nhiều yếu tố của sự vật được bảo tồn khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Kế thừa là nhân tố bên trong của sự phát triển. Không thể nói đến sự phát triển mà tước bỏ đi tính kế thừa, cũng không thể nói đến kế thừa mà tách rời khỏi sự phát triển. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tượng cũ trong quá trình phát triển. Còn phát triển không chỉ là sự bảo tồn mà còn là sự mở rộng, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng. Như vậy, “để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế thừa, tức là bảo tồn, giữ lại những đặc điểm, đặc tính của đối tượng để trên cơ sở đó mở rộng, nâng cao trình độ, còn phát triển chính là sự kế thừa tốt nhất, tích cực nhất” [20, tr.35]. Mặt khác, kế thừa phải luôn gắn liền với lọc bỏ và đổi mới. Ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới dạng lọc bỏ, chứ không phải bê nguyên xi, không phê phán, không cải tạo và không phải lắp ghép một cách máy móc cái cũ vào cái mới. Nếu kế thừa mà không gắn với đổi mới và lọc bỏ thì sự kế thừa đó không thể làm xuất hiện cái mới tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn cái cũ mà cùng lắm chỉ lặp lại cái cũ một cách phiến diện hơn. Trong tự nhiên, tính kế thừa được biểu hiện, chẳng hạn như những nhân tố vô cơ được giữ lại khi chuyển sang giới tự nhiên hữu cơ. Trong sự phát triển của xã hội, tính kế thừa cũng được biểu hiện rõ nét, mà lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một minh chứng. Trong tư duy, sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội như khoa học, triết học, nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền...cũng thể hiện rõ tính kế thừa trong nhận thức của con người qua các thời đại lịch sử khác nhau. Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và cải tạo cả chủ nghĩa duy vật siêu hình lẫn phép biện chứng duy tâm để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tất nhiên, học thuyết của Mác cũng không phải là tuyệt đối, bất di bất dịch, không phải là một cái gì đã xong xuôi mà nó cần không ngừng được bổ sung và phát triển trong điều kiện mới theo quan điểm kế thừa. Như vậy, qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ rằng: kế thừa, đổi mới là một quá trình mang tính quy luật, biểu hiện đặc trưng của sự phát triển bất kể đó là sự phát triển trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, tính kế thừa có những đặc thù riêng. Quy luật kế thừa không phải chỉ biểu hiện về mặt thời gian, không gian, mối liên hệ giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai mà cả trong không gian. Việc kế thừa không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay thì kế thừa còn bao hàm cả sự tiếp thu có chọn lọc, có phê phán những tinh hoa trong nền văn hóa nhân loại nhưng đồng thời phải cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc mình như Đảng ta khẳng định: “Tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình trở thà nh bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” [13, tr.30]. Quá trình kế thừa những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng có những đặc thù riêng của nó. Trong giai đoạn hiện nay thì việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông là vấn đề không thể thiếu. Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung. Không có một sự phát triển nào lại được bắt đầu từ con số “0”. Mọi sự phát triển luôn luôn là quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực của cái cũ bao giờ cũng được giữ lại, kế thừa và phát triển trong sự ra đời của cái mới. Sự phát triển của những giá trị tạo thành bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là di sản vô cùng quý giá; đó là tinh hoa, cốt lõi và là linh hồn của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó, không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử đã có sự thay đổi thì cần phải có sự chọn lọc, kế thừa, bổ sung và đổi mới đối với những giá trị đó. Việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc, vì sự phát triển toàn diện cho mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (trong đó có dân tộc Mông), là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là vấn đề trung tâm của chính sách dân tộc về văn hóa. Văn hóa không phải là một hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt và ban phát cho con người, cũng không phải do ý muốn chủ quan của con người, mà nó hình thành dựa trên nhiều những nhân tố khác nhau như kinh tế, chính trị - xã hội…Chính vì lẽ đó mà không phải bất kỳ một giá trị văn hóa nào, hay một nét văn hóa nào cũng đều phù hợp với mọi chế độ xã hội, và đều được con người chấp nhận và tiếp thu. Cũng không phải giá trị văn hóa nào cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Ngược lại, có những giá trị văn hóa lại làm cản trở sự phát triển vì nó đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời kỳ mới. Thậm chí, ngay trong một giá trị văn hóa, có mặt còn là nhân tố thúc đẩy, nhưng mặt khác lại là nhân tố cản trở. Vì vậy, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Kế thừa những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, mà những nét văn hóa đó mặc dù trải qua nhiều những thăng trầm, biến cố của lịch sử xã hội nó vẫn trường tồn, không mất đi nét độc đáo, riêng có của dân tộc Mông. Khi kế thừa bản sắc văn hóa của một dân tộc thì ta phải kế thừa nét văn hóa đặc trưng nhất, mà người ta có thể dựa vào đó để phân biệt cộng đồng tộc người với các dân tộc khác. Những đặc trưng văn hóa này không bị pha trộn, mặc dù luôn có sự giao thoa rất mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, của các cộng đồng tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang là sự thừa hưởng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đã được hình thành từ rất lâu đời cùng với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Mông hàng ngàn năm nay. Với đặc điểm của tự nhiên và môi trường sinh tụ của dân tộc đã tạo cho văn hóa Mông nói chung, văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang nói riêng. Việc kế thừa một nền văn hóa như nó vốn có đã khó, nhưng tìm những cái hay, cái tốt, cái phù hợp với giai đoạn mới và phát triển nó, làm cho nó phát huy tác dụng mà không làm mất đi bản sắc, cái cốt lõi của nền văn hóa đó là việc làm còn khó hơn nhiều. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông là kế thừa những nét văn hóa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Vì vậy, nói kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay thì trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng địa phương mà lựa chọn, để có thể đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi trên thực tế. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển văn hoá vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, khẳng định: "Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc; bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc; tiếp thu những giá trị văn hoá khoa học của nhân loại" [8, tr.184]. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ tư BCHTW (khoá VII) của Đảng đã ra Nghị quyết số 04-NĐ/HNTW về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt: "Có chính sách toàn diện bảo vệ và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam" [70, tr.53]. Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã nêu lên năm quan điểm chỉ đạo cơ bản, trong đó có quan điểm quan trọng về phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số: Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (...). Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em [11, tr.57]. Để thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) thì chúng ta cần tập trung chủ yếu vào nội dung sau: Kế thừa, phát huy những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, đồng thời đẩy mạnh giao lưu, tiếp thu các giá trị văn hoá của các dân tộc anh em. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để vùng Miền núi phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình vận động, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH sẽ tác động sâu sắc và toàn diện đến sinh hoạt văn hóa, đến bản sắc và bản lĩnh văn hóa từng dân tộc. Bản sắc dân tộc luôn mang tính lịch sử cụ thể và luôn tạo lập các giá trị mới, để thích ứng với yêu cầu phát triển chung của thời đại. Vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc phải được hiểu trong xu thế phát triển, và phát triển là điều kiện để giữ gìn bản sắc. Để làm được điều đó ngoài việc tạo các tiền đề phát triển kinh tế, xã hội vững chắc thì việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa các dân tộc là một vấn đề hết sức cần thiết và có ‎ nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn mới hiện nay. 1.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam đứng trước sự tác động của cơ chế thị trường và vấn đề toàn cầu hóa đang là một xu thế khách quan, đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong xu thế toàn cầu hóa, nếu không hội nhập khu vực và quốc tế sẽ bị cô lập, lạc hậu, không phát triển được. Nhưng nếu tiếp nhận vô điều kiện các yếu tố ngoại sinh thì sẽ dẫn đến nguy cơ tự đồng hóa, tự đánh mất bản sắc văn hóa của mình. Vì vậy chủ động hội nhập quốc tế song phải giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có dân tộc Mông. Trong quá trình kế thừa, phát huy cần thực hiện một số nguyên tắc sau: - Thứ nhất, kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải có chọn lọc, phê phán. Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung. Mọi sự vật phát triển luôn luôn là quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực của cái cũ được giữ lại và phát triển trong sự ra đời cái mới. Trong văn hóa người Mông chúng ta cần kế thừa yếu tố đặc trưng của dân tộc mình như: Văn hóa vật chất (nhà cửa, trang phục, đồ dùng sinh hoạt, văn hóa ẩm thực); văn hóa tinh thần. Những nét văn hóa chúng ta cần kế thừa như: chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; trai gái tự do tìm hiểu bạn đời họ thường dùng tiếng khèn, hát đối đáp, hội ném pao để tỏ tình...hay nét riêng trong cách trang trí nhà ở như: trong nhà bao giờ cũng có gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm; cách chọn đất làm nhà, hình ảnh nhà trình tường; trang phục của người Mông hoàn toàn khác các dân tộc khác về màu sắc, hoa văn, đường nét. Còn trong đồ dùng sinh hoạt cũng như trong ăn uống của người Mông rất giản đơn nhưng lại thể hiện văn hóa riêng của dân tộc mình nhất là món "thắng cố". Ngày nay, món này không thể thiếu trong các phiên chợ vùng cao. Ngoài ra trong văn hóa ứng xử; văn hóa tinh thần của người Mông cũng có những nét riêng. Đó là văn hóa truyền thống riêng có của người Mông, mặc dù trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường đã tràn vào các "giao" của người Mông, nhưng người Mông ở Hà Giang về cơ bản vẫn còn giữ được nét văn hóa của mình. Bên cạnh những giá trị bản sắc văn hóa làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, trong văn hóa truyền thống dân tộc Mông cũng có một số điểm hạn chế. Đó là tính biệt lập, khép kín ít mở mang giao lưu; tính tự ty, cục bộ dòng họ, ý thức Quốc gia chưa cao, dễ bị kẻ định lợi dụng tâm lý dân tộc kích động tính tự trị, gây mâu thuẫn dân tộc; Quá trình khai thác tự nhiên thiếu kế hoạch, đã dẫn tới đốt phá rừng, di canh, di cư. Đặc biệt, hiện nay hiện tượng di cư tự do, truyền đạo trái phép đã làm giảm đi vẻ đẹp của một dân tộc có quá trình lịch sử lâu đời, với một kho tàng văn hóa đầy bản sắc. - Thứ hai, kế thừa, phát huy những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, đồng thời đẩy mạnh giao lưu, tiếp thu các giá trị văn hoá của các dân tộc anh em. Văn hoá là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của một dân tộc. Không có sự thay thế văn hoá mà chỉ có sự kế thừa, chuyển đổi, thích nghi... Kế thừa là một trong những tính quy luật của sự phát triển văn hoá, kế thừa là tất yếu khách quan. Văn hoá dân tộc Mông nếu không dựa vào di sản văn hoá truyền thống, không bám rễ vào văn hoá truyền thống thì không thể phát triển. Văn hoá truyền thống dân tộc Mông là sản phẩm của lịch sử và mang tính lịch sử. Có những yếu tố văn hoá truyền thống phù hợp với xã hội hiện nay, nhưng cũng có những yếu tố lỗi thời, lạc hậu so với yêu cầu cuộc sống hiện hành. Vì vậy, không quan niệm đã kế thừa là kế thừa mọi yếu tố của truyền thống mà là kế thừa có chọn lọc. Tiêu chí (nguyên tắc) của sự chọn lọc đó là các yếu tố di sản văn hoá "có khả năng thích ứng và phù hợp với xã hội mới và con người mới", nói cụ thể là nó phù hợp với tính chất tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc của nền văn hoá mới mà chúng ta xây dựng. Đó là những giá trị thẩm mỹ, lịch sử, đạo đức và nhân văn có tính dân tộc và tiến bộ. Văn hoá truyền thống dân tộc Mông có đặc trưng là tổng thể nguyên hợp. Do đó, khi kế thừa và phát huy phải có chọn lọc những cái tinh tuý của văn hoá mỗi yếu tố của văn hoá đều gắn liền với một sự kiện nhất định như: lễ thờ cúng thổ thần gắn liền với vấn đề bàn bạc quy ước của "giao" (bản) trong buổi "Nào xồng"; lễ cúng tổ tiên, cùng các vị thần gắn liền với phần hội "Gầu tào". Hoạt động nghệ thuật chưa tách khỏi hoạt động tín ngưỡng. Tín ngưỡng còn tạo ra không gian thiêng, thời gian thiêng trong lễ hội, củng cố ý thức cộng đồng của người Mông (phản ánh trong lễ gọi hồn đặt tên, lễ cầu sức khoẻ, lễ đuổi ma tà "Tu su", lễ "Nào xồng"...). Tín ngưỡng gắn chặt với hoạt động văn hoá. Vì vậy cần phải tôn trọng tín ngưỡng của người Mông. Quan niệm ấu trĩ của một thời lấy lý do bài trừ mê tín dị đoan cấm tổ chức "Nào xồng", "Gầu tào" đã dẫn đến hậu quả triệt tiêu sinh hoạt văn hoá cộng đồng đặc sắc. Đặc biệt không áp đặt quan niệm giản đơn, ấu trĩ, xoá bỏ những yếu tố cấu thành văn hoá truyền thống, cắt xén yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng quan hệ tổng thể. Những người lãnh đạo, những người làm công tác quản lý văn hoá phải có thái độ trân trọng bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc Mông, không được nhìn nhận và hành động đối với văn hoá Mông qua lăng kính của dân tộc mình, chưa coi trọng những yếu tố độc đáo, giàu bản sắc văn hoá Mông. Chỉ nhìn và quản lý văn hoá dân tộc Mông với con mắt của người hiện đại với lăng kính của người Việt (Kinh) chắc chắc sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho văn hoá dân tộc Mông. - Thứ ba, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông là một bộ phận trong chủ trương phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của một dân tộc. Không có sự thay thế văn hoá mà chỉ có sự kế thừa, chuyển đổi, thích nghi...Kế thừa là một trong những tính quy luật của sự phát triển văn hoá, kế thừa là tất yếu khách quan. Văn hoá dân tộc Mông nếu không dựa vào di sản văn hoá truyền thống, không bám rễ vào văn hoá truyền thống thì không thể phát triển. Kế thừa di sản văn hoá dân tộc phải gắn liền với vấn đề nâng cao phát triển văn hoá. Văn hoá truyền thống Mông ra đời trong xã hội nông nghiệp, quan hệ cộng đồng được đề cao. Ngày nay, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp xúc với các yếu tố văn hoá mới đòi hỏi nền văn hoá Mông phải được nâng cao theo hướng hiện đại hoá nhưng vẫn phải giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Kế thừa di sản văn hoá dân tộc phải gắn liền với vấn đề nâng cao phát triển văn hoá. Văn hoá truyền thống Mông ra đời trong xã hội nông nghiệp, quan hệ cộng đồng được đề cao. Ngày nay trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp xúc với các yếu tố văn hoá mới đòi hỏi nền văn hoá Mông phải được nâng cao theo hướng hiện đại hoá nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc. Quá trình giao lưu văn hoá, người Việt với cư dân đông đại diện cho văn hoá quốc gia có vai trò rất quan trọng. Người Việt, văn hoá Việt thực sự là cầu nối văn hoá Mông tiếp xúc với các giá trị văn hoá hiện đại. Văn hoá mới, văn hoá hiện đại, văn hoá của xã hội công nghiệp thông qua người Việt sẽ đến với vùng người Mông. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hoá cần tránh cả hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là áp đặt văn hoá mới, áp đặt văn hoá người Việt đến vùng người Mông. Khuynh hướng thứ hai là đóng kín không gian, môi trường giao tiếp, chối bỏ giao tiếp. Cả hai khuynh hướng này đều kìm hãm sự phát triển văn hoá dân tộc Mông. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Tạo điều kiện cho đồng bào Mông luôn kế thừa, phát huy được truyền thống văn hoá của mình. Chương 2 Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mông ở hà giang hiện nay - thực trạng và giải pháp 2.1. thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mông ở hà giang hiện nay 2.1.1. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay Dân tộc Mông chiếm tỷ lệ dân cư cao nhất trong tổng số các thành phần dân tộc của tỉnh Hà Giang - vùng cực bắc của Tổ quốc. Địa bàn cư trú của người Mông ở trên sườn núi cao, có độ dốc lớn, diện tích canh tác rất hạn hẹp. Nhưng đây là dân tộc có nền văn hoá dân gian rất độc đáo, có bề dày lịch sử trên dưới 300 năm từ khi Trung quốc sang định cư ở miền Bắc Việt Nam. Tính chất văn hoá biểu lộ ở cá tính dân tộc như khéo léo, dễ thích ứng, tự trọng, dễ tin người khác, nhận thức chủ yếu bằng trực giác cụ thể...; còn thể hiện ở phong tục, tập quán, văn hoá dân gian, văn hoá hiện đại, ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên những giá trị làm nên bản sắc đó, không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử thay đổi thì cần phải có sự kế thừa, phát huy những giá trị đó. Văn hóa truyền thống của dân tộc Mông Hà Giang rất đa dạng, thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: kiến trúc nhà ở; dụng cụ sinh hoạt vật chất, tinh thần; thẩm mỹ y phục và nếp sống văn hóa gia đình, xã hội. Nó là những bộ phận hữu cơ tạo nên mắt xích trong tính cách, phong thái và diện mạo của cộng đồng dân tộc Mông ở vùng cực bắc. Chẳng hạn, qua một vùng cực bắc Hà Giang, ta có thể nhận biết ngay bản nào là bản có người Mông sinh sống, đó là những ngôi nhà trình tường ở trên các sườn núi cao, giao thông đi lại khó khăn, canh tác chủ yếu dựa vào rừng núi dẫn đến việc chặt phá rừng làm nương dẫy bừa bãi, đã làm cho cân bằng hệ sinh thái đứng trước nguy cơ bị phá vỡ một cách nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán...Trước tình hình đó, ít nhiều họ đã nhận thức được tác hại của tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản một cách tuỳ tiện. Trong những năm gần đây, tình trạng chặt phá rừng đã được ngăn chặn song chưa triệt để, thêm đó là trình độ dân trí, văn hoá còn hạn chế nên ý thức của người dân chưa cao. Chưa có kiến thức trồng rừng và bảo vệ rừng, nhất là từ năm 2005 trở lại đây nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh cả về vật chất + tinh thần thì đời sống của người Mông đã khá hơn nhiều, đã có nhiều sản phẩm làm ra mang lại giá trị kinh tế cao, họ đã phần nào nhận thấy tác hại của việc đốt rừng làm nương dẫy. Như vậy, có thể khẳng định văn hoá dân tộc Mông tuy không tách biệt với các cộng đồng dân tộc khác trên địa bàn sinh sống. Song vẫn nổi lên những nét độc đáo của dân tộc mình, đó phải chăng cũng là một sắc thái văn hóa của họ. Vì vậy, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông là một việc đặc biệt cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay và được thể hiện trên các lĩnh vực sau: - Về văn hóa vật chất Một trong biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang đó là kiến trúc ngôi nhà. Nhà của người Mông có đặc sắc riêng so với các dân tộc khác đó là nhà trình tường bằng đất, nhà có 3 gian và 2 cửa. Trong nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm, xung quanh ngôi nhà xếp đá làm hàng rào che chắn. Các ngôi nhà không được làm đính sát vào nhau kể cả anh em ruột. Hiện nay do cơ chế thị trường tràn vào khắp mọi vùng, mọi thôn bản nó đã làm vắng bóng những ngôi nhà trình tường, và thay thế vào đó là những mẫu kiến trúc mới, những ngôi nhà được xây bằng gạch bi (loại gạch làm bằng bột đá), lợp bằng tấm lợp...ưu điểm của kiến trúc nhà mới này là chắc chắn, không tốn thời gian nhiều. Mặt khác, có điểm rất yếu là đã xoá mất hẳn dáng vẻ hoàn mỹ của nếp nhà vốn mang trong nó bản sắc văn hoá cộng đồng tộc người. Giờ đây, vẻ đẹp của ngôi nhà trình tường nó mát mẻ về mùa hè và ấm áp của mùa đông hiện chỉ còn lại rải rác ở các bản người Mông, đó là những ngôi nhà từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước và nó đã làm cho kiến trúc truyền thống trong ngôi nhà giảm đi rất nhiều. Nếu như cách thức làm nhà của người Mông tương đối thống nhất, thì bộ trang phục của truyền của họ lại muôn hình, muôn vẻ, nhất là bộ trang phục của nữ giới với chất liệu vải lanh mềm mại, đường nét hoa văn óng ánh. Trước đây đến bản người Mông sinh sống thì đều bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Mông ngồi dệt vải, thêu thùa, bản người Mông trồng lanh lấy sợi thì giờ đây vắng bóng trong các gia đình. Nay rất ít các thiếu nữ còn biết dệt vải, chỉ còn lại ở những người trung tuổi, còn giới trẻ thì hầu như họ ngại làm, thậm trí không biết làm. Hoặc nếu dệt vải thì sử dụng các loại sợi công nghiệp mua sẵn, vì thế trang phục của người Mông đã có sự thay đổi lớn, mà sự thay đổi đó một mặt là do chất lượng cuộc sống, do nền kinh tế thị trường. Mặt khác, cũng không ít những truyền thống, sắc thái riêng bị mai một. Những cán bộ, công chức người Mông, những bản làng Mông gần thị trấn, thị xã, lớp trẻ hiện nay là con em cán bộ người Mông thì hầu như không còn mặc trang phục của dân tộc mình nữa, hoặc có chăng chỉ còn một số người mặc trong những ngày lễ, hội. Trang phục của người Mông chỉ còn lại ở vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân của hiện tượng bỏ dần trang phục là do sự lan tràn phổ biến của đồ may mặc sẵn, bên cạnh đó còn có nguyên nhân khác là do tâm lý của một số người lại cảm thấy xấu hổ và mặc cảm vì mình là người dân tộc, nên họ từ bỏ trang phục truyền thống (nhất là giới trẻ), thêm vào đó những bản người Mông ở Hà Giang lại gần các cửa khẩu rất thuận lợi cho việc giao thương. Hơn nữa, đồ trang phục của Trung quốc mang bán tràn lan phù hợp với thị hiếu của người dân. Như vậy, thì sự thất thoát, mai một văn hóa truyền thống ngày càng mất dần đi. Đồ dùng sinh hoạt của người Mông ở Hà Giang nhìn chung rất đơn giản, trong đó chiếc quẩy tấu và con dao quắm là một trong những vật dụng độc đáo nhất, mặc dù kinh tế thị trường tràn vào nhưng người Mông hiện nay họ vẫn lưu giữ được nét truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, còn các dụng cụ khác như muôi, thìa, chậu...làm bằng gỗ thì chỉ còn lại rải rác ở một số gia đình có người già, còn các gia đình trẻ của người Mông hiện nay hầu như không còn. Những đồ dùng này có ưu điểm là người dân tự làm bằng những vật liệu sẵn có và thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận. Nhưng yếu điểm là mất thời gian, giá thành rẻ, vì thế giờ đây thay vào đó là những dụng cụ của ngành công nghiệp, tất cả cái đó nó làm cho nét đẹp truyền thống, đặc trưng riêng có của người Mông bị giảm bớt đi rất nhiều. Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người mà còn chứa đựng những thói quen, tập tục, khẩu vị, làm nên sắc thái độc đáo của mỗi dân tộc mình. Do sản xuất phát triển, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cuộc sống của người Mông ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây người Mông ở Hà Giang món ăn chính của họ vẫn là bột ngô (mó của) còn gọi là mẻn mén, là ngô say ra rồi đồ lên ăn thay gạo thì giờ thay vào đó họ đã dùng gạo để ăn, chỉ còn lại một số ít hộ gia đình là vẫn ăn mẻn mén. Một "đặc sản" không thể thiếu đó là món thắng cố, đó là món gồm cả thịt, xương, lòng... của bò, dê, trâu cộng với các loại gia vị gừng, ớt, thảo quả... ninh nhừ. Thì giờ đây món thắng cố này vẫn còn tồn tại ở các phiên chợ vùng cao và trong các dịp lễ tết của người Mông. Văn hóa vật chất hiện tại thể hiện chủ yếu ở đời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan