Việc dạy bài học Trường từvựng, có điều kiện (trong giờhọc tựchọn, bồi
dưỡng học sinh), giáo viên nên cho học sinh nắm thêm vềsựliên quan khái niệm
trường từvựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, các biện pháp tu từtừvựng
(ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá). Vì trong chương trình, trường từvựng chỉ được phân bổ
có 1 tiết, do đó giáo viên chỉ đủ đểgiúp học sinh nắm được khái niệm vềthuật ngữ
trường từvựng . Đây là một khái niệm mới trong ngôn ngữhiện đại.
141 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (trường hợp tỉnh Tây Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên quan chặt chẽ và có tác động lớn đến kết quả tiếp thu kiến thức ở lớp trên, vì
chương trình mới được biên soạn theo quan điểm đồng tâm từ dưới lên, càng lên lớp
trên, học sinh học càng sâu, các kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ được học lại nhưng
ở mức cao hơn. Nếu không có giải pháp để khắc phục những hạn chế này thì chất
lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn sẽ mãi ở mức thấp.
1.8.3. Nguyên nhân
Do sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa liên tục (cải cách giáo dục
trước 1986; 1986 triển khai chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục;
1995 chỉnh lí, giảm tải chương trình và sách giáo khoa của năm 1986; năm 2002
triển khai chương trình và sách giáo khoa mới) nên giáo viên phải chịu nhiều áp lực
về việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa. Mỗi lần thay đổi sách giáo khoa là
mỗi lần giáo viên phải quán triệt những quan điểm mới, nghiên cứu chương trình và
sách giáo khoa mới, làm quen với những kiến thức mới và thực hiện những chỉ đạo
của các cấp.
Khi bắt tay vào thực hiện dạy tiếng Việt cho học sinh thì nhà trường THCS
lại không điều tra vốn từ của các em. Dạy tiếng Việt cần phải căn cứ vào vốn từ (cả
vốn kiến thức) của học sinh trước khi đến trường để giúp học sinh phát triển vốn từ
trên cơ sở các em đã có.
Có người đề nghị nên bỏ dạy lí thuyết về tiếng Việt mà chỉ dạy cho học sinh
nói đúng, viết đúng tiếng Việt là đủ, tức là chỉ tập trung rèn luyện hai kĩ năng này
mà thôi.
Lê Cận (lúc bấy giờ là tác giả sách giáo khoa Văn – Tiếng Việt lớp 6, 1986)
phát biểu rằng : “Không phải học sinh chúng ta không có khả năng, kiến thức nói
đúng, viết đúng tiếng mẹ đẻ mà là thiếu ý thức đối với tiếng mẹ đẻ.” Theo luận văn,
ý kiến này giáo viên dạy tiếng Việt cũng phải quan tâm để giáo dục cho học sinh
nâng cao ý thức về việc học và giữ gìn tiếng mẹ đẻ.
- Báo Giáo dục & Thời đại ra ngày 10/4/2007 nêu rõ nguyên nhân của kết
quả khảo sát của Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục – Bộ Giáo dục & Đào
tạo (đã nêu ở trên). Theo quan niệm của giáo viên cho rằng: chương trình quá tải,
nên không đủ thời gian để dạy hết nội dung trong sách giáo khoa.
Nhóm nghiên cứu lại nhận định khác hẳn và đã đưa ra một số nguyên nhân
sau:
+ Bản thân chương trình, sách giáo khoa không gây quá tải đối với học sinh
cả tiểu học lẫn THCS;
+ Do giáo viên chưa vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập của học sinh, chưa giúp học sinh hoạt động tìm kiếm tri thức với sự hỗ
trợ của phương tiện dạy học;
+ Thói quen dạy học theo kiểu cũ vẫn đeo bám đối với giáo viên;
+ Do giáo viên chưa nắm được ý đồ của sách giáo khoa;
+ Do sự quản lí, chỉ đạo còn mang tính chất áp đặt, cứng nhắc, hạn chế sự
sáng tạo của giáo viên nên đã dẫn đến tình trạng nặng nề đối với học sinh khi học
theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Qua khảo sát thực tế và trực tiếp giáo viên ở 5 tỉnh, thành phố về trình độ đào
tạo, sự nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới, năng lực sư phạm, nhóm
nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng: Tuyệt đại đa số giáo viên đạt trình độ đào tạo
theo chuẩn (giáo viên tiểu học là 99,6 %, giáo viên trung học cơ sở là 96,5%). Xét
về trình độ trên lí thuyết mà nói rằng với lực lượng giáo viên hiện nay (qua khảo
sát) đã được đào tạo chuẩn, có kiến thức cơ bản, đáng tin cậy, có khả năng đảm
đương được nhiệm vụ giảng dạy, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Qua
kết quả khảo sát trực tiếp thì có khoảng 40 % giáo viên tiểu học và 30 % giáo viên
THCS hoàn toàn không có khó khăn gì khi giảng dạy theo chương trình và sách
giáo khoa mới, khoảng 60 % giáo viên tiểu học và 70 % giáo viên THCS cho rằng
gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, chủ yếu
trong các lĩnh vực kiến thức đối với hai môn Toán và Tiếng Việt, áp dụng phương
pháp dạy học mới và sử dụng phương tiện dạy học. Các nhà nghiên cứu cho rằng:
các khó khăn trên là nhỏ, có thể khắc phục được. Theo luận văn đây cũng là vấn đề
cần bàn thêm.
1.9. Tiểu kết
Ngược lên trên luận văn đã điểm qua hai nội dung chính :
a) Các tri thức về từ vựng học được giới thiệu ở THCS;
b) Chương trình Ngữ văn THCS thực tiễn giảng dạy chương trình này.
Ở nội dung thứ nhất, do môn tù vựng giảng dạy ở THCS trải dài trên nhiều
bình diện, lại liên quan đến kiến thức đại cương, do vậy luận văn không thể không
đề cập đến nó, mặc dù biết có phần hơi dài. Tuy nhiên, các kiến thức này là rất quan
yếu khi vận dụng giảng dạy cũng như đánh giá một chương trình.
Ở nội dung thứ hai, xem xét chương trình Ngữ văn trong tổng thể các yêu
cầu mục đích của một môn học, đặc biệt xem xét nó trong mối quan hệ với người
dạy và người học, luận văn bước đầu nhận xét về chương trình này. Đây là cơ sở
quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề cụ thể hơn ở các
chương tiếp theo.
Chương 2
KHẢO SÁT SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH
LỚP 9 – THCS
2.1. Nhận xét chung
Bảng 2.1. Thống kê số trường THCS được khảo sát
Huyện, thị Trường THCS Số lớp 9
Số
học sinh
Môn khảo
sát Ghi chú
Phường 1 4 159 Ngữ văn thị xã
Bình Minh 3 129 Ngữ văn vùng xa Thị xã
Nguyễn Tri Phương 8 360 Ngữ văn vùng ven
Huyện Châu Thành Thị trấn 6 227 Ngữ văn vùng sâu
Huyện Tân Biên Thị trấn 4 152 Lịch sử vùng
biên giới
Cộng 5 trường 25 1027
Đặc điểm các vùng giáo dục: Luận văn chọn 5 trường THCS ở 4 vùng khác
nhau, gồm 2 huyện Châu Thành, Tân Biên và Thị xã Tây Ninh.
Ở Thị xã có 3 trường THCS, trong đó có 2 trường thuộc vùng xa, vùng
ven. Dân cư ở đây đa số không phải là dân địa phương, thuộc thành phần lao động,
nông dân, một số công chức,.... kinh tế nhiều thành phần : chạy xe ôm, làm ruộng,
làm vườn, làm mướn,....Do đó, tuy ở thị xã, nhưng con em ở đây chủ yếu thuộc
thành phần lao động nên việc học hành có bị xao lãng;
Ở huyện Châu Thành, chúng tôi chọn trường THCS Thị trấn. Đây là
huyện vùng sâu, vùng biên giới, giáp giới Campuchia, có quan hệ mua bán của nhân
dân hai nước giữa các xã ven. Vùng thị trấn cách xa biên giới 20 km, thành phần
dân cư đa số là nhân dân di cư từ Bắc vào trước 1975, đạo Thiên Chúa, sống bằng
nghề buôn bán; kinh tế những hộ gia đình mua bán thì có khá hơn, con em được
chăm sóc học hành đến nơi đến chốn; còn dân địa phương thì chủ yếu sống bằng
nghề làm ruộng, đời sống khá chật vật nên có ảnh hưởng đến việc học tập của con
cái;
Ở huyện Tân Biên, chúng tôi chọn trường THCS Thị trấn Tân Biên. Đây
là một huyện thuộc vùng sâu, biên giới của tỉnh, có cửa khẩu Sa Mát, giáp giới
Campuchia; cư dân ở đây khá phức tạp, bao gồm nhiều thành phần: thành phần địa
phương, thành phần kinh tế mới từ thành phố Hồ Chí Minh lên; thành phần Việt
kiều ở Campuchia về quê sinh sống. Kinh tế của những người địa phương thì chủ
yếu sống bằng nghề làm ruộng, làm mướn (giữ rẫy, cấy mướn, cạo mũ cao su;...);
những Việt kiều và những người thuộc diện đi kinh tế mới thì sống bằng nghề buôn
bán. Do đời sống chênh lệch giữa các thành phần cư dân nên đã ảnh hưởng rất lớn
đến việc học hành của con em. Số thuộc gia đình khá giả thì được quan tâm, chăm
sóc tốt hơn những học sinh thuộc gia đình nghèo, có thu nhập thấp, lao động phổ
thông, làm mướn.
Với sự phong phú, đa dạng của các vùng giáo dục, thành phần gia đình, yếu
tố kinh tế, chúng tôi hi vọng rằng đã có được bức tranh tương đối toàn diện về tình
hình giáo dục THCS ở Tây Ninh.Vì những yếu tố đó có tác động rất lớn đến vốn từ
của học sinh. Điều đó nó thể hiện phần nào trong các bài khảo sát sau đây :
2.2. Bảng tổng hợp số lỗi về từ vựng
Bảng 2.2: Tổng hợp số lỗi về từ vựng
TRƯỜNG THCS
Phường 1
(Thị xã)
(159 bài)
Bình
Minh
(Thị xã)
(129 bài)
Nguyễn
Tri Phương
(Thị xã)
(360 bài)
Thị trấn
(Huyện
Châu
Thành)
(227 bài)
Thị trấn
(Huyện
Tân Biên)
(152 bài)
TT LỖI
TỪ VỰNG
SL Tỉ lệ % SL
Tỉ lệ
% SL
Tỉ lệ
% SL
Tỉ lệ
% SL
Tỉ lệ
%
C
ộn
g
1 Từ láy 21 13,2 0 0 8 2,2 4 1,8 1 0,6 34 3,3%
2 Từ ghép 26 16,3 7 5,4 7 1,9 6 2,6 7 4,6 53 5,1 %
3 Từ Trái nghĩa 0 0 3 2,3 0 0 0 0 0 0
3
0,3 %
4 Từ đồng nghĩa 13 8,2 15 11,6 4 1,1 0 0 116 76,3
148
14,4%
5 Từ đồng âm 0 0 0 0 0 0 0 0 33 21,7
33
3,2%
6 Từ Thuần Việt 18 11,3 0 0 3 0,8 1 0,4 7 4,6
29
2,8%
7 Từ mượn 2 1,2 5 3,9 9 2,5 1 0,4 13 8,5 30 2,9%
8 Từ địa phương 7 4,4 8 6,2 3 0,8 2 0,9 0 0
20
1,9%
9 Các lỗi khác 14 8,8 30 23,2 5 1,4 0 0 40 26,3
89
8,7%
2.3. Tình trạng mắc lỗi của học sinh
2.3.1. Từ láy
+ Từ : bở ngỡ (bỡ ngỡ), thắp thoáng (thấp thoáng), thánh thót, rãnh rang
(rảnh rang), nhút nhác (nhút nhác), nhẹ nhỗm (nhõm), hài hước, tí tách, rây rứt
(ray), hốt hoảng, dồn dập, tức tưởi, vi vu, cai cai (cay cay), ngần ngại, năn nỉ, loay
xoay (loay hoay), lung tung, nhao nhao, hấp ha hấp hải (hớt hơ hớt hải hoặc hấp ta
hấp tấp), lia lịa, lâng lâng (nâng nâng), lo nắng (lo lắng), rập rìu (dập dìu), mông
lung, nhạt nhẽo, mê mộng (mơ mộng, xa xăm), dìu dắt (dạy dỗ), lâm thâm (lâm
râm), nhí nhẳn (nhí nhảnh, nhỏ nhắn), cải cọ (cãi cọ, tranh luận); lầy lụa (lầy lội,
nhầy nhụa), lây rây (lâm râm), sâu sắc (gay gắt).v.v…
+ Câu
(1) Những tiếng tí tách của những bạn trai đá cầu;
(2) Giọng nói của cô hiền diệu thánh thót;
(3) Thấp thoáng mà đã hai mươi năm trôi qua;
(4) Em lẩn thẩn bỏ vào lớp một mình;
(5) Lần đầu tiên được vi vu trên đường Trường Sơn;
(6) Nhớ tiếng nói rãnh rang giảng bài cho chúng mình vào buổi trưa mùa thu;
(7) Cháu cứ từ từ làm gì mà hấp ha hấp hải vậy ?
(8) ... làm cho em có cảm giác nâng nâng;
(9) ... luôn ân cần lo nắng;
(10).... bên ánh lửa rập rìu;
(11) Trời mưa lâm thâm và do ngủ dậy muộn mình đã đi học trễ;
(12) Đang mãi mê nhìn mông lung, chợt có ai vỗ vai tôi giật thốt cả tim.;
(13) Thầy cười nhạt nhẽo;
(14) Nó mỉm cười với tôi đầy mê mộng;
(15) Cô giáo đã dìu dắt chúng tôi lúc nhỏ;
(16) Chúng tôi cũng tặng cho cô giáo món quà dễ thương, nhí nhẳn;
(17) Sau cơn mưa, đường làng càng lầy lụa;
(18) Suốt mấy ngày, mưa lây rây, không khí ẩm ướt.
(19) Ở Châu Phi chế độ phân biệt chủng tộc rất sâu sắc;.v.v…
+ Nhận xét
- Phần lớn trường hợp là sai chính tả;
- Số còn lại là từ dùng sai nghĩa hoặc không tương thích với ngữ cảnh.
+ Cách sửa
(1) Học sinh dùng từ “tí tách” để miêu tả tiếng đá cầu, nhưng chưa chính
xác. Chỉ viết “mưa tí tách” diễn tả hạt mưa rơi nhẹ trên một mặt nền nào đó tạo âm
thanh. Khó tìm được từ thay cho tí tách thì ta có thể viết cách khác :
Tiếng đá cầu của những bạn trai nghe rất vui tai.
(2) Cách dùng từ thiếu chính xác. “thánh thót” dùng để miêu tả âm thanh lúc
trầm, lúc bổng “Mưa rơi thánh thót”. Dùng từ này để miêu tả giọng của cô giáo thì
cũng chưa chuẩn. Có thể diễn đạt cách khác :
Giọng nói của cô hiền diệu, ngọt ngào (trong trẻo).
(3) Từ Thấp thoáng chỉ dùng để miêu tả một sự vật, một hiện tượng “Thuyền
ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.” Nên dùng từ thấm thoát để chỉ sự dịch chuyển
mau chóng của thời gian.:
Thấm thoát mà đã hai mươi năm trôi qua.
(4) Người viết muốn diễn tả trạng thái nhân vật “ thơ thẩn ”, hết linh hoạt
(Chị em thơ thẩn dang tay ra về - Nguyễn Du) nhưng lại sử dụng sai từ “ lẩn thẩn ”.
Câu có thể dùng từ “thơ thẩn” hoặc “thất thểu”, hoặc “thất tha thất thểu” (mức độ
tăng hơn) và sửa lại là :
Em thơ thẩn bỏ vào lớp một mình.
Hoặc: Em thất thểu bỏ vào lớp một mình.
(5) Câu này muốn diễn tả tâm lí sảng khoái, thoải mái khi được du hí trên
đường trường Sơn, một cảm giác tràn ngập sung sướng, nhưng người viết lại sử
dụng từ không chính xác. Từ “vi vu ”chỉ để diễn tả đi đây đi đó (nhiều nơi) mà ở
câu này điểm “ vi vu ” là trên đường Trường Sơn, chỉ một điểm đến, cụ thể, nên
thiếu chính xác. Câu có thể sửa lại là :
Lần đầu tiên được du hành (tham quan) trên đường Trường Sơn.
(6) Bài viết sai cả hai phương diện về dùng từ và chính tả. Viết chính xác là
rảnh rang. Tuy nhiên dùng từ rảnh rang trong trường hợp này không chính xác, vì
từ này chỉ dùng để miêu tả về thời gian “bận bịu suốt ngày, không mấy lúc rảnh
rang.” Sai lầm tiếp theo của câu này nữa là nhầm lẫn cách dùng từ tiếng nói, không
thể dùng để diễn tả cho công việc giảng bài..Do đó câu này nên sửa lại là :
Nhớ tiếng của cô giảng bài cho chúng mình vào buổi trưa mùa thu.
(7) Ý của lời khuyên chớ có hấp tấp, vội vàng kẻo mà hỏng việc, không gì
mà vội, nhưng người viết chưa nắm chắc từ nên đã dùng sai. Câu cần được sửa lại
là :
Cháu cứ từ từ làm gì mà hớt hơ hớt hải vậy?;
Hoặc : Cháu cứ từ từ làm gì mà hấp ta hấp tấp vậy?
Tuy nhiên chú ý thêm về từ hớt hơ hớt hải không chỉ để chỉ trạng thái hấp
tấp, vội vàng mà còn hàm chứa trạng thái hốt hoảng.
(8) Câu này viết sai từ , do phát âm địa phương Bắc bộ. Nên sửa lại là :
... làm cho em có cảm giác lâng lâng.
(9) Tương tự như câu trên, câu này viết sai từ” lo lắng” do phát âm địa
phương Bắc bộ. Câu sẽ được sửa lại là :
... luôn ân cần lo nắng.
(10) Trong từ láy của tiếng Việt không có từ rập rìu. Người viết đã dùng sai
từ “dập dờn” để diễn tả ánh lửa lúc lên lúc xuống, đồng thời do phát âm địa phương
Bắc bộ nên phát âm thành rập rìu. “Ánh lửa dập dờn trong màn đêm” [16, tr.108-
109] Câu sửa lại là:
.... bên ánh lửa dập dờn.
(11) Trường hợp này không phải học sinh phạm lỗi, vì có thể dùng cả hai từ
“ lâm thâm” hoặc “ lâm râm” để diễn tả trời mưa nhỏ hạt và kéo dài. Mưa “lâm
thâm” diễn tả mưa nhỏ nhưng mau hạt và kéo dài (Ngoài trời mưa lân thâm. Mái
lêu tranh xơ xác- Minh Huệ [17, tr 244]), khác với mưa “ lâm râm” chỉ mưa nhỏ,
nhẹ và kéo dài (Những hạt mưa vẫn lâm râm rắc xuống [17, tr 244]); đồng thời từ
“lâm râm” còn để diễn tả những hiện tượng khác (Lòng anh anh lại lâm râm nỗi uất
nghẹn – Ma Văn Kháng, [17, tr 244]). Cho nên câu này có thể có hai cách diễn đạt :
Trời mưa lâm thâm và do ngủ dậy muộn mình đã đi học trễ;
Hoặc Trời mưa lâm râm và do ngủ dậy muộn mình đã đi học trễ.
(12) Câu này mục đích diễn tả cái nhìn xa xăm, không gian rộng, không cố
định. . Có thể dùng từ “ xa xăm “ chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt, từ
“mông lung” còn được dùng như từ “mung lung”, nghĩa 2 “ (ý nghĩ) rộng và tràn
lan, không tập trung, không rõ nét. Ý tứ mung lung; suy nghĩ mung lung”.[26,
tr.629]; sai lỗi chính tả “mãi mê”. Cho nên câu này có thể có các cách viết sau :
Đang mải mê nhìn xa xăm, chợt có ai vỗ vai tôi giật thốt cả tim.;
Hoặc Đang mải mê nhìn mung lung, chợt có ai vỗ vai tôi giật thốt cả tim.;
Hoặc Đang mải mê nhìn mông lung, chợt có ai vỗ vai tôi giật thốt cả tim.
(13) Người viết muốn nói đến nụ cười thoáng, nhẹ nhàng của thầy giáo,
nhưng lại dùng sai từ “ nhạt nhẽo”. Nên dùng từ “ nhẹ nhàng”. Câu sẽ được sửa là :
Thầy cười nhẹ nhàng.
(14) Cũng có thể bài làm không nắm vững nên đã dùng sai từ “mơ mộng “
thành “mê mộng”. Câu nên viết lại như sau :
Nó mỉm cười với tôi đầy mơ mộng.
(15) Về ngữ pháp thì không sai, nhưng về dùng từ để diễn đạt nội dung thì
sai từ “dìu dắt ” thay vì viết là “dạy dỗ ” chính xác hơn. Nghĩa của từ “ dạy dỗ” còn
bao hàm cả nghĩa của từ “dìu dắt”, nên câu sẽ sửa lại là :
Cô giáo đã day dỗ chúng tôi lúc nhỏ.
(16) Câu này phạm các lỗi sau :
- Lỗi dùng sai từ “ nhí nhảnh” mà viết là “nhí nhẳn”.
Trường hợp nếu này dùng từ “nhí nhảnh” thì không chính xác với nội dung
cần biểu đạt, mà phải dùng từ “nhỏ nhắn”.
- Dùng dư từ “ dễ thương”, vì từ “ nhỏ nhắn ” đã có nét dễ thương rồi. Cho
nên ta có thể đảo vị trí từ “dễ thương” ra sau từ “ nhỏ nhắn” để tăng thêm giá trị
biểu đạt;
- Lỗi về diễn đạt, từ “ cũng” ở đây hơi lủng củng câu văn. Nên bỏ hoặc dùng
từ khác, đồng thời bỏ từ “cho ”. Câu có thể viết lại là :
Chúng tôi cũng tặng cô giáo món quà nhỏ nhắn;
Hoặc: Chúng tôi tặng cô giáo món quà nhỏ nhắn, trông rất dễ thương.
(17) Có thể dùng nhiều từ để diễn tả con đường đã chuyển đổi trạng thái lỏng
(sình lầy).Từ “lầy lụa” có nghĩa là nhầy nhụa [17, tr.256], khác nghĩa từ “lầy lội” là
đường sá có nhiều bùn lầy [17, tr.536]. Câu viết lại như sau :
Sau cơn mưa, đường làng càng lầy lội;
Hoặc Sau cơn mưa, đường làng càng lầy lụa;
Hoặc Sau cơn mưa, đường làng càng nhầy nhụa.
(18) Diễn tả trời mưa nhỏ, kéo dài nên người viết dùng từ “lây rây”, có nghĩa
là mưa nhỏ hạt như rắc bụi [26, tr.536], song đặt trong ngữ cảnh có thể viết nhiều
cách :
Suốt mấy ngày, mưa lâm râm, không khí ẩm ướt;
Hoặc Suốt mấy ngày, mưa lây rây, không khí ẩm ướt;
Hoặc Suốt mấy ngày, mưa lây nhây, không khí ẩm ướt. (nghĩa ở đây diễn tả
mức độ mưa dai dẳng hơn)
(19) Câu muốn nói đến mức độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi, nhưng dùng
từ không chuẩn. Từ “sâu sắc” chỉ tính chất đi vào chiều sâu, mang tính tích cực [17,
tr. 479], nên dùng từ “gay gắt ”có nghĩa chỉ ở mức độ cao.., gây cảm giác khó chịu
hoặc căng thẳng [26, tr.358] để chỉ đúng tình trạng, bản chất của sự phân biệt chủng
tộc. Câu sẽ viết lại là :
Ở Châu Phi chế độ phân biệt chủng tộc rất gay gắt. .v.v…
2.3.2. Từ ghép
+ Từ :gầy nhom, ăn năng (ăn năn), triều mến (trìu mến), bội ước, tuông trào
(tuôn), triểu nặng (trĩu), dằn vặt, van xin, giằng co, thông báo, liên tục, kí ức, khắc
nghiệt, đơn sơ, xung đột, sứt mẻ, ngôn lành (ngon), khốn khổ, ngụ ý, tiểu đội, quật
ngã, rực lửa, bè bạn, dạy dỗ, tiếp tế, vùng thiêng đất Phật (rừng thiêng nước độc),
nhảy nhót, du lịch (khách du lịch), đa ghi (đa nghi), chính minh (chứng minh),
khuông mặt (khuôn mặt), làng da (làn da), trao chuốc (trau chuốt), che chắn (che
chở), bảo vệ, ý tưởng (ý nghĩ, suy nghĩ), hòa nhịp (hoà đồng), tính cách (tính tình),
trang bị (trang bị), chuẩn tề (chỉnh tề), sâu tận (sâu đậm, sâu sắc, sâu nặng), bưng
chải (bương chải), sân sâu (sân sau), .v.v…
+ Câu :
(1) Cô Nga bước ra với tướng đi yếu ớt siêu vẹo;
(2) Nhân hôm nay ngày hai mươi tháng mười một là ngày tưởng niệm và nhớ
ơn thầy cô giáo,...;
(3) Từ đó cô bắt đầu học lớp bổ túc tại chức;
(4) Tim thì đánh đập thật là mạnh;
(5) Nơi đây nổi tiếng là một vùng thiêng đất Phật;
(6) Ở núi là có nhiều chú khỉ nhảy nhót từ cành này sang cành khác;
(7) Núi Bà được du lịch trong và ngoài nước biết đến;
(8) Chàng là người đa ghi;
(9) Nàng đã dùng cái chết đế chính minh cho lòng trong sạch...;
(10) Với khuông mặt, làng da ...;
(11) ... đã dùng từ ngữ trao chuốc;
(12) Họ đã dạy dỗ che chắn và bảo vệ chúng ta;
(13) Qua việc làm ấy của cô đã để lại cho em ý tưởng là thầy cô dạy dỗ cho
chúng em rất nhiều bổ ích;
(14) Sao mình thấy cô giáo dễ chịu, hoà nhịp với không khí vui vẻ của lớp;
(15) Cô Hồng có tính cách hơi dữ, nhưng cô rất thương học sinh;
(16) Mẹ đã trang bị cho tôi một bộ trang phục chuẩn tề;
(17) Tôi đã bày tỏ lòng biết ơn sâu tận vì nhờ công lao dạy dỗ của cô;
(18) Một mình cô bưng chải tên đường đời;
(19) Mĩ- La tinh trở thành sân sâu của Mĩ; .v.v…
+ Nhận xét
- Đa số dùng từ không tương thích với ngữ cảnh;
- Số còn lại viết sai chính tả, hoặc nhớ không chính xác nên viết sai từ.
+ Cách sửa
(1) Người viết diễn tả sự yếu ớt của cô giáo nhưng lại dùng sai từ “tướng đi”,
vì như thế là mô tả cả dáng đi đứng chứ không chỉ miêu tả trạng thái yếu ớt của cô
giáo qua bước đi; dùng hai từ ghép cũng gần nghĩa “yếu ớt ” và “siêu vẹo”làm cho
câu văn luộm thuộm. Từ “siêu vẹo” chỉ để mô tả dáng dấp không ngay thẳng. Nên
sửa lại là :
Cô Nga bước ra với dáng vẻ yếu ớt;
Hoặc Cô Nga bước ra với từng bước yếu ớt;
Hoặc Cô Nga bước ra với bước chân yếu ớt và dáng vẻ siêu vẹo.
(2) “Tưởng niệm” chỉ dùng cho hành động nhớ ơn những người đã hi sinh,
người có công,...Có thể thay bằng từ “kỉ niệm ” :
Nhân hôm nay ngày hai mươi tháng mười một là ngày kỉ niệm và nhớ
ơn thầy cô giáo,...
(3) Bỏ từ “tại chức ” câu sẽ gọn và rõ hơn, vì thực tế không hề có hệ bổ túc
tại chức :
Từ đó cô bắt đầu học lớp bổ túc .
(4) Chỉ cần giữ lại từ “đập”, vì dùng dư từ “đánh ”. Câu sửa lại sẽ là :
Tim thì đập thật là mạnh .
(5) Khó biết được bài viết muốn nói gì về Núi Bà Đen. Thực tế Núi Bà Đen
xưa là vùng đất thiêng và có nhiều thú dữ. Nhưng người viết lại sử dụng cụm từ
không chính xác vùng thiêng đất Phật. Có lẽ người viết cho rằng nơi đây là vùng
đất thiêng liêng nên đã dùng từ như vậy. Câu có thể sửa lại là:
Nơi đây nổi tiếng là nơi (vùng) rừng thiêng nước độc
(6) Câu này viết và dùng từ sai. Núi Bà chứ không viết “núi là”. Từ “nhảy
nhót” chỉ dùng để mô tả một trạng thái hoạt động, nhưng ở đây người viết lại muốn
diễn tả hai trạng thái hoạt động nhảy nhót và chuyền cành, do đó câu có thể sửa lại
là:
Ở Núi Bà có nhiều chú khỉ chuyền từ cành này sang cành khác.
(7) Người viết nhầm lẫn giữa động từ “du lịch” và danh từ “du khách”. Câu
được sửa lại là:
Núi Bà được khách du lịch (du khách) trong và ngoài nước biết đến.
(8) Câu này, người viết có thể không nắm chính xác từ hoặc viết sai từ
“nghi” thành “ghi”. Theo luận văn, câu này sửa lại là :
Chàng là người đa nghi.
(9) Người viết trong trường hợp này dùng sai từ “chứng minh” thành “chính
minh”. Đây có thể là học sinh thuộc loại dưới trung bình nên nắm từ chính xác. Có
thể sửa câu này như sau :
Nàng đã dùng cái chết để chứng minh cho lòng trong sạch....
(10) Ở đây, người viết đã phạm lỗi chính tả. Viết sai từ “khuôn” và từ “làn”.
Cách sửa lại chính xác là :
Với khuôn mặt, làn da ....
(11) Học sinh đã vi phạm 2 lỗi: về phát âm địa phương Nam bộ “trau” thành
“trao” (đây là lỗi phổ biến ở Tây Ninh), sai phụ âm cuối c và t của từ “chuốt”. Câu
được viết lại là :
... đã dùng từ ngữ trau chuốt.
(12) Dùng từ “che chắn” mà còn thêm từ “bảo vệ ”. Đây là hai từ có nghĩa
gần nhau, nên tĩnh lược từ. Theo luận văn, sử dụng cả hai từ đều không chính xác,
câu văn tối nghĩa, cần dùng từ khác như: chăm sóc phù hợp hơn. Nên viết lại là :
Họ đã dạy dỗ và chăm sóc chúng ta.
(13) Dùng từ “ý tưởng” không chính xác, chỉ là điều nghĩ trong đầu
[26, tr.1127], mà phải thay vào đó là từ “suy nghĩ”, hoặc “ý nghĩ” là điều nghĩ ra
trong óc do kết quả hoạt động của trí tuệ mới rõ nghĩa [17, tr.1127], hoặc từ “ suy
nghĩ ” nghĩa là vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn
đề,...như thế sẽ mang nghĩa tích cực hơn. Câu sửa lại như sau :
Qua việc làm ấy của cô.đã để lại cho em ý nghĩ là thầy cô dạy dỗ cho
chúng em rất nhiều bổ ích;
Hoặc Qua việc làm ấy của cô đã để lại cho em suy nghĩ là thầy cô dạy dỗ
cho chúng em rất nhiều bổ ích.
(14) Từ “hoà nhịp” không phù hợp để biểu đạt tính tích cực của cô giáo với
học sinh trong quan hệ. Có thể dùng từ “hoà mình” hoặc “hoà đồng” sát nghĩa hơn.
Câu viết lại là:
Sao mình thấy cô giáo dễ chịu, hoà mình với không khí vui vẻ của lớp;
Hoặc Sao mình thấy cô giáo dễ chịu, hoà đồng với không khí vui vẻ của lớp.
(15) Câu văn này thiếu sự trau chuốt về dùng từ nên diễn đạt về cô giáo thiếu
sự khéo léo, có phần thô và lộ nghĩa, khó nghe. Cần sửa lại với cách dùng từ bình
thường “tính tình” hoặc dùng từ khác có tính tích cực hơn như “nghiêm khắc”, hoặc
“khe khắt ”. Theo luận văn câu sẽ viết lại như sau :
Cô Hồng có tính hơi dữ, nhưng cô rất thương học sinh;
Hoặc Cô Hồng có tính tình hơi dữ, nhưng cô rất thương học sinh;
Hoặc Cô Hồng có tính nghiêm khắc, nhưng cô rất thương học sinh;
Hoặc Cô Hồng rất khe khắt, nhưng cô rất thương học sinh.
(16) Câu văn phạm hai lỗi dùng từ “trang bị” và “chuẩn tề”. Trước hết là lỗi
dùng từ “trang bị”. Từ “trang bị” dùng ở đây không thích hợp lắm, nghĩa của nó là
cung cấp cho mọi thứ cần thiết để có thể hoạt động; nên dùng từ “ sắm sửa”. Lỗi
thứ hai là dùng từ “chuẩn tề”, do không nắm vững từ nên sai về cách viết. Câu văn
sẽ được sửa lại với cách thay từ “chỉnh tề ”.
Mẹ đã sắm sửa cho tôi một bộ trang phục chỉnh tề.
(17) Người viết dùng sai từ “sâu tận ”thay vì dùng từ “sâu đậm” hoặc “sâu
sắc” để bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của mình.Câu sửa lại là:
Tôi đã bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm vì nhờ công lao dạy dỗ của cô;
Hoặc Tôi đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì nhờ công lao dạy dỗ của cô.
(18) Diễn tả sự cực nhọc, lặn lội, tần tảo mà dùng từ “ bưng chải” thì sai
hoàn toàn, vì tiếng Việt không có từ này. Phải sửa lại là “ bương chải” và câu sẽ
được viết như sau:
Một mình cô bương chải tên đường đời.
(19) Câu này sai về cả chính tả và dùng từ. “Mĩ-la tinh” viết lại là “Châu Mĩ
- La tinh” ; dùng sai từ “sân sâu” thay vì dùng từ “sân sau” Phải viết câu đầy đủ là :
Châu Mĩ La tinh trở thành sân sau của Mĩ; .v.v…
2.3.3. Từ trái nghĩa
+ Từ : đẹp – rẻ, giá thành, phong cảnh.
+ Câu
(1) Phong cảnh đẹp nhưng giá thành rẻ .
+ Nhận xét
Nhìn vào bảng thống kê, có thể thấy loại lỗi này chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên
để nâng cao vốn từ, giúp học sinh dùng đúng tiến đến dùng từ hay, không thể không
đề cập đến.
+ Cách sửa
(1) Đây là trường hợp đặc biệt và ngẫu nhiên đối với học sinh lớp 9. Khi các
em dùng từ “đẹp” và từ “rẻ ” không nghĩ đó là trái nghĩa. Theo luận văn, đặt trong
ngữ cảnh thì hai từ “đẹp” và “rẻ ” trái nghĩa nhau, xét về tính chất. Người viết muốn
phản ánh một thự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH009.pdf