Luận văn Vấn đề trả lương tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC BẢNG BIỂU i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

LỜI MỞ ĐẦU iv

Phần 1 ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ

TỚI VẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP 1

1.1 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với doanh nghiệp Việt Nam 1

1.2 Những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế tới người lao động trong doanh nghiệp 4

1.3 Yêu cầu của việc trả lương trong điều kiện kinh tế khó khăn 8

Phần 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG

TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG 11

2.1 Một số đặc điểm về Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11

2.1.2 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ 12

2.1.3 Đặc điểm cơ sở vật chất và tài sản 15

2.1.4 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005-2008 và kế hoạch phát triển Nhà khách Tổng Liên Đoạn giai đoạn 2009-2014 18

2.1.5 Đặc điểm về cơ cấu lao động 23

2.2 Thay đổi trong hoạt động Nhà khách đáp ứng vấn đề trả lương trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn 27

2.2.1 Xác định lại quỹ tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo hướng giảm tiền thưởng, tăng tỷ lệ tiền lương cho người lao động 27

2.2.2 Tái cơ cấu bộ máy quản lý và lao động theo hướng tinh gọn, giảm chi phí 28

2.2.3 Thay đổi trong hạch toán tiền lương và xác định hệ số cấp bậc công việc theo hướng đảm bảo tiền lương cho người lao động 34

2.2.4 Kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm các chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định tiền lương 39

2.2.5 Những chi phí tính khác tính theo lương cán bộ công nhân viên 40

2.3 Đánh giá kết quả của những thay đổi trong vấn đề trả lương 43

2.3.1 Những ưu điểm đạt được 43

2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục 46

Phần 3 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG

TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG 48

3.1 Quan điểm và nguyên tắc cơ bản trong công tác hoàn thiện vấn đề trả lương tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn 48

3.1.1 Chính sách tiền lương đảm bảo nguyên tắc chi phí sản xuất trong kinh tế thị trường 48

3.1.2 Đảm bảo tiền lương của người lao động trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn 49

3.1.3 Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo được sự công bằng cho người lao động 49

3.1.4 Vấn đề trả lương phải phù hợp với mục tiêu quản lý nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển của Nhà khách trong tương lai 50

3.2 Một số giải pháp cụ thể 51

3.2.1 Duy trì quỹ lương ổn định bằng cách tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết 51

3.2.2 Chia nhỏ và xây dựng lại các hệ số tham gia vào việc trả lương của người lao động 51

3.2.3 Hoàn thiện việc đánh giá cấp bậc và chất lượng công việc 53

3.2.4 Đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học 57

3.3 Một số kiến nghị khác đối với Nhà khách Tổng Liên Đoàn và cơ quan Tổng Liên Đoàn Lao Động 61

3.3.1 Một số kiến nghị với Nhà khách Tổng Liên Đoàn 61

3.3.2 Một số kiến nghị với cơ quan Tổng Liên Đoàn Lao Động 62

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề trả lương tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chi phí và các nguồn lực trong cơ quan. Vấn đề cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận kinh doanh đòi hỏi trong đó việc trả lương đạt hiệu quả cao, làm cơ sở tăng kết quả làm việc. 2.1.4.Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 - 2008 và kế hoạch phát triển Nhà Khách Tổng Liên Đoàn giai đoạn 2009 – 2014. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn, Nhà khách vẫn có những kết quả đáng chú ý. Trong lĩnh vực phục vụ, Nhà khách đảm bảo phục vụ tốt việc ăn, nghỉ của khách; các Đại hội của Ban chấp hành, các Ban luận văn của Tổng liên đoàn, Công đoàn ngành TW, Công đoàn tổng công ty, nhất là các đại biểu về dự Đại hội X Công đoàn Việt Nam. Quá trình phục vụ hiệu quả của nhà khách được đánh giá cao và được đồng chí chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam khen thưởng. Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà khách cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình. Công suất phòng nghỉ đạt 75-80%, đảm bảo công việc hàng ngày cũng như thu nhập của cán bộ công nhân viên, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đặt ra, kết quả trong giai đoạn 2 năm 2005 – 2006 như sau: Bảng 03 – Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2006(đơn vị: ngđ) Chỉ tiêu KH Tổng LĐ giao Thực hiện % hoàn thành Năm 2005 Doanh thu 12.000.000 15.274.894 127% Lợi nhuận 1.200.000 1.939.805 161,65% Thu nhập BQ CBCNV/ tháng 1.600 1.700 106,25% Năm 2006 Doanh thu 16.000.000 18.615.014 116,34% Lợi nhuận 2.000.000 2.167.834 108,39% Thu nhập BQ CBCNV/tháng 2.000 2.100 105% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động năm 2005&2006, Phòng Kế Toán) Năm 2007, theo tài liệu có được, số lao động thường xuyên của Nhà khách giảm từ 133 xuống còn 114 người. Tuy nhiên, thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên chức tăng đáng kể, trong khi các chỉ tiêu về doanh thu cũng như lợi nhuận trích nộp cấp trên đều hoàn thành. Cụ thể như sau: Bảng 04 – Kết quả kinh doanh năm 2007 (đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu Kế hoạch cả năm Thực hiện cả năm % thực hiện so với kế hoạch Doanh thu 20.000.000 21.375.536 106.87% Lợi nhuận 4.713.000 4.891.447 103.79% Trích nộp lợi nhuận 2.184.525 2.797.945 137.66% Thu nhập bình quân 2.100/tháng 2.200/tháng 104.76% (Nguồn:Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2007, Phòng Kế Toán) Sang năm 2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, Nhà khách vẫn đạt được những kết quả nhất định.Trong năm 2008, Nhà khách đã chủ động nâng cấp trang thiết bị, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng; khai thác phòng ăn, phòng nghỉ, hội trường, nâng cao kết quả kinh doanh, duy trì lượng khách ổn định , công suất phòng nghỉ đạt xấp xỉ 70%. Đặc biệt thu nhập bình quân người lao động vẫn tăng 33%, được đánh giá cao, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm việc làm và tiền lương. Bảng 05 – Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2008 Chỉ tiêu Kế hoạch cả năm (1000 đ) Thực hiện cả năm (1000 đ) % Thực hiện so với kế hoạch Doanh thu 22.015.000 25.410.000 115.4 Lợi nhuận 3.976.525 5.823.350 146.4 Trích nộp lợi nhuận cấp trên 2.357.253 3.245.005 137.66 Thu nhập bình quân người/tháng 2.200 2.800 133.3 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008,Phòng kế toán) Doanh thu bốn năm tăng trưởng liên tục. Trong khi đó các quý đều có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước. Nếu trong năm 2005, Nhà khách chỉ có được doanh thu 15 tỉ đồng thì sang năm 2008, con số này đạt 25,5 tỉ đồng, trung bình mỗi năm tăng đạt 20% so với năm trước. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận, từ 1.939.805.ngđ trong năm 2005, sau 3 năm, lợi nhuận đạt 5.823.350.ngđ tăng tới 200%. Hình 03 – Doanh thu các quý từ năm 2005 đến 2008 Tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên nếu đánh giá tổng quát, giá trị gia tăng lợi nhuận sau mỗi năm đạt không nhiều, đặc biệt là khi Nhà khách có số lượng lao động trên 100 người. Đó chính là điểm Nhà khách cần khắc phục trong tương lai, thông qua việc mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng lớn hơn. Trong năm 2009, trong tình trạng nền kinh tế suy thoái, Nhà khách đặt mục tiêu duy trì kinh doanh ổn định, hướng tới tăng trưởng trong nửa sau của năm. Mục tiêu cụ thể bao gồm tăng doanh thu và lợi nhuận ở mức 5 – 7%, trích nộp lợi nhuận cấp trên đạt 2.900.000.000đ, đồng thời đảm bảo cuộc sống của người lao động thông qua duy trì mức lương tăng phù hợp ở 10%, đạt mức 3.080.000. Bên cạnh đó, Nhà khách cũng đặt cho mình mục tiêu xa hơn, đến giai đoạn 2010 -2014. Trọng tâm của giai đoạn này là nâng tầm Nhà khách trở thành khách sạn cao cấp, duy trì lợi nhuận hàng năm đạt cao, đồng thời đảm bảo cuộc sống của cán bộ công nhân viên. Nhận thức rõ mục tiêu này, Nhà khách định hướng mở rộng, phát triển các loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, Nhà khách có kế hoạch đầu tư nâng cấp chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp của trang thiết bị. Song song với đó là việc đào tạo nâng cao khả năng của người lao động, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, giúp Nhà khách phát triển nhanh và bền vững. Bảng 06: Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014 STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1 Doanh thu Tỷ đồng 30.17 34.1 38.2 41.05 45.7 2 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 6.74 7.55 9.1 11.2 13.06 3 Trích nộp ngân sách Tỷ đồng 3.74 4.42 5 5.97 7.05 Các chỉ tiêu cơ bản khác Số buồng TB Số khách tối đa KH thường xuyên 104 600 320 (Nguồn: Kế hoạch phát triển Nhà khách giai đoạn 2010 – 2014;Phòng Kinh doanh) Để đạt được những mục tiêu này, cần có sự phối hợp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà khách Tổng Liên Đoàn, cùng sự quản lý có hiệu quả trong tất cả các mặt hoạt động. Chính vì thế, quản lý tốt một chi phí tỷ trọng lớn như tiền lương là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với đơn vị. Cũng cần nhấn mạnh rằng, để đạt được mục tiêu này, yếu tố nhân lực đóng vai trò trung tâm dẫn đến thành công. Yêu cầu đặt ra về con người là duy trì số lượng cũng như cơ cấu lao động nhưng vẫn đồng thời cần nâng cao chất lượng lao động. Để đảm bảo ổn định chiến lược về con người, các chế độ đãi ngộ cũng như tạo động lực làm việc thông qua vấn đề trả lương cần được đảm bảo hiệu quả. 2.1.5.Đặc điểm về cơ cấu lao động. Nhận thấy rõ vai trò của nguồn nhân lực tới sự phát triển, trong các năm gần đây, Nhà khách đã chú trọng hơn đến việc quản lý số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu lao động. Điều này giúp Nhà khách chủ động trong hoạt động tuyển dụng, đào tạo, nâng lương nâng bậc… để tạo sự ổn định trong quản lý nguồn nhân lực. Do đó, Báo cáo về lao động đều được xem xét kỹ trong các năm từ 2006 – 2008: Bảng 07 – Cơ cấu lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Các chỉ tiêu đánh giá Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số LĐ TT% Số LĐ TT% Số LĐ TT% Tổng số LĐ 133 114 112 Theo tính chất LĐ LĐ trực tiếp LĐ gián tiếp Theo giới tính LĐ nam LĐ nữ Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi Từ 30 - 45 tuổi Trên 45 tuổi 105 28 61 72 65 41 27 73.4 26.6 45.8 54.2 48.8 30.8 20.4 89 25 41 73 56 36 22 78.1 21.9 35.9 64.1 49.1 31.5 19.4 87 25 39 73 56 34 22 77.7 22.3 34.8 65.2 50 30.4 19.6 (Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn) Hình 04 – Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Nhà khách năm 2008 Nhận định về cơ cấu lao động của Nhà khách trong 3 năm vừa qua, số lượng lao động trực tiếp của Nhà khách giảm theo chủ trương tinh giảm cơ cấu tổ chức. Trong 3 năm, cơ cấu lao động trực tiếp giảm từ 105 lao động trực tiếp xuống 87 người trong năm 2008, chiếm 77.7% tổng số lao động, cùng với đó, tổng số lao động giảm từ 133 người xuống còn 112 người. Tuy số lượng lao động giảm nhưng lượng lao động gián tiếp gần như không thay đổi, đồng thời đảm bảo việc điều hành Nhà khách cũng như đảm bảo cơ cấu tiền lương của người lao động. Đặc biệt trong mối quan hệ mật thiết giữa tiền lương của người lao động, chi phí sản xuất và số lượng lao động, việc giảm số lượng lao động không cần thiết mang lại nguồn lực cho Nhà khách và cũng làm tăng quỹ lương chi trả cho người lao động. Cùng với đó, mục tiêu hướng tới bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhân sự cũng như các mặt hoạt động của Nhà khách. Cũng theo báo cáo về nguồn nhân lực của Nhà khách, tỷ lệ cũng như số lượng cán bộ công nhân viên qua đào tạo trình độ cao và chuyên sâu tăng từ 27 người được đào tạo trên Cao đẳng năm 2006, chiếm 20.2%, lên 35 người trong năm 2008, chiếm 30.6%. Tỷ lệ này cho thấy bước tiến trong cơ cấu nhân sự của Nhà khách, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên nhằm tăng khả năng công tác, đảm bảo hiệu quả lao động. Đây cũng là định hướng trong tương lai của Nhà khách trong mục tiêu tinh giảm bộ máy. Bảng 08 – Trình độ đào tạo của cán bộ công nhân viên từ năm 2006 đến 2008 Tiêu thức Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số LĐ TT% Số LĐ TT% Số LĐ TT% Theo trình độ người lao động Đại học& trên đại học Cao đẳng Trung cấp Đào tạo khác 24 03 11 95 18 2.2 8.2 71.6 28 05 10 71 24.5 4.3 8.6 62.6 30 05 10 67 26.3 4.3 8.7 60.7 Tổng số 133 114 112 (Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn) Hình 05 – Trình độ lao động năm 2008 Thay đổi trong trình độ lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn thể hiện phần nào vấn đề trả lương tại đơn vị. Lượng lao động trình độ thấp cao đồng nghĩa với việc hiệu quả lao động không cao, đi kèm với đó là sự lãng phí trong quỹ lương. Đa phần bộ phần này lại có thâm niên công tác, có hệ số lương cao nên việc đánh giá kết quả cũng như thi đua khen thưởng không chính xác. Thay đổi trong cơ cấu và trình độ của người lao động mang lại dấu hiệu tích cực cho Nhà khách trong việc triển khai vấn đề trả lương theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.Thay đổi trong hoạt động Nhà khách đáp ứng vấn đề trả lương trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. 2.2.1.Xác định lại quỹ tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo hướng giảm tiền thưởng, tăng tỷ lệ tiền lương cho người lao động. Hoạt động du lịch vốn được coi là xuất khẩu tại chỗ, do khách hàng hầu như là người nước ngoài đến Việt Nam. Do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế từ các nước, trong năm 2009 ngành du lịch có nhiều khả năng sẽ sút giảm doanh thu. Với hoàn cảnh đó, doanh thu của Nhà khách Tổng Liên Đoàn có thể không tăng như trong các năm qua, thậm chí có thể giảm. Nhận thấy vấn đề này, để đảm bảo quỹ tiền lương cũng như nhằm khuyến khích người lao động làm việc tích cực, tạo ra doanh thu lớn hơn, thúc đẩy sự phát triển của Nhà khách, quỹ tiền lương của Nhà khách được điều chỉnh lại sao cho có lợi cho người lao động, cụ thể là : Quỹ tiền lương từ 17% Tổng doanh thu tăng lên 18% Tổng doanh thu, trong đó có: - Quỹ phụ cấp chiếm: 0,15% tổng doanh thu. - Lương dành cho những ngày nghỉ phép chiếm: 1,12% doanh thu. - Quỹ dự phòng chiếm: 1.8% doanh thu - Khi đó quỹ lương còn lại sẽ là: 14,93% so với doanh thu để chi trực tiếp cho tiền lương và tiền thưởng cụ thể: % để chia đơn giá tiền lương: 13,03% so với doanh thu. % so với quỹ lương còn lại sẽ được dùng để chi cho tiền thưởng Như vậy, theo quỹ tiền lương được xác định lại sao cho có lợi cho người lao động: quỹ lương đã được điều chỉnh tăng tỷ lệ với doanh thu so với trước đây, góp phần đảm bảo ổn định tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền thưởng giảm xuống thể hiện sự hợp lý trong chính sách của Nhà khách Tổng Liên Đoàn trong việc đối phó với khó khăn. Khi doanh thu sụt giảm, điều đương nhiên là Nhà khách khó có thể chi thưởng doanh thu cho người lao động nhiều như trước này. Để đảm bảo thu nhập cho người lao động, tăng phần cứng trong quỹ tiền lương và giảm tỷ lệ tiền thưởng như đã thực hiện là một chính sách thích hợp và có lợi cho cả hai bên người lao động cũng như Nhà khách. 2.2.2.Tái cơ cấu bộ máy quản lý và lao động theo hướng tinh gọn, giảm chi phí. Là một đơn vị hạch toán theo mô hình doanh nghiệp, đồng thời có loại hình kinh doanh dịch vụ khách sạn đặc thù, Nhà khách cần có một cơ cấu tổ chức riêng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên mô hình này vẫn cần phải đảm bảo được các nguyên tắc về quản trị cơ bản về phân cấp, phân quyền. Điều này chưa được đảm bảo trong giai đoạn trước tháng 4 năm 2008. Trong giai đoạn này, Nhà khách gồm các phòng ban trực thuộc có trách nhiệm về nghiệp vụ và các tổ chuyên môn. Trên lý thuyết, các tổ chuyên trách đều có cấp trên trực tiếp điều chỉnh hoạt động trước khi báo cáo giám đốc. Đó là vai trò của các trưởng phòng, Phó giám đốc. Tuy nhiên việc phân cấp không được đảm bảo, dẫn tới việc các bộ phận chức năng khi có sự việc phát sinh hầu hết vẫn cần làm việc hoặc thông qua Giám đốc. Việc này làm giảm năng suất lao động của Nhà khách nói chung cũng như tăng thêm gánh nặng cho giám đốc Nhà khách. Cùng với đó là việc làm việc không hiệu quả của nhiều bộ phận do nhiều lao động không có đủ khả năng và kiến thức nghiệp vụ, ảnh hưởng đến người lao động khác, đồng thời cũng làm tăng quỹ lương của NK, khiến chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà khách tăng cao. Nhận thấy cần có sự điều chỉnh trong cơ cấu tổ chức Nhà khách, tháng 4 năm 2008, Nhà khách đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu nhằm hướng tới việc hoàn thiện theo hướng tinh giảm bộ máy. Trách nhiệm công việc được chia nhỏ hơn để đảm bảo việc đôn đốc kiểm tra từ cấp dưới, đồng thời giảm nhẹ công việc cho giám đốc Nhà khách, nhất là những công việc có tính chất sự vụ. Theo phân công nhiệm vụ mới, các phòng ban chức năng ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn phải chịu trách nhiệm về công việc của các tổ, nhóm trực thuộc. Trách nhiệm trong công việc của các phòng ban được giao cho các trưởng, phó phòng. Các phòng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc điều hành Nhà khách. Trong khi đó, phó giám đốc Nhà khách sẽ phụ trách các dịch vụ trực tiếp có liên quan đến khách hàng như dịch vụ phòng, các dịch vụ ăn, uống. Đây là một chuyển biến quan trọng bởi là một đơn vị kinh doanh loại hình Nhà hàng, khách sạn thì việc quan tâm tới chất lượng phục vụ khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Trong khí đó, lượng lao động của Nhà khách trong năm 2008 được thay đổi theo hướng tinh giảm, giữ số lượng lao động ở mức hợp lý và vẫn đảm bảo chất lượng, trình độ của người lao động. Đây là một điều thích hợp vì để đánh đổi vấn đề tiền lương của người lao động được đảm bảo thì số lượng cũng cần có sự thay đổi, nhất là những lao động có trình độ thấp, ý thức làm việc không cao. Như đã phân tích, lượng lao động trong Nhà khách giảm từ 133 người trong năm 2006 xuống còn 114 người vào năm 2007 và chỉ còn 112 người trong năm 2008, trong khi đó chất lượng cán bộ được đào tạo và đào tạo lại tăng lên thông qua số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học là 30 người, cao đẳng 10 người, đào tạo khác là 67 người. Những thay đổi trên thực sự là những biến chuyển tích cực trong công tác điều hành Nhà khách. Các bộ phận như tổ điện nước, tổ bếp thay vì báo cáo vượt cấp lên giám đốc hoặc phó giám đốc khi có việc cần chi tiêu hoặc phát sinh mâu thuẫn trong công việc giờ đây có thể báo cáo với cấp gần nhất như phòng Tổ chức hành chính hoặc phòng dịch vụ ăn uống để rút ngắn thời gian giải quyết công việc. Trong một số trường hợp các phòng ban khác có thể giải quyết công việc, các phòng ban chuyên môn sẽ có sự phối hợp thực hiện để hoàn thành công việc chứ không cần thiết báo cáo giám đốc, giảm phiền hà và tăng khả hiệu quả trong công việc. Trong khi đó, việc dành riêng chức vụ Phó giám đốc để điều hành các dịch vụ liên quan trực tiếp tới khách hàng đảm bảo thông tin trao đổi qua lại giữa khách và đơn vị, từ đó có cái nhìn đa chiều hơn đối với khách hàng. Thay vì trước đây khách hàng đến Nhà khách chỉ có Lễ tân có nhiệm vụ tiếp xúc với họ, việc Phó giám đốc phụ trách vấn đề này đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng. Điều này trong tương lai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Nhà khách. Bởi lẽ khi cần mở rộng hoạt động cũng như thị trường trong, yêu cầu quan hệ khách hàng sẽ cần chú trọng hàng đầu. Việc xây dựng nhiệm vụ chức năng mới này của chức danh Phó giám đốc tạo tiền đề để xây dựng một hệ thống kinh doanh có hiệu quả hơn, đặt nhiệm vụ quan hệ khách hàng là điều kiện tiên quyết trong hoạt động. Cũng theo cơ cấu bộ máy tổ chức mới, bộ phận chuyên trách vấn đề tiền lương được hình thành tại phòng Tổ chức hành chính. Đây vừa là một tiến triển tích cực nhưng cũng ẩn chứa nhiều vấn đề tác động tới việc trả lương cho người lao động. Tổ Lao động tiền lương được hình thành chuyên trách có thể làm cho vấn đề trả lương tại Nhà khách hoạt động một cách có hiệu quả hơn khi mà nhân viên này tại phòng Tổ chức hành chính không chịu ảnh hưởng bởi các công việc khác nhau,đặc biệt vấn đề tiền lương là một vấn đề nhạy cảm và có yêu cầu khó khăn cũng như tác động lớn. Nhưng điều này cũng đồng thời chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố con người. Nhân lực trong công tác trả lương cũng cần đảm bảo chất lượng tốt để thực thi trách nhiệm của mình. Trong trường hợp nhân lực cho công tác trả lương không có khả năng hoặc chuyên môn yếu kém, đây sẽ là một gánh nặng cho hoạt động của Nhà khách. BẾP PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG THỊ TRƯỜNG(P.KINH DOANH) PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BÀN GIÁM ĐỐC TỔ BẢO VỆ TỔ ĐIỆN NƯỚC BỘ PHẬN BUỒNG, HỘI TRƯỜNG Hình 06 – Cơ cấu bộ máy tổ chức Nhà khách trước tháng 4-2008 Hình 07 – Cơ cấu tổ chức Nhà khách từ tháng 4 năm 2008 Tổ giặt là. Tổ phục vụ buồng PHÒNG PHỤC VỤ BUỒNG HỘI TRƯỜNG PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ hội trường Tổ bàn Tổ bếp, bảo quản TP. GIÁM ĐỐC PHÒNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG Tổ phục vụ bếp ăn PHÒNG KẾ TOÁN Tổ bảo vệ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Tổ văn phòng TCHC LĐtiền lương Tổ sửa chữa điện nước, tạp vụ. Tổ lễ tân PHÒNG THỊ TRƯỜNG Tổ tổng hợp. 2.2.3.Thay đổi trong hạch toán tiền lương và xác định hệ số cấp bậc công việc theo hướng đảm bảo tiền lương cho người lao động. Theo hệ thống hạch toán lương trước tháng 4 năm 2008, Nhà khách hạch toán lương theo hệ số lương và mức lương cơ bản của Nhà nước. Cùng với đó là rất nhiều hạn chế. Lương được tính theo 2 vòng: ΣQL – ΣTLV1 ΣH TLV1= HSLCB * 540.000 TLV2= * Hi ΣTL = TLV1 + TLV2 Trong đó TLV1, TLV2: Tiền lương theo các lần tính 1,2 HSLCB: Hệ số lương cơ bản tính theo thang lương của Nhà khách Hi: Hệ số cấp bậc công việc được Nhà khách tự xây dựng cho từng công việc được quy định cụ thể, từ 2.04 đến 4. ΣQL: Tổng Quỹ Lương được Nhà khách định trước theo điều kiện của mỗi tháng Như cách tính trên, một người lao động mới làm việc tại Nhà khách sẽ có tiền lương vòng 1 được tính như sau: TLV1 = 540 * 2.04 = 1101.6(nghìn đồng) Sau khi tính tiền lương vòng 2, trung bình tiền lương trong tháng của người lao động mới làm việc tại Nhà khách là 1600.000đ, với điều kiện sinh hoạt tại Hà Nội hiện nay thì thu nhập này không đủ để người lao động tái tạo sức lao động cũng như khuyến khích lao động cố gắng. Do đó, người lao động làm việc không nhiệt tình, năng suất lao động không cao. Bên cạnh đó, theo cách tính như trên, hệ thống lương không đảm bảo công bằng trong đánh giá kết quả việc hoàn thành công việc cũng như không tạo được tính khuyến khích trong làm việc khi người lao động được hưởng các quyền lợi về hoàn thành nhiệm vụ. Một người lao động có bậc cao hơn theo thang tính thì sẽ có trách nhiệm công việc cao hơn và sẽ nhận Hệ số vòng 2 cao hơn người khác. Như vậy theo cách tính cũ, nhân viên này sẽ nhận lương cao hơn không cần xét đến kết quả thực hiện công việc. Ngoài ra, một hệ quả xấu cần chú ý rằng nhân viên sẽ hạn chế lao động do tiền lương không phản ánh quá trình làm việc của họ. Chỉ cần làm việc ở mức độ thấp cũng có tiền lương tương đương với người làm việc cường độ cao và hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc Nhà khách đưa ra Quỹ tiền lương mỗi tháng cố định cũng làm giảm khả năng thi đua lao động của cán bộ công nhân viên. Người lao động không cố gắng hết sức mình đóng góp cho Nhà khách vì có hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra thì lương của họ cũng không được thực sự cải thiện. Đây thực sự là một vấn đề mang tính nguyên tắc trong quản trị. Bởi khi đáp ứng được nhu cầu, người lao động mới có thể đóng góp tốt cho nơi làm việc của mình. Xét thấy những hạn chế rất lớn kể trên có ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của người lao động cũng như hoạt động quản lý kinh doanh của Nhà khách,nhất là trong hoàn cảnh kinh tế trước mắt, Ban lãnh dưới sự chỉ đạo của Tổng Liên Đoàn đã có sự điều chỉnh kịp thời trong cách hạch toán tiền lương của người lao động với nhiều điều chỉnh mới nhằm đảm bảo tiền lương cho người lao động cũng như hướng tới mục đích sử dụng tiền lương như một công cụ quản lý hiệu quả: Hướng vấn đề trả lương cho người lao động tới mục tiêu đảm bảo công bằng với sức lao động cũng như tạo thu nhập thích hợp bằng cách tính lương mới Quy định đánh giá kết quả công việc hàng tháng thông qua bình xét chất lượng lao động A,B,C,D trong Nội Quy Lao Động, kết quả bình xét ảnh hưởng tới cách tính lương của người lao động. Quỹ lương hàng tháng được tính toán dựa trên khả năng hoàn thành chỉ tiêu của tháng trước đó. Cụ thể lương được tính cho người lao động theo phương pháp mới bao gồm tiền lương theo kết quả và tiền lương theo chế độ(nếu có), cụ thể như sau: TL = TLKQ + TLCĐ Trong đó TLKQ: Tiền lương theo kết quả TLCĐ: Tiền lương theo chế độ (Nếu có) HSTL: Hệ số tiền lương của người lao động theo quy định mới. HSTLi = { (Hcv * K) + ( Htn + Hcm + Hnn)} * Hcv: Hệ số công việc. HTN: Hệ số thâm niên. HCM: Hệ số chuyên môn kỹ thuật được đào tạo HNN: Hệ số ngoại ngữ. Trong đó, hệ số tiền lương của người lao động được xác định lại theo công việc thực hiện của từng cá nhân cụ thể như sau: Bảng 09 – Hệ số công việc Mục Chức danh công việc Hệ số công việc Văn thư, rửa bát, tạp vụ 1.15 Giặt là 1.25 Sơ chế, bàn, bar, bảo vệ, cung tiêu, thủ kho 1.30 Nấu ăn, sửa chữa điện nước, sơn bả vôi, tổ phó bàn, lễ tân, thu ngân, lái xe. 1.35 Tổ trưởng bàn, tổ trưởng giặt là, tổ trưởng sửa chữa, tổ phó bếp, cán bộ TCHC, kế toán, thủ quỹ, NV thị trường, lễ tân. 1.37 Kế toán tổng hợp 1.42 Phó bộ phận buồng, phó phòng TCHC 1.7 Bếp trưởng 1.9 Phó phòng kế toán, thị trường , trưởng BP Buồng. 2.0 Trưởng phòng TCHC, thị trường, Dịch vụ ăn uống 2.5 Kế toán trưởng 3.0 Phó giám đốc 3.5 13 Giám đốc 4.1 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn) Các hệ số tham gia vào việc tính lương khác được quy định: Bảng 10 – Các hệ số tham gia vào việc trả lương Chỉ tiêu Tiêu chuẩn đánh giá Giá trị Chú thích Hệ số hoàn thành (K) Được đánh giá dựa trên khả năng hoàn thành công việc trong tháng của người lao động, được qui định cụ thể trong Nội quy Nhà khách. 1.Mức A 1 2.Mức B 0,8 3.Mức C 0,6 Hệ số thâm niên (HTM) Loại 1 Đủ 12 tháng công tác tại Nhà khách 0,02/N ≤ 0,4 Loại 2 Đủ 12 tháng công tác tại nơi khác 0,01/N ≤ 0,4 Hệ số ngoại ngữ (HNN) Theo đánh giá cụ thể của Giám đốc hoặc Trưởng các bộ phận. 0,05 Bắt buộc với lễ tân Hệ số chuyên môn (HCM) Đại học chính quy công lập (đúng ngành) 0,25 Đại học hệ khác (đúng ngành) 0,2 Cao đẳng, trung cấp (đúng ngành) 0,1 Đại học chính quy công lập (trái ngành) 0,15 Đại học hệ khác (trái ngành) 0,1 Cao đẳng, trung cấp (trái ngành) 0,05 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách TLĐ) 2.2.4.Kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm các chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định tiền lương. Quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí là một yêu cầu rõ ràng trong hoàn cảnh hiện nay. Đặc biệt các chi phí đều có ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của Nhà khách. Bảng 11 – Chi phí sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 (đơn vị:ngđ) TT Khoản mục 2006 2007 2008 1 Lương + Thưởng 2.485.861 2.728.023 3.164.015 2 Các khoản nộp theo lương (BHXH;BHYT;Đoàn phí CĐ) 262.111 312.827 389.553 3 Chi phí sản xuất kinh doanh Vật tư, nguyên vật liệu Mua sắm công cụ dụng cụ Chi điện nước vệ sinh Chi sửa chữa, cải tạo, bảo dưởng Các chi phí khác 9.070.122 5.291.711 638.945 1.110.241 583.010 1.446.213 10.943.236 6.355.486 732.124 1.292.468 616.120 1.947.038 13.533.082 7.547.320 904.336 1.468.486 927.450 2.685.488 4 Thuế đất 5 Chi khấu hao 2.500.000 2.500.000 2.500.000 Tổng chi phí 14.318.095 16.484.089 19.586.650 (Nguồn: Phòng Kế Toán, Nhà khách Tổng Liên Đoàn) Theo bảng báo cáo chi phí, có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong chi phí của năm 2008. Chi phí trong các năm đều tăng 15 – 18%, tuy nhiên đặt trong bối cảnh lạm phát trong năm 2008 tăng trên 20%, chi phí của năm 2008 tăng 18% so với năm 2007 cho thấy sự cắt giảm chi phí rõ rệt của Nhà khách. Một điểm khác cần lưu ý là chi phí cho lương của Nhà khách vẫn tăng 16% trong năm 2008, đảm bảo tiền lương thực tế của người lao động ổn định. Điều này cho thấy quan điểm rõ ràng của Nhà khách về vấn đề tiền lương cho người lao động. 2.2.5.Những chi phí tính khác tính theo lương cán bộ công nhân viên. Các chi phí đươc tính theo lương cán bộ công nhân viên bao gồm quỹ bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn , quỹ dự phòng theo quy định trước nay của Chính phủ và quỹ bảo hiểm thất nghiệp được nộp theo quy định từ ngày 01/01/2009 của Nhà nước. 1 Quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề trả lương tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.DOC