Luận văn Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam)

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 6

1.1. Nhân cách đạo đức và những nhân tố cơ bản qui định sự phát triển của nhân cách đạo đức của sinh viên 6

1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay 33

Chương 2: NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 44

2.1. Thực trạng và những xu hướng biến đổi nhân cách đạo đức của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (qua thực tế các trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam) 44

2.2 Những giải pháp cơ bản để xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 66

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4016 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân cuộc sống mình để chuyển mình từ "vương quốc tất yếu" sang "vương quốc tự do". Xem xét con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của giáo dục, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác bỏ qua quan điểm giáo dục con người phiến diện, cho rằng con người là sản phẩm của sự tác động của môi trường xung quanh. Các ông chứng minh sự hiện diện của con người như là một thành viên tích cực trong quá trình giáo dục, đó là quá trình nhân cách, nhân cách đạo đức tự giáo dục. Vấn đề đào tạo con người toàn diện "vừa hồng", "vừa chuyên" được thể hiện khoa học và nhuần nhuyễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, mỗi con người tài và đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đức là gốc, là cơ sở nền tảng mà trên đó tài nở hoa và phát triển. Người: "Có tài không có đức ví như anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được ích lợi gì cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa" [43, tr. 172]. Người đòi hỏi người cán bộ nói riêng và nhân dân nói chung phải coi đạo đức cách mạng như phẩm chất đầu tiên của mình: "cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [41, tr. 175]. Theo Người "có tài không có đức là hỏng" [43, tr. 492] có đức không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người. Phạm trù đức được Hồ Chí Minh đề cập đến ở đây không mang tính bẩm sinh mà phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ trong hoạt động thực tiễn: hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội... với thanh niên, sinh viên đạo đức cá nhân trước hết được thể hiện trong hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo. Người luôn nhắc nhở thanh niên, sinh viên, ngày nay đất nước ta đã độc lập tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của đất nước nhà. Sinh viên muốn xứng đáng vai trò ấy thì phải học tập, ngày nào cũng phải tích lũy thêm vốn hiểu biết, ngày nào cũng phải nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi phẩm chất đạo đức cá nhân. Học tập là một quá trình lao động gian khổ, có tinh thần say mê học tập, sống có lý tưởng, có ước mơ, có một nghị lực, niềm tin để vượt qua mọi khó khăn, thử thách đó là những phẩm chất tốt trong nhân cách đạo đức của sinh viên. Nhân cách đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại, sáng ngời trong hoạt động học tập. Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dầy công khởi xướng và xây dựng. Nhiệm vụ "trồng người" ở các trường đại học và cao đẳng để đào tạo những con người sinh viên mới: phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trong công tác giáo dục, xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên cần chú ý giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, cần định hướng một cách khoa học những giá trị đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Việc định hướng những giá trị đạo đức mới là cơ sở cho việc xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên. Dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới, sinh viên hiện nay đang từng bước hình thành những phẩm chất giá trị đạo đức mới. Xã hội cần phải có phương hướng giúp đỡ họ, định hướng cho họ trong việc chuyển đổi hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới sao cho điều đó diễn ra phù hợp với qui luật khách quan của lịch sử. Sự định hướng đó cần phải có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, chống đề cao quá mức truyền thống rơi vào thái độ bảo thủ hoặc nhấn mạnh hiện đại rơi vào trừu tượng, ảo tưởng. Sự chuyển đổi giá trị đạo đức sinh viên phải có giải pháp để chủ thể đạo đức phát huy tính tích cực cao nhất. Phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế, văn hóa mà làm mất đi những giá trị truyền thống, mất đi bản sắc dân tộc tức là đã đánh mất mình trở thành cái bóng của người khác, dân tộc khác. Những giá trị truyền thống như: tinh thần yêu nước, cần cù, sáng tạo, tính cộng đồng... đã làm nên sự trường cửu của dân tộc ta trong lịch sử, hiện nay cần được đổi mới và hoàn thiện về nội dung, phương hướng và trật tự trong phân loại. Chẳng hạn, Yêu nước là giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Nó bắt nguồn từ tình yêu quê hương trong sâu thẳm mỗi con người, yêu cây đa, bến nước, sân đình cho dù quê hương đó là đồng khô, cát trắng thì nó vẫn có sức gợi nhớ, lay động mãnh liệt trong mỗi người. Hiện nay, yêu nước còn là tình yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nước còn gắn với ý chí quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Với sinh viên lòng yêu nước còn được thể hiện ở tinh thần tự giác, lòng say mê, tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, vượt khó vươn lên nắm vững những đỉnh cao của tri thức khoa học. Niềm tin và lý tưởng của sinh viên hiện nay là lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa với việc thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đây là sự định hướng quan trọng, bởi vì niềm tin và lý tưởng bao giờ cũng là động lực mạnh mẽ nhất, mất niềm tin là mất tất cả. Thứ hai, cần quan tâm đúng mức đến việc giảng dạy môn Đạo đức học trong các trường đại học. Bởi vì, giáo dục đạo đức chính là phương thức và quá trình chuyển những quan điểm, lý tưởng đạo đức xã hội, những chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức, thành nhu cầu và động cơ để hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ trong bản thân mỗi sinh viên. Như vậy, giáo dục đạo đức đóng vai trò trực tiếp và quyết định nhất đối với việc hình thành nhân cách đạo đức sinh viên trong các trường đại học. Thứ ba, phải tuân thủ nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên. Sinh thời, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng giáo dục đạo đức để hình thành trong mỗi người nhân cách đạo đức tốt đẹp không phải là một việc làm đơn giản, không chỉ là nói cho họ nghe những bài diễn văn, những lời êm ái hay đưa ra những phép tắc đạo đức khi sinh viên bị đóng khung trong các nhà trường và xa rời cuộc sống. Điều quan trọng hơn, theo ông là hãy đưa họ vào hoạt động thực tiễn, ở đó họ tìm thấy những giá trị chân thực nhất, có tính thuyết phục nhất về đạo đức trên cơ sở những gì họ đã được học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Theo Người, giáo dục đạo đức chính là quá trình hình thành nhân cách đạo đức trong mỗi con người. Thời đại ngày nay là thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ, tiềm lực khoa học công nghệ, nhất là nguồn nhân lực khoa học trở thành nhân tố quyết định vị thế, quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới. Vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài có đầy đủ tài, đức từ trong các trường đại học là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước. Đào tạo một thế hệ sinh viên hội tụ đầy đủ các đức tính: - Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... - Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, qui ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [11, tr. 58-59]. Không ai khác, các thế hệ sinh viên với ý chí trau dồi kiến thức, năng lực, hoàn thiện nhân cách đạo đức sẽ là lớp người bắt kịp trình độ khoa học - công nghệ của thế giới, đưa đất nước đi vào tương lai. Thực tế cuộc sống đã khẳng định tiềm năng to lớn của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Nhiều tài năng trẻ, nhiều tấm gương sáng trong hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, trong hoạt động xã hội, văn hóa, bảo vệ an ninh quốc phòng... đã góp phần quan trọng tạo ra sự đổi mới của đất nước hôm nay. Quân đội bảo vệ Tổ quốc là từ thanh niên; lực lượng lao động xây dựng và phát triển đất nước cũng là thanh niên, sinh viên; trong lao động sáng tạo, tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ mới, thanh niên, sinh viên đóng vai trò chủ lực. Thứ tư, cần có những nội dung, hình thức phong phú thu hút sinh viên vào những hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí lành mạnh. Sinh viên là đối tượng năng động, thích sinh hoạt tập thể. Trong quỹ thời gian rỗi trong ngày, trong tuần của họ nếu không có những hình thức tổ chức hoạt động tập thể phù hợp để thu hút họ thì họ sẽ tham gia vào các hoạt động khác, thậm chí còn dính líu vào các hoạt động tiêu cực, thiếu lành mạnh, có thể dẫn đến phạm pháp. Các hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học có thể do nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Nó là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách đạo đức cho sinh viên. Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể dưới các hình thức như: Hoạt động câu lạc bộ theo năng khiếu, hoạt động tham quan, du lịch thắng cảnh, hoạt động giao lưu văn hóa giữa các trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên... giúp sinh viên hiểu biết về xã hội, về pháp luật, về truyền thống dân tộc về khoa học tự nhiên, xã hội. Các hoạt động này làm hình thành và phát triển tính cộng đồng, ý thức tập thể, định hướng cho mỗi sinh viên trong trong mối quan hệ cá nhân - tập thể - xã hội. Từ đó, mỗi sinh viên điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội, làm bớt đi tính cá nhân vị kỷ trong mỗi người. C.Mác là người đầu tiên thấy thời gian rỗi là điều kiện đem lại những giá trị mới cho con người. Theo C.Mác khi người ta tiết kiệm thời gian lao động là tăng thêm thời gian tự do, là thời gian dùng cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, sự phát triển đó tác động trở lại sức lao động và làm tăng sức lao động. Về phương diện sản xuất trực tiếp thì thời gian mà họ tiết kiệm có thể được coi là dùng để sản xuất vốn cố định, một vốn cố định làm nên con người. Vì vậy, nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phải quản lý sao cho mỗi sinh viên đều ý thức được sự quý giá của thời gian rỗi và biết dùng những thời gian đó vào những hoạt động hữu ích cho bản thân. Muốn vậy, nhà trường và các đoàn thể cần tổ chức được các hoạt động thu hút sinh viên. Các hoạt động này vừa mang tính chất giải trí, vừa mang tính chất giáo dục, rèn luyện lập trường tư tưởng chính trị và nhân cách đạo đức cho mỗi sinh viên. Có thể khẳng định các hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí văn hóa lành mạnh là cơ sở góp phần hoàn thiện nhân cách đạo đức cho sinh viên. Chương 2 Nhân cách đạo đức của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp 2.1. ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến nhân cách đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa là hai hình thức kinh tế cơ bản trong lịch sử loài người. Kinh tế hàng hóa tất yếu sẽ dẫn đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển cao của kinh tế hàng hóa, là thành tựu chung của sự phát triển của nhân loại và kinh tế thị trường đặc biệt phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường xuất hiện ở Việt Nam bắt đầu từ quá trình đổi mới đất nước của Đảng (1986) với chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nay gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường với đặc trưng cơ bản là khuyến khích lợi ích cá nhân, là sự cạnh tranh kinh tế. Vì vậy, nó tạo ra một động lực mạnh mẽ nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Thành tựu chúng ta đạt được sau hơn 15 năm đổi mới là minh chứng hùng hồn cho sức phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế thị trường làm nảy sinh những vấn đề xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, đặc biệt nhân cách đạo đức sinh viên - thế hệ trẻ nhạy bén, dễ tiếp nhận và thích nghi với những điều mới mẻ. Cơ chế thị trường có tác động "hai mặt", điều này đã được Đảng ta khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ quốc tế là tất yếu cần thiết nhằm làm cho kinh tế phát triển năng động và có hiệu quả. Đồng thời kinh tế thị trường cũng làm trầm trọng thêm những tệ nạn xã hội và yếu tố tiêu cực, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Lối sống thực dụng tất cả vì tiền, tình trạng bất công xã hội làm suy giảm đạo đức xã hội [11, tr. 25]. Sự nghiệp đổi mới đất nước như một điều kiện xã hội khách quan tác động toàn diện đến đạo đức sinh viên, trong đó kinh tế thị trường là điều kiện quyết định nhất, tác động sâu sắc nhất đến đạo đức sinh viên theo hai hướng tích cực và tiêu cực. ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường đến đạo đức của sinh viên có thể khái quát ở mấy điểm sau: - Thứ nhất, trong kinh tế thị trường tính chủ động, sáng tạo của sinh viên được nâng cao. Sinh viên là đại diện cho thế hệ trí thức trẻ, năng động, sáng tạo và linh hoạt. Điều đó một phần được qui định bởi tuổi trẻ đầy ước mơ, muốn khám phá. Chính những đặc điểm này dưới tác động của kinh tế thị trường trên mặt đồng thuận của nó, đã ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách nói chung và nhân cách đạo đức của sinh viên nói riêng. Từ chỗ trước đây, họ không dám bộc lộ cá tính, phẩm chất, sở thích cá nhân vì sợ đối lập với tập thể, thì nay tính chủ động, sáng tạo của cá nhân được đề cao. Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường không có chỗ cho những sinh viên bị động, vô trách nhiệm mà luôn là môi trường tốt để phát huy tài năng, tính sáng tạo của mỗi sinh viên. Kinh tế thị trường khẳng định vai trò, trách nhiệm và lợi ích của cá nhân rõ ràng hơn, nhất là đối với sinh viên - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Kinh tế thị trường phát huy ý thức tự lực, tự chủ, biết làm giàu chính đáng, hình thành tính tích cực và tự giác, quan tâm đến hiệu quả của công việc mình làm. Thực tiễn đã dạy họ đức tính đó khi ngay trong trường đại học họ đã phải đương đầu với qui luật giá trị, qui luật cung cầu. Họ hiểu rằng, trong cơ chế thị trường, khi biết quan tâm đến lợi ích của cá nhân cũng là quá trình đồng thời phải quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh và lợi ích của toàn xã hội. - Thứ hai, kinh tế thị trường là cơ sở để năng lực của người sinh viên được thử thách, bộc lộ và phát triển. Kinh tế thị trường với qui luật cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sinh viên phải không ngừng tu dưỡng, phấn đấu về trí tuệ, tri thức đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức. Nó không có chỗ đứng cho những sinh viên thiếu nghị lực vươn lên. Đại bộ phận sinh viên ngày nay không còn ngày ngày mang sách tới trường, tối về ký túc xá với bốn bức tường bao quanh. Đời sống kinh tế thị trường, những bức xúc của xã hội buộc họ phải tận dụng hết vốn chất xám của mình để tìm việc làm. Việc làm, đó là cơ hội để họ khẳng định mình, thiết thực hơn là để nuôi mình, cho dù công việc chỉ là tạm thời. Đây là con đường ngắn nhất để sinh viên thực hành những điều đã học trong hoạt động thực tiễn, nuôi dưỡng những khát vọng cho tương lai. - Thứ ba, Kinh tế thị trường làm thay đổi định hướng giá trị theo hướng phát triển, khi đánh giá nhân cách đạo đức nói chung, đặc biệt là nhân cách đạo đức của sinh viên cần phải dựa trên những tri thức mà họ tích lũy được. Nói cách khác, trong mọi hoạt động đức phải gắn với tài, động cơ phải gắn với hiệu quả. Mỗi giá trị đạo đức bao giờ cũng được hình thành từ tinh thần tự giác, tự nguyện, tính có ích và tính không vụ lợi của hành vi. Động cơ, mục đích hành vi và hiệu quả của hoạt động là những yếu tố để xem xét, đánh giá một hành vi nào đó có phải là hành vi đạo đức hay không. Bên cạnh những đóng góp tích cực, kinh tế thị trường cũng có những hiệu ứng tiêu cực trong quá trình hình thành và phát triển của nhân cách đạo đức sinh viên. - Một là, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường dẫn đến tình trạng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lợi kỷ cực đoan, chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức. Kinh tế thị trường lấy lợi ích cá nhân là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Đến lượt nó, tính "hai mặt" của lợi ích cá nhân được bộc lộ một cách rõ nét nhất trong cơ chế thị trường. Mặt tích cực, nó phát huy tính chủ động, sáng tạo, luôn đổi mới để có thể thực thi lợi ích cho mình trong mỗi người. Mặt khác, nó lại tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân. Thay vì lý tưởng sống cao cả vì tổ quốc, vì nhân dân, "mình vì mọi người", hiện nay một số thanh niên sinh viên sống chủ yếu vì lợi ích cá nhân, thực dụng, thờ ơ với lý tưởng chính trị - xã hội. Họ sa vào lối sống tiêu dùng, lấy đồng tiền, đồ vật làm thước đo "giá trị", "phẩm giá" và "uy tín" của mỗi người. - Hai là, kinh tế thị trường góp phần làm biến đổi, làm biến dạng những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp trong đạo đức mỗi sinh viên. Kinh tế thị trường len lỏi vào từng nhà, từng làng, từ thành thị đến nông thôn, vào tất cả những ngõ ngách của cuộc sống, làm mất dần nhiều mặt tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Quan hệ giữa con người với nhau bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền. Gia đình truyền thống có những biến động đáng kể, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều; tình làng, nghĩa xóm có phần nhẹ đi vì sức nặng của đồng tiền... Sự biến đổi của xã hội, của gia đình dưới tác động của kinh tế thị trường là nguyên nhân gây ra hậu quả xấu trong sự phát triển của nhân cách đạo đức sinh viên. Những tiêu cực của kinh tế thị trường thẩm thấu, xâm nhập vào cả những nghề xưa nay vẫn lấy đạo lý, lương tâm làm trọng như nghề thầy giáo, nghề thầy thuốc. Một bộ phận bác sĩ, y sĩ... vì tiền mà quên đi phẩm chất "từ mẫu" của mình, dẫn đến những hành động tán tận lương tâm Một bộ phận cô giáo, thầy giáo cũng vì tiền làm méo mó nhân cách, quan hệ thày trò - quan hệ truyền thống thiêng liêng "tôn sư trọng đạo" từ ngàn đời nay bị đồng tiền làm biến dạng, tình trạng mua điểm diễn ra thường xuyên trong các nhà trường...làm giảm sút lòng tin trong đại bộ phận sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt. - Ba là, kinh tế thị trường làm nẩy sinh trong một bộ phận sinh viên lối sống thực dụng, lối sống tiêu dùng và thị hiếu văn hóa không lành mạnh. Kinh tế thị trường đem lại sự đa dạng, phong phú về sản phẩm vật chất cũng như sản phẩm tinh thần thỏa mãn nhu cầu tương đối cao của nhân dân về phương diện sinh hoạt xã hội, đặc biệt là thị trường văn hóa.Thị trường văn hóa trở thành thị trường sôi động, đa dạng về sắc thái, chủng loại. Bên cạnh việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân thì trên thực tế có nhiều tình trạng thương mại hóa hoạt động văn hóa. Sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm cũng trở thành một thị trường cạnh tranh khốc liệt. "Những từ ngữ vốn quen thuộc như điện ảnh có chức năng giáo dục quần chúng trở nên vô nghĩa trước động lực lợi nhuận kiếm tiền" [61, tr. 245]. Khuynh hướng thương mại hóa làm khủng hoảng lòng tin về những giá trị nhân văn, nảy sinh thị hiếu không lành mạnh, chạy theo lối sống thực dụng hay buông thả theo lối sống tiêu dùng. Sinh viên là đối tượng chủ yếu dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xã hội ấy và một bộ phận sinh viên đã du nhập lối sống ăn chơi, xa rời đạo lý, xa rời những lý tưởng tốt đẹp. Khi tuổi trẻ không mang trong mình một lý tưởng sống là mảnh đất màu mỡ cho những thói xấu bùng lên thiêu cháy nghị lực, tình cảm, tất yếu dẫn đến những hành vi xấu. Những năm gần đây, số sinh viên phạm tội, nghiện hút ngày càng tăng là một thực trạng bức xúc của toàn xã hội. Hiện tượng sinh viên đánh nhau, ngang nhiên nhục mạ thày cô, thậm chí đánh cả thầy cô không còn là điều mới mẻ. Nghiện hút ma túy đang là một tệ nạn xã hội nhức nhối, mang tính chất cấp báo tại học đường. Đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường có những biến đổi theo xu hướng tích cực và tiêu cực, nhưng nhìn chung xu hướng phát triển tiến bộ vẫn là cơ bản, chủ đạo; tuy có một bộ phận sinh viên có cách nhìn lệch lạc, tiếp thu lối sống tiêu cực, suy thoái về đạo đức, đi vào con đường nghiện hút... Xã hội nói chung và công tác đào tạo - giáo dục nói riêng cần có những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả. 2.2. Thực trạng và những xu hướng biến đổi nhân cách đạo đức của sinh viên hiện nay Việc đánh giá đúng thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, cả những nguyên nhân và xu hướng biến đổi của nó là cơ sở để chúng ta đề ra những giải pháp khả thi nhằm xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Thực trạng nhân cách đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay Việc đánh giá đúng thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay là một vấn đề quan trọng để tìm ra những giải pháp đúng cho việc xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên. Rõ ràng tình hình nhân cách đạo đức sinh viên đang có vấn đề. Song, nếu chúng ta không khách quan trong đánh giá, chỉ nhìn vào những hiện tượng, những biểu hiện bề ngoài thì dễ rơi vào cách nhìn phiến diện, đưa đến những kết luận bi quan. Có thể khẳng định nhìn chung đội ngũ sinh viên Việt Nam trong sáng về đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, trong sinh viên còn không ít những yếu kém tồn tại, truyền thống tôn sư trọng đạo bị xói mòn... chỉ đòi hưởng thụ không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, không tích cực rèn luyện, học tập, ý thức chuẩn bị để ngày mai lập nghiệp chưa cao. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: "Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp và tương lai của bản thân và đất nước" [10, tr. 24]. Từ những số liệu khảo sát thực tiễn, chúng tôi phân tích thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên trên các mặt cơ bản của nhân cách đạo đức sinh viên: - Lý tưởng, niềm tin và tri thức đạo đức; - Nhận thức và hành vi trong học tập; - Tính tích cực xã hội của sinh viên. a) Lý tưởng, niềm tin và tri thức đạo đức Lý tưởng, niềm tin và tri thức là những yếu tố cấu thành cơ bản nên thế giới quan của mỗi người và toàn xã hội. Thế giới quan là hạt nhân của nhân cách, nó giúp con người nhận thức đúng đắn về mình, về những mối quan hệ với người khác và xã hội. Vì vậy, có một thế giới quan đúng đắn là nền tảng để xây dựng một nhân cách toàn diện và ngược lại không thể nảy sinh một nhân cách tốt đẹp trên cơ sở một thế giới quan sai lầm, mù quáng. Để xác định đúng thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay cần đánh giá đúng thế giới quan của họ được thể hiện qua lý tưởng, niềm tin và tri thức mà họ được trang bị. Lý tưởng và niềm tin đạo đức: - Lý tưởng của giới sinh viên là những tri thức về các hoạt động biểu hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, mà cốt lõi là đường lối chính trị của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.Từ đó, họ hình thành những tư tưởng, tình cảm, niềm tin vào tương lai tươi sáng, vào bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng đã lựa chọn. Hoạt động dưới ngọn cờ của Đảng, từng bước các thế hệ sinh viên đã xây dựng cho mình một thế giới quan khoa học, đúng đắn, dựa chắc trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu những năm đầu của thập kỷ 90, trước sự tan dã của hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước những khó khăn, thách thức của những năm đầu đổi mới, không ít sinh viên thiếu tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp đổi mới của Đảng, thì đến nay, những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã có tác động tích cực làm thay đổi đến tư tưởng chính trị, lý tưởng sống của thanh niên sinh viên Việt Nam. Kết quả điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy rõ sự chuyển đổi ấy: - Năm 1993 có 61% sinh viên được điều tra tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. - Năm 1994 có 69 % sinh viên được hỏi cho rằng họ đã nhập cuộc với công cuộc đổi mới đất nước; gần 50% sinh viên cho rằng công cuộc đổi mới đã đem lại cho sinh viên cơ hội lập thân, lập nghiệp. - Năm 1996 có 77% sinh viên khẳng định họ hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và thể hiện điều đó qua công việc học tập, rèn luyện của mình. - Năm 1998, có 94 % sinh viên tự đánh giá có quan tâm và hiểu rõ vai trò của mình đối với sự nghiệp đổi mới đất nước [55, tr. 2]. Điều này khẳng định sinh viên nước ta trong thời kỳ mới đã và đang kế tục xuất sắc truyền thống cách mạng của cha anh; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới đất nước; sớm có ý thức lập thân, lập nghiệp, khát khao được cống hiến và trưởng thành, với hoài bão phấn đấu cho một lý tưởng tốt đẹp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Niềm tin của sinh viên với Đảng, với sự nghiệp đổi mới được thể hiện sâu sắc nhấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • docMUCLUC1.doc
Tài liệu liên quan