MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN 4
1.1. Khái quát về kiểm toán hoạt động 4
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán hoạt động 4
1.1.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi của kiểm toán hoạt động 7
1.1.3. Nội dung của kiểm toán hoạt động 9
1.1.4. Tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động 9
1.1.5. Quy trình kiểm toán hoạt động 12
1.1.5.1 Chuẩn bị kiểm toán 12
1.1.5.2. Thực hiện kiểm toán 13
1.1.5.3. Lập báo cáo kiểm toán 14
1.1.5.4. Kiểm tra đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán 14
1.1.6. Các phương pháp kiểm toán hoạt động 14
1.1.6.1. Phương pháp (kỹ thuật) kiểm tra: 15
1.6.1.2. Quan sát thực tế: 15
1.1.6.3. Phỏng vấn: 15
1.1.6.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia và tư vấn: 15
1.1.6.5. Phân tích: 16
1.1.6.6. Chi phí - Lợi ích: 16
1.2. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng cơ bản - đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 16
1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản 16
1.2.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản 17
1.2.3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện 19
1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện ảnh hưởng đến kiểm toán hoạt động và quy trình, phương pháp kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 20
1.3.1. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện ảnh hưởng đến kiểm toán hoạt động. 20
1.3.2. Quy trình kiểm toán hoạt động trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 23
1.3.3. Phương pháp kiểm toán hoạt động trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện. 29
1.4. Kinh nghiệm về quy trình, phương pháp kiểm toán hoạt động của một số nước 30
1.4.1. Kinh nghiệm về quy trình, phương pháp kiểm toán hoạt động của Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Vương quốc Anh 30
1.4.2. Kinh nghiệm về quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động của Cộng hoà Liên bang Đức 34
1.4.3. Hướng vận dụng quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động tại Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HÀM THUẬN – ĐA MI DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN 38
2.1. Khái quát về kiểm toán nhà nước và kiểm toán dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước 38
2.1.1. Khái quát về Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 38
2.1.2. Khái quát Kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Kiểm toán Nhà nước 41
2.2. Thực trạng kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 43
2.2.1. Thực trạng hệ thống pháp lý về kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Kiểm toán Nhà nước 43
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 45
2.2.2.1. Khái quát tình hình dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi 45
2.2.2.2. Thực trạng phương pháp kiểm toán 64
2.3. Đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận- Đa Mi do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 65
2.3.1. Một số kết qủa kiểm toán hoạt động đạt được 65
2.3.2. Hạn chế 69
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 69
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN 71
3.1.Tính cấp thiết của kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện nói riêng 71
3.2. Nguyên tắc vận dụng kiểm toán hoạt động vào kiểm toán dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 72
3.3. Các giải pháp cần thiết để tiến hành kiểm toán hoạt động trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm toán đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 73
3.3.1. Hoàn thiện các quy định nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước đối với loại hình kiểm toán hoạt động 73
3.3.2. Giải pháp xây dựng quy trình kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các dự án đầu tư XDCB nói chung, đầu tư XDCB nhà máy thủy điện nói riêng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 74
3.3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 75
3.3.2.2. Thực hiện kiểm toán hoạt động 81
3.3.2.3. Lập và công bố báo cáo kết quả kiểm toán 87
3.3.2.4. Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán 92
3.3.3. Xây dựng phương pháp kỹ thuật kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy thuỷ điện 93
3.4. Kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện của Kiểm toán Nhà nước 98
KẾT LUẬN 101
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng kiểm toán hoạt động vào kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy thuỷ điện do kiểm toán nhà nước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên Bang Đức mà đại diện là Dự án GTZ cũng đã giúp đỡ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng Quy trình kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng cơ bản với công trình cụ thể là Dự án Cầu Vĩnh Tuy. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán công trình Cầu Vĩnh Tuy, Kiểm toán Nhà nước vẫn thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ là chủ yếu.
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi do Kiểm toán Nhà nước thực hiện
2.2.2.1. Khái quát tình hình dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi
Từ năm 1989-1993 dự án được mang tên Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận nguồn vốn do Liên Xô cũ tài trợ theo cơ chế bao cấp đến năm 1992 tạm ngừng thi công do biến động tại Liên Xô.
Năm 1994 dự án Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi được đầu tư theo quyết định số 248/ QĐ –TTg ngày 14/5/1994 của Thủ Tướng Chính phủ, cụ thể:
Mục đích đầu tư: tăng nguồn điện để cấp điện cho các tỉnh phía Nam.
Quy mô đầu tư:
+ Dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi bao gồm 02 nhà máy là Hàm Thuận và Đa Mi có các thông số kỹ thuật chính như sau:
Các Thông số chính
Cấp công trình
Mực nước dâng bình thường
Mực nước chết
Dung tích hữu ích của hồ chứa
Công suất lắp máy
Số tổ máy
Điện lượng trung bình năm
Hàm Thuận
Cấp I
605m
575m
523 triệu m3
300MW
2 tổ
965 triệu KWh
Đa Mi
Cấp II
325m
323m
13,44 triệu m3
172 MW
2 tổ
590,3 triệu KWh
Địa điểm xây dựng: Tại huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh bình Thuận, huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận.
Các hạng mục công trình chính;
Nhà máy Hàm Thuận- Đa Mi gồm:
+ Tuyến áp lực bao gồm:
Đập tuyến chính bằng đá đổ, đập tràn xả lũ và các đập phụ.
+ Tuyến năng lượng:
Cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép;
Đường hầm dẫn nước: Đường kính trong D = 7m bọc bê tông cốt thép;
Tháp điều áp: kiểu giếng trụ đứng bằng bê tông cốt thép;
+ Nhà máy kiểu hở.
Các công trình đồng bộ khác;
Đường dây và trạm bao gồm:
04 tuyến đường dây 220KV, 110KV, 04 trạm biến áp và các điểm đấu nối.
- Thiết bị thông tin
- Hệ thống giao thông trục chính
- Công trình phụ trợ và các công trình khác;
- Tổng mức đầu tư:
Tổng số: 70.144.812.000 Yên tương đương 7.014.481.200.000 VNĐ
Trong đó:
+ Xây lắp: 30.197.232.000 Yên = 3.019.723.200.000 VNĐ
+ Thiết bị : 11.903.760.000 Yên = 1.190.376.000.000VNĐ
+ KTCB khác: 8.427.628.000 yên = 842.762.800.000 VNĐ
+ Dự phòng: 19.616.192.000 yên = 1.961.619.200.000 VNĐ
Nguồn vốn đầu tư:
+ 85% vốn đầu tư công trình vay lại vốn ODA của Chính phủ Nhật bản (vốn ODA được Thủ tướng Chính phủ cho EVN vay lại qua Bộ tài chính)
+ 15% vốn đầu tư công trình tự vay, tự trả theo quy định chung theo chỉ đạo của Bộ Năng lượng ( nay là Bộ Công thương)
- Chủ đầu tư dự án là : Tổng công ty điện lực Việt nam ( nay là Tập đoàn điện lực Việt nam) , đại điện chủ đàu tư là Ban QLDA thuỷ điện 6 được thành lập theo Quyết định số 381-NL/ TCCBLĐ ngày 24 tháng 6 năm 1994 của Bộ Trưởng Bộ nămg Luợng.
Tổng dự toán:
Giá trị tổng dự toán: 670.772.926.USD = 7.412.040,832 triệu VNĐ
Bao gồm:
+ Xây lắp : 316.941.768.USD = 3.502.206,536 triệu VNĐ
+ Thiết bị : 159.596.800 USD = 1.763.544,640 triệu VNĐ
+ Khác : 194.234.358 USD = 2.146.289,656 triệu VNĐ
Trong đó:
+ Tổng dự toán xây dựng các công trình, hạng mục công trình;
TT
Danh mục
Giá trị TDT
Đồng USD
Triệu VNĐ
A
u
B
C
D
E
F
Tổng số
Bao gồm
Trong công trường
Xây dựng
Thiết bị
Các công trình khác
Các Chi phí khác
Ngoài công trường
Dự phòng
Cộng ( A+B+C)
Trượt giá
Các chi phí bảo hiểm (0,5%)
Cộng (A+B+C+D+E)
Lãi vay và chi phí ngân hàng
`670.772.926
507.309.969
227.126.708
159.596.800
68.577.460
52.009.001
21.237.600
25.259.000
553.806.569
40.065.000
2.969.357
596.840.926
73.932.000
7.412.040,832
5.605.775,157
2.509.750,123
1.763.544,640
757.780,933
574.699,461
234.675,480
279.111,950
6.119.562,587
442.718,250
32.811,396
6.595.092,233
816.948,600
- Kế hoạch khởi công 01/1996 hoàn thành năm 2000
( thực tế: khởi công năm 1997, hoàn thành năm 2005).
- Phương thức lựa chọn nhà thầu
Dự án được phân chia thành 27 gói thầu, trong đó 9 gói đấu thầu quốc tế, 18 gói đấu thầu rộng rãi trong nước và chỉ định thầu.
- Vốn đầu tư thực hiện đề nghị quyết toán đợt I : 5.042.031.996.341.đ
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng : 2.362.579.649.109.đ
+ Chi phí thiết bị: 1.554.402.916.138.đ
+ Chi phí khác; 1.125.049.431.094.đ.
Đến hết năm 2009, việc kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án đầu tư được ban hành theo Quyết định số 09/1999/QĐ-KTNN ngày 28/12/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà nước, tại quy trình này chủ yếu đề cập đến kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kiểm toán tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư, xây dựng.
Cũng từ khi thành lập ngành KTNN năm 1994 đến năm 2006, lĩnh vực Kiểm toán dự án - đầu tư XDCB chưa thực hiện kiểm toán hoạt động mà chỉ tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán tuân thủ chính sách chế độ quản lý, đầu tư xây dựng; thông qua đó đưa ra một số đánh giá về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án đầu tư.
Sau khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực thi hành thì từ năm 2006, đặc biệt năm 2007, KTNN dần hướng tới kiểm toán hoạt động các chương trình, dự án đầu tư XDCB để có thể đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý vốn đầu tư phát triển của quốc gia. Do vậy, loại hình KTHĐ đang từng bước được lồng ghép vào trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ dự án đầu tư XDCB.
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi do KTNN thực hiện gồm 4 giai đoạn như sau:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập báo cáo kiểm toán;
- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán.
Với nội dung cụ thể của từng giai đoạn kiểm toán và những nội dung của kiểm toán hoạt động được lồng ghép vào từng giai đoạn của quá trình kiểm toán, cụ thể như sau:
* Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Thứ nhất, Khảo sát và thu thập thông tin, bao gồm:
- Thông tin tổng quát về dự án đầu tư và nguồn thu thập thông tin;
- Thông tin tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán;
- Một số vấn đề khác cần lưu ý: các vấn đề phát sinh từ các cuộc kiểm toán trước của KTNN hoặc kiểm toán độc lập; những vấn đề được thanh tra, kiểm tra; những thay đổi về chính sách của Nhà nước.
- Trọng yếu và rủi ro kiểm toán;
Thứ hai, Lập kế hoạch kiểm toán gồm các công việc:
Xác định mục tiêu kiểm toán và nội dung kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán trong giai đoạn này được xác định nhằm tập trung đánh giá tính “ đúng đắn, trung thực” của báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Đánh giá tính tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước. Đồng thời qua đó, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và tình hình sử dụng vốn đầu tư. Như vậy, mục tiêu kiểm toán giới hạn ở kiểm toán báo cáo quyết toán vốn (xác định tính đúng đắn hay trung thực của báo cáo quyết toán vốn) và kiểm toán tuân thủ ( xác định tính hợp pháp của các thông tin tài chính) và kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn.
Trên cơ sở mục tiêu kiểm toán đã được xác định, nội dung của cuộc kiểm toán bao gồm:
- Kiểm toán việc chấp hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng, qui chế đấu thầu;
- Kiểm toán việc chấp hành các luật, chính sách chế độ về quản lý tài chính, luật kế toán;
- Kiểm toán nguồn vốn và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán;
- Kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn.
Như vậy, trên cả khía cạnh mục tiêu và nội dung kiểm toán đều cho thấy cuộc kiểm toán năm 2007 là cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hướng tuân thủ pháp luật đồng thời có kết hợp với đánh giá tính kinh, hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn của dự án.
Xác định căn cứ và giới hạn, phạm vi kiểm toán.
Cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận- Đa Mi được thực hiện trên cơ sở:
- Luật kiểm toán Nhà nước,Quy chế quản lý đầu tư, Quy chế đấu thầu, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, các luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
- Nghị định số 93/2003/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KTNN và các Điều từ chương IV đến chương VII Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơ quan KTNN ban hành kềm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của thủ tướng Chính Phủ;
- Hệ thống chuẩn mực KTNN ban hành kèm theo Quyết định số 06/1999/QĐ- KTNN số 08/1999/QĐ-KTNN ngày 15/12/199; Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ- KTNN ngày 12/4/2000 của Tổng KTNN;
Kết quả kiểm toán được tổng hợp trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, Biên bản kiểm toán của các tổ kiểm toán, Báo cáo quyết toán của đơn vị được lập ngày 15/8/2005 và các tài liệu có liên quan.
Dựa trên các căn cứ kiểm toán, KTNN đã tiến hành loại trừ các công việc không thực hiện do điều kiện khách quan và chủ quan dựa trên quy định của pháp luật và quy trình chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó phạm vi kiểm toán được xác định bao gồm:
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hòan thành đợt I của dự án, thời kỳ kiểm toán từ năm 1994 đến 2005.
Kiểm toán nguồn vốn, vốn đầu tư thực hiện trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư đợt I do BQLDA lập;
Không kiểm toán vốn đầu tư chuyển thành tài sản đưa vào sử dụng, công nợ , thiết bị tồn đọng;
Đối với chi phí khác, không kiểm toán chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tại Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
* Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành công việc theo nội dung trong kế hoạch: Kiểm toán việc tuân thủ chế độ quản lý đầu tư xây dựng và các chế độ chính sách tài chính, kế toán của Nhà nước; kiểm toán nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư thực hiện; chi phí đầu tư đề nghị quyết toán.
Thứ nhất, kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Giai đoạn này KTV chủ yếu dùng phương pháp kiểm tra và xác minh qua tài liệu theo hồ dự án, kết hợp với phương pháp phỏng vấn và phân tích để xác định quy trình xây dựng có đầy đủ và đúng trình tự thủ tục hay không? KTV chủ yếu đi sâu xem xét văn bản có giá trị pháp lý đầy đủ theo quy định, đúng cấp, đúng thẩm quyền…. Căn cứ hồ sơ tài liệu để kiểm tra đó là báo cáo đầu tư, dự án; Dự toán kinh phí được duyệt; quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư; kế hoạch chuẩn bị đầu tư; văn bản thẩm định, phê duyệt dự án…
Kết quả kiểm toán:Đơn vị đã tuân thủ Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản; luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi được lập và thẩm định theo đúng trình tự và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 1994.
Giai đoạn thực hiện đầu tư: KTV chủ yếu kiểm tra việc chấp hành các nội dung công việc theo các quy định quản lý đặc thù của XDCB như: khảo sát, thiết kế; ký kết hợp đồng, áp dụng đơn giá định mức; tổ chức chỉ định thầu hay đấu thầu, nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu toàn bộ….KTV yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ pháp lý của dự án, đối chiếu danh mục các văn bản pháp lý và các quy định có trong hồ sơ so với quy định hiện hành của nhà.
Kết quả kiểm toán giai đoạn thực hiện dự án:
Công tác khảo sát, thiết kế,lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán chi tiết của dự án về cơ bản đã thực hiện theo trình tự quy định .Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại sau:
Công tác khảo sát địa chất và công tác thiết kế tại một số khâu chưa đảm bảo yêu cầu, trong quá trình thi công phải thay đổi, sung thiết kế ở hầu hết các bộ phận đuôi đập tràn nhà máy Hàm Thuận, đặc biệt tại khu vực bể tiêu năng đã phải thay đổi toàn bộ thiết kế của 3 bể tiêu năng (từ đào bể tiêu năng không đổ bê tông đến thực tế thi công phải đổ bê tông bể và tường chắn dẫn tới giá trị xây lắp phát sinh lớn trên 40 tỷ đồng, chiếm 22%giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục )
Đường vận hành nhà máy Đa – Mi, trong quá trình thực hiện do đó có sự sai khác lớn về địa hình, địa chất giữa thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công dẫn đến phải thay đổi hầu hết các tim tuyến. Đường đến tháp điều áp cao độ thiên nhiên sai 17,77 m; đường đỏ phải thiết kế lại làm khối lượng đào đất tăng 2,97 lần so với khối lượng hợp đồng ban đầu (117.413m/39.440m3),đường từ đập phụ trái đến đập chính tăng 3,62 lần khối lượng hợp đồng (28.072m3/7.760m3), đường từ cửa lấy nước đến đập phụ phải tăng 2,72lần khối lượng hợp đồng (63.097m3/23200m3)
Việc khảo sát thiết kế kĩ thuật tuyến đường dây Đa Mi – Hàm Thuận – Bảo Lộc chưa chính xác phải điều chỉnh cột 12D làm phát sinh dan trụ cấp xuất tuyến tại nhà máy Đa Mi .
Thiết kế bản vẽ thi công chiều dày bê tông vỏ hầm chính, hầm dẫn dòng nhà máy Hàm Thuận sai so với thiết kế kỹ thuật làm tăng chi phí 4.447.952.779đ .Bố trí cốt thép chưa tiết kiệm và chưa tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật (theo-4453-1995quy định không được vượt 50% mối nối trên 01 mặt cắt) . Như hạng mục đường hầm phía trên đường ống áp lực, phần cửa hầm mối nối chiếm đến 100% mặt cắt gây bất lợi về mặt chịu lực cho kết cấu, nhiều đoạn bố trí mối nối không cần thiết gây lãng phí + Do lỗi thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và khâu gián sát tác giả của thiết kế chưa tốt nên phải tháo dỡ đường dây, tháo trụ, giá đỡ móng mà nhà thầu đã hoàn thành để lắp dựng lại tại một vị trí khác như trụ 11Đ của gói TSE8- 1A-H và vị trí trụ 30 của gói TSE8- 1B-H làm tăng giá trị công trình 739.739.307d, làm tăng tiến độ thi công.
Khi thẩm định thiết kế đã không phát hiện kịp thời những sai sót để có biện phát khắc phục, dẫn đến sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công làm kéo dài thời gian thi công và khiếu nại của nhà thầu như tại ngã ba đường đến tháp điều áp cao độ thiên nhiên khai thác 17,77m.
Một số hạ mục công trình chưa tuân thủ đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cụ thể: Hạ mục sử lý sạt lở do cơn bão số 3 năm 1999. Dự án được phê duyệt thậm chí chỉ mang tính hình thức, thi công từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 8 năm2000 mới phê duyệt dự án song, tháng năm 2000 mới có thiết kế kỹ thuật là trái với quy định về trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Dự án trạm biến áp 35/22KV được phê duyệt thao quyết định số 3160/1998/ĐVN/KTDT ngày 8/7/1998 của tổng công ty điện lực Việt nam, trong khi công trình nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng ngày 9/4/1997. Dự án điện phục vụ thi công được phê duyệt theo quyết định sô 5838/ĐVN/KTDT ngày 24 tháng 12 năm 1997 của tổng công ty điện lực Việt nam trong khi tuyến số 1 hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 15 tháng3 năm 1997, tuyến số 2 vào ngày 6/3/1997,nhánh rẽ Đa Mi vào ngày 6/6/1997,…làm mất ý nghĩa về quản lý đầu tư.
Công tác thực hiện quy chế đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
Trong quá trình thực hiện dự án BQLDA đã thực hiện theo các công văn bản quy định về đấu thầu( từ Quyết định 60-BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng; đến nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996; nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999) như sau:
Việc thực hiện trình tự đấu thầu từ khâu lập hồ sơ mời thầu, lập, phê duyệt tiêu chuẩn đánh giá mời thầu, chấm thầu... tất cả gói thầu đều tuân theo quy định. Kết quả đấu thầu các gói thầu quốc tế đều được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên còn những tồn tại sau:
Kế hoạch đấu thầu của Dự án chưa được Chính phủ phê duyệt nhưng BQLDA vẫn tổ chức đấu thầu triển khai thi công;
100% các khối lượng bổ sung do mưa bão của hệ thống giao thông trục chính chưa có Quyết định chỉ định thầu như vậy là trái với Điều 5 và Điều 43 của Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành về Quy chế đấu thầu.
Việc triển khai công tác đấu thầu hạng mục chính cũng như gói thầu thiết bị còn bị kéo dài, thiếu đồng bộ giữa xây dựng và lắp đặt thiết bị đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công cung như gói C1-H (nhà máy Hàm thuận);
Việc kiểm soát chất lượng hồ sơ thầu còn có sai sót như gói thầu thiết bị EM5-H. Tổ chấm thầu không phát hiện ra sai số học phần đơn giá cáp áp lực 01 bộ đơn giá là 48.593.000 Yên khi cộng 01 bộ bằng 102.488.00 Yên làm tăng 53.895.000 Yên với giá trị: 6.130.411.760 đ;
Việc đánh giá lựa chọn nhà thầu ở hạng mục đường giao thông trục chính chưa chú trọng đến kinh nghiệm, năng lực thi công của nhà thầu như gói thầu Km74 – Nhà máy Đa Mi và Km 78+800- Nhà máy Hàm Thuận dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng phải kéo dài tiến độ thi công và phải gia hạn hợp đồng nhiều lần( Km74 – Nhà máy Đa Mi 04 lần; KM78+800 – Nhà máy Hàm thuận 03 lần gia hạn hợp đồng);
Công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng của Dự án đều đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về hợp đồng xây dựng như:
Các hợp đồng đấu thầu quốc tế đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Các hợp đòng đấu thầu trong nước đã thực hiện đầy đủ theo quy định, mọi khối lượng bổ sung, phát sinh đều được ký phụ lục hợp đồng bổ sung. Khi kết thúc hợp đồng đều thực hiện thanh lý hợp đồng theo quy định. Nhưng khi triển khia thực hiện hợp đồng Chủ đầu tư, BQLDA vẫn chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện được quy định trong Điều kiện hợp đồng như: Đường giao thông trục chính, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện dẫn đến khiếu nại của nhà thầu làm tăng chi phí dự án như:
Gói H3-H (thiết bị thủy công nhà máy Hàm Thuận) khiếu nại của nhà thầu đưa ra không phù hợp với điều kiện hợp đồng số tiền 4.123.177.839 đ.
Đường giao thông trục chính nhà máy Hàm Thuận tăng 46.000.000đ, nhà máy Đa Mi đường giao thông tăng: 4.481.250.000đ
Cung cấp điện nhà máy Hàm Thuận tăng 46.000.000đ, Đa Mi tăng 1.942.305.342đ.
Hệ thống thông tin liên lạc nhà máy Đa Mi tăng 6.953.270.079đ
Nguyên Nhân do đường thi công của Chủ Đầu tư thi công chậm làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công của nhà thầu, hệ thống thông tin liên lạc Chủ đầu tư không cung cấp theo hợp đồng nên nhà thầu khiếu nại đòi tăng chi phí theo Điều kiện hợp đồng đã ký kết.
Công tác quản lý chất lượng công trình: Đây là một dự án lớn, nhiều hạng mục công trình phức tạp, địa bàn thi công trải rộng. BQLDA đã có nhiều cố gắng thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi một số tồn tại sau:
Về công tác giám sát tác giả (thiết kế), giám sát của Chủ đầu tư :Còn thiếu chặt chẽ từ khâu khảo sát, thiết kế và thi công dẫn đến trong quá trình thi công phải thay đổi bổ sung thiết kế ở nhiều hạng mục công trình làm tăng chi phí của dự án.
Giám sát hiện trường của tư vấn thiết kế ở hạng mục đường dây đã không xử lý kịp thời các sự cố phát sinh dẫn đến khi thi công xong phải phá đi làm lại như trụ móng số 11Đ gói thầu TSE8-1A-H và móng số 30 gói TSE8-1B-H đã nêu trên là vi phạm Điều 27 Quyết định số 489/BXD-QĐ ngày 18/9/1996.
Công tác kiểm tra giám sát việc mua sắm và lắp đặt thiết bị của 02 nhà máy không phát hiện ra các sai sót dẫn đến cả hai nhà máy khi vào vận hành đều có sự cố kỹ thuật như nhà máy Đa Mi phải ngừng hoạt động thời gian dài để sửa chữa do thiết bị khống chế khoang trục máy không đảm bảo kỹ thuật nhà máy Hàm Thuận do thiếu gá giữ cuộn từ của máy phát nên đã bị xô lệch khi vận hành.
Công tác nghiệm thu thanh toán:
Công tác nghiệm thu thanh toán sản phẩm hoàn thành của công tác khảo sát thiết kế còn chưa chặt chẽ do đó đã dẫn đến những sai sót như đã nêu trên.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành chuyển giai đoạn từ hạng mục trước sang hạng mục sau thực hiện không đầy đủ, Biên bản nghiệm thu chi tiết từng hạng mục rất sơ sài, không thể hiện đầy đủ các yếu tố kỹ thuật của công trình.
Nghiệm thu khối lượng hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng chưa chuẩn xác nên có sự chênh lệch giữa Quyết toán so với Thiết kế và hồ sơ dự thầu như ở Hạng mục đường ống áp lực. Nhà thầu đã đưa vật liệu vào công trình không đúng với tiêu chuẩn cam kết trong Hồ sơ thầu (chiều dầy thép đưa vào công trình ở 02 đoạn 67-89 và 97-121 nhỏ hơn so với quy định). Chiều dài của 2 đoạn này là 285m, giá trị là : 27.407.489.979,99 VNĐ .
Việc nghiệm thu tại công trình còn chưa chính xác còn có hạng mục kích thước thực tế không đúng với hoàn công như cao độ đường vận hành sai khác với cao độ thiết kế. Khối lượng nghiệm thu thanh toán lớn hơn khối lượng trên bản vẽ hoàn công ở hầu hết các hạng mục được kiểm toán như đường hầm chính nhà máy Hàm Thuận, hệ thống giao thông trục chính, khu công nhân vận hành...
Căn cứ kiểm toán đó là Hồ sơ khảo sát, thiết kế; hồ sơ đấu thầu và qytết định phê duyệt kết quả đấu thầu; hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp, mua sắm; Nhật ký công trình; các biên bản nghiệm thu; bản vẽ hoàn công….
Thứ hai kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán của Nhà nước:
KTV kiểm tra đối chiếu xác minh tài liệu, hoá đơn chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính có đứng quy định hay không? việc sử dụng các loại vốn có hợp lý không; công tác tổ chức bộ máy kế toán của ban quản lý có phù hợp không;
Đối với việc Chấp hành chế độ kế toán: Đơn vị đã Mở đủ sổ kế toán, hoạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công tác hoạch toán đúng nội dung tài khoản. Lập báo cáo đúng mẫu biểu, đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn có tồn tại như sau:
Việc lưu trữ chứng từ cần thiết còn chưa đúng theo yêu cầu hợp đồng, không lưu vé máy bay và các tài liệu minh chứng ngoài nước Việt nam của tư vấn, chi phí đi công tác, đi học của phía Việt nam dẫn tới việc không xác định được chi phí cho nội dung này, số tiền 2.598.565.991đ. Toàn bộ các hoá đơn số 51 và 52( hợp đồng tư vấn giám sát) chưa có chứng từ thanh toán, trong khi nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 2002, hợp đồng với tư vấn đã kết thúc từ tháng 7 năm 2003.
Hạch toán thiếu giá trị nghiệm thu khối lượng theo hợp đồng số tiền: 352.931.709đ ( chi phí tư vấn giám sát hoá đơn số 5).
Chấp hành chế độ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư: Qua kiểm toán cho thấy, việc thanh toán cho các hợp đồng đảm bảo tiến độ theo quy định, theo điều khoản hợp đồng đã ký kết, như: Việc thực hiện chế độ tạm ứng, thu tạm ứng, việc giữ lại tiền bảo hành công hành, thanh toán tiền bảo hành. Tuy nhiên còn một số tồn tại sau:
Không thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kỳ kế toánnhư quy định. Chưa có biện pháp tích cực, chủ động để giải ngân đúng thời hạn dẫn đếan thanh toán chậm cho nhà thầu C1 – H và phát sinh lãi thanh toán chậm phải trả cho nhà thầu là: 2.138.337.568đ. Chưa xử lý kịp thời để hạch toán các khoản tiền bồi thường bão lũ 3,8 tỷđ, khoản tiền thu của tư vấn thuê nhà khu công nhân vận hành 5,367 tỷ đ và lãi tiền gửi của khoản tiền cho thuê nhà và khoản chênh lệch tỷ giá.Gia trị tài sản đã bàn giao cho bộ phận khác nhưng chưa ghi giảm giá trị công trình 1,9 tỷ đ. Về quyết toán vốn đầu tư: công tác quyết toán quá chậm so với quy định: thực tế công trình đã đi vào sử dụng chính thức được 3 năm, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện quyết toán chi phí đầu tư, gây nhiều bất lợi cho công tác quản lý, cũng như việc tính khấu hao, xác định kết quả kinh doanh định kỳ của tập đoàn điện lực Việt Nam
Thứ ba, Kiểm toán công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư
Mục tiêu kiểm toán nhằm đánh giá tính đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ của nguồn vốn đầu tư đã đưa vào sử dụng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. Xác định dung các khoản chi phí cho công tác đền bù, tái định cư đúng chế độ, định mức, dự toán được duyệt không? KTV áp dụng phương pháp kiểm tra đối chiếu xác minh tài liệu qua các hồ sơ liên quan đếan công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Qua đó KTV đã đưa ra nhận xét sau:
Các địa phương đã thành lập Hội Đồng GPMB cấp Tỉnh và cấp Huyện, có đầy đủ thành phần và cơ bản thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục chính sách đền bù. Việc chi trả được thực hiện công khai có xác nhận của ban ngành và chính quyền địa phương. Qua kiểm tra đối chiếu ngẫu nhiên tại một số tổ chức, cá nhân cho thấy hộ đều nhận đủ tiền đênd bù đã nghi trên chứng tù chi trả. Song vẫn còn một số tồn tại trong khâu đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng là:
Một số biên bản kiểm kê chưa ghi chép đày đủ các yếu tố theo mẫu quy định: các biên bản kiểm kê tsì sản là nhà cửa và vật kiến trúc tại xã La Ngâu ( huyện Tánh Linh) không vẽ sơ hoạ mặt bằng.
Một số biên bản kiểm đếm chỉ là bản poto, một số hồ sơ đền bù đất xây dựng móng trụ lưu giũ tại Ban QLDA còn thiếu bản poto giấy chứng nhậnquyền sủ dụng đất của hộ được bền bù, lưu giữ chưa đầy đủ một số bản vẽ thiết kế hành lang tuyến.
Việc quyết toán chi phí của Hợp đòng đèn bù giải phóng mặt bằng của các địa phương chậm, hồ sơ quyết toán chưa đầy đủ điều kiện 766.064 000đ.
Tại khu tái định cư La Dạ hạng mục công trình Đường Đa Mi- La Dạ còn có một số tồn tại như sau:
Ký hợp đồng với tư vấn thiết kế không có chức năng thiết kế đường giao thông để lập thiết kế kỹ thuật- thi công đường khu tái định cư.
Thực hiện đấu thầu và khởi công xây dựng trước khi kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhật ký thi công lập chưa đúng quy định theo TCVN4055:1985, cụ thể: lập Nhật ký sai mẫu, thiếu chữ ký và ý kiến nhận xét hàng ngày của cán bộ giám sát, thiếu dấu giáp lai của Chủ đầu tư( đại diện la ban QLDA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112133.doc