Luận văn Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta

Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra như vũ bão, CNH, HĐH được coi là phương thức cơ bản, con đường tất yếu cải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp văn minh. Trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện CNH, HĐH đất nước, quan niệm coi con người là "vừa là mục tiêu, vừa là động lực" của sự phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành quan niệm phổ biến. Phát triển nguồn lực con người được coi là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vì, con người là động lực cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động phải được xem là hàng hoá. Về điều kiện người lao động được tự do thân thể để có quyền bán sức lao động trong quan hệ bình đẳng với người sử dụng lao động. Khi phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, điều kiện này đã được Hiến pháp năm 1992 và Bộ luật lao động thừa nhận. Điều 57 của Hiến pháp công nhận mọi công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều 68 của Hiến pháp cho phép công dân được tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Như vậy Hiến pháp 1992 đã tạo điều kiện cho người sử dụng lao động được tự do thuê lao động và người lao động được tự do di chuyển để tìm việc làm phù hợp. Điều 5 của Bộ luật lao động cũng cho phép mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều 9 Bộ luật lao động xác lập quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Rõ ràng là yêu cầu phát triển nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và yêu cầu lưu chuyển nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã thúc đẩy sự vận dụng các điều kiện xuất hiện hàng hoá sức lao động ở nước ta. Khi sức lao động được thừa nhận là hàng hoá thì lý luận về hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động được vận dụng để từng bước giải quyết khả năng cạnh tranh của hàng hoá sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 2.2.2. Về các thuộc tính của hàng hoá sức lao động * Về giá trị sử dụng: Xét từ giác độ chất lượng lao động thì trình độ học vấn, trình độ đào tạo, các kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động... là những yếu tố chính, quyết định giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. ở nước ta, trình độ học vấn của lực lượng lao động khá cao nhờ phát triển mạnh giáo dục quốc dân (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Trình độ học vấn của lực lượng lao động [3] Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2004 2005 1. Mù chữ 4,44 4,04 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 13,87 13,09 3. Tốt nghiệp tiểu học 29,73 29,09 4. Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 32,36 32,58 5. Tốt nghiệp phổ thông trung học 19,60 21,21 Kết quả cho thấy, lao động biết chữ chiếm tỷ lệ cao. Nếu so sánh với Thái Lan thì tỷ lệ này của ta tương đương. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên của ta thấp. Đây là trở ngại lớn cho việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ, quản lý của lực lượng lao động nước ta. Theo báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 1/7/2005 cả nước có 44,385 triệu lao động. Trong đó có 33,382 triệu lao động chưa qua đào tạo. Đội ngũ lao động đã được đào tạo là 11 triệu người, có chứng chỉ nghề là 6,755 triệu, trung học chuyên nghiệp 1,9 triệu, tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học là 2,339 triệu [3, tr.8]. Số công nhân có khả năng điều hành, đứng máy những dây chuyển tự động hoá còn thiếu và yếu kém. Số liệu điều tra về tình hình thể lực của lao động Việt Nam năm 1996 thì người lao động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể là, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1,47m; cân nặng 34,4kg thì các con số tương ứng của người Philippin là 1,53m; 45,5kg; người Nhật là 1,64m, 53,3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%, số người lớn suy dinh dưỡng là 28%, số phụ nữ thiếu máu là 40% [40, tr.201]. Đại bộ phận người lao động hiện nay của ta còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nông nghiệp hoặc nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức về kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất), phải mất hàng tháng để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp. Nhiều vụ việc đình công hoặc mâu thuẫn chủ - thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc ban đầu từ những vụ vi phạm kỷ luật lao động công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân người lao động. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, chất lượng lao động của Việt Nam còn rất thấp. Với thang điểm 10, chất lượng lao động Việt Nam mới đạt 3,79 điểm, trong khi đó của Thái Lan: 4,04 điểm, Philippin: 4,53 điểm, Malaixia: 5,59 điểm, Trung Quốc: 5,73 điểm, ấn Độ: 5,76 điểm, Hàn Quốc: 6,91điểm (theo dự án hỗ trợ kỹ thuật kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục bậc trung học 2001). Do chất lượng lao động thấp, nên sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trong xuất khẩu lao động kém và phần đóng góp của yếu tố lao động về tăng trưởng kinh tế của nước ta những năm qua thấp. Giai đoạn 1993 - 1997: lao động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 16%, vốn 69% và năng suất các nhân tố tổng hợp là 15%. Giai đoạn 1998 - 2002 đóng góp của 3 yếu tố tương ứng là 20%, 57,5% và 22,5% [34, tr. 4, 5]. Với chất lượng của lực lượng lao động nước ta, có thể nói rằng giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động của Việt Nam còn rất hạn chế và do vậy, khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường lao động quốc tế cũng rất thấp. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thấp nên giá trị cũng không cao. * Giá trị hàng hoá sức lao động Chính sách tiền lương năm 1993 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. Đặc biệt, chính sách tiền lương đã thống nhất được quan điểm tiền lương là giá cả của sức lao động. Kể từ khi ban hành chính sách tiền lương mới năm 1993 thì đời sống của người lao động có thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét theo lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác thì tiền lương tối thiểu ở nước ta vẫn còn thấp so với nhu cầu tối thiểu của xã hội, tức là mức để người lao động tồn tại và tái sản xuất sức lao động. Theo tính toán năm 1993, cơ cấu tiền lương tối thiểu gồm: chi ăn là 60%, chi ở 8%, cho giáo dục 2,5%, cho giao tiếp xã hội là 2,4%. Chi cho bảo hiểm xã hội và y tế là 6%. Chi nuôi con bằng 60% chi cho bản thân người lao động. Tại thời điểm ban hành chế độ tiền lương mới, nhu cầu tối thiểu của xã hội phải là 202.470 đồng/ tháng, nhưng mức lương tối thiểu ban hành chỉ là 120.000 đồng/ tháng, bằng 59,3% nhu cầu tối thiểu [9, tr.6]. Mức tiền lương tối thiểu ở nước ta hầu như chỉ mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, chứ chưa thể tính đến các nhu cầu sinh hoạt khác như việc nuôi con và chi phí đào tạo cho người lao động. Tiền nhà ở cũng được cơ cấu trong tiền lương, nhưng trên thực tế cho thấy, với tỷ lệ tiền nhà được thiết kế (8%) thì người lao động không thể nào thuê được theo giá hiện nay. Họ chỉ có thể thuê được chỗ ngủ, phòng trọ, còn việc mua nhà là quá mức cho phép. Về đời sống tinh thần, hiện nay do đa số công nhân ở nhà tập thể, thiếu điện, thiếu các phương tiện nghe, nhìn nên đời sống tinh thần hết sức thấp kém từ đó họ dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, mại dâm, trộm cắp... Do giá trị hàng hoá sức lao động thấp nên không đủ tái sản xuất mở rộng sức lao động, điều này làm hạn chế sự thể hiện giá trị sử dụng độc đáo của hàng hoá sức lao động - đó là nguồn tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân sức lao động. Sự vận dụng lý luận của C.Mác về hai thuộc tính hàng hoá sức lao động chưa thật sự đầy đủ cho nên dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá sức lao động của nước ta còn nhiều hạn chế. Khả năng đó được thể hiện rõ nét trên thị trường sức lao động mà tác giả sẽ trình bày ở phần tiếp theo. 2.2.3. Về thị trường lao động ở nước ta, kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới, nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội, định hướng việc làm được thực hiện, đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự vận động của cung cầu hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động. * Về cầu hàng hoá sức lao động: Để phát triển kinh tế và tạo nhiều việc làm, nhà nước chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, động viên mọi nguồn lực trong nhân dân và doanh nghiệp. Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã quy định cụ thể các ưu đãi đối với các dự án tạo được nhiều việc làm cho người lao động và là cơ sở pháp lý giúp khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư kinh doanh làm tăng của cải và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, từ đó thúc đẩy phát triển mở rộng cầu hàng hoá sức lao động trên thị trường. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta có khoảng 5.364 doanh nghiệp nhà nước, 4.291 hợp tác xã, gần 100.000 doanh nghiệp tư nhân, 2.308 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động [34, tr.58]. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, chuyên khảo về lao động việc làm thì tính bình quân trong giai đoạn 1989 - 1999 mỗi năm nước ta có 887.000 chỗ làm việc mới được tạo thêm, riêng giai đoạn 1997 - 2000 trung bình hàng năm giải quyết được khoảng 1,2 triệu chỗ làm việc mới. Đây là thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm đổi mới ở lĩnh vực lao động và việc làm. Tình hình đầu tư vào phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua thể hiện ở bảng 2.2: Bảng 2.2: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế của Việt Nam [34, tr.62] 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số (nghìn tỷ đồng) 131,170 145,333 163,543 183,800 217,585 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Chia theo thành phần kinh tế Khu vực nhà nước 58,7 57,5 58,1 56,2 56,5 Khu vực ngoài quốc doanh 24,0 23,8 23,5 25,3 26,7 Khu vực đầu tư nước ngoài 17,3 18,7 18,4 18,5 16,8 Chia theo ngành kinh tế Nông, lâm, thuỷ sản 14,1 14,4 9,9 9,7 Công nghiệp, xây dựng 37,0 36,8 39,9 40,8 Dịch vụ 48,9 48,8 50,2 49,5 GDP (nghìn tỷ đồng) 399,9 441,6 48,13 536,1 605,5 Tỷ lệ so với GDP (%) 32,8 32,9 34,0 34,3 35,9 Trong những năm đổi mới Việt Nam thực hiện cải cách hệ thống ngân sách nhà nước và vận dụng những biện pháp thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo bảng 2, tình hình đầu tư vào nền kinh tế không ngừng tăng so với tỷ trọng GDP, từ 32,8% vào năm 1999 lên 35,9% vào năm 2003. Từ đó, tạo điều kiện cho nhiều chỗ làm việc mới cũng tăng liên tục, từ 1,4 triệu chỗ vào năm 2001 lên 1,42 triệu năm 2002 và 1,525 triệu chỗ vào năm 2003 (bảng 2.3). Bảng 2.3: Tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới được tạo ra hàng năm [34, tr.4-5] 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân 39.394 40.594 39.287 41.179 42.128 Số việc làm mới được tạo ra 1.200 1.200 1.400 1.420 1.525 Điều này cho thấy chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển cầu lao động, thông qua việc tạo cơ hội dễ dàng hơn cho người lao động tìm kiếm việc làm. Bảng 2.4: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào giải quyết việc làm giai đoạn 1991 - 2001 [5, tr.70] Năm Khu vực 1991 1993 1995 1997 1999 2001 Nhà nước 10,1 9,0 8,7 8,8 9,0 8,7 Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước 6,5 5,7 5,1 5,2 4,8 4,6 Khu vực ngoài nhà nước 89,9 90,8 90,9 90,5 90,2 90,4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,04 0,15 0,4 0,7 0,8 0,9 Quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu được triển khai từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) và sự ra đời của luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 đã tạo ra sức cầu về hàng hoá sức lao động, giúp thu hút một phần lực lượng lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước tạo ra. Nhờ đó, thúc đẩy sự phát triển nhanh trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong khu vực tư nhân. Trong tổng số 11.121.000 việc làm mới được tạo ra ở giai đoạn 1991 - 2001, khu vực nhà nước chỉ tạo ra được 556.000, chiếm 5% tổng số, trong khi đó khu vực ngoài nhà nước tạo ra hơn 10 triệu chỗ làm việc, chiếm 90,4%. Khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho người lào động (xem bảng 2.4). Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 12/11/1996, thay thế luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và hai luật sửa đổi bổ sung năm 1990 và 1992, đã thúc đẩy tăng đầu tư nước ngoài, góp phần thu hút lao động vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Từ chỗ xuất phát từ con "số không" trước đổi mới (1986), đến cuối 1993 số lượng chỉ 49.892 lao động, chiếm 0,15% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế, thì đến giữa năm 1994 con số này đã là 88.054 người, tức là tăng 1,76% lần, đến tháng 12/1998 con số này là 281.000 người và đến năm 2002, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra cho người lao động Việt Nam khoảng 380.000 chỗ làm việc trực tiếp, chiếm khoảng 3,5% tổng số lao động [5, tr.70]. Ngoài ra, khu vực này còn giải quyết một khối lượng chỗ làm việc gián tiếp lớn hơn gấp nhiều lần số việc làm trực tiếp. Chế độ pháp lý đối với cá nhân và nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định được Nghị định 66/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 2/3/1992 tạo điều kiện cho sự ra đời ngày càng nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tăng sức cầu về lực lượng lao động trên thị trường. Năm 1991, Việt Nam có 3.985 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với hơn 1 triệu hộ kinh doanh cá thể, đến năm 2003 con số tương ứng là 100.000 và 2,1 triệu [28, tr.39-40]. Riêng về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các làng nghề truyền thống mà hay gọi là các làng nghề thì cũng đang duy trì một sức cầu lớn về hàng hoá sức lao động. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.423 làng nghề hoạt động, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống, thu hút gần 10 triệu lao động với trên 5 triệu lao động có việc làm thường xuyên và có thu nhập ổn định. Rõ ràng, với chủ trương, chính sách phát triển các làng nghề đã có thể góp phần giải quyết việc làm tại nông thôn, tạo ra hiện tượng "ly nông bất ly hương", đồng thời tạo ra các mặt hàng độc đáo của văn hoá Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới. Nằm trong khuôn khổ các chương trình đầu tư của Việt Nam, thời gian qua, chương trình quốc gia về việc làm tạo ra được nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động, thúc đẩy phát triển cầu lao động trên thị trường. Ngay từ năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định (120/HĐBT, ngày 11/4/1992) về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới. Theo quyết định này, chương trình quốc gia xúc tiến việc làm được hoạch định và đưa vào hoạt động. Nội dung chính của chương trình là cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp cho người lao động để họ có thể tự tạo việc làm mới để hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Đối với khu vực nông thôn chương trình này hướng vào việc cho vay phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nông thôn, nuôi trồng hải sản, khai thác tiềm năng đất đai các vùng đồi núi, ven biển và tiềm năng của từng địa phương. Giai đoạn 1992 - 2004 chương trình đã: (1). Xây dựng được 144.466 dự án, với số vốn cho vay là 4.481 tỷ đồng, tạo ra được 4.458.174 chỗ làm việc mới cho người lao động (xem bảng 6); (2). Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên nhà nước nghỉ việc theo chế độ 34.777 người với số tiền là 161.902 tỷ đồng; (3). Đào tạo 14.260 lao động có nghề nghiệp; (4). Đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho 167 trung tâm với số tiền 45.813 triệu đồng; (5). Hỗ trợ các cơ sở thương bình, người tàn tật để tạo việc làm ổn định là 12.778 triệu đồng [8, tr.125]. Bảng 2.5: Hiệu quả của chương trình quốc gia và giải quyết việc làm giai đoạn 1992 - 2004 [8, tr.125] Giai đoạn Số dự án Số vốn cho vay (triệu đồng) Lao động mới có việc làm (người) 1992 - 1999 94.466 3.331.000 2.761.174 2000 - 2004 50.000 1.150.000 1.697.000 Tổng số 144.466 4.481.000 4.458.174 Theo báo cáo về chiến lược việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tháng 8 năm 2000 thì quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Việt Nam hiện có khoảng 2000 tỷ đồng, trong đó 1.350 tỷ từ ngân sách nhà nước, doanh số cho vay là 4000 tỷ đồng, tạo ra được khoảng 3 triệu chỗ làm việc cho người lao động, trong đó 1,4 triệu chỗ làm việc mới và 1,6 triệu người có việc làm thêm. Kể từ năm 2001, chức năng này đã được chuyển giao cho ngân hàng người nghèo (nay là ngân hàng chính sách xã hội) [8, tr.126]. Có thể nói rằng, chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã tạo điều kiện ổn định đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và tạo ra được nguồn cầu sức lao động có hiệu quả. Tác động của chính sách ngoại thương đối với cầu lao động cũng là rất đáng kể. Kết quả điều tra của Bộ Thương mại Việt Nam vào năm 2000 cho thấy, chỉ tính bình quân một ngành hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ số việc làm được tạo ra do xuất khẩu hàng hoá đã gấp 2,1 lần tổng số lao động trực tiếp của khu vực đầu tư nước ngoài. Trên phạm vi cả nước số việc làm do tăng xuất khẩu tạo ra đã lên đến hàng triệu. Như vậy, ảnh hưởng của ngoại thương đến cầu lao động trong giai đoạn cải cách kinh tế vừa qua thực sự tăng, bởi vì dung lượng sản xuất trong các ngành xuất khẩu được mở rộng. Phân tích thực trạng về cầu hàng hoá sức lao động, có thể thấy sức cầu về lực lượng lao động nói chung và về hàng hoá sức lao động nói riêng có xu hướng tăng lên nhờ việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, và các chương trình giải quyết việc làm quốc gia... Quá trình này đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra nhiều ngành nghề mới với nhiều mô hình việc làm khác nhau và từ đó tạo ra sức cầu về hàng hoá sức lao động, giúp hạn chế nạn thất nghiệp - một căn bệnh vốn có của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, cơ cấu của cầu hàng hoá sức lao động ngày càng đòi hỏi trình độ của người lao động phải được nâng lên. Điều này phụ thuộc vào nguồn cung của lực lượng lao động và hàng hoá sức lao động trên thị trường. * Cung hàng hoá sức lao động Cung hàng hoá sức lao động là một yếu tố cấu thành của thị trường sức lao động, nó phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của hàng hoá sức lao động cung ứng cho thị trường. Về số lượng, cung hàng hoá sức lao động phụ thuộc sự biến động dân số, dân cư và phụ thuộc chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa các vùng. Về chất lượng, cung hàng hoá sức lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục - đào tạo và hệ thống chính sách xã hội khác. Việt Nam có quy mô dân số vào loại lớn, xếp thứ 12 trên thế giới, tháp dân số trẻ, tỷ lệ dân số từ 16 đến 35 tuổi chiếm 65%. Tỷ lệ tăng dân số qua các năm giảm nhanh, bình quân trong 10 năm 1990 - 2000, tỷ lệ tăng hàng năm là 1,7%, giảm 0,4% so với thập kỷ trước (2,1%); giai đoạn 2000 - 2002 chỉ còn trung bình khoảng 1,35%, nhưng giai đoạn 2003 - 2004 lại tăng trở lại khoảng 1,45% [8, tr.46]. Đó là một nguồn tiềm năng cực kỳ to lớn về nguồn cung sức lao động để phát triển kinh tế - xã hội. Đến cuối năm 2004, dân số của Việt Nam là 82,1 triệu người, trong đó 49,916 triệu trong độ tuổi lao động và 43,255 triệu đang làm việc có hưởng lương trong tất cả các thành phần kinh tế. Nguồn lực trong độ tuổi lao động ở nước ta vẫn có xu hướng ngày càng tăng. Tốc độ tăng nguồn lao động còn ở mức cao, bình quân hàng năm khoảng 2,95% [3, tr.4]. Trong điều kiện nền kinh tế có yếu kém thì sức ép về việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Cùng với sự biến động dân số và lao động, sự di chuyển dân cư tự phát cũng gây ra những bất ổn cho thị trường sức lao động. ở nước ta, vấn đề di dân nội địa là khá phổ biến. Đáng chú ý nhất là dòng di dân từ miền Bắc vào miền Nam, đặc biệt là từ các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung đến các tỉnh vùng cao nguyên Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 tỷ suất xuất cư ở nơi đi dao động trong khoảng 0,22% đến 0,26% và làm giảm mức tăng dân số ở đó khoảng từ 15 đến 25%. Tỷ suất di dân thuần tuý (chênh lệch giữa đi và đến) ở nơi đến tương đối cao, đặc biệt là Tây Nguyên, lên đến 1,6% trong thời kỳ 1994 - 1999 [8, tr.157-158]. Một hướng di dân khác ở nước ta là từ nông thôn vào thành thị. Sau năm 1989, với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, cho phép mọi người được tự do làm giàu theo pháp luật, làn sóng lao động ngoài tỉnh đổ về các trung tâm đô thị, các thành phố lớn tăng lên và lao động ngoại tỉnh trở thành nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu lao động rẻ của thành phố, đồng thời có tác dụng như một "van xả lũ" cho các khu vực nông thôn có sức ép dân số cao mà lại có rất ít hoặc không có việc làm phi nông nghiệp. Trong thời kỳ 1994 - 1999 khu vực thành thị nhận thêm khoảng 770 ngàn người làm cho tốc độ tăng trưởng dân số ở thành thị lên cao và nông thôn thấp đi một cách tương đối (0,3%). Dân số thành thị của Việt Nam năm 1979 là 10,094 triệu người, năm 1989 là 12,463 triệu, năm 1999 là 17,917 triệu và năm 2003 là 20,488 triệu người, tốc độ tăng trung bình hàng năm vào thời kỳ 1989 - 1999 là 4,38%, cao hơn so với thời kỳ 1979 - 1989 là 2,47% [8, tr.158]. Hơn nữa số di dân vào thành thị chủ yếu là nam giới và trẻ tuổi cho nên sẽ ảnh hưởng lớn đến cung lao động trước mắt cũng như lâu dài. Tính từ năm 1995 đến 1999, đã có hơn 1 triệu người di cư ra thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm, ước tính trong hai thập kỷ nữa, mỗi năm ở Việt Nam sẽ có thêm khoảng 1 triệu người di cư ra thành thị. Trên phạm vi toàn quốc, di dân tự do nông thôn - đô thị thời kỳ 1990 - 1997 là 1,2 đến 1,5 triệu người, cường độ di dân đạt 120 - 200 ngàn người/năm. Từ năm 1986 đến nay, bình quân mỗi năm số dân Hà Nội tăng thêm 55 ngàn người, trong đó có 22 ngàn người di cư (40%). Ngoài ra, hàng năm thường xuyên có từ 20 - 40 ngàn lao động nông thôn ra thành thị kiếm sống những lúc nông nhàn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, số lao động làm việc theo thời vụ vào thành phố kiếm việc làm gia tăng rất nhanh, khoảng 70 ngàn người một năm [25, tr.69]. Nguyên nhân của di dân nội địa ở Việt Nam bao gồm ba yếu tố cơ bản sau: mức tiền công lao động cao hơn, khả năng tìm những công việc thích ứng tốt hơn và điều kiện khí hậu tốt hơn cũng như môi trường làm việc thuận lợi hơn. Thường thường những yếu tố này tác động cùng nhau theo một hoặc là nhiều hướng khác nhau. Ví dụ, dòng di dân từ miền Bắc vào miền Trung - Tây Nguyên vì ở đó có khí hậu thuận lợi, đất đai mầu mỡ cho phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình, còn từ miền Bắc và miền Trung vào các thành phố ở khu vực Đông Nam Bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bình Dương, Vũng Tàu,... vì ở đó dễ kiếm việc làm và thu nhập cao hơn. Tiền lương và thu nhập cao là sức hút đối với lực lượng lao động và dịch chuyển nguồn cung lực lượng lao động, nhưng người lao động chỉ có thể tìm được chỗ làm khi trình độ của họ đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng. Vì vậy nguồn cung lao động còn phải đảm bảo một chất lượng nhất định và điều này phụ thuộc vào chính sách giáo dục - đào tạo ở nước ta. Để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã ra Nghị quyết 02/HNTW (ngày 24/12/1996) "về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000". Kế tiếp là sự xuất hiện của luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2/12/1998. Từ đó đến nay, chính sách giáo dục - đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu năm học 1999 - 2000 so với năm 1994 - 1995, quy mô học sinh mẫu giáo gấp 1,2 lần, học sinh trung học cơ sở gấp 1,6 lần, học sinh trung học phổ thông gấp 2,3 lần, đào tạo đại học gấp 3 lần, đào tạo nghề gấp 1,8 lần. Đến hết năm 2000 có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở, số sinh viên trên một vạn dân vào 2000 đạt 117 người, số năm đi học trung bình của dân cư là 7,3 năm [14, tr.241]. Về giáo dục chuyên nghiệp: số trường dạy nghề đã tăng lên khá nhanh kể từ năm 1998 đến nay. Nếu như năm 1998 cả nước có 129 trường dạy nghề thì đến năm 2004 con số đó đã lên tới 226 trường (tăng 1,75 lần). Ngoài ra, một số trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp cũng có hệ dạy nghề, do đó tổng số cơ sở đào tạo dạy nghề dài hạn đã lên tới 391 cơ sở. Hệ thống đào tạo nghề ngắn hạn cũng phát triển nhanh và đa dạng. Tính đến năm 2004, ở nước ta có 300 trung tâm dạy nghề, 150 trung tâm dịch vụ việc làm, 300 trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục thường xuyên có dạy nghề. Số học sinh trong các trường dạy nghề cả hệ dài hạn lẫn hệ ngắn hạn đều tăng; so với năm học 1998 - 1999, số học sinh năm học 2003 - 2004 đã tăng 72% (665700/1145100) [10, tr.102]. Trong 5 năm trở lại đây, công tác đào tạo sau đại học được phát triển nhanh, nhờ đó, số thạc sĩ và tiến sĩ tăng lên đáng kể. Đây là lực lượng trí thức được đào tạo chuyên sâu, làm cơ sở cho việc xuất hiện nhiều nhân tài trong các lĩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van .doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan