Luận văn Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, lợi ích của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hoà. Quan hệ lao động ở các DN cần được được luật hoá, theo đó, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động không phải là quan hệ đối kháng, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động không mâu thuẫn gay găy gắt với nhau mà được chuyển hoá để kết hợp thành một thể thống nhất, tạo hợp lực chung vì sự phát triển của xã hội. Và, sự gắn gắn kết hài hoà giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản để tạo lập mối quan hệ lao động thân thiện giữa người sử dụng lao động. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH hạn chế tình trạng bóc lột lao động và người lao động và tăng cường quan hệ tương thân tương ái, giúp nhau trong SXKD trên tinh thần hợp tác các bên cùng có lợi.

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cao. ở một số địa phương, nhất là vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp, nên khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KHKT còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý và cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi còn thiếu một cách nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Cơ cấu nguồn nhân lực của tỉnh còn mất cân đối và chuyển dịch chậm. Nhiều ngành, nghề kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, du lịch còn thiếu nhiều cán bộ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cao. Ngành giáo dục -đào tạo, Y tế, công nghệ thông tin, xây dựng cơ bản... còn thiếu những chuyên gia đầu đàn có trình độ cao. Trong tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, riêng ngành giáo dục - đào tạo chiếm 52,12%, quản lý nhà nước và quản lý SXKD chiếm 15,38%, các ngành còn lại chỉ chiếm khoảng32,5%. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật phân bố không đều trong các thành phần kinh tế, chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế nhà nước (77,46 %) và cũng không đều giữa khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực SXKD. ở các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp (72,32%), các đơn vị SXKD chiếm tỷ lệ không đáng kể. Số cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tập trung hầu hết ở các cơ quan cấp tỉnh và thành phố Đồng Hới, chưa có sự phân bố hợp lý cho các cơ sở. Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều tồn tại, yếu kém. Mạng lưới trường chuyên nghiệp, dạy nghề chưa gắn công tác đào tạo với việc phục vụ các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh; nội dung, chương trình đào tạo chưa hợp lý, còn mang tính tự phát, tạm thời, chưa bám sát yêu cầu của thực tiễn để bổ sung nguồn nhân lực một cách hợp lý. Đào tạo tràn lan và mất cân đối giữa các ngành nghề, nhất là trong đào tạo tại chức, đào tạo từ xa. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật chưa tốt. Một số người có trình độ chuyên môn không bố trí đúng ngành nghề đã được đào tạo nên chưa phát huy được năng lực chuyên môn, sở trường của họ. Trong những năm gần đây do cơ chế chính sách tuyển dụng chưa hợp lý, nên chưa thu hút được các sinh viên có trình độ thạc sỹ, tốt nghiệp đại học loại giỏi về tỉnh công tác. Nguồn lực lao động có chất lượng cao của tỉnh chủ yếu làm việc trong các cơ quan nhà nước. Một số ngành, lĩnh vực mặc dù tỉnh có thế mạnh, tiềm năng lớn, như sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ sản, du lịch nhưng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lại chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 4%). Tình trạng lao động thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên cũng đang là vấn đề cấp bách. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp để khắc phục như sắp xếp lại lao động trong các DN theo quyết định 176/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức lại sản xuất, kinh doanh. Cùng với việc đó, UBND tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện quyết định 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về chương trình quốc gia giải quyết việc làm. Từ tháng 2/1995 đến tháng 12 năm 2005 tỉnh đã cho 13.000 hộ gia đình vay vốn với tổng số tiền gần 145 tỷ đồng và đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động; bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết được 1,5 - 1,8 vạn lao động. Công tác di dân lên các vùng kinh tế mới và chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc cũng là một hướng giải quyết việc làm có hiệu quả. Thông qua thực hiện chương trình 135, trong những năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình và dịch vụ ở nông thôn cũng đã thu hút hàng chục vạn lao động trong các ngành, vùng trên địa bàn. Từ thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và tình hình sử dụng nhân lực như đã nêu ở trên có thể rút ra một số nhận xét về nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình như sau: Về ưu điểm: Trong những năm gần đây, do đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh có bước phát triển nên nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực. Nguồn nhân lực dần dần được nâng cao về chất lượng và ổn định về quy mô. Nguồn nhân lực trẻ và khoẻ khá dồi dào, đó là những người ham hiểu biết và sáng tạo, tích cực tiếp nhận và từng bước làm chủ các trang thiết bị hiện đại, quy trình vận hành... góp phần phục vụ tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề ở địa phương. Thể lực của nguồn nhân lực không ngừng được cải thiện về chiều cao, cân nặng và tuổi thọ. Các chương trình y tế, phòng chống bệnh xã hội, chương trình chống suy dinh dưỡng, hoạt động y tế dự phòng và an toàn vệ sinh lao động được đẩy mạnh và có tác dụng nâng cao sức khoẻ, thể lực cộng đồng và nguồn nhân lực. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực đã có bước tiến bộ. Số lượng lao động đào tạo ngắn hạn, CNKT, các loại bậc thợ có bước phát triển đáng kể. Số lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa cấp 1+2 tăng nhanh. Việc đào tạo, bồi dưỡng các loại hình nghiệp vụ đã được tỉnh chú trọng đầu tư. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, nhất là công tác xoá mù chữ ở độ tuổi từ 15- 35 và phổ cập THCS, nâng cao chất lượng toàn diện, đào tạo nghề đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần phục vụ nhu cầu thị trường lao động của tỉnh. Nhận thức về tư tưởng chính trị, hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của người lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về ngành nghề, lao động, chọn hướng nghề nghiệp và các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp của nguồn nhân lực đã khá rõ ràng. Điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi đã có tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Các hợp đồng xuất khẩu lao động đã từng bước giảm áp lực lao động trong các tầng lớp thanh niên ở nông thôn. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tranh cho hộ nghèo triển khai có hiệu quả là cơ sở để nâng cao thể lực của nguồn nhân lực. Các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, báo chí, các hoạt động VHNT,TDTT, các hoạt động lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, yếu kém: Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm do tác động của cuộc vận động thực hiện DS, KHHGĐ, nhưng nhìn chung tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao. Dân số tăng nhanh đã làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Gia tăng dân số là yếu tố dẫn tới gia tăng về nguồn nhân lực trong khi kinh tế của tỉnh nhà chưa phát triển, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém nên không đáp ứng được nhu cầu cao về việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng hàng năm, nhưng trình độ học vấn của người lao động ở một số huyện như Minh Hoá, Tuyên Hoá(hai huyện miền núi của tỉnh) vẫn còn thấp. Chất lượng lao động và trình độ lao động của nguồn nhân lực có chuyên môn chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới và các thị trấn, thị tứ thuộc các huyện đồng bằng, còn các huyện miền núi tỷ lệ không đáng kể. ở những nơi này phần lớn là lao động thủ công, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao. Cơ cấu bậc thợ, cơ cấu trình độ CNKT; THCN; cao đẳng; đại học chưa phù hợp. Phân bố nguồn nhân lực tập trung ở một số huyện, thành phố, một số vùng có tiềm năng, thế mạnh nhưng chưa được khai thác và sử dụng đúng mức. Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ trên đại học phân bố ở các ngành sản xuất trực tiếp mà tỉnh có thế mạnh như kinh tế du lịch... chiếm tỷ lệ rất thấp. ở các huyện, thành phố phần lớn nguồn nhân lực có chất lượng cao chỉ tập trung ở các ngành giáo dục -đào tạo, y tế. Trình độ đào tạo ở các loại ngành nghề, nghiệp vụ khác tỷ lệ và chất lượng vẫn còn thấp. Về thể lực của nguồn nhân lực nhìn chung có chuyển biến tích cực, tuy nhiên không đồng đều ở các vùng, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tỷ lệ hạ thấp suy dinh dưỡng ở trẻ em dưói 5 tuổi chuyển biến còn chậm, sức khỏe bà mẹ, trẻ em chưa được cải thiện nhiều, các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi tầng lớp dân cư. Là một tỉnh kinh tế còn chậm phát triển, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị - nông thôn và giữa một bộ phận công chức hành chính sự nghiệp và cán bộ quản lý SXKD, giữa người lao động trực tiếp và sản xuất gián tiếp... ngày càng doãng ra và đang từng bước có sự phân hoá. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng, các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa nhiều, chưa có chất lượng nên chưa thu hút được nhiều lao động. Trong công tác giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập giữa nhu cầu học tập và cơ sở vật chất trường lớp cũng như cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên. Năng lực các trường chuyên nghiệp, dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu học tập của nguồn nhân lực. Nội dung đào tạo còn mất cân đối, đầu vào còn thấp, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và đa dạng các loại hình đào tạo; cơ cấu ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Chính sách đào tạo còn chạy theo "cơ chế thị trường" làm cho người học không quan tâm đến chất lượng chỉ cần có chứng chỉ, bằng cấp để xin việc. Trong đào tạo nguồn nhân lực, nội dung về giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa được chú trọng, do vậy khi học sinh ra trường khả năng tự lập còn kém, thiếu ý chí vươn lên, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường chỉ muốn làm các nghề bàn giấy, ngại công việc nặng nhọc, khó khăn. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua 2.2.1. Khái quát vài nét về thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Sau ngày tái thành lập tỉnh (1989) cho đến nay, quá trình hình thành và phát triển của các DN ở Quảng Bình diễn ra theo các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu thành lập mới theo các luật được ban hành từ năm 1990. Theo số liệu điều tra của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, đến tháng 5 năm 2006, nếu không kể 1.500 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có: - Doanh nghiệp nhà nước (Do Trung ương và địa phương quản lý): Tổng số DN: 27 đơn vị, trong đó 80% là DNVVN. Tổng số lao động: 13.639 người. Bình quân 1 DN: 505 lao động. Thu nhập bình quân 1 lao động: 970.000 đ/tháng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của các DN này thuộc các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, đó là: Sản xuất vật liệu xây dựng, bao gồm gạch, ngói, xi măng; Khai thác, thu mua, chế biến thuỷ hải sản; Vận chuyển hàng hoá; Khai thác và chế biến mủ cao su; Xây dựng, giao thông thuỷ lợi; lắp ráp, sửa chữa xe máy, kinh doanh xăng dầu... - Công ty cổ phần: Tổng số: 87 Công ty. Tổng số lao động: 2126 người. Trung bình mỗi DN: có 24 lao động. Thu nhập bình quân 1 lao động 1.250.000,đ/tháng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của các DN này thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ: như vận chuyển, du lịch, sản xuất đồ uống, dịch vụ sửa chữa; sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng cơ bản; Tư vấn thiết kế xây dựng; trồng rừng. - Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn: Tổng số DN : 810 doanh nghiệp Tổng số lao động: 13.972 người. Trung bình 1 DN có: 17 lao động. Thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng 920.000, đ/tháng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của các DN này thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ như: Kinh doanh vàng bạc, đá quý; trang trại; dịch vụ vận chuyển, sửa chữa cơ khí; dịch vụ khách sạn; chế biến, cưa xẻ gỗ; xây dựng dân dụng... Trong những năm qua, hiệu quả SXKD của các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế. Qua số liệu điều tra của Cục Thống kê Quảng Bình, tổng số dư nợ đến cuối tháng 9 -2006 là 4.816 tỷ đồng(tăng 15% so với cùng kỳ) trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.785 tỷ đồng, chiếm 37%; dư nợ trung và dài hạn là 3.027 tỷ đồng, chiếm 62%. Các DNNN mặc dù có số dư nợ là 1% so với đầu năm nhưng vẫn còn nợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng là 1.974 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ. Một số DNNN " đầu đàn " có số dư nợ lớn như Công ty Xi măng Cosevco sông Gianh, công ty Kinh doanh tổng hợp Quảng Bình; Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, Công ty kinh doanh tổng hợp sông Gianh, Công ty Lệ Ninh... tổng nợ xấu đến cuối quý III năm 2006 là 212 tỷ đồng, chiếm 4,4 %. Trong 2 năm 2004 và 2005 chỉ có 12 DN làm ăn có lãi (Theo Báo Quảng Bình số 205, ngày 17 tháng 10 năm 2006). Khu vực kinh tế tư nhân cũng có tình trạng tương tự. Doanh thu bình quân mỗi lao động chỉ có 38 triệu đồng/ năm; nộp ngân sách khoảng 7% tiền lãi, bình quân mỗi lao động là 2,9 triệu đồng. Đối với các Công ty CP thì tình hình SXKD có khả quan hơn. Doanh thu bình quân mỗi lao động trong các công ty này tạo ra 57,2 triệu đồng/năm. Hiện nay, các DN ở Quảng Bình còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là vấn đề giải ngân về vốn xây dựng cơ bản, rất nhiều DN hàng ngày phải trả lãi vay ngân hàng cao hơn nhiều lần tiền lương phải trả cho công nhân, trong khi đó ngân sách nhà nước, các chủ đầu tư lại nợ DN mà không được tính lãi; thậm chí có những DN số tiền nợ công trình chưa được thanh toán cao hơn nhiều lần số nợ ngân hàng, thế nhưng hàng ngày họ phải trả lãi để phục vụ sản xuất kinh doanh. Một số DNNN chủ lực của tỉnh như Công ty Sông Gianh, Công ty kinh doanh Tổng hợp Quảng Bình... không đảm bảo được kế hoạch SXKD cũng như nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Một số DNNN và tư nhân tiền lương của công nhân cũng như các chế độ khác không được thanh toán đầy đủ hàng tháng nên tình trạng công nhân bỏ bê công việc đang là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm. 2.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở Quảng Bình Cũng như chất lượng nguồn nhân lực chung của cả tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực của các DN phụ thuộc vào thể lực và hàm lượng trí tuệ của người lao động. Về mặt thể lực: Về tầm vóc và thể trạng: Theo kết quả điều tra thực tế ở một số DN như Công ty Xi măng Cosevco Sông Gianh, Công ty Cổ phần vận tải đa phương thức 2; Công ty Cao su Lệ Ninh; Công ty TNHH Hiếu Hằng... có thể thấy chiều cao của nguồn nhân lực trong các DN được nâng lên đáng kể. Công nhân được điều tra ở các DN đa phần ở nhóm chiều cao 1,56- 1,68. Tỷ lệ chiều cao trung bình của nguồn nhân lực trong các DN là 1,62 m (Bảng 2.2). Cùng với chiều cao, thể trạng của nguồn nhân lực của công nhân cũng từng bước được nâng lên. Qua số liệu điều tra ở bảng 3 cho thấy khoảng cách các nhóm trọng lượng đã doãng ra, chuyển biến theo hướng tích cực. Trọng lượng người lao động dưới 50 kg đã giảm xuống. Trọng lượng từ 52 đến 60 kg vẫn được duy trì và chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt nhân lực có 65 kg trở lên có xu hướng tăng nhanh. Tính trung bình thể trạng của nguồn nhân lực công nhân ở các doanh nghiệp là 55 kg (Trung bình toàn quốc là 53,6 kg; chung trong toàn tỉnh Quảng Bình là 54,5 kg) (Bảng 2.3). Bảng 2.2: Bảng điều tra về chiều cao nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp Doanh nghiệp Chiều cao(mét) Số CNđiều tra nữ 1.50 1.52 1.56 1.60 1.63 1.65 1.68 170 >1,73 Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức 2 125 24 4 2 20 22 16 23 17 14 7 (3,2%) (1.6%) (16%) (17.6%0 (12.8%) 18.4% (13.6% 11.2% Công ty Xi măng Cosevco Sông Gianh 116 42 9 4 24 18 15 16 15 11 4 7.7% 3.4% 20.68% 15.60% 12.9% 13.80% 12.90% 9,48% 3.4% Công ty xây dựng Tông hợp Trường Thịnh 94 32 2 4 23 17 10 15 11 9 3 2.1% 5.3% 24,7% 17.8% 10.6% 15.8% 11.7% 9.5% 3,19% Công ty Cao su Việt Trung 134 36 3 6 30 17 23 15 16 12 56 12 2,2% 4,6% 22,4% 12,6% 17,1% 11,2% 11,9% 8,9% 8,9% Công ty Tổng hợp Sông Gianh 134 25 5 12 11 16 17 23 20 19 11 3,7% 8,9% 8,20% 11,90% 12,70% 17,20% 15,00% 14,20% 8,20% Công ty Cao su Lệ Ninh 143 31 6 2 33 25 14 23 20 14 6 4,10% 1.3% 2,18% 17,5% 9,80% 15.90% 15,20% 9,80% 4,10% Công ty TNHH Quốc khách 101 44 4 8 16 15 20 15 12 9 2 3.9% 7,90% 15,9% 14,9% 19,9% 14,90% 11,8% 8,9% 1,9% Cộng 847 234 33 38 156 130 115 130 111 88 45 3,80% 4,60% 18,5% 15,40% 13,50% 15,40% 13,10% 10,40% 5,30% Nguồn: Theo kết quả khảo sát điều tra của sở LĐ-T B và Xã hội tháng 6 năm 2006. Bảng 2.3: Điều tra trọng lượng nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp (đến tháng 5/2006) Doanh nghiệp Trọng lượng (kg) 45-49 50 52 55 58 60 62 63 65 68 >70 Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức 2 14 11 22 19 12 24 3 1 4 6 8 14,4% 8,8% 17,8% 15,4% 9,6% 19,4% 2,4% 0,8% 3,2% 4,8% 6,4% Công ty Xi măng Cosevco Sông Gianh. 19 18 9 9 17 10 9 6 9 3 7 16,5% 15,7% 7,7% 7,7% 14,8% 8,60% 7,7% 5,1% 7,7% 2,5% 6,0% Công ty xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh 15 14 4 13 14 17 3 4 3 3 4 16,0% 14,9% 4,2% 13,9% 14,90% 18,30% 3,1% 4,2% 3,1% 3,1% 57 4,2% Công ty TNHHXD Minh Đức 12 16 13 12 26 19 10 8 7 3 8 8,9% 11,9% 9,7% 8,9% 19,7% 14,3% 7,40% 5,90% 5,2% 2,2% 5,9% Công ty TH Sông Gianh 6 27 16 17 28 14 9 6 6 4 2 4,4% 20,2% 12% 12,8% 20,2% 10,4% 6,7% 4,4% 4,40% 2,9% 1,4% Công ty Cao su Lệ Ninh 13 22 15 27 19 17 10 5 6 4 5 9% 15,6% 10.6% 19,1% 13,3% 11,9% 6,9% 3,4% 4,1% 2,7% 4,4% Công ty TNHH Quốc khách 12 23 18 18 15 9 2 1 2 1 1 9% 11,9% 22,4% 17,9% 16,9% 14,9% 8,9% 1,9% 0,9% 0,45% 0,45% Cộng 91 131 97 115 131 110 46 31 37 24 35 10,7% 15,6% 11,4% 13,6% 15,6% 13,0% 5,4% 3,6% 4,3% 2,8% 4,0% Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tháng 6 năm 2006. Trong những năm qua, bên cạnh việc đảm bảo kế hoạch, tiến độ SXKD, thì công tác chăm sóc sức khoẻ của công nhân cũng được nhiều DN quan tâm. Trước hết là việc triển khai dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong các DN đạt được 109% (toàn tỉnh 103 %). Dịch vụ này đã được tiến hành tại 24 DNNN, hầu hết các Công ty cổ phần và 67 % DN tư nhân. Đã có 94,4 % công nhân nữ trong các DN trong độ tuổi sinh đẻ được hưởng lợi từ dịch vụ này. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thể chất và tinh thần trong các DN nhằm giảm tỷ lệ người lao động bị thiểu năng về thể lực do mắc các bệnh về di truyền, bệnh xã hội, bệnh do ô nhiễm môi trường... Các cơ quan chức năng cùng với một số lãnh đạo các DN đã lồng ghép công tác tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn cho các gia đình công nhân, các cặp vợ chồng những biện pháp cần thiết để phòng tránh. Triển khai các hoạt động về dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản... góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, nhiều công ty (Tiêu biểu như Công ty Gốm sứ Cosevco; Công ty Cao su Việt Trung; Công ty Lệ Ninh; Công ty cổ phần vận tải đa phương thức 2; Công ty kinh doanh tổng hợp Trường Thịnh...) đã chủ trương xây dựng mô hình lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững; phấn đấu đạt chuẩn mực: Gia đình ít con, khoẻ mạnh, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Qua thực tế cho thấy, có nhiều DN ở Quảng Bình đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng về mặt thể lực của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của một tỉnh nghèo, và một số DN làm ăn còn thua lỗ triền miên nên việc nâng cao chất lượng về mặt thể lực của nguồn nhân lực ở các DN đó cũng còn có những hạn chế nhất định. Giám đốc các DN này hầu như ít quan tâm đến các chiến dịch liên quan đến phát triển các nguồn nhân lực mà tỉnh phát động. Biểu hiện ở chỗ nhiều gia đình công nhân vẫn còn sinh con thứ 3, thứ 4 và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ít được quan tâm thực hiện. Việc giúp đỡ công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các DN chưa được quan tâm đúng mức, nhiều công nhân chưa được DN đóng nộp bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội, trong lúc đó DN vẫn khấu trừ các khoản % tiền lương của họ theo quy định, do vậy nhiều công nhân không an tâm làm việc. Tất cả những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao thể chất nguồn nhân lực của các DN ở Quảng Bình trong quá trình CNH,HĐH. Về mặt trí lực: Đây là yếu tố quyết định chất lượng của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong các DN nói riêng. Điều này phụ thuộc vào: - Thực trạng về điều kiện vật chất tác động đến trí tuệ nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Sau khi tái thành lập tỉnh, mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh của tỉnh phát triển nhanh, nhất là học sinh THCS,THPT; bình quân mỗi năm tăng 6,7% số lượng học sinh. Đến tháng 6 năm 2006 toàn tỉnh có 645 trường học và cơ sở giáo dục. Trong đó có 263 trường tiểu học; 15 trường tiểu học và trung học cơ sở; 142 trường trung học cơ sở; 7 trường THCS và THPT; 24 trường THPT; có 7 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 1 trường cao đẳng; và một số các cơ sở giáo dục khác. Cơ sở đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực cho các DN là các trường trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề... Tuy nhiên do cơ sở vật chất còn thiếu thốn; thiếu thiết bị dạy học; đội ngũ giáo viên còn hạn chế về nhiều mặt nên còn khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cho công nhân nói chung và nâng cao tay nghề của công nhân nói riêng. Về trình độ học vấn phổ thông của nguồn nhân lực, qua khảo sát 10 DN (được thể hiện ở Bảng 2.4). Trong các DN này đa số công nhân có trình độ học vấn phổ thông trung học. Chỉ có một số DN tư nhân còn một số ít công nhân có trình độ học vấn tiểu học, còn hầu hết ở các DNNN và các Công ty CP thì trên 90% công nhân đã tốt nghiệp PTTH. Bảng 2.4: Trình độ học vấn phổ thông của nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp Doanh nghiệp Số lượng Công nhân (người) Chưa tốt nghiệp Tiểu học (người) Đã tốt nghiệp Tiểu học (Người) Đã tốt nghiệp Trung học cơ sở (người) Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (người) Công ty Xây dựng TH Thịnh Đạt (Tư nhân) 30 1 4 3 60 22 Cong ty CoSevco Xi măng Sông Gianh (DNNN) 635 1 24 615 Xí nghiệp xây dựng và cung ứng vật tư Minh Phương (DNtập thể) 46 2 3 4 35 Công ty xây dựng tổng hợp Sơn Hải (Tư nhân) 75 5 3 67 Công ty Cổ phần gốm sứ và Xây dựng Cosevco 350 6 19 325 Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Bình 310 4 20 286 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sư lý (tư nhân). 20 2 3 15 Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Trường Thịnh (tư nhân) 500 21 479 Nguồn: Khảo sát, điều tra các doanh nghiệp ở Quảng Bình tháng 6/2006 của Sở Lao động - Thương bình - xã hội Quảng Bình. - Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động trong các DN có xu hướng tăng dần. Số người không có chuyên môn, kỹ thuật giảm từ 76,5% năm 1999 xuống còn 55,7% năm 2005. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần từ 19,7 % năm 1997 lên 37,2 % năm 2005. Theo số liệu điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh năm 2005 trong các DN ở Quảng Bình cho thấy: + Người lao động có trình độ trên đại học: 34 người + Người lao động có trình độ đại học: 1274 người + Người lao động có trình độ cao đẳng: 223 người + Người lao động có trình độ THCN: 2043 người - Công nhân kỹ thuật: + CNKT bậc 1: 6299 người. + CNKT bậc2: 608 người + CNKT bậc 3 1214 người + CNKT bậc 4 785 người + CNKT bậc 5 574 người + CNKT bậc 6 326 người + CNKT bậc 7 202 người - Đào tạo khác: 438 người (còn lại chưa qua đào tạo) (Bảng 2.5). Bảng 2.5: Về trình độ học vấn và tay nghề của NNL ở một số doanh nghiệp (đến 30/7 năm 2006) Doanh nghiệp Trình độ Tổng số Công nhân (người) Trên đại học (người) Đại học (Người) Cao đẳng (Người) THCN (Người) CNKT < bậc 3 (người) CNKT bậc 7/7 (Người) CNKT bậc 6/7 (Người) CNKT bậc 5/7 (người) CNKT bậc 4/7 và 3/7 Người) Sử dụng thành thành thạo Ngoại ngữ và vi tính Công ty Cosevco Xi măng Sông Gianh (DNNN) 635 175 35 48 341 8 Tiếng Anh: 1; Tiéng TQ: 1; Vi tính: 12 người Công ty CP Xây dựng và tư vấn Bình lợi 108 19 2 23 6 6 4 6 20 Tiếng anh: 1; 62 Vi tính: 21 Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình 92 20 4 20 31 2 3 2 7 Vi tính: 8; Tiếng Séc: 1; Tiếng Anh: 1 7 1 3 4 10 20 Vi tính:1 Công ty Giang Sơn (Tư nhân) 56 1 Công ty TNHH TM và Sông Loan (Tư nhân) 18 1 3 2 1 Công ty Cổ phần Du lịch Sài gòn- QBình 26 2 1 5 4 2 Tiếng Anh: 5; Vi tính 6 Công ty TNHH Phú Lương (Tư nhân) 35 1 1 1 2 1 Vi tính 2 Công ty Thương mại Hải Hà (Tư nhân) 98 1 1 5 1 Tiéng anh 1: Vi tính 2 Nguồn: Khảo sát, điều tra các doanh nghiệp ở Quảng Bình tháng 6/2006 của Sở Lao động - Thương bình - xã hội Quảng Bình. Còn lại là nguồn nhân lực chưa qua đào tạo. Như vậy, lao động không có chuyên môn, kỹ thuật trong các DN ở Quảng Bình còn chiếm tỷ lệ khá cao; tỷ lệ công nhân có trình độ qua đào tạo còn thấp, trong lúc đó chất lượng lao động chuyên môn, kỹ thuật vẫn còn nhiều bất cập. Thể hiện ở chỗ lao động kỹ thuật trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng có tính chất mũi nhọn của tỉnh vẫn còn thiếu, hầu hết các DN chưa có chuyên gia đầu ngành giỏi. Về cơ cấu trình độ: Để góp phần đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực cho các DN, toàn tỉnh hiện nay có 7 trường, TT dạy nghề, TT giáo dục thường xuyên đảm nhận việc đó. Tất cả các trường và trung tâm đều thực hiện theo phương thức đào tạo chính quy, đào tạo liên kết (theo phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan Van .doc
  • docBia Luan van.doc
Tài liệu liên quan