Luận văn Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT

1.1. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu và vị trí, vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất 7

1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường 17

1.3. Những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 25

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA 36

2.1. Thực trạng vận dụng lý luận Mác - Lênin vào việc biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 36

2.2. Thực trạng vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 53

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN SỞ HỮU CÔNG CỘNG VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 75

3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển 75

3.2. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển Công ty cổ phần nhằm thực hiện xã hội hoá sở hữu tư liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu

3.3. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế tư bản nhà nước, tập trung ưu tiên phát triển những loại hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam 93

3.4. Xây dựng chế độ phân phối bảo đảm hài hoà các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của Nhà nước để bảo tồn và phát triển sở hữu công cộng 98

KẾT LUẬN 103

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thành các đội chuyên, thu hút phần lớn lực lượng lao động trẻ khỏe, làm việc theo chế độ khoán việc, vừa chịu sự điều hành của ban quản trị hợp tác xã, vừa chịu sự điều động của huyện. Các đội cơ bản phần lớn là lao động nữ hoặc già yếu, làm việc theo chế độ khoán rất chặt, thu nhập rất thấp. Giai đoạn này, tập thể hóa nông nghiệp được đẩy đến trình độ cao nhất và ngày càng bộc lộ rõ những nhược điểm của nó. Tình trạng mất mát, hư hao tài sản cố định và tiền vốn trong hợp tác xã trở nên phổ biến. Hàng năm, ở đồng bằng và trung du miền Bắc có khoảng 2,4 đến 8,7 vạn ha ruộng đất bị bỏ hoang. Bộ máy quản lý hợp tác xã cồng kềnh, phình ra quá lớn, ngày càng xa rời thực tiễn sản xuất. Hợp tác xã nông nghiệp có quy mô càng lớn, càng chuyên môn hóa thì sản xuất lại càng kém hiệu quả. Mặc dù nhà nước tăng đầu tư cho nông nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp lại giảm. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Sản xuất không đủ tiêu dùng, thu nhập và đời sống của xã viên hợp tác xã bấp bênh và giảm sút, trên 70% số hợp tác xã nông nghiệp thuộc loại trung bình và yếu kém, nhiều hợp tác xã nằm trong tình trạng tan rã, nông dân bỏ ruộng đồng, không thiết tha gắn bó với hợp tác xã. Trước tình hình đó, ở một số địa phương, có hợp tác xã đã phải khoán “chui” đến hộ gia đình dưới các hình thức khác nhau. Do có sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp trong giai đoạn này nên tháng 1 - 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Ở miền Nam, sau ngày giải phóng, quan hệ sở hữu ruộng đất đã biến đổi sâu sắc, đại bộ phận ruộng đất đã về tay nông dân; quan hệ sản xuất phong kiến đã không còn là trở lực lớn trên con đường phát triển kinh tế ở miền Nam. Công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam được tiến hành, cơ bản theo mô hình tập thể hóa như đã thực hiện ở miền Bắc thời kỳ trước. Trong những năm 1975 - 1976, ở miền Nam có các cuộc vận động lớn nông dân tham gia vào các hình thức kinh tế tập thể như tổ nông dân đoàn kết sản xuất, tổ vần công, tổ đổi công, tổ hợp máy nông nghiệp, tập đoàn sản xuất. Sau khi có sự chuẩn bị, đến cuối năm 1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 15 (08 - 1977) và các Chỉ thị số 28, 29 (12 - 1977) quyết định xây dựng các hợp tác xã thí điểm, quy định các chính sách tập thể hóa. Tiếp theo đó đến năm 1978, Bộ Chính trị lại ra Chỉ thị số 43 (04 - 1978) về đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp miền Nam và coi đó là công tác trung tâm thường xuyên. Thực hiện các chủ trương đó, vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh Nam Trung bộ đã cơ bản hoàn thành việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hai hình thức chủ yếu là tập đoàn sản xuất và hợp tác xã (với gần 1.200 hợp tác xã và 775 tập đoàn sản xuất, chiếm 91,6% số hộ nông dân). Còn ở các tỉnh Nam Bộ, đến cuối năm 1979, công cuộc hợp tác hóa bắt đầu bước sang thời kỳ mới, chủ yếu là hình thành các tập đoàn sản xuất. Nhưng vì làm ồ ạt và chưa có sự chuẩn bị tốt, nhất là việc điều chỉnh ruộng đất chưa được giải quyết hợp lý và do có thiên tai nên có trên 4000 tập đoàn sản xuất gặp khó khăn và dần dần bị tan rã. Để uốn nắn những lệch lạc đó, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 93 (06 - 1980) nhấn mạnh tinh thần tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp Nam Bộ. Đến cuối năm 1985, các tỉnh Nam Bộ đã xây dựng được 363 hợp tác xã và 36.220 tập đoàn sản xuất, thu hút 74% số hộ nông dân vào làm ăn tập thể. Đối với tiểu thương, Đảng ta chủ trương “Tổ chức lại thương nghiệp nhỏ, chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất. Đối với số còn được phép kinh doanh, phải tăng cường quản lý bằng những chính sách và biện pháp thích hợp” [3, tr.53-54]. Năm 1975, Nhà nước tiến hành đổi tiền, đồng thời kiểm kê vật tư, hàng hóa trong các cửa hàng của hơn 55 nghìn hộ tiểu thương, trưng thu hàng tồn kho của gần 32 nghìn hộ giao cho thương nghiệp quốc doanh quản lý. Đến cuối năm 1978, có khoảng 9 vạn người buôn bán nhỏ được chuyển sang sản xuất và 15.000 người được sử dụng trong ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, sắp xếp và tổ chức lại kinh doanh theo ngành hàng ở các chợ trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Nhìn lại chặng đường 30 năm thực hiện công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp, chuyển từ sở hữu cá thể của người nông dân thành sở hữu tập thể ở nước ta, có thể rút ra những đánh giá tổng quát như sau: - Những thành công: Thứ nhất, với việc không ngừng mở rộng quy mô hợp tác xã từ bậc thấp đến bậc cao và được phổ biến rộng khắp cả nước sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, chế độ công hữu về ruộng đất đã được hoàn tất trên phạm vi cả nước. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh thì chủ trương tập thể hóa tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ đã tạo cơ sở kinh tế - xã hội cho việc huy động nhân lực, tài lực và vật lực phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thứ hai, nhìn tổng thể cả thời kỳ dài, nền nông nghiệp nước ta cũng đã có những bước phát triển trong từng giai đoạn nhất định. Nhiều tiến bộ kỹ thuật như giống mới, cơ cấu cây trồng mới, chế độ mùa vụ mới, biện pháp canh tác mới đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, khiến cho lực lượng sản xuất phát triển ở mức độ nhất định. Trong sự thành công đó, các hợp tác xã nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng việc khôi phục kinh tế, khai hoang phục hóa, xây dựng lại nông thôn. Thứ ba, trong thời kỳ sa sút nhất của các hợp tác xã, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động là một chủ trương đúng đắn, đã tạo được động lực cho các xã viên hợp tác xã. Truyền thống cần cù lao động của người nông dân Việt Nam mới được khôi phục, xã viên thực sự gắn bó với cây trồng, vật nuôi nên đã tìm mọi biện pháp tăng năng suất lao động để có phần vượt khoán. Quyền sở hữu sản phẩm vượt khoán của xã viên được xác lập, ngoài phần tiêu dùng, họ có quyền được bán nông sản thừa, có cơ hội tích lũy vốn bằng tiền để mua các công cụ và tư liệu lao động phục vụ sản xuất. Như vậy, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư là bước đi đầu tiên cho phép tồn tại sở hữu tư nhân để khai thác có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu nhà nước (đất đai) và tài sản thuộc sở hữu tập thể. Đó là một hình thức quản lý tiến bộ, thích hợp với điều kiện lao động nước ta - chủ yếu còn là lao động thủ công và là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Chỉ thị 100 đã giải quyết tốt việc kết hợp ba lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1981 - 1985 đã được phát triển. Năm 1985, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 126,9% so với năm 1980, bình quân mỗi năm tăng 4,9%, sản lượng lương thực tăng 27%, đạt 18,2 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 304 kg. Nhờ những cố gắng trên mặt trận nông nghiệp mà lương thực, thực phẩm và những nhu cầu bức thiết của đời sống nông dân được bảo đảm. - Những sai lầm trong vận dụng: Thứ nhất, trong quá trình tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, chuyển từ sở hữu cá thể sang sở hữu tập thể, Đảng ta đã có những chủ trương nóng vội, trong chỉ đạo đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện, nhiều nơi gò ép nông dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, chủ quan đưa hợp tác xã lên quy mô lớn, tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất của người nông dân trong khi chưa có đủ điều kiện, áp dụng máy móc những hình thức tổ chức sản xuất và quản lý giống nhau vào các vùng và các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Thứ hai, do chủ quan nóng vội, muốn mau chóng đi lên chủ nghĩa xã hội, muốn rút ngắn thời kỳ quá độ, cho rằng, tập thể hóa càng nhiều thì chủ nghĩa xã hội càng lớn nên trong quá trình chỉ đạo thưc hiện đã triển khai chủ trương tập thể hóa ồ ạt, mang tính phong trào, chỉ chạy theo số lượng, mở rộng quy mô mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và hiệu quả khi chuyển đổi sở hữu tư liệu sản xuất. Do vậy, sự biến đổi hình thức sở hữu trong nông nghiệp giai đoạn này chỉ đơn thuần là đẩy mạnh sở hữu tập thể mà chủ yếu là nâng quy mô hợp tác xã từ bậc thấp đến bậc cao mà không quan tâm đúng mức đến việc thực hiện lợi ích kinh tế của xã viên từ tài sản thuộc sở hữu tập thể. Những sai lầm đó trong quá trình vận dụng lý luận về sở hữu tư liệu sản xuất đã dẫn tới hậu quả: Không phát huy được tính ưu việt của hiệp tác lao động trên cơ sở tập trung tư liệu sản xuất, và do đó làm tha hóa hình thức sở hữu tập thể. Tài sản của Nhà nước và tài sản của tâp thể trở nên vô chủ, lãng phí, xã viên hợp tác xã không có động lực lao động, thờ ơ với công việc của hợp tác xã, cho nên hiệu quả sử dụng các tài sản công cộng rất thấp. - Nguyên nhân của những sai lầm: Thứ nhất, do chúng ta nhận thức chưa đúng và áp dụng một cách giản đơn, rập khuôn, giáo điều kinh nghiệm ở các nước xã hội chủ nghĩa, về bước đi trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp. Đặc biệt là do nhận thức sai lầm, lấy công hữu về tư liệu sản xuất làm tiêu chí đánh giá lòng yêu nước, yêu chế độ của nông dân; đánh giá mức độ thành công của công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, năng lực tổ chức quản lý ở tầm vi mô chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất tập trung quy mô lớn. Theo số liệu thống kê điều tra năm 1960 ở 3778 hợp tác xã, trình độ học vấn của cán bộ ban quản trị hợp tác xã rất thấp: Không biết chữ: 3,4% Biết đọc, biết viết: 7,6% Lớp 1 - 2: 39,7% Lớp 3 - 4: 43,9% Lớp 5 trở lên: 5,15% Với trình độ học vấn như vậy thì không thể đảm nhận trọng trách và quản lý tốt hợp tác xã được. Thứ ba, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiểu nông là phổ biến. Việc chuyển đổi tư duy và tác phong của những người sản xuất nhỏ sang tư duy và tác phong của người sản xuất nằm trong hệ thống phân công và hiệp tác trên quy mô lớn đòi hỏi phải có thời gian. Việc hợp tác hóa ồ ạt và đưa lên quy mô lớn quá nhanh đòi hỏi sự “lột xác” về tâm lý và tập quán của nông dân để nhanh chóng thích ứng là rất khó khăn, chính vì vậy tính chủ động, tự giác của các xã viên trong các hợp tác xã không cao. Thứ tư, trong điều kiện chiến tranh, lực lượng lao động trẻ, khỏe ở các hợp tác xã nông nghiệp hầu hết đã được huy động ra chiến trường; trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ, nhiều hợp tác xã thiếu cả trâu bò, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động rất thấp. Sản phẩm do các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất ra phải giao nộp và bán theo nghĩa vụ cho nhà nước, phần sản phẩm còn lại rất ít, không thể thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động mà phân phối mang tính chất bình quân (lao động giỏi nhất trong hợp tác xã được hưởng mức tối đa là 21 kg thóc/ tháng) đã làm hạn chế tính tích cực của người nông dân xã viên trong lao động. 2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.2.1. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nhận thức được nguyên nhân sâu xa sự trì trệ của nền kinh tế nước ta, trong đó có những vấn đề quan hệ sản xuất, nên ngay từ những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, Đảng ta đã có những chủ trương nhằm thay đổi từng bước nội dung quan hệ sản xuất. Nhưng những giải pháp ban đầu mới chỉ tác động vào quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ phân phối mà chưa có tác động vào quan hệ sở hữu. Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định những thành tựu đã đạt được trong những năm trước, đồng thời chỉ rõ: Mười năm qua chúng ta đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Quá nóng vội cải tạo, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, muốn tổ chức ngay các hợp tác xã quy mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý và năng lực cán bộ, thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng việc giải quyết các vấn đề tổ chức quản lý và chế độ phân phối. Cách làm thường theo kiểu chiến dịch, gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả. Trong nhận thức cũng như hành động, chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Từ việc nhận định đó, ở Đại hội VI Đảng ta chủ trương: - Xây dựng quan hệ sản xuất là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bao gồm cả ba mặt: xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối. - Nền kinh tế nước ta có cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và tồn tại trong một thời gian tương đối dài là đặc trưng của thời kỳ quá độ. - Mỗi thành phần kinh tế đều dựa trên một loại hình sở hữu nhất định. Do đó, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phải thực hiện đa sở hữu. - Sửa đổi, bổ sung những chính sách về ruộng đất để quản lý, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất. Thực hiện chủ trương đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ sáu (khóa VI) đã cụ thể hóa những điểm sau đây: - Một là, chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật. - Hai là, các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất có bản chất riêng nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp đan kết với nhau. Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do Nhà nước hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết với kinh tế quốc doanh nắm những vị trí then chốt, các đơn vị kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, vừa bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Cần xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử không đúng và các hình thức độc quyền kìm hãm xu thế ấy… - Ba là, kinh tế quốc doanh phải được củng cố và phát triển nắm vững vị trí then chốt trong nền kinh tế, phát huy ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ động liên kết và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác để thực hiện tốt vai trò chủ đạo, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số cơ sở kinh tế quốc doanh có thể dùng hình thức vốn cổ phần, chuyển thành xí nghiệp tư bản nhà nước để có thêm điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế…, các xí nghiệp mà thua lỗ kéo dài thì Nhà nước đấu thầu tài sản của xí nghiệp đó cho các tổ chức kinh tế quốc doanh khác, hoặc cho tập thể, cá nhân thuê hoặc mua… - Bốn là, kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao. Hộ gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ… - Năm là, trong điều kiện của nước ta, các hình thức tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết cũng nêu rõ kinh tế tư nhân được kinh doanh không hạn chế về quy mô, địa bàn hoạt động trong những ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, dịch vụ mà pháp luật không cấm. Tư bản thương nghiệp vẫn được tiếp tục kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép. Từ tư duy kinh tế mới đó, sau Đại hội VI, chúng ta đã rà soát lại những bất hợp lý về quan hệ sở hữu trong mọi lĩnh vực kinh tế, tiến hành sửa đổi với tinh thần cách mạng sâu sắc. Những chuyển biến thực sự về mặt quan hệ sở hữu lúc này được thể hiện tập trung ở mấy điểm như sau: Thứ nhất, trong nông nghiệp, kiên quyết khắc phục hiện tượng gò ép nông dân vào hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy mô lớn; tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất khi chưa có đủ điều kiện; áp dụng máy móc những hình thức tổ chức và quản lý giống nhau vào những vùng có điều kiện giống nhau; thiếu chính sách khuyến khích kinh tế gia đình; chưa có chính sách sử dụng đúng đắn kinh tế tư nhân; duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chế độ phân phối bình quân. Ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp để đánh giá tình hình và ra Nghị quyết về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là Nghị quyết 10). Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đưa ra những quan điểm mới: Hợp tác xã là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản; hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã (thực chất là hộ xã viên nhận quyền sử dụng đất đai để sản xuất có hiệu quả hơn). Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết 10, sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Hộ gia đình xã viên đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ - một đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn. Ngoài việc nhận khoán, sử dụng ruộng đất lâu dài của Nhà nước, các hộ gia đình tự mua sắm nông cụ và trâu bò để canh tác. Quyền sở hữu các tư liệu sản xuất của các hộ được xác lập để sử dụng vào việc thực hiện các hợp đồng khác với hợp tác xã. Nếu hợp tác xã không được củng cố thì hộ xã viên trở thành hộ nông dân kinh doanh độc lập. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tiến một bước dài trong tư duy lý luận: tôn trọng nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, đánh giá đúng vai trò, vị trí của kinh tế hộ gia đình, các loại hình sở hữu khác trong nông nghiệp. Thực chất của khoán 10 là thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong nông nghiệp, thực hiện tổ chức kinh doanh mới với nhiều hình thức sở hữu đan xen vào nhau: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân gắn kết với nhau trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ở nông thôn đã diễn ra quá trình phân rã mô hình hợp tác xã tập thể kiểu cũ và ra đời hộ tự chủ trong hợp tác xã và hộ tư nhân với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Việc làm này đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng trong nông nghiệp nên đã được sự đồng tình của các ngành, các cấp, đáp ứng trúng tâm lý, nguyện vọng của đông đảo nông dân, tạo điều kiện cho nông dân có quyền chủ động tối đa trong sản xuất kinh doanh, vì vậy đã khơi dậy một khí thế mới, cổ vũ hàng triệu hộ nông dân bỏ vốn, bỏ sức ra để phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra sự phát triển đột biến về sản xuất lương thực: Năm 1987 cả nước mới chỉ đạt 17,5 triệu tấn lương thực quy thóc, thì năm 1988 đạt 19,58 triệu tấn và đến năm 1989 đạt 20,5 triệu tấn. Đã có 6 tỉnh đạt sản lượng trên 1 triệu tấn. Từ một quốc gia thiếu đói lương thực triền miên, đến cuối thập kỷ 80 nước ta đã vươn lên hàng các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Liên tục từ năm 1989 đến 1992, bình quân mỗi năm nước ta xuất khẩu trên 1,4 triệu tấn gạo, trong đó năm 1992 xuất 1,95 triệu tấn gạo, 100.000 tấn ngô, sắn. Trong quá trình đổi mới sở hữu nông nghiệp, do kết hợp được vốn đầu tư của Nhà nước với việc huy động vốn nhàn rỗi trong các hộ dân, gắn sản xuất của kinh tế quốc doanh - tập thể - hộ nông dân với thị trường tiêu thụ ở trong nước và thị trường quốc tế…, tiềm năng nông nghiệp trên một số vùng đã bước đầu được phát huy một cách hiệu quả: Vùng lúa ở tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, vùng nuôi tôm ở tây nam Hậu Giang, Minh Hải, vùng dâu tằm tơ ở Lâm Đồng, vùng chè ở miền núi phía Bắc, vùng mía đường ở Lam Sơn - Thanh Hóa, vùng nguyên liệu giấy trên các vùng đất trống, đồi núi trọc…, các trang trại vừa và nhỏ ở Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Bình Dương, Bắc Giang, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên…đang phát triển. Các vùng kinh tế đang định hình và có xu thế phát triển theo chiều rộng, thâm canh theo chiều sâu. Việc khẳng định dứt khoát phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trao quyền tự chủ cho hộ nông dân, đã tạo ra một phong trào nông dân tận dụng đất đai, phát triển vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng, nuôi các loại thủy sản và các loại chim thú cho giá trị kinh tế cao. Xu thế xây dựng, phát triển kinh tế nông trại với nhiều hình thức, quy mô, cấp độ khác nhau đang xuất hiện rầm rộ, rộng khắp trên cả nước. Từ thực tiễn sản xuất đã nảy sinh những nhân tố mới: ở nhiều nơi, các hộ nông dân bắt đầu tự nguyện góp vốn, góp sức xây dựng các đơn vị kinh tế hợp tác mới theo đúng nghĩa của tự nguyện, tự chủ, hình thức rất đa dạng và phong phú như hợp tác cung ứng dịch vụ kỹ thuật, cung ứng vật tư sản xuất, hợp tác mở mang thủ công nghiệp, ngành nghề, hợp tác cung ứng vốn, hợp tác chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm… Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII họp vào tháng 6 năm 1996 đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Chính sách kinh tế nhiều thành phần vẫn được thực hiện nhất quán và lâu dài. Đại hội VIII đã xác định chủ trương chính sách lớn đối với các thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế hợp tác (mà nòng cốt là hợp tác xã) với nhiều hình thức đa dạng phát triển từ thấp đến cao, từ tổ nhóm hợp tác xã đến các hợp tác xã; tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng, bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài. Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết khó khăn, hướng dẫn từng bước đi vào hợp tác một cách tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc các hợp tác xã. Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài. Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Quan điểm đó tiếp tục được khẳng định và phát triển ở các kỳ Đại hội Đảng IX và Đại hội Đảng X. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, quá trình đa dạng hóa sở hữu cũng diễn ra hết sức phức tạp và phong phú. Từ những năm 80 đã bắt đầu có sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng cũng như sự thống nhất giữa nội dung kinh tế và nội dung pháp lý trong quan hệ sở hữu bằng các Quyết định 25/CP và 26/CP của Hội đồng Bộ trưởng, nhưng mãi đến cuối những năm 80 mới có những chuyển biến quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi về chất trong việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Sự chuyển đổi này thể hiện ở chủ trương của Đảng trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong đó có cổ phần một bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng; những năm gần đây đã tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị kinh tế của nhà nước trong các ngành dịch vụ như giáo dục đại học, ngân hàng thương mại, bưu chính viễn thông, vận tải,v.v.. Thực chất của việc làm này là thực hiện đa dạng hóa sở hữu, chuyển từ sở hữu thuần túy của Nhà nước sang sở hữu đa chủ thể trong các đơn vị kinh tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Thực tiễn đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự tôn trọng quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ứng với mỗi giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, chúng ta đã phần nào kịp thời xây dựng những quan hệ sản xuất phù hợp, nhờ vậy mà nhiều tiềm năng được giải phóng, sức sản xuất phát triển. 2.2.2. Thông qua nhiều hình thức để chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất Quan niệm về sở hữu công cộng ở Việt Nam cho đến nay luôn nhất quán với quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến văn kiện Đại hội Đảng lấn thứ IX đều xác định rõ: “Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản”. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sở hữu toàn dân cùng với sở hữu tập thể phải trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Quá trình chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng ở nước ta được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản sau đây: Thứ nhất, hình thức chuyển sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu công cộng thông qua việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới. Trước thực trạng sa sút của sản xuất nông nghiệp và những biểu hiện yếu kém, không phù hợp của mô hình hợp tác xã “kiểu cũ”, năm 1988 Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 xác định: Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, được lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn giúp đỡ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất - kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật với các đơn vị kinh tế khác, có trách nhiệm phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Từ nội dung chỉ đạo trên, Nghị quyết 10 đề ra nhiệm vụ cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên, đến người lao động và đến tổ, đội sản xuất tùy theo điều kiện của ngành, nghề cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối ngay từ đầu. Trong trồng trọt, về cơ bản là khoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docMục lục.doc
Tài liệu liên quan