Luận văn Vận dụng mô hình chuỗi gía trị để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty Khách Sạn Du Lịch Kim Liên

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 3

1.1. Khái niệm chung về khách sạn và kinh doanh khách sạn . 3

1. 1.1.Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn. 3

1.1.2. Sản phẩm của khách sạn . 3

1.1.2.1. Sản phẩm của khách sạn . 3

1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn. 4

1.1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn . 5

1.2. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn . 7

1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn. 7

1.2.2. Môi trường vĩ mô. 9

1.2.3. Môi trường cạnh tranh của khách sạn. 12

1.2.4. Môi trường bên trong khách sạn. 15

1.3. Mô hình chuỗi giá trị trong kinh doanh khách sạn. 16

1.3.1. Các hoạt động cơ bản. 17

1.3.2. Các hoạt động bổ trợ. 19

1.4. Ý nghĩa của việc vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của khách sạn . 21

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỂ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN. 22

2.1. Môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên. 22

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty khách sạn du lịch Kim Liên. 22

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Kim Liên . 25

2.1.3. Môi trường vĩ mô của khách sạn 31

2.1.4. Môi trường cạnh tranh của khách sạn 36

2.2. Vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của Khách Sạn Kim Liên . 42

2.2.1. Nhóm các hoạt động cơ bản của Khách Sạn Kim Liên . 43

2.2.1.2 Hoạt động cung ứng nội bộ 43

2.2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn 43

2.2.1.3 Hoạt động Marketing và bán 46

2.2.1.4. Hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng. 51

2.2.2. Nhóm hoạt động bổ trợ. 52

2.3. Một số nhận xét về khả năng cạnh tranh của Khách Sạn Kim Liên. 58

2.3.1. Những điểm mạnh của Khách Sạn Kim Liên . 59

2.3.2. Những nhược điểm của khách sạn . 60

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ . 62

3.1. Phương hướng công tác năm 2002 của khách sạn . 62

3.1.1. Phương hướng nhiệm vụ. 62

3.1.2. Mục tiêu chủ yếu. 62

3.1.3. Những biện pháp thực hiện cơ bản. 63

3.2. Một vài kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Khách Sạn Kim Liên . 64

3.2.1. Nhóm hoạt động cơ bản. 64

3.2.1.1. Hoạt động cung ứng nội bộ. 64

3.2.1.3. Hoạt động marketing và bán. 65

3.2.2.Nhóm các hoạt động bổ trợ. 69

3.2.2.1 Cơ sở hạ tầng. 69

3.2.2.2. Quan hệ với các nhà cung cấp. 70

3.2.2.3. Hoạt động phát triển công nghệ. 70

3.2.2.4. Hoạt động quản trị nhân lực. 70

KẾT LUẬN . 73

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6116 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng mô hình chuỗi gía trị để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty Khách Sạn Du Lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19% năm 1999 lên 25% năm 2000. Các hoạt động đầu tư diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đa dạng, dưới nhiều hình thức như: liên doanh, liên kết, 100% vốn nước ngoài. Chính sách đầu tư cho quảng cáo du lịch của Hà Nội đạt được những kết quả tích cực. Nhờ hoạt động quảng cáo và thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, các khách sạn đã đón được rất nhiều khách trong và ngoài nước, đặc biệt trong những ngày diễn ra lễ kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, công suất phòng ở một số khách sạn đạt 100%. Thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ... đều tăng nhanh. Riêng thị trường khách Trung Quốc tăng gấp 2 lần, thị trường khách Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan đều tăng 25%. Ta có thể thấy, kinh tế thủ đô đang phát triển nhanh về mọi mặt. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh khách sạn vá du lịch gặp không ít khó khăn: Thuế VAT còn có chỗ chưa hợp lý, giá điện, giá nước, giá điện thoại trong khách sạn còn quá cao, chưa công bằng so với các ngành sản xuất khác, đường bay từ Hà Nội đi và ngược lại, ít hơn thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.3.2. Môi trường chính trị, pháp luật Chế độ chính trị của nước ta hiện nay tương đối ổn định. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển mọi mặt hoạt động kinh tế- xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng. Chế độ chính trị nước ta không những ổn định mà đường lối chính sách ngày càng thông thoáng, thể hiện quan điểm mở rộng và tăng cường phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Trong các mối quan hệ quốc tế, Việt nam được bầu vào Hội đồng kinh tế xã hội của Liên hiệp quốc (UN), tham gia ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Mỹ tham gia diễn đạt hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ... Riêng trong lĩnh vực du lịch, Việt nam đã tham gia vào các tổ chức du lịch quốc tế WTO, PATA... Trong năm 2001, Việt nam đã tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ du lịch quốc tế như: tham dự diễn đàn du lịch, ASEAN tại Brunei, đăng cai và tổ chức thành công phiên họp 4 nhóm công tác đàm phán dịch vụ du lịch ASEAN tại Hà Nội, phối hợp xây dựng nội dung chương trình hợp tác sông Mê kông –sông Hồng, ký kết hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam-ấn Độ, Việt –Lào... Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được kiện toàn với các bộ luật , pháp lệnh...quy định cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh tế xã hội như: Sự ra đời của luật thuế giá trị gia tăng(VAT), luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước. Trong lĩnh vực du lịch, hiện nay đã có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho hoạt động của ngành như: Pháp lệnh du lịch; Pháp lệnh xuất-nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định thanh tra trong lĩnh vực du lịch; Nghị định 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, đặc biệt là Nghị định 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch. Với những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, về quản lý Nhà nước, Nghị định này là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh lưu trú, góp phần sắp xếp, hệ thống lại các cơ sở kinh doanh lưu trú, qua đó đảm bảo điều kiện cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh lưu trú. 2.1.3.3. Môi trường văn hoá xã hội Hà Nội là trung tâm kinh tế- chính trị –văn hoá-xã hội của cả nước, là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như nhiều triều đại phong kiến. Nơi đây, trong suốt nhiều thế kỷ qua đã “ tụ tập và dưỡng sinh nhiều yếu tố văn hoá“ để đến ngày nay trở thành vùng đất ngàn năm văn hiến với kho tàng di tích lịch sử văn hoá to lớn. Đến ngày nay, người ta vẫn nhắc nhiều về kinh thành Thăng Long với các làng nghề thủ công truyền thống, nơi tập trung các nhân tài, thợ giỏi từ khắp nơi về đây cũng như nếp sống thanh lịch của người dân Hà Thành. Hà Nội hiện nay có gần 2000 di tích lịch sử, trong đó có khoảng 500 di tích đã được xếp hạng, có nhiều di tích, làng nghề thu hút nhiều du khách như: - Khu thành Cổ Loa và đền An Dương Vương - Văn Miếu –Quốc Tử Giám - Hệ thống đình chùa cổ: chùa Quán Thánh... - Các lễ hội truyền thống - Khu phố cổ - Các làng nghề truyền thống lâu đời ở Hà Nội và làng phụ cận: làng gốm Bát Tràng, làng hoa Ngọc Hà, đúc đồng Ngũ Xá, tranh làng Trống... - Các bảo tàng: bảo tàng Lịch sử, bảo tàng quân đội... - Phố văn hoá ẩm thực Hà Nội với văn hoá đặc sắc lâu đời, hệ thống các tài nguyên nhân văn độc đáo, giàu có chính là tiềm năng để phát triển du lịch thủ đô. Tuy nhiên, công tác trùng tu , giữ gìn bảo vệ ở nhiều di tích còn chưa tốt, làm cho các tài nguyên này mai một dần. Việc khai thác và bảo vệ tốt những tài nguyên du lịch sẽ thu hút được lượng khách ngày càng nhiều đến Hà Nội, từ đó tăng lượng khách cho khách sạn. 2.1.3.4. Môi trường tự nhiên. - Vị trí địa lý của Hà Nội : Hà Nội là thủ đô của cả nước, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông và Đông Nam giáp với Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Nam và Tây nam giáp tỉnh Hà Tây. Hà Nội với diện tích 921 km2. Từ Hà Nội có các tuyến đường sắt đường bộ, đường sông, đường hàng không từ đó toả đi khắp các tỉnh thành từ Bắc tới Nam. Sân bay quốc tế Nội Bài chỉ cách trung tâm thành phố 35 km, đây là một trong hai sân bay lớn nhất trong cả nước, là cửa ngõ đón khách du lịch chủ yếu. - Điều kiện khí hậu: Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đủ 4 mùa: xuân- hạ- thu- đông. Mặc dù vậy, cũng có thể chia làm 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình cả năm là 230C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 170C và mùa hạ là 300C, lượng mưa hàng năm 1800 mm khí hậu 4 mùa thay đổi rất đa dạng tạo ra cảm giác rất thú vị, mỗi mùa gắn với hoạt động du lịch riêng. Ngoài ra, khi đến Hà Nội khách du lịch sẽ được thưởng thức hương vị của các loài hoa, các loại trái cây theo mùa. - Tài nguyên du lịch hấp dẫn quanh Hà Nội Hà Nội có vị trí rất thuận lợi, là xuất phát điểm để đi du lịch tới những vùng lân cận xung quanh. Từ Hà Nội có thể đi tới Quảng Ninh- nơi có Vịnh Hạ Long- một di sản thiên nhiên thế giới với gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ. Ngoài ra, từ Hà Nội có thể đi đến nhiều địa điểm du lịch có sức thu hút khác: SaPa, Điện Biên, Tam cốc Bích Động, Quần đảo Cát Bà, khu du lịch Ba Vì- Hà tây... Như vậy, Hà Nội là nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi, 1 địa điểm du lịch nổi tiếng, có tài nguyên nhân văn phong phú, đặc sắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển du lịch. 2.1.4. Môi trường cạnh tranh của khách sạn Trong nền kinh tế thi trường luôn luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành và các doanh nghiệp trong một ngành. Với tư cách là một doanh nghiệp tồn tại trong trong nền kinh tế thị trường, Khách Sạn Kim Liên thường xuyên phải đối mặt với các thế lực cạnh tranh, chúng đe doạ sự tồn tại và phát triển của khách sạn. 2.1.4.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Khách Sạn Kim Liên Để xem xét ai là đối thủ cạnh tranh của một khách sạn, người ta thường dựa vào các yếu tố cơ bản sau: quy mô, thứ hạng, thị trường khách hàng mục tiêu, vị trí của khách sạn, hình thức sở hữu.Do điều kiện hạn chế về thời gian,bài viết chỉ xin nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của khách sạn Kim Liên I. Dưới đây chúng ta hãy xem xét các đối thủ cạnh tranh của Khách Sạn Kim Liên I: - Xét về quy mô, thứ hạng: Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 69 khách sạn được xếp sao trong đó có 19 khách sạn 3*. Như vậy về quy mô thứ hạng thì Khách Sạn Kim Liên có các đối thủ như: khách sạn Sài Gòn, khách sạn Dân chủ, khách sạn á Châu, khách sạn Phương Đông, khách sạn Hoà Bình... - Xét về vị trí: Đối thủ của Khách Sạn Kim Liên là các khách sạn nằm gần các Khách Sạn Kim Liên gồm khách sạn ASEAN. - Xét về thị trường khách hàng mục tiêu: Khách Sạn Kim Liên chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa và thị trường khách Trung Quốc. Ngoài ra còn có thị trường khách Pháp, Nhật, Mỹ, Đài Loan( khách sạn hướng tới thị trường Pháp và Nhật trong tương lai). - Xét về hình thức sở hữu: đó là các khách sạn quốc doanh như: khách sạn Dân Chủ, khách sạn Hoà Bình, khách sạn Thắng Lợi... Do các khách sạn cùng thứ hạng thường có giả cả tương đối đồng đều, các thị trường khách hàng mục tiêu mà các khách sạn này nhắm vào có khả năng thanh toán cũng khá giống nhau . Vì vậy, các khách sạn 3* sẽ là các đối thủ chủ yếu của khách sạn Kim Liên. Chúng ta hãy xem xét một vài nhân tố như: giá cả, sản phẩm, quan hệ với các nhà cung cấp khách của Khách Sạn Kim Liên và các khách sạn Hoà Bình, Sài Gòn để thấy được khả năng cạnh tranh của Khách Sạn Kim Liên với các khách sạn này. Bảng 7. So sánh Khách Sạn Kim Liên và các đối thủ cạnh tranh Khách sạn Tiêu chí Kim Liên I Sài Gòn Hoà Bình Vị trí Số 7 Đào Duy Anh 80 Lý Thường Kiệt 27 Lý Thường Kiệt Loại hạng 3* 3* 3* Sản phẩm và dịch vụ bổ sung Phòng tiêu chuẩn 178 phòng sân tenis, bể bơi, kiot bán hàng, cho thuê phòng họp, nhà hàng, Trung tâm thương mại mỹ nghệ, massage, giặt là, trung tâm công nghệ thông tin và các dịch vụ khác. 44 phòng, karaoke, massage-sourna, bán hàng lưu niệm, dịch vụ văn phòng cho thuê phòng họp, nhà hàng, giặt là, cho thuê văn phòng và một vài dịch vụ khác. Gồm 92 phòng massage, karaoke, bán hàng lưu niệm, thuê văn phòng, may đo, giặt là, cho thuê văn phòng. Giá cả (usd) Phòng suite 120 125 130 Phòng deluxe 60 105 90 Phòng superior 40 80 70 Phòng standard 30 60 40 Thị trường khách chính Việt nam, Trung Quốc, Liên Xô Việt Nam, Pháp, Nhật, Đan Mạch Pháp, Nhật, Anh, Đan Mạch Quan hệ với nhà cung cấp Công ty du lịch Hải Phòng, công ty du lịch xuất, nhập khẩu Lạng Sơn, công ty du lịch Hòn gai, vinatour, công ty du lịch Bến Thành,Công ty du lịch Hương Giang Hà Nội, công ty cung ứng vận tải biển Hải Phòng. Vietnamtourism, Vinatour, công ty du lịch đường sắt, saigon tourist, benthanh tourist... Hitvoyage của Pháp, Ai Cập,... tổ chức UNICEF, unido, CFVG,... Hà Nội Toserco, Vietnamtourism, công ty du lịch Quảng Ninh, du lịch Hữu Nghị... Các Đại sứ quán Anh, ấn Độ, Philipin... Qua bảng trên, ta thấy Khách Sạn Kim Liên có quy mô lớn hơn hai khách sạn Sài Gòn và Hoà Bình. Khách Sạn Kim Liên có thể thu hút được một lượng lớn khách đến ở trong khi các khách sạn kia bị hạn chế bởi số lượng phòng ít hơn. Về sản phẩm: Khách Sạn Kim Liên có một lợi thế hơn các khách sạn kia là có được một hệ thống các sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Thêm vào đó, ngoài các dịch vụ sản phẩm giống nhau như massage, karaoke, bán hàng lưu niệm... thì khách sạn còn có các dịch vụ: bể bơi sân tenis, bãi đỗ xe rộng, các kiot mà các khách sạn Hoà Bình, khách sạn Sài Gòn không có. Tuy nhiên, Khách Sạn Kim Liên lại không có dịch vụ cho thuê văn phòng. Trong mối quan hệ với các nhà cung cấp: cả ba khách sạn đều có mối quan hệ mật thiết và đa dạng. Song, Khách Sạn Kim Liên lại kém hơn các khách sạn kia trong mối quan hệ với tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán. Về thị trường khách chủ yếu: Nhìn chung, Khách Sạn Kim Liên chỉ nhắm tập trung vào thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc cho nên sức ép cạnh tranh khách sạn Sài Gòn và khách sạn Hoà Bình đối với Khách Sạn Kim Liên là không lớn lắm. Về giá cả: Giữa ba khách sạn thì giá của Khách Sạn Kim Liên thấp hơn so với hai khách sạn kia. Tuy nhiên, do thị trường khách hàng mục tiêu và vị trí ( không nằm ở trung tâm như hai khách sạn kia) giữa các khách sạn không trùng hợp cho nên mức giá cả như vậy là phù hợp. 4.2. Sức ép của các nhà cung cấp đối với Khách Sạn Kim Liên Chúng ta có thể chia các nhà cung cấp của các Khách Sạn Kim Liên ra thành 2 dạng chính đó là các nhà cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm trang thiết bị trong phòng( tivi, tủ lạnh...), máy móc thiết bị, đồ dùng...và các nhà cung cấp khách. Đối với các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm,đồ uống...Do vị trí của khách sạn lúc này là người mua, tiêu thụ sản phẩm của họ còn nhà cung cấp là người bán. Đồng thời, trên thị trường có rất nhiều người, doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán các mặt hàng đó và sản phẩm thay thế cho các sản phẩm này cũng rất đa dạng, cho nên, nhiều khi khách sạn chính là người gây sức ép cho họ, buộc các nhà cung cấp phải giảm giá hay có những ưu đãi khác cho khách sạn. Tuy nhiên, không loại trừ có những trường hợp mang tính độc quyền hay dị biệt hoá của một nhà cung cấp nào đó mà khách sạn phải cần đến như một loại rượu ngon mà khách hàng của khách sạn ưa thích thì lúc đó khách sạn lại phải chịu giá cao của sản phẩm hay chịu chất lượng thấp kém của dịch vụ. Nói chung ở khách sạn Kim Liên, sức ép của các nhà cung cấp này đối với khách sạn hầu như là rất ít mà sức ép chủ yếu là các nhà cung cấp khách cho khách sạn. Những nhà cung cấp khách cho Khách Sạn Kim Liên chủ yếu là các công ty lữ hành, Đại lý du lịch, ngoài ra, còn có các tổ chức, đơn vị, cơ quan. Các Đại lý du lịch, công ty lữ hành mà Khách Sạn Kim Liên có quan hệ và nhận khách từ đó bao gồm: Công ty du lịch Bến Thành, Công ty du lịch Hòn Gai, Công ty du lịch Việt nam, Công ty du lịch Hương Giang, chi nhánh ở Hà Nội, Công ty cung ứng vận tải biển Quảng Ninh, Công ty du lịch xuất- nhập khẩu Lạng Sơn... Do khách sạn là người nhận khách gửi từ các Công ty lữ hành, Đại lý du lịch này và hiện nay trên địa bàn Hà Nội cố rất nhiều khách sạn mọc lên cạnh tranh với khách sạn Kim Liên( chỉ riêng khách sạn 3* đã có khoảng 19 khách sạn như: khách sạn Thuỷ Tiên, khách sạn Thắng Lợi, khách sạn á Châu...). Vì vậy, Khách Sạn Kim Liên phải chịu sức ép rất lớn của các công ty này trong chính sách giá cả. Chính sức ép của các nhà cung cấp này đã làm cho cho khách sạn nhiều khi phải chịu thua lỗ, chẳng hạn: Trong năm 1997-1998 khi cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Châu á diễn ra, lượng khách quốc tế đến khách sạn giảm đi, khách sạn đã phải áp dụng mức hoa hồng đối với các công ty này lên đến 30- 40%, có khi khách sạn phải bán giá phòng Standard cho phòng Deluxe. Hiện nay, Khách Sạn Kim Liên đã phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích các công ty lữ hành đưa khách đến khách sạn như đưa ra mức hoa hồng từ 10- 20%, tặng 1 phòng khi mua 10 phòng... Ngoài ra, khách sạn còn thường xuyên liên hệ và tạo mối quan hệ gắn bó với các công ty này. 2.1.4.3. Sức ép từ phía khách hàng đối với khách sạn Ngày nay, khách đi nghỉ không chỉ cần một nơi để qua đêm, một giường ngủ mà còn mong muốn được quan tâm phục vụ, được thoả mãn các nhu cầu khác nhau: nhu cầu thưởng thức ăn uống, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng,nhu cầu về an toàn, giải trí, thông tin, mua sắm... Khách sạn chính là nơi đáp ứng tất cả các nhu cầu đó của họ, là “ ngôi nhà thứ hai” của họ khi đi du lịch hay công tác, là nơi nghỉ ngơi, có những phút thư giãn. Với sự bùng nổ của công nghệ- thông tin, khách hàng có thể hiểu rõ các khách sạn đang gặp khó khăn gì, họ cũng biết được mình muốn gì, có thể được đáp ứng những gì, biết được họ chính là người quan trọng nhất trong khách sạn, hiểu rõ quyền lực của mình, khách hàng của khách sạn luôn đòi hỏi chất lượng của sản phẩm dịch vụ tăng lên trong khi lại yêu cầu giảm giá. Sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng buộc Khách Sạn Kim Liên phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thông qua việc đổi mới cải tiến các thiết bị phòng ở; tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên môn tốt; tiến hành vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn, thường xuyên có các đợt kiểm tra việc thực hiện công việc, xây dựng, cải tiến các phòng... Ngoài ra, để phục vụ được nhu cầu đa dạng của khách hàng Khách Sạn Kim Liên đã đầu tư vào một loạt các dịch vụ bổ sung như: sân tenis, bể bơi phục vụ nhu cầu thể thao; khu thương mại mỹ nghệ; kiot bán hàng phục vụ nhu cầu mua sắm; Trung tâm vật lý trị liệu; phòng karaoke đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi; Trung tâm công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, phòng thị trương đáp ứng nhu cầu đi du lịch của khách... Không chỉ chịu sức ép về sản phẩm mà Khách Sạn Kim Liên cũng luôn phải chịu sức ép về giá cả từ phía khách hàng. Sự bùng nổ cung khách sạn trên thị trường Hà Nội đã buộc Khách Sạn Kim Liên phải có những ưu đãi đặc biệt về giá đối với những khách hàng thường xuyên của khách sạn, và chỉ có như vậy khách sạn mới có thể giữ chân được khách. Nói chung, sức ép từ phía khách hàng đối với khách sạn không hiện rõ để khách sạn có thể thấy được ngay mà đòi hỏi khách sạn phải có sự nhậy bén trong kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu đòi hỏi của khách hàng, có như thế, khách sạn mới có thể có những điều chỉnh kịp thời và đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. 2.1.4.4. Sức ép từ sản phẩm thay thế Những đe doạ từ phía sản phẩm thay thế đối với ngành kinh doanh khách sạn đang ngày càng tăng. Sự đa dạng của các loại hình cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí tạo nên thị trường kinh doanh sôi động, các loại hình này càng phát triển thì càng có lợi cho du khách và tạo ra sự đe doạ đối với khách sạn. Trên địa bàn Hà Nội, một vài năm qua xuất hiện các loại hình cơ sở lưu trú khác như: khu biệt thự ở Giảng Võ, Hồ Tây. Các khu biệt thự này có không gian rộng, có vườn, cây xanh, có cả sân tenis, phòng tập thể thao, bể bơi... được bảo vệ chặt chẽ, đảm bảo an toàn và mức độ phục vụ cao đang thu hút các đối tượng khách công vụ có khả năng thanh toán cao và ở dài ngày. Trong kinh doanh ăn uống hiện nay đang xuất hiện những loại hình sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế dịch vụ ăn uống tại khách sạn như: các quán ăn nhanh, nhà hàng đặc sản... các cơ sở kinh doanh ăn uống này đều có các món ăn độc đáo, hấp dẫn, phục vụ nhiệt tình và giá cả không quá cao. Sự xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng của các dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ cung cấp thông tin như: công viên, vũ trường, sàn nhảy, các quán caffe internet... đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt đối với dịch vụ bổ sung trong khách sạn. Các dịch vụ này khá phong phú, giá cả, chất lượng đáp ứng đa dạng các đòi hỏi và khả năng thanh toán của khách. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm thay thế, đòi hỏi khách sạn có những biện pháp thích hợp để thu hút và giữ chân khách quay lại khách sạn. Cách mà khách sạn có thể áp dụng là: Đa dạng hoá sản phẩm; tạo ra sự khác biệt, độc đáo; tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp, có chính sách giá thích hợp và quan trọng hơn nữa là thể hiện cho khách hàng thấy chất lượng phục vụ thực sự tốt của khách sạn. 2.1.4.5. Sức ép của những người mới nhập ngành( đối thủ tiềm năng) Hiện nay, ở Hà Nội có khoảng 310 khách sạn trong đó có 69 khách sạn được xếp sao. Tất cả các khách sạn này xuất hiện dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau, thuộc mọi thành phần kinh tế như: tư nhân, liên doanh liên kết, bên cạnh các khách sạn Nhà nước lại có cả các khách sạn do các Ban, Ngành, cơ quan, Đoàn thể đầu tư quản lý... Sự bùng nổ của cung khách sạn gây áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với khách sạn Kim Liên. Các khách sạn mới đưa vào hoạt động có điều kiện láp đặt trang thiết bị mới hiện đại nhờ đó, các khách sạn này có thể giảm được chi phí: chi phí nhân lực, chi phí quản lý, chi phí sửa chữa... tạo ra khả năng giảm giá. Khi đó Khách Sạn Kim Liên sẽ phải nằm trong cuộc chiến về giá để thu hút khách đến khách sạn. Sự bùng nổ của cung khách sạn khiến cách khách sạn mới thường tập trung sức lực vào các thị trường ngách. Như vậy, nó sẽ làm giảm lượng khách đến khách sạn vì khách sạn không thể tạo ra được hình ảnh rõ nét của mình trong tâm trí khách hàng bằng các khách sạn mới. 2.2. Vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của Khách Sạn Kim Liên . Tất cả các chiến lược, chính sách có hiệu quả phải được xây dựng trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng tình hình nội bộ doanh nghiệp, xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu. Việc phân tích thường gặp khó khăn, thiếu tính khách quan vì nhiều lý do khác nhau. Để có thể khai thác tốt những thời cơ và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro các nhà quản lý cần thiết phải vận dụng tối đa sức mạnh và khắc phục những điểm yếu của chính bản thân doanh nghiệp. Trong thức tế, người ta thường vận dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị. Hiện nay Khách Sạn Kim Liên đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều khách sạn khác. Vì vậy, việc vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của khách sạn là việc làm hết sức cần thiết. Kết quả thu được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong tương lai. Nhóm các hoạt động cơ bản của Khách Sạn Kim Liên . 2.2.1.2 Hoạt động cung ứng nội bộ Đối với khách sạn để có được sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng cần phải có yêú tố đầu vào các nguyên liệu cho quá trình” Sản xuất” tạo ra các sản phẩm. Quá trình cung ứng tốt thì hoạt động sản xuất phục vụ mới có thể diễn ra bình thường, chất lượng nguyên liêụ đầu vào tốt thì mới đảm bảo được sản phẩm đầu ra có chất lượng. Trong khách sạn Kim liên các loại lương thực thực phẩm như rau quả, thịt, cá, gạo thường do bộ phận bếp tự mua lấy. Điều này sẽ đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng vì họ hiểu rõ cần những loại thực phẩm nào, số lượng bao nhiêu, giá cả và chất lượng của chúng ra sao? Đối với các loại đồ hộp, đồ uống, dụng cụ cho bếp bàn thì do bộ phận kế toán mua và quản lý. Hiện tại việc quản lý chi phí đầu vào đối với các hàng này ở khách sạn gặp nhiều khó khằn do thực đơn của khách hàng thay đổi thường xuyên và không thể có một bảng giá thống nhất cho các hàng hoá này. Hoạt động cung ứng các trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho các bộ phận khác như bộ phận buồng, dịch vụ bổ xung diễn ra ít thường xuyên hơn và tương đối ổn đinh trong một thời gian dài. Khách sạn thường tiến hành mua một lúc số lượng các trang thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, ghế đệm ….Nói chung với sự đa dạng của các loại sản phẩm này trên thị trường thì việc mua và cung ứng các trang thiết bị đến các bộ phận là rất dễ dàng và thuận tiện. 2.2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Hoạt động sản xuất trong khách sạn là quá trình tạo ra dịch vụ, quá trình phục vụ khách bao gồm từ việc nhận yêu cầu, trả lời, chuẩn bị phục vụ cho tới kết thúc phục vụ và thanh toán. Hoạt động sản xuất của khách sạn diễn ra chủ yếu ở các bộ phận bàn, bếp, bar, buồng, lễ tân, dịch vụ bổ sung. *Bộ phận lễ tân. Bộ phận lễ tân trong khách sạn có những nhiệm vụ sau: -Tiếp nhận và đặt giữ chỗ cho khách. - Đón tiếp và làm thủ tục đăng ký cho khách. - Môi giới và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn. - Lên lịch và phân phối hàng cho khách - Quản lý thông tin về khách, phòng - Tiến hành thu thập các phiếu ký của khách từ các bộ phận khác để làm thủ tục thanh toán - Lập báo cáo, thống kê tình hình khách, tình hình sử dụng phòng. Trong quá trình thực hiện công việc bộ phận lễ tân tại khách sạn Kim Liên nhìn chung đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, thái độ phục vụ còn chưa tốt, nhân viên không có thái độ niềm nở với khách nhiều khi còn để khách chờ lâu mới có thể làm được thủ tục nhập phòng, công việc giới thiệu sản phẩm của khách sạn mới chỉ dừng lại ở chỗ đưa cho khách các tập gấp mà không giới thiệu nơi rõ những điểm nổi bật của dịch vụ đó. Đặc điểm ở bộ phận lễ tân của khách sạn Kim Liên II còn sảy ra tình trạng không quản lý được việc chi trả của khách nhiều khi khách ra về mà không trả tiền phòng * Bộ phận quản lý bar - bếp - bàn Khách sạn Kim Liên có một hệ thống các nhà hàng bao gồm nhà hàng số 1, số2, số3, số4, số9. Các nhà hàng này chủ yếu là để phục vụ lễ cưới, hội nghị ngoài ra còn phục vụ cho khách du lịch đến nghỉ tại khách sạn và nhận yêu cầu cảu khách du lịch đến nghỉ tại khách sạn là nhận yêu cầu của khách văn bản, tạo thực đơn theo yêu cầu phục vụ. Đối với các khách nhận đặt tiệc cưới, hội nghị thì việc tiến hành thanh toán được thực hiện tại nhà hàng còn đối với khách ở thì thanh toán tại bộ phận lễ tân Hệ thống nhà hàng ở khách sạn đă đáp ứng được nhu cầu đặt tiệc cưới, hội nghị cũng như ăn uống của khách sạn. Việc đón tiếp và nhận đặt văn tiệc diễn ra nhanh chóng đảm bảo sự tiện lợi cho khách, trước và sau khi ăn các nhà hàng đều bố trí một khu vực để khách nghỉ ngơi, uống nước, trong mỗi bữa tiệc cưới khách sạn đều trang trí miễn phí và có những món quà nhỏ tặng cô dâu chú rể nhân ngày cưới. Quá trình phục vụ ở các nhà hàng khách sạn Kim Liên nói chung là chưa được tốt, trừ nhà hàng số chuyên phục vụ khách nước ngoài thì tại các nhà hàng khác thì việc phục vụ đều chưa đạt yêu cầu, nhân viên ở các nhà hàng này thường có thái độ làm việc không nghiêm túc, nhiều người trong thời gian làm việc lại bỏ đi ăn sáng, trong lúc phục vụ có khi còn gây đổ đồ ăn ra người khách. Do diện tích hạn chế và qui mô nhỏ nên quầy Bar được đặt cùng trong nhà hàng của khách sạn. Bộ phận Bar của khách sạn có nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Quầy Bar của khách sạn có các loại đồ uống khác nhau như rượu mạnh, bia, nước ngọt, nước hoa quả ….Nhìn chung bar của khách sạn đã đáp ứng được yêu cầu về đồ uống cho khách. Tuy vậy, doanh thu từ đồ uống hiện nay của khách sạn là rất thấp. Nguyên nhân của vấn đề này là do quầy Bar trong khách sạn chưa có vị trí xứng đáng, không có bar r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng mô hình chuỗi gía trị để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty Khách Sạn Du Lịch Kim Liên.DOC
Tài liệu liên quan