Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000-2004

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu. 1

Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp . 3

A. Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3

I. Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh và những đắc trưng của nó . 3

II. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 4

1. Theo nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh . 5

2. Theo phương thức luân chuyển giá trị . 7

III. Vai trò và hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 12

1. Vai trò của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 12

2. Hiệu quả và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 13

B. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp . 14

I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tài chính doanh nghiệp . 14

1. Khái niệm, đặc điểm tài chính doanh nghiệp . 14

2. Vai trò tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . 17

II. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp . 18

1. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tình tài chính . 18

2. Nội dung và tài liệu phân tích tình tài chính doanh nghiệp . 20

Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp . 21

A. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở (doanh nghiệp) . 21

I. Khái niệm, yều cầu, nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 21

1. Khái niệm và tác dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê . 21

2. Yêu cầu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê . 21

3. Nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê . 22

II. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở (doanh nghiệp) . 22

1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở . 22

2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và sử dụng vốn của đơn vị cơ sở . 23

III. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở . 29

1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độc lập về mặt tài chính của đơn vị cơ sở . 29

2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán công nợ và tình hình chiếm dụng vốn của đơn vị cơ sở . 30

B. Xác định một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của đơn vị cơ sở . 35

1. Phương pháp phân tổ . 35

2. Phương pháp bảng thống kê . 37

3. Phương pháp đồ thị thống kê . 39

4. Phương pháp dãy số thời gian . 39

5. Phương pháp chỉ số . 45

C. Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích . 47

1. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố . 47

2. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố . 47

Chương III: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty thời kỳ 2000 –2004 . 48

A. Khái quát những vấn đề chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội. 48

I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty . 48

II. Cơ cấu tố chức của công ty . 48

1. Sơ đồ tổ chức . 49

2. Chức năng của các phòng ban . 49

III. Một số đặc điểm cơ bản của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội . 51

1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh . 51

2. Đặc điểm nhân sự . 52

3. Quy mô vốn . 52

IV. Kết quả đạt được của công ty trong một số năm vừa qua . 52

1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh . 52

2. Công tác đầu tư và hoạt động tài chính . 54

3. Một số hoạt động khác . 55

4. Những hạn chế còn tồn tại . 56

V. Nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện để đạt các chỉ tiêu đề ra . 56

1. Nhiệm vụ . 56

2. Một số biện pháp thực hiện nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra . 57

B. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty thời kỳ 2000 –2004 . 58

I. Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000- 2004 . 58

1. Phân tích quy mô tổng vốn thời kỳ 2000 –2004 . 58

2. Phân tích cơ cấu tổng vốn thời kỳ 2000 – 2004 58

3. Phân tích tình hình trang bị vốn cho lao động và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2000 –2004 . 63

4. Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh . 74

II. Phân tích kết quả hoạt động tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000-2004 82

1. Phân tích mức độc lập về mặt tài chính của công ty qua các năm 2003 – 2004 . 82

2. Phân tích khả năng thanh toán công nợ và tình hình chiếm dụng vốn của công ty năm 2003 –2004 . 84

3. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay vốn và dấu hiệu nguy cơ phá sản . 86

4. Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty trong những năm qua 2000 –2004 . 87

C. Một số kiến nghị và giải pháp . 93

1. Một số kiến nghị . 93

2. Giải pháp . 96

Kết luận . 99

Tài liệu tham khảo . 100

 

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thời kỳ 2000-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc biểu hện tính chất của hiện tượng - Tác dụng của phân tổ nhiều chiều: + Nghiên cứu kết cấu của tổng thể theo một số tiêu thức cơ bản có mối liên hệ với nhau. + Dùng phân tổ nhiều chiều để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức mà khi dùng phân tổ kết hợp không giải quyết được. + Phân tổ nhiều chiều có tác dụng trong việc xá định tài liệu đồng nhất của thông tin ban đầu để vận dụng các phương pháp thống kê toán. + Phân tổ nhiều chiều sử dụng trong trường hợp mà khi dựa vào những căn cứ chung ở các phần trên vẫn không phân tổ được. 2. Phương pháp bảng thống kê * Khái niệm: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê 1 cách hợp lý, có hệ thống rõ ràng nhằm nêu nên các biểu hiện về lượng của các hiện tượng nghiên cứu. * Cấu thành của bảng thống kê: - Theo hình thức: gồm ba bộ phận: + Các hàng ngang và cột dọc: phản ánh quy mô của bảng + Tiêu đề: Phản ánh nội dung của bảng, gồm hai loại là tiêu đề chung phản ánh tên bảng; tiêu đề nhỏ đó là các tiêu đề hình thành trong các đầu bảng đầu mục. + Các tài liệu và con số: Phản ánh các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu. - Theo nội dung: Gồm hai bộ phận: + Chủ đề (chủ từ): Giải thích đối tượng nghiên cứu gồm những đơn vị loại hình nào. + Giải thích (tân từ): Gồm các chỉ tiêu giải thích đặc điểm của đối tượng. * Các loại bảng: Gồm ba loại: - Bảng giản đơn: Phần chủ đề không phân tổ chỉ liệt kê các đơn vị. - Bảng phân tổ: Đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân chia thành các tổ. - Bảng kết hợp: Đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân tổ từ hai tiêu thức trở lên. * Yêu cầu của các bảng thống kê: - Quy mô bảng không nên quá lớn - các tiêu đề, tiêu mục cần chính xác, gọn, dễ hiểu - các chỉ tiêu giải thích cần được xắp xếp hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Các cột cần phải được ký hiệu - Thống nhất cách ghi số liệu vào bảng theo các ký hiệu sau: + các số hiệu phải được ghi theo trình độ chính xác như nhau + Nếu không có số liệu thì ghi dấu (-) + Nếu số liệu còn thiếu sẽ bổ sung sau thì ghi dấu (...) + Không có liên quan nếu biết sẽ vô nghĩa thì ghi dấu (´) - Phải có ghi chú ở cuối bảng để nói rõ nguồn số liệu trong bảng hoặc giải thích một số nội dung, một số chỉ tiêu nếu cần. - Phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu hoặc cho từng cột hoặc chung cả bảng. 3. Phương pháp đồ thị thống kê - Khái niệm: Là các hình vẽ hoặc đường nét để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. - Đặc điểm: + Sử dụng kết hợp các con số và hình vẽ để trình bầy các đặc trưng về số lượng của hiện tượng nghiên cứu. + Trình bầy khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng vận động của hiện tượng. - Tác dụng: + Sử dụng kết hợp các con số và hình vẽ để trình bầy các đặc trưng về số lượng của hiện tượng nghiên cứu. + Hình tượng hoá sự phát triển, kết cấu, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh và mối liên hệ của hiện tượng. + Là phương tiện truyền thông có sức hấp dẫn sinh động và dễ dàng giữ được ấn tượng sâu sắc. - Các loại đồ thị thống kê: + Theo nội dung: Đồ thị so sánh, phát triển, kết cấu, liên hệ, phân phối, đò thị hoàn thành kế hoạch định mức. + Theo hình thức: Biểu đồ hình cột, tượng hình, đường gấp khúc, bản đồ thống kê. - Yêu cầu: Chính xác, dễ xem, dễ hiểu. 4. Phương pháp dãy số thời gian 4.1. Khái niệm và phân loại dãy số thời gian - Khái niệm: Dãy số thời gian là một dãy các giá trị của chỉ tiêu thống kê sắp xếp theo thứ tự thời gian. - Phân loại: Dựa vào đặc điểm tồn tại của quy mô qua thời gian của hiện tượng thì có thể phân dãy số thời gian qua hai loại: + Dãy số thời kỳ: Các mức độ của dãy số là dãy số tuyệt đối thời kỳ. Nó phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài, một khoảng thời gian nhất định. + Dãy số thời điểm: Là dãy số mà trong đó các mức độ của hiện tượng là dãy số tuyệt đối thời điểm, phản ánh quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. + Sự khác nhau giữa dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm: Số tuyệt đối thời kỳ có sự tích luỹ theo thời gian, trong dãy số thời kỳ có thể cộng quy mô của các thời kỳ để ra quy mô của thời kỳ lớn hơn. Còn dãy số thời điểm thì không có tính chất này. - Yêu cầu xây dựng dãy số thời gian: + Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Qua đó có thể cho phép chúng ta phân tích một cách đúng đắn sự biến động của hiện tượng qua thời gian. + Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. + Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí với nhau. + Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là dãy số thời kỳ. 4.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. a. Mức độ trung bình qua thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ, dãy số thời điểm mà có các công thức tính khác nhau. - Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: Trong đó: yi (i=1,2,..., n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. - Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau, ta có công thức tính mức độ trung bình theo thời gian như sau: Trong đó: yi (i=1, 2,..., n) là mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. - Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức sau đây: Trong đó: ti (i=1, 2,..., n) là độ dài thời gian có mức độ yi b. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây: - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối từng kỳ: Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i-1và thời gian i). Công thức tính như sau: (i=1, 2,..., n) Trong đó: di là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. (i-1, 2,..., n) Trong đó: i là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc. Dễ dàng ta nhận thấy: (i=1, 2,..., n) - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình: Là mức trung bình của các hiện tượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. Trong đó: là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình c. Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển tương đối là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuy theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau: - Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức: (i = 2, 3,..., n) Trong đó: ti : tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1 yi-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1. yi :Mức độ của hiện tượng ở thời gian i - Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức: (i = 1, 2,..., n) Trong đó: Ti: Tốc độ phát triển định gốc. yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i. y1: Mức độ đầu tiên của dãy số. Dễ dàng nhận thấy: Tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối liên hệ: Một là: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn định gốc. Tức là: t2t3... tn =Tn (i = 2, 3,..., n) hay ếti = Ti Hai là: Thương của tốc độ phát triển định gốc liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó. Tức là: (i = 2, 3,..., n) - Tốc độ phát triển trung bình: Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Từ các công thức trên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định. d. Tốc độ tăng (hoặc giảm): Phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. - Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: ai = (i = 2, 3,..., n) hay ai = ti – 1 (lần) = ti(%) – 100 (%) Trong đó: ai là Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn - Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc: Ai = (i = 2, 3,..., n) hay Ai(%) = Ti – 1 (lần) = Ti(%) – 100 (%) Trong đó: Ai là Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc - Tốc độ phát triển trung bình: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là Tốc độ phát triển trung bình thì: Hoặc e. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Ký hiệu gi (i = 2, 3,..., n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì: gi = (i = 2, 3,..., n) Song chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, đối với tốc độ tăng hoặc giảm định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng . 4.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng Sự biến động về mặt lượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có hai loại chủ yếu cơ bản nó thiết lập lên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Đó là yếu tố ngẫu nhiên – nó tác động vào hiện tượng làm lệch khỏi xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Vì vậy, để nêu lên tính cơ bản phát triển của hiện tượng qua thời gian chúng ta sử dụng một số phương pháp để nhằm phần nào có thể loại bỏ tác động của yếu tố ngẫu nhiên vào mặt lượng của hiện tượng. a. Phương pháp mở rộng khoảng cách dãy số thời gian: áp dụng đối với dãy số thời kỳ mà dãy số đó có khoảng cách thời gian quá ngắn. không cho chúng ta thấy rõ xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. b. Dãy số trung bình trượt: Trung bình trượt nó được tính trung bình từ một nhóm nhất định các mức độ dãy số bằng cách lần lượt thay các mức độ đầu tiên. Việc tính số trung bình trượt 3, 4, 5,... mức độ tuỳ thuộc vào dãy số liệu. Song nếu số lượng mức độ của dãy số tham gia tính trung bình trượt càng nhiều thì khả năng san bằng các độ lệch ngẫu nhiên càng lớn, làm cho mức độ của dãy số trung bình trượt càng ít dẫn đến khó cho việc phân tích xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. c. Xây dựng mô hình hồi quy theo thời gian Trong phương pháp này chúng ta sẽ biểu hiện các mức độ của hiện tượng qua thời gian bằng một mô hình hồi quy mà trong đó thứ tự thời gian là một biến độc lập. d. Biểu hiện biến động thời vụ Biến động thời vụ là biến động mang tính chất lặp đi lặp lại trong từng khoảng thời gan nhất định hàng năm Các yếu tố ảnh hưởng các yếu tố của tự nhiên, các yếu tố của đời sống kinh tế xã hội. Phương pháp đơn giản ta tính chỉ số thời vụ ít nhất 3 năm. 5. Phương pháp chỉ số * Khái niệm chỉ số: - Theo nghĩa rộng: Chỉ số là một số tương đối (lần,%) tính được bằng cách đem so sánh 2 mức độ của hiện tượng với nhau. - Theo nghĩa hẹp: Chỉ số là một số tương đối biểu hiện sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều đơn vị cá biệt khác nhau về đặc điểm, tính chất, các nhân tố tác động. * Tác dụng chỉ số: - Dùng chỉ số để nghiên cứu dự biến động của hiện tượng qua thời gian. - Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động của hiện tượng qua không gian. - Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoạch. - Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với dự biến động của toàn bộ hiện tượng. * Các loại chỉ số kinh tế cơ bản: Có 3 loại - Chỉ số chỉ tiêu số lượng (vd: lượng hàng hoá (q)) - Chỉ số chỉ tiêu chất lượng (vd: giá cả (p)) - Chỉ số chỉ tiêu giá trị ( vd: doanh thu (pq)) * Các chỉ số trên nếu tính cho từng đơn vị, từng phần tử ta có các chỉ số đơn: - Chỉ số đơn về giá cả: phản ánh sự thay đổi về giá cả của từng mặt hàng. Công thức: - Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ: phản ánh sự biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng. Công thức: * Các chỉ số trên nếu tính chung cho các đơn vị, các phân tử ta có các chỉ số tổng hợp: + Chỉ số tổng hợp về giá cả: phản ánh sự biến động chung của các mặt hàng. Có 3 cách tính: - Chỉ số tổng hợp về giá cả của laspeyres: - Chỉ số tổng hợp giá cả của peasche: - Chỉ số tổng hợp giá cả của Fisher: C. Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích 1. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố DlK = DLDT. LK (1) DlVLĐ = DLDT. LVLĐ (3) DLVCĐ = DLDT. HVCĐ (2) DLVSH = DLDT. HVSH (4) 2. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất, kinh doanh với các nhân tố Q = HK. (5) M = DLDT. LVLĐ. (8) Q = HVCĐ. kVCĐ. (6) M = DLDT. LK. (9) M = DlK. (7) M = DLDT. LV. (10) Trong đó: kVCĐ = là tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn Chương III Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của công ty thời kỳ 2000-2004 A. Khái quát những vấn đề chung về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Lắp máy và xây dựng Hà Nội I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty: - Tên doanh nghiệp: Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam - Địa chỉ: 52 đường Lĩnh Nam - Hoàng Mai – Hà Nội - Số điện thoại: 04.8625813 - Fax: 04.8624678 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DNNN số 109587 ngày 8/3/1996 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Hoạt động của doanh nghiệp có một số đặc điểm: + Hình thức sở hữu vốn : Doanh nghiệp nhà nước + Hình thức hoạt động : Doanh nghiệp hạch toán độc lập + Lĩnh vực kinh doanh : Chế tạo thiết bị lắp máy và xây dựng công trình -Tổng số công nhân viên : 978 người - Tổng vốn pháp định : 15382 triệu đồng II. Cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc Phó giám đốc thi công Phó giám đốc markerting Phó giám đốc quản lý dự án Phòng Hành chính Phòng Tổ chức Phòng Kế toán Phòng Vật tư Phòng Kinh tế kỹ thuật Phòng XNK Đội thi công XDCT Đội Điện Nước Đội Lắp Máy Xưởng Gia Công Kết Cấu Kim Loại 1. Sơ đồ tổ chức 2. Chức năng của các phòng ban. Ban giám đốc: Tổng số 4 người; bao gồm Giám đốc, phó Giám đốc thi công, phó Giám đốc markerting, phó Giám đốc quản lý dự án có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Hoạch định chính sách xác định các mục tiêu của công ty - Xác định và phê duyệt cơ cấu tổ chức, các quá trình và các tài liệu của các phòng ban. - Cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trì và cải tiến công ty. - Điều hành các cuộc họp, xác định nhiệm vụ và quyền hạn cho các bộ phận của công ty. Xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích cán bộ công nhân viên. Chủ tịch công đoàn: Công đoàn công ty và đứng đầu là chủ tịch công đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người lao đông và góp phần hiệu quả động viên CNVC thi đua hoàn thành kế hoạch hàng năm. phòng hành chính: Tổng số 18 người, bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng- với chức năng thực hiện các nhiệm vụ: hành chính quản trị, văn thư tổng đài, đánh máy, thường trực bảo vệ, cấp dưỡng. Phòng tổ chức: Tổng số 4 người, trong đó có 1 trưởng phòng thực hiện chức năng: - Xây dựng phương án tổ chức lao động theo kế hoạch của công ty. - Điều động cán bộ công nhân theo nhiệm vụ sản xuất ở từng giai đoạn và từng công trình. - Quản lý hồ sơ của CBCNV theo dõi thi đua khen thưởng, kỷ luật. - Lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng đảm bảo đúng chế độ chính sách và phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. - Xây dựng kế hoạch đào tạo quy hoạch cán bộ từng giai đoạn, lập kế hoạch bồi dưỡng thi nâng bậc cho CNV. Phòng tài chính kế toán: Gồm 10 người, 1 trưởng phòng kiêm kế toán trưởng, 1 phó phòng, thực hiện nhiệm vụ: - Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính của công ty. - Theo dõi thực hiện thu chi tài chính, quản lý vốn của công ty, theo dõi bảo hiểm xã hội. - Hướng dẫn chỉ đạo giám sát các chi nhánh trực thuộc công ty thực hiện chế độ quản lý tài chính. - Thanh toán và quản lý thu chi các khoản tài chính đối với cán bộ công nhân viên và các đơn vị có lên quan. - Tổ chức hạch toán ghi chép, lập báo cáo kế toán và các cơ quan chức năng của nhà nước và cơ quan cấp trên theo quy định. - Phân tích hoạt động kinh tế thời kỳ đã qua và dự báo tình hình tài chính trong thời gian tới để giúp giám đốc công ty đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót tồn tại và phát huy những mựt ưu của đơn vị. - Xây dựng phương án quy định về hạch toán kinh tế đối với các chi nhánh và đội nhận thầu khoán gọn công trình rồi đưa giám đốc công ty phê duyệt sau đó đưa lên tổng công ty. Phòng vật tư: Bao gồm 8 người, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thực hiện chức năng đảm bảo các hoạt động cung ứng vật tư cho công ty Phòng xuất nhập khẩu: Bao gồm 11 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng Có nhiệm vụ lập chiến lược, kế hoạch xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị...... Phòng kinh tế kỹ thuật: Tổng số 52 người, bao gồm 2 trưởng phòng, 2 phó phòng, thực hiện nhiệm vụ: - Năng động mở rộng quan hệ ngoại giao, tích cực tìm kiếm công việc. - Lập các hồ sơ dự thầu, đấu thầu thi công các công trình, đồng thời theo dõi quản lý toàn bộ hồ sơ dự thầu thi công. - Lập các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công giữa A- B và theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng. thu nhập các thông tin kinh tế để trình với giám đốc công ty giải quyết. - Quản lý kinh tế, quản lý vốn các công trình. - Quản lý đôn đốc thực hiện các công tác kỹ thuật, tiến độ thi công, biện pháp thi công và an toàn lao động ở các công trình. III. Một số đặc điểm cơ bản của công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội 1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty là doanh nghiệp hạng I- ngành nghề sản xuất kinh doanh bao gồm: - Xây dựng công trình công nghiệp đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp thiêt bị máy móc cho các công trình xây dựng, nhà ở - Tư vấn thiết kế công nghệ, các dây truyền sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ chế biến lương thực, thưc phẩm. - Chế tạo và lắp đặt thiết bị nâng, nồi hơi. - Cung cấp lắp đặt và bảo dưỡng thang máy. - Sản xuất các sản phẩm: thép mạ kẽm, thép mạ mầu, xà gồ thép, tấm lợp kim loại, các phụ kiện từ thép tấm mạ kẽm và thép tấm mạ mầu - Kinh doanh các dịch vụ công cộng, khu vui chơi giải trí Qua một số năm cho thấy, với những ưu thế sẵn có của ngành sản xuất kinh doanh ở trên và sư nỗ lực của toàn công ty mà hàng năm lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng. 2. Đặc điểm về nhân sự: Do ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty Lắp máy và Xây dựng nên lao động chủ yếu hiện nay là nam.Tổng số lao động tính đến hết năm 2004 là 978 người, trong đó lao động nam có 878 người, lao động nữ 100 người. Số cán bộ khoa học học kĩ thuật nghiệp vụ 149 người có tình độ từ trung cấp trở lên, riêng số lượng đại học chiếm trên 60% trong tổng số 149 CBKHKT; số lượng công nhân 829 người đã được qua đào tạo lại tại công ty.Có thể thấy rằng Công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao tạo điều kiện và cơ hội cho Công ty phát triển trong tương lai. 3. Quy mô vốn. Do đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh nên quy mô vốn của công ty là rất lớn, trong đó vốn điều lệ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là vốn đi vay. Trong những năm qua công ty thực hiện rất nhiều các công trình, các dự án lớn với tổng vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng được công ty thực hiện và hoàn thành xuất sắc, cùng hàng chục công trình công ty tiếp tục thắng thầu được các chủ đầu tư và đối tác đánh giá cao đã đưa công ty lên một tầm cao mới. IV. Kết quả đạt được của công ty trong một số năm vừa qua. 1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2002 công ty đã tiếp thị và thắng thầu 26 công trình, đã đưa 20 công trình vào sử dụng đựợc chủ đầu tư đánh giá cao về tiến độ, an toàn chất lượng, giữ vững được uy tín tạo lòng tin với chủ đầu tư và các đối tác. Một số công trình tiêu biểu có giá trị kinh tế lớn đã được đưa vào sử dụng: - Nhà máy gạch coto Giếng đáy Hạ Long CS 1 triệu m2/năm `- Dự án mở rộng nâng cấp công suất lên 100 triệu lít/năm công ty bia Hà Nội. - Các dự án của công ty Bia HP Việt Nam. - Nhà máy thức ăn gia súc EH Tiên Sơn Bắc Ninh. - Hệ thống lọc bụi nhà máy Bỉm Sơn Thanh Hoá. - Mở rộng nhà máy Sứ Thanh Trì Hà Nội. - Phân xưởng bánh mềm cao cấp công ty Bánh kẹo Hải Châu. - Nhà máy đúc ống gang cầu công ty Mai Động. Cho đến nay, mỗi năm công ty tiếp tục thắng thầu trên 20 công trình và đã đưa rất nhiều công trình vào sử dụng được chủ đầu tư đánh giá rất cao về tiến độ, an toàn chất lượng, nâng cao uy tín lòng tin với chủ đầu tư và các đối tác. Một số công trình tiêu biểu là: - Chế tạo lắp đặt thành công hệ dàn mái vòm vi kèo không gian khẩu độ lớn cho khu thể thao dưới nước tại mỹ đình, cùng với công trình nhà thi đấu hai bà trưng phục vụ cho sự kiện văn hoá thể thao lớn nhất, lần đầu tiên được tổ chức seagame 22 ở Việt Nam thành công tốt đẹp. - Dự án mở rộng công suất lên 100 triệu lít/năm công ty Bia Hà Nội. - Các dự án công ty BHP Việt Nam, nhà máy sứ Việt Trì, sứ Thanh Trì. - Nhà máy phôi thép Bắc Ninh, thức ăn gia súc Hưng Yên. - Nhà máy kính đáp cầu trong thời gian chạy thử đã có sản phẩm vượt chỉ tiêu kỹ thuật, được chủ đầu tư đánh giá cao về năng lực của LILAMA. - Thi công các dự án EPC Tổng công ty làm Tổng thầu. (Nhà máy nhiệt điện uông bí, nhà máy nhiệt điện Na Dương...) - Đầu tư vào trung tâm sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí tại 120 Hoàng Hoa Thám Hà Nội và đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 4 năm 2004. - Hoàn thành công tác thi công chế tạo lắp đặt nhà máy sản xuất thép tấm mạ sơn mầu LILAMA công suất 130000 T/năm- với 80000 Tấn mạ, 50000 Tấn sơn/năm tại khu công nghiệp Quảng Ninh, Mê Ninh Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư 360 tỷ đồng. Đầu năm 2005 nhà máy đã đi vào hoạt động, với số lượng lao động lên tới 250 lao động. - Hoàn thành xây dựng Xưởng Cơ khí có năng lực chế tạo từ 4000-5000T SP/năm tại 52 Lĩnh Nam Hai Bà Trưng Hà Nội. - Cùng rất nhiều công trình dự án lớn khác đã và đang được công ty thực hiện. - Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu: Đơn vị: Triệu đồng Tên chỉ tiêu kế hoạch năm 2004 Thực hiện năm 2004 Đạt (%) Tăng trưởng so với năm 2003 Giá trị SXKD 235 255 109 21% Doanh Thu 155 170 110 10% Nộp ngân sách 9 9 100 28,57% Tiền lương BQ/tháng 1,7 1,75 103 6% Có thể thấy, Mức tăng trưởng thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 là 21%. Đây là kết quả lỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Nhưng cái được hơn nữa đặc biệt hơn cả là: Công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động - tất cả CBCNV của công ty đều có đủ việc làm. Trong số đó có những người phải nghỉ tự túc 6 -> 7 năm đã được quay trở lại đi làm, có gia đình cả vợ chồng, con cháu đều được đi làm. Đây là điều vô cùng quý giá, nó làm cho gia đình, mọi người yên tâm, ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn, giảm tệ nạn xã hội. Cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà ngày một ấm no, hạnh phúc. 2. Công tác đầu tư và hoạt động tài chính Trong những năm qua, bên cạnh những dự án lớn công ty đã triển khai đầu tư như nhà máy sản xuất thép tấm mạ, sơn mầu LILAMA. Công ty đã đầu tư thêm một nhà máy chế tạo thiết bị LILAMA Hà Nội ở Quảng Ninh với công suất chế tạo từ 10 – 12 nghìn tấn sản phẩm/năm, với giá trị đầu tư 22 tỷ đồng cũng đã được đưa vào sử dụng vào tháng 4 năm 2004. Ngoài ra công ty đã đầu tư phục vụ sản xuất, nâng cao nguồn lực thiết bị thi công, nhiều phương tiện dụng cụ máy móc có giá trị sử dụng cao với mức đầu tư trên 10 tỷ đồng, như máy nắn dầu TANKA; Xe tải sơ mi rơ moóc 12 mét; máy uốn đường kính tới 350; Máy đột nỗ thuỷ lực; Thiết bị phun cát; máy phun sơn; máy hàn và tổ hợp dầm tự động Bộ con lăn hàn tự động, và nhiều thiết bị thi công khác... cùng thiết bị văn phòng máy tính. - Hoạt động tài chính đã đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển sản xuất của công ty. Công ty huy động vốn và thu hồi vốn đạt kết quả tốt, thanh toán lương, các chế độ khác rất kịp thời, không nợ lương hoặc các chế độ khác đối với công nhân viên chức. Hàng năm các đoàn kiểm toán nhà nước đã kiểm tra và kết luận, công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện tốt các chế độ về quản lý tài chính và làm nghĩa vụ với nhà nước đầy đủ. - Lo đủ vốn kịp thời cho xây lắp đầu tư. 3. Một số họat động khác - Công tác quản lý máy: đạt một số kết quả tốt trong công tác tư vấn về giá thành, tính năng kỹ thuật, thời hạn cung cấp.. Và tham gia mua sắm thiết bị thi công, thiết bị cơ khí mới, bổ sung cho nhà máy cơ khí, đã kiểm tra việc sử dụng vận hành máy móc theo đúng các quy trình quy phạm, các tài liệu hướng dẫn sử dụng đã được biên soạn, chủ động kế hoạch sửa chữa kịp thời các sự cố, hỏng hóc các thiết bị. - Công tác an toàn lao động công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh thông tư liên tịch số 14 ra ngày 15/10/1998 của bộ lao động thương binh xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, có phân cấp trách nhiệm và quy chế nên không để xẩy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào, ngoại trừ một số trường hợp bất cẩn bị xây sát tay chân. Công ty đã quan tâm cấp phát trang bị bảo hộ lao động, trang thiết bị thi công, vệ sinh công nghiệp được duy trì tốt. - Công tác phòng chống cháy nổ được thực hiện tốt, khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4673.doc
Tài liệu liên quan