Mục lục
Phần nhất: lời mở đầu
Phần hai: cơ sở của đề tài
Chương I
Cơ sở lý luận
A. Hoàn cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới
B. Nội dung và các biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới (NEP ).
C. ý nghĩa của NEP và bài học thành công
Chương II
Việt Nam hội nhâp vào nền kinh tế của thế giới.
Phần ba: Vận dụng NEP trong điều kiện nước ta
Chương I
Thực trạng đất nước.
Tình hình đất nước 5 năm qua và những thành tựu trong 15 năm đổi mới
Chương II
Vận dụng sáng tạo NEP vào nước ta
A. Sự phân tích những tồn tại và nguyên nhân
B. Sự vận dụng NEP
C. Phương hướng - nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005
Tài liệu tham khảo
Mục lục
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng NEP trong điều kiện nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực chất là tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các yếu tố của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu.
+ Dân chủ hoá quản lý kinh tế
Lênin coi việc lôi cuốn quần chúng vào việc quản lý là một vấn đề nguyên tắc, thể hiện đòi hỏi cả về mặt dân chủ lẫn mặt tập trung. Đây là kết quả của sự thay đổi tân gốc quan niệm về những vấn đề cơ bản về phát triển xã hội và kinh tế. Trong giai đoạn thực hiện NEP, dân chủ hoá trong quản lý kinh tế được thực hiện có kết quả trên nhiều mặt khác nhau: Tổ chức hội nghị sản xuất, thực hiện chế độ phân phối theo lao động, hình thức công khai và dân chủ trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo - quản lý, thực hiện nguyên tắc và kiểm soát của công nhân.
4. Tổ chức quá trình lưu thông.
Lênin đã nêu những chức năng mới của Nhà nước Vô sản trong lĩnh vực kinh tế.
Điều tiết việc mua bán và lưu thông tiền giấy.
Tổ chức thương nghiệp nhà nước bán buôn và bán lẻ.
ổn định các quan hệ hàng hoá tiền tệ giữa các cơ quan kinh tế Nhà nước.
Sử dụng hợp tác xã để củng cố quan hệ thương mại giữa thành thị và nông thôn.
Phát triển quan hệ tín dụng.
Người vạch rõ nhiệm cụ của bộ máy quản lý kinh tế: “chúng ta phải học tập những quan hệ buôn bán trên phạm vi cả nước, đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng quyết không phải là không thể làm được.”
Phương hướng quản lý lưu thông là: “căn cứ vào thị trường hiện có tính toán đến các quy luật của nó, chiếm lĩnh thị trường và bằng những biện pháp kinh tế thương xuyên có cân nhắc và được xây dựng trên sự kiểm kê chính xác quá trình của thị trường mà nắm vững việc điều tiết thị trường và lưu thông tiền tệ”.
Nội thương trở thành mắt xích đặt biệt cần nắm vững trong dây truyền quản lý, điều tiết hoạt động của kinh tế. Thương nghiệp trở thành mắt xích trong triển khai NEP vì: Mục đích cao nhất của NEP là thiết lập liên minh kinh tế. Vì thế thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất, là điều kiện tái sản xuất; hơn nữa không có hoạt động thương nghiệp thì không thể sử dụng các hình thức quá độ trong sản xuất và lưu thông.
Một trong nhữn vấn đề quan trọng nhất của NEP là phải chiếm các vị chí chỉ huy trong thương nghiệp khi triển khai quá trình lưu chuyển hàng hoá, đồng thời hướng quá trình lưu thông đó đi thẳng tới nhu cầu của nông thôn và thành thị. Để nắm chắc các vị trí thương nghiệp và làm chủ thị trường, nhà nước chú ý đặc biệt đến củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghiệp quốc doanh với thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tập thể để nắm quỹ hàng hoá công nghiệp dùng làm phương tiện điều tiết thị trường. Nhà nước sử dụng nhiều hình thức thương nghiệp với một cơ cấu thương nghiệp đảm bảo vai trò của thương nghiệp Nhà nước, đấu tranh bằng cạnh tranh với tư bản thương nghiệp.
Trong suốt quá trình khôi phục kinh tế, thương nghiệp XHCN ngày càng thể hiện đầy đủ vai trò của chiếc cầu nối nông nghiệp với công nghiệp. Cũng trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá theo NEP, Nhà nước Xô Viết đã nắm vững tính quy luật liện kết giữa thương nghiệp với tài chính và ngân hàng như một chỉnh thể. Việc đây mạnh chu chuyển nội thương làm cho nhu cầu tiền mặt tăng lên, sự phát triển của thương nghiệp đã mọi lực lượng sản xuất phát triển, tạo nguồn thu cho ngân sách. Ngân hàng nhà nước XHCN phải gắn chặt với thương nghiệp để thúc đẩy toàn bộ lưu thông hàng hoá.
Ngoài thương nghiệp ra, giao thông vận tải là khâu quan trọng. Khi nền kinh tế chuyển sang quỹ đạo NEP. Tổng sản lượng xã hội tăng nên nhanh chóng, khối lượng vận chuyển tăng lên nhiều và đa dạng, nhưng ngành lại đang gặp khó khăn. Để khắc phục khó khăn, một mặt nhà nước đầu tư khôi phục giao thông vận tải, mặt khác nhà nước chủ trương cải thiện tình hình tài chính của giao thông.
5. ổn định tiền tệ, củng cố nền tài chính Xô Viết:
* Chấn chỉnh công tác tài chính, củng cố nền tài chính Xô Viết.
Ngay sau khi cách mạng thành công, Lênin đã ra nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác tài chính, như biện pháp kiểm kê và kiểm soát có tác dụng tính toán nhu cầu thực tế về tài chính của doanh nghiệp, kiểm soát việc chi tiêu, hạn chế các chi phí sản xuất và chi phí cho bộ máy quản lý. Nhà nước chủ trương tổ chức tài chính quốc gia, điều tiết giá cả nhằm thiếp lập quan hệ kinh tế mới giữa thành thị và nông thôn. Lênin cũng đã chỉ ra rằng trong thời đại chuyên chính vô sản và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tài chính của nhà nước phải trực tiếp dựa trên cơ sở lưu thông của một bội phận thu nhập nhất định của các độc quyền nhà nước. Sự cân đối thu chi chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tổ chức việc trao đổi hàng hoá đúng đắn.
Những quan điểm đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tái sản xuất và quy luật khác của kinh tế hàng hoá được thực hiện trọng điều kiện chuyên chính vô sản. Lênin cũng đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản của tài chính XHCN như sau:
- Vai trò của chính sách tài chính có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc cải tạo và xây dựng trong thời kì quá độ.
- Chính sách tài chính phải thống nhất, được quy định rõ ràng và các quy tắc phải được chấp hành từ trên xuống dưới. Quan điểm về tập trung tài chính, không mâu thuẫn với yêu cầu phát huy chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt hoạt động thực tiễn.
- Hoạch toán kinh tế và kinh doanh theo nguyên tắc xí nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với kết quả hoạt động kinh tế của mình.
- Nguyên tắc cân đối ngân sách, công tác tài chính gắn với công tác ngân hàng và thương nghiệp.
Vận dụng các quan điểm đó vào việc giải quyết những khó khăn về tài chính, cụ thể là làm thế nào để tăng thu, giảm chi bằng những biện phát cụ thể thuộc lĩnh vực tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Để giảm chi, chính quyền Xô Viết đã thực hiện mấy biện pháp chủ yếu: giảm biên chế nhà nước, thi hành những quy định về các khoản chi tiêu ở mức tối thiểu, không cấp ngân sách cho các xí nghiệp.
Để tăng thu, các cơ sở kinh tế nhà nước chuyển sang hoạch toán kinh tế phải tích nộp lợi nhuận và khấu hao cho ngân sách, xây dựng lại hệ thống thuế (thuế công thương nghiệp, thuế thu nhập, thuế tài sản, thực hiện cải cách thuế đối với nông nghiệp, thi hành chế độ trả tiền đối với tất cả các loại hình dịch vụ...), phát hành công trái và tín phiếu.
* ổn định tiền tệ.
Trong hệ thống các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, từ thuế lương thực đến trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp với công nghiệp, thì việc ổn định đồng tiền trở thành khâu cuối cùng có tác dụng quyết định củng cố có kết quả toàn bộ hệ thống, chuyển hẳn nền kinh tế quốc dân sang quỹ đạo mới và bước vào một giai đoạn phát triển ổn định vững chắc.
Việc ổn định tiền tệ lúc này có ý nghĩa là phải tiến hành có kết quả cuộc chống lạm phát. Năm 1921, thời gian ổn định của đồng rúp kéo dài 3 tháng. Năm 1922, thời gian ấy kéo dài hơn, gần gấp đôi đã chứng tỏ rằng các biện pháp chống lạm phát, ổn định tiền tệ là đúng đắn. Những điều kiện để ổn định tiền tệ đó là:
- Bước chuẩn bị: đây là thời gian thực hiện một số chính sách và biện pháp quan trọng như áp dụng chính sách thuế lương thực, xoá bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa, chính sách trao đổi hàng hoá, của cố chính sách thương nghiệp.
- Bược một: tiến hành thay đổi đơn vị tiền tệ
Vàng vẫn là hàng hoá tiền tệ, hệ thống tiền tệ phải dựa trên cơ sở mối quan hệ giữ vàng và tiền. Hệ thống tiền tệ XHCN có khả năng tạo ra sự cân đối giữa lượng tiền phát hành với khối lượng hàng hoá mà nhà nước nắm giữ được.
- Bước hai: bước quá độ của cải cách tiền tệ
Chuyển sang hoạch toán kinh tế đòi hỏi có một thước đo tin cậy và ổn định, nên việc tìm tòi thước đo giá trị phải dựa trên quan điểm hoạch toán kinh tế và kinh doanh ( phát hành đồng Chec - nô - vet). Từ đó đồng tiền dùng làm thước đo phải làm công cụ tín dụng chứ không phải là dùng để bù đắp ngân sách bội chi, khối lượng tiền tệ phát hành phải phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế được đảm bảo bằng hàng hoá và vàng.
- Bước ba: hoàn thành cải cách tiền tệ
Nhà nước ban hành đạo luật phát hành giấy bạc mới. Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng. Mở rộng hệ thống tín dụng băng cách thành lập các ngân hàng khác. Ngân hàng công thương nghiệp, ngân hàng chuyên nghiệp và năng lượng, ngân hàng trung tâm của sự nghiệp công cộng và xây dựng nhà ở. Bên cạnh hệ thống ngân hàng là một hệ thống hợp tác xã tín dụng rộng khắp ở nông thôn.
Thắng lợi vững chắc của cuộc cải cách tiền tệ đã góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của NEP. Trong đó thắng lợi cơ bản nhất là ổn định đời sống nhân dân, củng cố liên minh công nông, điều chỉnh lại phân phối thu nhập quốc dân.
Thời kì 1921 đến 1924 là sự thử thách lớn, gay go đối với chính quyền Xô Viết trẻ tuổi. Thắng lợi của NEP trong thời kì này biểu hiện khá đầy đủ sức sống của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
C. ý nghĩa của NEP và bài học thành công
Chính sách kinh tế mới NEP có ý nghĩa cực kì quan trọng. Trước hết nó khôi phục được nền kinh tế Xô Viết sau chiến tranh. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biết một nước Nga bị tàn phá năng lề sau chiến tranh trở thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó, nó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của CNXH theo nguyên lý mà Lênin đã vạch ra.
Chính sách kinh tế mới của Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý thuyết nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân. Trước hết là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình nền kinh tế XHCN.
Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của Đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức vận dụng quan điểm của Lênin trong chính sách kinh tế mơi. Tất nhiên, do thời gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có thể có sự khác nhau về bước đi nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta.
Với một ý nghĩa vô cùng to lớn như vậy, cùng với những thành công rực rỡ mà nó thu được trong công cuộc cải tổ nước Nga Xô Viết đã xây dựng bài học cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đi lên từ điểm xuất phát thấp.
Thứ nhất, là chiến lược liên minh công nông về mặt thành tích. Tính tất yếu phải lựa chọn con đường quá độ đặc biệt lên CNXH xét một cách khái quát chủ yếu là do giai cấp công nhân chưa phát triển hay phát triển chưa đầy đủ. Do đó, chưa có đủ tiền đề vè kinh tế xã hội, chưa có chỗ dựa về chính trị cho công cuộc xây dựng CNXH bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và cho phép Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình có hiệu quả.
Phát huy vai trò sức mạnh của giai cấp công nhân bằng cách hình thành khối liện minh bằng hai sức mạnh: bên trong là liện minh giữa giai cấp công nhân và nông dân, bên ngoài là liên minh quốc tế XHCN. Điều này sẽ giúp củng cố nhà nước trẻ tuổi chưa có cơ sở kinh tế xã hội vững vàng. Đồng thời, xây dựng động lực cách mạng trong giai đoạn mới, biến công cuộc xây dựng CNXH thành sự nghiệp của quân chúng. Điều kiện đầu tiên để khởi động phong trào quần chúng là phải ổn định, cải thiện ít nhiều đời sống quần chúng vốn rất thấp và đã chịu thiếu thốn nhiều năm trong chiến tranh. Để liên minh công nông về mặt kinh tế đáp ứng được yêu cầu xây dựng cớ sở kinh tế bước đầu của CNXH và tạo đưọc động lực cho quá trình ấy thì phải bắt đầu từ nông nghiệp và nông thôn.
Thứ hai, là con đường từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế XHCN
Đặc điểm kinh tế chủ yếu trong thời kì quá độ là tính chất nhiều thành phần của nền kinh tế có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của CNTB lẫn vào CNXH.(1)
chỉ trong một thời gian ngắn của mấy năm đầu thập kỉ 20, trong nền kinh tế Xô Viết đã diễn ra hai quá trình chuyển biến kinh tế cơ bản. Quá trình thứ nhất, chuyển thành phần kinh tế XHCN sang quỹ đạo NEP. Đây là đòi hỏi của quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Trước hết là phải đảm bảo những cân đối nhất định về tài chính, nguyên liệu và nhiên liệu. Muốn vậy, phải kiên quyết tổ chức lại sản xuất khu vực kinh tế XHCN lựa chọn những đơn vị cần thiết nhất có đủ điều kiện sản xuất và quản lý để tập trung đầu tư, sớm phát huy vai trò của chúng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Tiếp theo, phải chuyển các cơ sở kinh tế XHCN sang hoạch toán kinh tế, tạo điều kiện cho cúng hoạt động theo yêu cầu mới bằng cách: phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh của cơ sở, đổi mới nội dung và hình thức quản lý kinh tế Nhà nước.
Quá trình thứ hai, chuyển hướng quản lý điều tiết các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể sang quỹ đạo NEP.
Với một ý nghĩa lịch sử to lớn, với bài học thành công trong công cuộc xây dựng CNXH, chính sách kinh tế mới NEP của Lênin đã, đang và se được vận dụng sáng tạo trong điều kiện nước ta nhằm đưa đất nước vững bước tiến vào thế kỉ mới với một nền kinh tế giàu mạnh, chính trị ổn định, xã hội công bằng văn minh.
Chương II
Việt Nam hội nhâp vào nền kinh tế của thế giới.
Sau khi Việt Nam hoàn toàn được giải phóng (sau 30/4/1975), nước Cộng Hoà Xã Hội CHủ Nghĩa Việt Nam non trẻ với vô vàn những khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên chúng ta có những thuận lợi cơ bản. Đặc biệt là cuộc đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khởi xướng và đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong việc phát triển một nền kinh tế vững mạnh theo định hướng XHCN. Và qua đây đã khẳng định được con đường chúng ta đang đi là đúng đắn.
Những thành tựu bước đầu chúng ta đạt được sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới cho phép rút ra kết luận rằng: vị trí của Việt Nam trong quan hệ chính trị – kinh tế tuỳ thuộc rất nhiều vào viêc chúng ta có những chính sách, biện pháp kịp thời và đúng đắn đến đâu, để kết hợp các nguồn lực trong nước với các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho việc tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Để chúng ta có một chỗ đứng trong nền kinh tế thế giới.
Nếu chỉ nhìn về mặt kinh tế đơn thuần, có thể nói rằng Việt Nam chưa có một vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc tế. Nếu nhìn trên quan điểm phát triển thì Việt Nam đã bước đầu tạo cho mình một vị trí quan trọng nhất định trong quan hệ kinh tế chính trị quốc tế. Kết quả đó không tách rời việc thực hiện đường lối đổi mới. Việt Nam đang và sẽ trở thành một đối tác mà các nước phải tính đến trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Trong phạm vi khu vực, Việt Nam có một vị trí quan trọng: Quan hệ hợp tác với Việt Nam là một bước không thể bỏ qua. Việt Nam đang thưc hiện quá trình đổi mới, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng để đạt được một cơ sở phát triển lâu dài và bền vững còn phải giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội phức tạp.
Tuy nhiên chúng ta có những nguồn lực và lợi thế trong phát triển kinh tế. Chúng ta có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, tư chất người Việt Nam rất cần cù, tiếp thu nhanh nguồn lực mới, có khả năng sử lý linh hoạt, có thể tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Dù sao sức lao động của Việt Nam vẫn còn hạn chế về thể lực, về trình độ tổ chức kĩ thuật, về khả năng hợp tác trong công việc và còn thiếu nhiều việc làm. Bù lại chúng ta nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam nằm trên các đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng. Tạo khả năng phát triển các hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hoá qua các khu vực lân cận.
Qua việc phân tích trên sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn để tiếp tuc vững bước phát triển nền kinh tế nước nhà theo định hướng XHCN. Mà cụ thể là xây dựng nền kinh tế sáng tạo tự chủ trên nền tảng chính sách kinh tế mới NEP của Lênin.
Phần ba
Vận dụng NEP trong điều kiện nước ta
Chương I thực trạng đất nước.
tình hình đất nước 5 năm qua và những thành tựu trong 15 năm đổi mới
Trước đây đã có lúc đảng ta ngộ nhận mô hình CNXH ở nước ta. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các thành phần kinh tế phi CNXH sớm bị xoá bỏ bằng những biện pháp cưỡng bức hành chính. Điều này dẫn đến hậu quả nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Trước tình hình ấy, Đảng ta đã có những nhận định về nền kinh tế đất nước. Từ đó đã có những quyết định chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Những chính sách của đảng là một vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt là chính sách kinh tế mới NEP một cách đầy sáng tạo trong điều kiện đất nước. Chúng ta khuyến khích các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh phát triển, chủ động đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp pháp kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài: Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước, áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.
Do hàng loạt những chính sách đổi mới sáng tạo đã tạo nên sự vận động phát triển mạnh mẽ khiến nền kinh tế của chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Cuối cùng là đã tạo ra được một động lực tổng hợp kết quả như sau: lạm phát giảm từ mức độ siêu lạm phát xuống một con số và tiếp tục được kiểm soát. Việt Nam đạt được mức độ tăng trưởng cao và ổn định.
Năm
Tăng trưởng GDP
Lạm phát %
1991
6.0
67.1
1992
8.6
17.5
1993
8.1
5.2
1994
8.8
14.4
1995
9.5
12.7
1996
9.3
4.5
1997
8.2
4.5
1998
5.8
3.8
1999
5
0.1
2000
6.75
0.6
Bảng tăng trưởng và lạm phát năm 1991 - 2000.
Nền tài chính tiền tệ của nước ta đã được cải thiện. Tỷ lệ thuế và phí được huy động vào ngân sách so với GDP tăng liên tục từ 62% của năm 1990 lên 79% năm 1993; 92,5%năm 1994 và 96,7% năm 1995. Nền kinh tế Việt Nam đã có nội lực, đầu tư tăng gấp 3 lần từ 11,6%của GDP năm 1989 đến 28% của GDP năm 1998, tích luỹ trong nước tăng 5 lần từ 3% lên đến 17% của GDP (nguồn: Ngân hàng thế giới). Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng trưởng trung bình hàng năm về tổng sản phẩm trong nước - GDP - là 8,2%; sản xuất công nghiệp là 13,3%; sản xuất nông nghiệp là 4,5%; về kim ngạch xuất khẩu là 20%. Lương thực không những đủ ăn mà hàng năm còn xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo.
Đại hội VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ tư năm 1996 đến năm 2000 là: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với vấn đề giải quyết những vấn đề bức xúc về chính trị - xã hội.
Những năm qua kinh tế nước ta tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm là 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, hải sản được mở rộng. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng: bưu chính viễn thông, đường xa, cầu, cảng, sân bay, điện, thuỷ lợi... được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu đều phát triển. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.
Những thành tựu 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Tuy nhiên việc thực hiện nghị quyết của Đại hội còn có những yếu kém, khuyết điểm sau đây:
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng 5 năm qua chậm dần, năm 2000 đã tăng trở laị nhưng vẫn chưa đạt mức tăng trưởng cao như những năm giữa thập niên 90. Nhịp độ tăng trưởng GDP và GNP bình quân đầu người, nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu... không đạt được chỉ tiêu Đại hội VIII đề ra. Sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiêu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài. Nạn buôn lậu và, làm hàng giả, gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tễh - xã hội. Hệ thống ngân hàng tài chính còn yếu kém và thiếu lành mạnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; đầu tư còn phân tán, lãng phí và thất thoát nhiều. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm, trong khi công tác quản lý, điều hành lĩnh vực này còn nhiều khuyết điểm. Quan hệ sản xuất trên một số mặt chưa phù hợp. Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, chưa có chuyển biến đáng kể trong việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Kinh tế tập thể chưa mạnh.
Trước ngưỡng cửa đầu thế kỉ mới, năm 2001, chúng ta không thể nào không tự hào trước những thành quả chúng ta đã đạt được sau 15 đổi mới nhất là trong 2 năm gần đây 1999-2000. Đầu năm 1999 hạn hán, cuối năm trân đại hồng thuỷ chưa tưng có từ trước tới nay đã tàn phá miền trung gây ra những thiệt hại to lớn cho 10 tỉnh và hơn 10 triệu người dân, phá huỷ nhiều cơ sở kinh tế của đất nước. Chưa hết, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực đã gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho nước ta, nhất là trong đầu tư nước ngoài và thị trường xuất khẩu. Có thể nói răng năm 1999-2000 là hội tụ những khó khăn và thách thức lớn lao nhất trong 15 đổi mới đối với nền kinh tế nước ta. Nhưng kết thúc năm 2000 nền kinh tế nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng cao nhất so với các nước trong khu vực: 6,75%. Như vậy, đà tăng trưởng đang có xu hướng tăng dần lên và có dấu hiệu khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp so với năm 1999 tăng với tốc độ cao đạt 15,5%; trong đó tất cả các khu vực, tất cả các thành phần kinh tế đều có tốc độ cao hơn. Đáng lưu ý khu vực ngoài quốc doanh tăng khá cao nhờ thực hiện luật doanh nghiệp đã khuyến khich bỏ vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 2,6%, tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính tăng 3,2%. Mới chỉ có hơn 10 năm đổi mới vừa qua, với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã làm cho nhân dân thế giới ngỡ ngàng. Từ chỗ chúng ta còn xa lạ, nay đã hội nhập được với các nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Tất cả những gì chúng ta đạt được khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã nói nên công cuộc đổi mới ở nước ta là một cuộc cách mạng thực sự.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được và những nhân tố mới, đất nước ta vẫn còn những khó khăn thách thức lớn và vẫn còn những yếu kém khuyết điểm. Thiên tai đã gây nhiều thiệt hại về người và của, lại cộng với giá cả nông sản tụt mạnh đã gây thiệt hại cho đất nước nhiều tỷ đổng. Kim ngach xuất khẩu gao giảm 3,5%; cà phê giảm 2,6%. Nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu do giá nhập khẩu tăng và lượng nhập một số loại hàng khá cao như ôtô, xe máy... Vì thế nhập siêu gia tăng, gần gấp 8 lần. Cùng với các yếu tố khác đã làm cho tiêu dùng giảm hơn 1%, đồng thời làm cho giá cả ngày một rộng ra.
Tuy một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm (1996-2000) chưa đạt, một số nghị quyết Đại hội VIII đề ra chưa được thực hiện tốt nhưng 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000) đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng.
Tổng sản lượng trong nước năm 2000 tăng gần gấp đôi so với năm 1990. kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế: từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ chỗ chủ yếu có hai thành phần là kinh tế Nhà nước và kinh tế thập thể đã chuyển sang có nhiều thành phần, trong đó nền kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vượt qua được cơn chấn động kinh tế thị trường, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở các nước châu á, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn nhiều so với 10 năm trước.
Chương II
vận dụng sáng tạo NEP vào nước ta
A. phân tích những tồn tại và nguyên nhân.
*bên canhj những thành tựu hết sức to lớn thì những tồn taij, khó khăn là một thách thức lớn lao cho công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta. Đảng ta đã nhận định: nước ta còn nghèo và kém phát triển, sự phát triển của nền kinh tế ong chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo tăng trưởng cao và lâu bền. Lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng lớn, tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ thấp, tốc độ thhu hút đầu tư mới của nước ngoài chậm lại. Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Đầu tư dàn trải thất, thất thoát lớn. Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chưa phát triển; năng suất lao động thấp; giá thành cao; công nghệ lạc hậu; cơ cấu kinh tế chậm thanh đổi. Nhập siêu và bội chi ngân sách lớn, nợ nước ngoài cao, dự trữ quốc gia mỏng. Việc xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN bị buông l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24590.doc