MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 5
MỞ ĐẦU . 6
1. Lí do chọn đề tài .6
2. Lịch sử vấn đề .7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.14
5. Phương pháp nghiên cứu.14
6. Đóng góp của luận văn.14
7. Cấu trúc luận văn .15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 16
1.1. Cơ sở lí luận của dạy học hợp tác .16
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.16
1.1.2. Cơ sở phương pháp luận của sự đổi mới phương pháp dạy học.17
1.1.3. Lý thuyết về dạy học hợp tác.20
1.2. Thực tiễn dạy học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông .32
1.2.1. Vị trí, vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc.32
1.2.2. Kết cấu chương trình văn học dân gian trong nhà trường.34
1.2.3. Vấn đề giảng dạy và tiếp nhận văn học dân gian ở trường trung học phổ thônghiện nay .37
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM
VĂN HỌC DÂN GIAN. 42
2.1. Những tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học tác
phẩm văn học dân gian .42
2.2. Tình hình tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn học dân gian ở
nhà trường phổ thông .44
2.2.1. Về phía giáo viên.45
2.2.2. Về phía học sinh.47
2.3. Những lưu ý khi tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn học dângian .47
2.3.1. Câu hỏi thảo luận phải có tính vấn đề .47
2.3.2. Thành lập nhóm học tập.494
2.3.3. Vai trò của giáo viên trong quá trình thảo luận nhóm.50
2.3.4. Trình bày và đánh giá kết quả.51
2.4. Một số dạng bài tập thảo luận nhóm dùng trong dạy học tác phẩm văn học dângian .51
2.5. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn học dân gian.53
2.5.1. Quy trình chuẩn bị .54
2.5.2. Quy trình thực hiện .56
2.5.3. Quy trình tổng kết, đánh giá .61
2.6. Chấm điểm cách học hợp tác .64
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM. 66
3.1. Mục đích thực nghiệm .66
3.2. Đối tượng thực nghiệm .66
3.3. Nội dung thực nghiệm.66
3.4. Thời gian và tiến trình thực nghiệm.67
3.5. Giáo án thực nghiệm và kết quả thực nghiệm .68
3.5.1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.68
3.5.2. Truyện Tấm Cám .84
KẾT LUẬN . 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103
PHỤ LỤC . 106
136 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào việc dạy học tác phẩm văn học dân gian ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột
khái niệm, một vấn đề để thuyết trình hoặc tìm các tài liệu tranh ảnh trong báo chí, sách
tham khảo hoặc thu thập thông tin từ những người hiểu biết những vấn đề liên quan đến
bài học sắp tới..
- Biểu bảng: Các loại biểu bảng rất thích hợp trong các giờ ôn tập, giờ rèn luyện kĩ
năng, giúp HS khái quát, hệ thống và khắc sâu kiến thức.
53
2.5. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn học dân
gian
Trong dạy học hợp tác hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS bao gồm nhiều
bước kế tiếp nhau. Sự kết thúc của bước này sẽ là sự mở đầu của bước tiếp theo tương ứng
với tiến trình bài học. Mỗi bước gồm nhiều giai đoạn, các giai đoạn được sắp xếp theo trật
tự nhất định trong một chỉnh thể sẽ tạo nên cấu trúc của việc tổ chức dạy học. Trong dạy học
hợp tác, cấu trúc của bài học có thể được khái quát như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS tự
nghiên cứu
Tự nghiên cứu cá
nhân
Tổ chức thảo luận
nhóm
Hợp tác với bạn trong
nhóm
Tổ chức thảo luận lớp
Kết luận, đánh giá Tự đánh giá, tự điều
chỉnh
Hợp tác với bạn trong
lớp
Hình 2.1. Sơ đồ minh họa các hoạt động của GV và HS trong dạy học
hợp tác [31, tr.26]
54
Cấu trúc của bài học gồm các giai đoạn đã được khái quát ở sơ đồ trên. Các giai đoạn này
cấu thành nên quy trình tổ chức dạy học hợp tác. Quy trình này lại được chia thành các quy
trình bộ phận sắp xếp theo trình tự: quy trình chuẩn bị, quy trình thực hiện, quy trình tổng
kết, đánh giá.
Trong mỗi quy trình nhỏ thì hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có sự
khác biệt nhưng đều nhằm thực hiện mục đích chung là hoàn thành nhiệm vụ học tập
2.5.1. Quy trình chuẩn bị
2.5.1.1. Hoạt động của giáo viên
Vai trò của GV trong các giờ tổ chức dạy học hợp tác là: người hướng dẫn, tổ chức,
quản lý hoạt động học tập của HS chứ không phải làm thay cho HS. Vì vậy, để giờ học đạt
chất lượng tốt nhất thì GV cần chuẩn bị chu đáo cho từng giờ dạy của mình. Hoạt động của
GV trong giai đoạn này gồm các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là sự cụ thể mục tiêu của môn học tại một thời điểm nhất định của
quá trình dạy học. Mục tiêu bài học chính là kết quả cuối cùng mà HS cần hướng tới sau khi
kết thúc bài. Vì vậy mục tiêu của bài học là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động của GV
và HS trong giờ học. Trước khi dạy một bài, GV cần xác định rõ hai loại mục tiêu. Một
là, mục tiêu về tri thức, kĩ năng và thái độ được xác định ở mức độ vừa phải đối với HS,
đồng thời phù hợp với yêu cầu chung của bài học. Hai là, mục tiêu về kĩ năng hợp tác
được thể hiện bằng các kĩ năng hợp tác cụ thể và yêu cầu HS tiến hành trong quá trình học
bài đó.
GV giải thích để HS rõ về mục tiêu và nhiệm vụ học tập được giao. Trong quá trình
giải thích, GV cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của bài học cần phải dựa trên những kiến thức và
thông tin HS đã được học, đã trải nghiệm trước đó.
- Giải thích tiến trình cần tuân thủ, đưa ra các ví dụ giúp HS hiểu kiến thức, kĩ năng
phải học và thực hành để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Giao nhiệm vụ sao cho HS hiểu rõ việc mình phải làm.
- Cần có những câu hỏi phụ để kiểm tra xem HS đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa.
Bước 2: Thiết kế bài tập thảo luận
Trong dạy học hợp tác, không phải GV dành toàn bộ giờ học cho việc thảo luận
nhóm mà chỉ thảo luận những vấn đề phức tạp, trọng tâm, lí thú Do đó, việc thảo
55
luận nhóm là hoạt động rất quan trọng để HS cùng nhau làm việc dưới sự hướng dẫn của
GV, giải quyết các bài tập. Từ đó, tìm hiểu và chiếm lĩnh một cách vững vàng tri thức.
Bài tập vừa là định hướng, vừa là công cụ giúp HS tự tìm hiểu khám phá, vận dụng kiến
thức, kĩ năng đúng hướng, đúng cách. Bài tập là sợi dây nối kết các quan hệ HS - HS; GV
- HS. Nhờ đó, HS có nhiều cơ hội để học tập, mở rộng tầm nhìn. Bài tập đóng vai trò là
khởi nguồn cho hoạt động của nhóm. Do vậy, bài tập là yếu tố hàng đầu quyết định đến
hiệu quả của giờ dạy học theo hình thức thảo luận nhóm. Chính vì tầm quan trọng đó
của bài tập nên khi thiết kế bài tập thảo luận, GV phải đầu tư nhiều công sức cho công
việc có tính chất chiến lược này. Bài tập thiết kế phải đạt được các yêu cầu:
- Các câu hỏi giao cho HS thảo luận phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để HS nắm được
yêu cầu của bài tập trước khi thảo luận. Điều này giúp HS thuận tiện trong việc tiến
hành thảo luận theo đúng định hướng của GV, tránh được những băn khoăn không cần
thiết.
- Bài tập cần nêu được các vấn đề thú vị, phải là những thách thức đối với HS, buộc
HS phải tư duy và cùng nhau hợp tác để tìm tòi cách giải quyết. Có như vậy mới phát huy
được tối đa năng lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo của HS và giúp HS hiểu vấn đề được
sâu sắc. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nam cho thấy: Nếu GV ra các bài tập,
vấn đề có sẵn câu trả lời trong SGK thì việc tổ chức thảo luận nhóm thất bại. 80% sự
thành công của thảo luận nhóm là GV nêu ra được các vấn đề thú vị buộc HS phải cùng
nhau hợp tác để có thể tìm ra câu trả lời [22, tr.3]. Bài tập nêu ra được các vấn đề thú vị
sẽ giúp HS phát hiện ra những "điểm sáng" của kiến thức, kích thích hứng thú học tập của
HS, từ đó, dễ làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo. Chỉ khi bài tập có tính chất thách thức đối
với HS, một HS không thể hoàn thành được thì mới có thể buộc HS hợp tác, giúp HS có
nhiều cơ hội học tập, mở rộng tầm nhìn, hiểu kiến thức sâu sắc và có khả năng vận dụng tri
thức linh hoạt. Kinh nghiệm của các cá nhân và kinh nghiệm của các nhóm với những lối
kiến giải phong phú sẽ làm giàu thêm vốn tri thức và kĩ năng cho từng thành viên.
Nếu bài tập quá đơn giản, trả lời không cần suy nghĩ thì không thể phát huy được
năng lực trí tuệ của HS. Tuy nhiên, độ khó của bài tập không nên vượt quá tầm trình độ
của HS. Vì nếu như vậy, dễ làm cho HS thiếu tự tin, chán nản, thậm chí buông xuôi, bất
hợp tác. Bài tập thảo luận nhóm phải bàn về những vấn đề trọng tâm và phải có tính hệ
thống trong mối quan hệ gắn bó với nội dung của bài học. Có như vậy thì kết quả của
thảo luận nhóm mới thực sự có ý nghĩa và có hiệu quả đích thực. Nếu GV thiết kế bài
56
tập quá nhiều mà không hướng vào trọng tâm bài học và bài tập thiếu tính liên thông sẽ
khiến cho HS bối rối, khó xác định được vấn đề cốt lõi và sự liên quan gắn bó của những
mảng kiến thức của toàn bộ bài học.
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học, các phương án tổ chức
nhóm
Dựa vào mục tiêu, nội dung của bài học và từng tình huống cụ thể, GV tiến hành lựa
chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phương án tổ chức nhóm. Kết thúc giai
đoạn chuẩn bị, hoạt động của GV chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn tiến hành
2.5.1.2. Hoạt động của học sinh
Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV, HS tham gia vào quá trình chuẩn bị bài học
với tư cách là một chủ thể tích cực hoạt động của HS gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HS xác định mục tiêu của bài học. Để xác định mục
tiêu bài học HS cần: tìm hiểu mục tiêu bài học, tự xác định vị trí bài học trong chương trình,
tự xác định mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ của mình sau khi kết thúc bài học.
Bước 2: Nghiên cứu trước nội dung bài học
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học
tập để xây dựng nội dung bài học. Ở bước này học sinh thực hiện: phân tích nội dung bài
học, tự đặt ra các tình huống độc lập, tự tìm cách giải quyết tình huống
Bước 3: Tự lựa chọn phương pháp và phương tiện học tập
Kết thúc quy trình chuẩn bị GV và HS chuyển sang quy trình tiếp theo, quy trình thực hiện.
2.5.2. Quy trình thực hiện
2.5.2.1. Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của GV ở giai đoạn này trở nên quan trọng hơn. GV là người khởi xướng
các mối quan hệ hợp tác giữa GV - nhóm - HS, hoạt động của GV sẽ quyết định đến hiệu
quả của dạy học hợp tác. GV bằng các chiến lược tổ chức của mình sẽ khơi dậy được tiềm
năng sáng tạo của mỗi cá nhân HS đồng thời tạo ra một không khí năng động, hợp tác trong
lớp học. Hoạt động của GV tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho HS
* Thành lập nhóm (chú ý về số lượng nhóm và số lượng các thành viên trong nhóm)
* Xác định thời gian duy trì nhóm
57
Cần duy trì các nhóm đến thời điểm đủ độ ổn định và nhóm đạt được thành công nhất
định. Giải tán nhóm và thành lập nhóm mới khi nhóm này có vấn đề về hoạt động kém
hiệu quả để đảm bảo HS sẽ học được các kĩ năng cần thiết cho việc giải quyết vấn đề
trong quá trình hợp tác với bè bạn. Việc HS được lần lượt ở cùng một nhóm với tất cả các
bạn trong lớp sau một học kì hay năm học sẽ giúp cho HS cảm nhận tính tích cực, lành
mạnh về sự hợp tác và tạo cho các em nhiều cơ hội để thực hành các kĩ năng cần thiết
cho việc hoạt động trong các nhóm mới. Tránh việc đánh giá thấp tác dụng của các
nhóm học tập đa dạng trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
* Tổ chức lớp học
Cần bố trí các thành viên trong mỗi nhóm học tập ngồi gần nhau sao cho các em có
thể dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt và trao
đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác.
Tốt nhất cho các thành viên của nhóm ngồi đối mặt nhau bằng cách cho HS bàn trên quay
xuống bàn dưới. Điều này sẽ làm cho HS tích cực hơn, chủ động hơn, trách nhiệm
hơn trong mọi hoạt động. Với cách sắp xếp như vậy, HS cũng có cơ hội để khuyến khích,
động viên, ủng hộ lẫn nhau trong quá trình hợp tác. Cần có khoảng trống làm lối đi để GV
có thể dễ dàng di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác nhằm quản lí và hỗ trợ khi cần
thiết.
* Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi lần hoạt động
nhóm, các thành viên cần thay đổi vị trí cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên đóng
một vai trò trong thời gian quá lâu. Nhiệm vụ của các thành viên trong một nhóm có thể
bao gồm:
- Điều khiển nhóm có nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động,
giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra lại xem mọi thành viên đã
hiểu vấn đề chưa, thống nhất ý kiến của nhóm, giải quyết các “mâu thuẫn” trong quá
trình hoạt động nhóm. Với vai trò này, HS cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng
lực quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn.
- Thư kí ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến.
- Người báo cáo thay mặt nhóm báo cáo kết quả.
- Khuyến khích động viên mọi thành viên tham gia, nhắc nhở những thành viên “lắm lời”
trong nhóm, bảo đảm trong quá trình trao đổi, mọi thành viên phải có quyền và nghĩa vụ
58
đóng góp vào bài học.
- Người theo dõi đánh giá sự tham gia của mọi thành viên.
- Phân bố thời gian theo dõi và thông báo thời gian cho hoạt động nhóm, cùng các thành
viên trong nhóm phân phối thời gian thích hợp cho từng vấn đề, tránh hiện tượng “cháy
thời gian”.
Bước 2: Hướng dẫn HS tự nghiên cứu
Trong dạy học hợp tác, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, GV giúp đỡ và tạo điều
kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống
học tập, qua đó HS sẽ tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, cách hoạt động mới. Tuy nhiên chiếm
lĩnh tri thức là quá trình khó khăn, vì vậy GV phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS bằng cách
đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc các tình huống phụ. Ở bước này GV xác định và cụ thể hoá
từng nhiệm vụ của HS, gợi ý cách giải quyết tình huống, hỗ trợ và giúp đỡ HS, hướng dẫn
HS ghi lại một cách khái quát và khoa học.
Bước 3: Tổ chức thảo luận nhóm
Trong dạy học hợp tác, kết quả nghiên cứu của cá nhân có sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn
bè. Vì vậy, nó là sản phẩm của sự hợp tác của trí tuệ tập thể. Ở bước này GV tiến hành theo
trình tự:
- Định hướng hoạt động nhóm: xác định mục tiêu và chương trình thảo luận nhóm, xác định
nhiệm vụ, hướng dẫn cho nhóm những biện pháp tăng cường sự hợp tác, quy định thời gian
cho từng vấn đề thảo luận, yêu cầu HS chuẩn bị phát biểu ý kiến.
- Điều khiển hoạt động của nhóm: kích thích hoạt động của nhóm, khai thác nội dung nhóm
thảo luận, thúc đẩy hoạt động của nhóm đi tới mục tiêu.
Trong khi HS hoạt động hợp tác với nhau, GV cần dành phần lớn thời gian vào việc
quan sát tinh thần, thái độ làm việc của HS để kịp thời nhắc nhở những HS thụ động,
điều chỉnh làm hạn chế tình trạng 1, 2 HS độc chiếm diễn đàn lấn át các HS khác. Ngoài
ra, GV phải biết lắng nghe ý kiến của HS để điều chỉnh hoạt động thảo luận nhóm khi
chệch hướng hoặc ghi nhận những ý kiến hay của HS chuẩn bị cho hoạt động báo cáo đạt
hiệu quả. GV cũng cần dành lượng thời gian hợp lí đi đến từng nhóm để giúp đỡ HS
hoạt động nếu cần thiết, có thể là nêu câu hỏi gợi ý để định hướng cho HS khám phá, giải
quyết bài tập, có thể là can thiệp dạy cho HS những kĩ năng hợp tác như cách lắng nghe ý
kiến của bạn cùng nhóm (mắt nhìn vào người nói, tay tự do, giữ im lặng) hoặc cách tiếp
nhận ý kiến của người khác (không được có hành vi phỉ báng người khác, nói với thái
59
độ ôn hoà, xây dựng), cách giải quyết mối bất đồng GV khuyến khích HS trình bày ý
kiến của nhóm bằng sơ đồ, mô hình để giải thích cho cả lớp. Điều này giúp cho HS nhớ
được kiến thức một cách tổng quát trong mối liên hệ gắn bó với nhau.
Bước 4: Tổ chức thảo luận lớp
Việc trao đổi, hợp tác giữa các HS trong cùng một nhóm là cần thiết. Tuy nhiên, để
cho kiến thức được hoàn chỉnh thì cần phải tiến hành cho các nhóm trao đổi và bổ sung cho
nhau. Hoạt động của GV tiến hành theo trình tự: tổng kết báo cáo của từng nhóm, yêu cầu
đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm bổ sung hoàn thiện, nhấn mạnh những khác
biệt, mâu thuẫn giữa các nhóm.
GV khuyến khích tinh thần tự giác, tích cực của HS kết hợp với việc chỉ định
buộc mọi thành viên hoạt động trong công việc này. Đảm bảo làm sao để các nhóm đều
phải có những ý kiến giúp GV có được những thông tin phản hồi cần thiết. GV phát
phiếu quan sát để nhóm trưởng quan sát tinh thần, thái độ làm việc của từng thành
viên trong nhóm mình. Đây là một trong những mẩu phiếu quan sát HS:
GV cần tổ chức tốt cho HS báo cáo kết quả thảo luận. Sau những lúc báo cáo, HS
cần nắm được kiến thức của vấn đề mà nhóm đã thảo luận. GV có thể tổ chức cho HS báo
cáo bằng nhiều cách: đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trình bày; chia bảng làm nhiều cột,
các nhóm viết kết quả thảo luận một lượt; một vài nhóm treo hoặc dán bảng phụ có ghi kết
quả thảo luận của nhóm lên bảng (tùy theo thời gian nhiều hay ít); yêu cầu mỗi nhóm trình
bày lần lượt một ý trong bài tập được giao. Dù chọn hình thức báo cáo nào, GV cũng cho
HS tự nhận xét đánh giá lẫn nhau. Từ đó các nhóm có thể mở rộng thêm tầm nhìn hoặc
có sự điều chỉnh, bổ sung cho sự tự nhận thức của mình. GV cũng biết được HS đã hiểu
vấn đề ở mức độ nào? Có gì chưa đúng cần sửa chữa? Từ đó có sự hướng dẫn, điều chỉnh
thích hợp. Cuối quá trình thảo luận, GV cùng HS rút ra được kết luận cuối cùng. Trong
khi đại diện của các nhóm báo cáo, GV phải quan sát, nhắc nhở các thành viên khác chú ý
lắng nghe. GV cần khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với những nhóm làm tốt; động viên
những nhóm làm chưa tốt cố gắng hơn ở những lần sau. Thỉnh thoảng cho HS bình
chọn kết quả của nhóm làm tốt nhất trong tiết học để khen thưởng các em.
Bước 5: Kết luận và đánh giá
Trong thảo luận, có những vấn đề rất khó phân biệt đúng sai, lúc này GV có vai trò là
trọng tài khoa học. GV phải đưa ra kết luận có tính khoa học về cách xử lí tình huống. Hoạt
động của GV được tiến hành như sau: tóm tắt vấn đề trong từng tình huống, bổ sung và
60
chính thức hoá tri thức mới, đưa ra câu hỏi để tìm hiểu mức độ hiểu vấn đề của HS, nhận
xét, đánh giá hoạt động của từng nhóm, từng HS.
Kết thúc bước 5, GV quay lại bước 1 và tiến hành cho tới khi hết các tình huống bài học.
2.5.2.2.Hoạt động của học sinh
Hoạt động của HS trong dạy học hợp tác là tự lực chiếm lĩnh tri thức bằng chính hành
động của mình và bằng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và với GV. Như vậy HS vừa là
mục tiêu vừa là động lực chủ yếu của quá trình dạy học. Ở giai đoạn này HS tiến hành theo
các bước sau:
Bước 1: Gia nhập nhóm và tiếp cận nhiệm vụ học tập
Trong giờ học theo dạy học hợp tác thì mỗi cá nhân, nhóm HS sẽ tồn tại trong một
nhóm nhất định và giữ một vai trò nhiệm vụ nhất định. Vì vậy, ở bước này hoạt động của
HS được tiến hành như sau: gia nhập nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ từ GV, tiếp nhận nhiệm vụ
từ nhóm.
Bước 2: Cá nhân tự nghiên cứu
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và bằng vốn
kiến thức của mình để tìm hướng xử lí tình huống mà GV đặt ra. Trình tự mà HS thực hiện
ở bước này như sau: tìm hiểu vấn đề, xây dựng giả thuyết cho tình huống, chứng minh giả
thuyết, đánh giá và thử nghiệm giải pháp.
Bước 3: Hợp tác với bạn trong nhóm
Các phương án giải quyết tình huống mà mỗi HS khám phá tìm tòi ra chưa phải đã
đúng, đã hoàn thiện vì vậy cần tiến hành trao đổi, hợp tác với các thành viên trong nhóm để
được đánh giá, bổ sung. Hoạt động của HS tiến hành qua các thao tác: trình bày và bảo vệ ý
kiến của mình trước nhóm, ghi lại các ý kiến của bạn theo cách hiểu của mình, đưa ra nhận
xét của mình đối với phương án của bạn đưa ra, các thành viên trong nhóm thống nhất để đi
đến kết quả chung nhất.
Bước 4: Hợp tác với bạn trong lớp
Sau bước 2 các giải pháp giải quyết tình huống của các nhóm đã được sửa chữa và bổ
sung chỉnh lí. Tuy nhiên giữa các nhóm vẫn có thể có sự khác biệt, khi đó các nhóm trong
lớp sẽ tiến hành thảo luận để thống nhất ý kiến. Hoạt động của HS thực hiện như sau: đại
diện nhóm trình bày kết quả, tỏ thái độ trước ý kiến của nhóm khác, bổ sung và điều chỉnh
kết quả.
Bước 5: Hợp tác với GV tự đánh giá kết quả.
61
Sau khi đã tiến hành thảo luận trong lớp thì GV sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá và
kết luận căn cứ vào đó HS sẽ tự đánh giá, tự điều chỉnh kết quả nghiên cứu của mình. Ở
bước này HS cần tiến hành theo trình tự sau: so sánh với kết luận của GV, khái quát, tổng
hợp lại từng vấn đề, chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện kết quả, rút kinh nghiệm về cách học. Tóm
lại qua các khâu tự nghiên cứu cá nhân, hợp tác với bạn trong nhóm, trong lớp, với thầy, HS
đã tự hình thành cho mình một hệ thống tri thức có tính khoa học. Với những tri thức có
được HS sẽ vận dụng để tiếp tục chiếm lĩnh tri thức khác, hoặc để giải quyết một tình huống
thực tế. Giai đoạn 2 là giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định sự thành công của việc
tổ chức dạy học hợp tác. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 GV và HS cùng bước sang giai
đoạn tiếp theo.
2.5.3. Quy trình tổng kết, đánh giá
Mục đích của giai đoạn này là giúp HS hệ thống hoá tri thức kĩ năng đã học, vận dụng giải
bài tập hoặc giải quyết tình huống.
2.5.3.1. Hoạt động của giáo viên
Việc chốt lại kiến thức và nhận xét đánh giá cuối cùng của GV trong quá trình thảo
luận là rất cần thiết. Khi thực hiện công việc này, GV cần khéo léo rèn cho HS những kĩ
năng khám phá, vận dụng tri thức. Khi nhận xét đánh giá, GV nên hướng HS rút ra
những bài học có tính chất khái quát. GV có thể động viên các nhóm bằng cách cho
điểm cộng (cộng 1 điểm vào điểm kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút)... đối với nhóm
nào hoàn thành xuất sắc bài tập. Có thể lần này cộng điểm nhóm này, lần sau cộng điểm
cho nhóm khác.
Trong những hoạt động hợp tác đầu tiên, GV sẽ tiến hành nhận xét nhóm, có thể
ngay sau khi hoạt động hợp tác kết thúc hoặc vào cuối mỗi tiết học. Nội dung nhận
xét cần bao gồm cả kết quả giải quyết vấn đề và sự tham gia của các thành viên trong
quá trình đó. Trong quá trình nhận xét không cần thiết nêu tên HS nhưng những thông
tin phản hồi càng cụ thể càng tốt. Không phải ngày nào cũng đều nhận xét nhóm, nhưng
hoạt động này cần tiến hành một cách thường xuyên. GV có thể cho cá nhân HS nhận
xét kết quả, hoặc tinh thần làm việc của nhóm mình; cũng có thể GV quan sát một vài
nhóm HS thảo luận, sau khi báo cáo kết quả xong rồi, GV mới thực hiện việc nhận xét
nhóm. GV hướng dẫn, định hướng cho HS tự hệ thống hoá các tri thức đã học, khái quát
lại những nội dung cơ bản của bài học. Ở giai đoạn này, hoạt động của GV cần tiến hành
62
theo trình tự:
Bước 1: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
GV hướng dẫn HS khái quát và hệ thống lại nội dung bài học, mối quan hệ giữa các
luận điểm đó và sắp xếp chúng vào một hệ thống chặt chẽ theo logic bài học. Bước này
được tiến hành như sau: yêu cầu HS xem lại toàn bộ nội dung bài học, hướng dẫn HS xác
định trọng tâm từng phần và toàn bài, hướng dẫn HS xây dựng mối quan hệ trong từng phần
và giữa các phần trong bài, hướng dẫn HS sắp xếp các ý, theo trật tự nhất định, hướng dẫn
HS khái quát lại luận điểm, xác định nội dung chủ yếu.
Bước 2: Đánh giá kết quả của HS
GV tiến hành đánh giá: mức độ thực hiện kế hoạch của HS, mức độ đạt được về tri
thức, kĩ năng và thái độ của HS, nguyên nhân những tồn tại của HS, đề xuất giải pháp giúp
HS khắc phục những tồn tại.
Bước 3: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới
GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài mới để giờ học tập tiếp theo có hiệu quả hơn, GV
tiến hành như sau: hướng dẫn HS xác định mục tiêu, nhiệm vụ bài học, hướng dẫn HS
nghiên cứu trước nội dung bài học, hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp, phương tiện, tài
liệu tham khảo.
2.5.3.2. Hoạt động của học sinh
Dưới sự hướng dẫn điều khiển của GV, HS tiến hành tự tổng kết và đánh giá kết quả học tập
nghiên cứu của mình như sau:
Bước 1: Hệ thống hoá, khái quát hoá nội dung tri thức đã học
HS tiến hành theo trình tự sau: đọc lướt toàn bộ nội dung bài, xác định luận điểm cơ
bản của nội dung bài, phát hiện mối quan hệ giữa các ý trong luận điểm và các luận điểm
trong bài, sắp xếp các ý cốt lõi, các luận điểm cơ bản, các mối quan hệ và khái quát lại để
xác định nội dung và tư tưởng của bài học.
Bước 2: Tự đánh giá kết quả học tập
HS đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu đề ra cho bài học để tìm ra những hạn chế,
đồng thời tìm cách khắc phục hạn chế đó. Hoạt động của HS được tiến hành như sau: tự
đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, tự đánh giá mức độ đạt được về tri thức, kĩ năng, thái
độ so với mục tiêu đề ra, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, rút kinh nghiệm về cách
học, cách làm, đề xuất phương hướng và giải pháp khắc phục.
Bước 3: Tiếp nhận nhiệm vụ mới
63
HS tiến hành như sau: tiếp nhận nhiệm vụ mới mà GV giao cho, tiếp nhận sự hướng
dẫn của GV về lựa chọn phương pháp, phương tiện và tài liệu học tập.Tóm lại ở giai đoạn
này hoạt động của HS chủ yếu là khái quát nội dung tri thức, đánh giá toàn bộ tiến trình học
tập của mình và tiếp nhận nhiệm vụ mới. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác được khái quát
như sau:
Thành lập nhóm Gia nhập nhóm
Hướng dẫn cá nhân Tự nghiên cứu cá nhân
Tổ chức thảo luận nhóm
Tổ chức thảo luận lớp
Kết luận, đánh giá
Hợp tác với bạn trong nhóm
Hợp tác với bạn trong lớp
Tự kiểm tra, tự đánh giá
T
H
Ự
C
H
I
Ệ
N
Hình 2.2. Các bước của quy trình tổ chức dạy học hợp tác [25, tr.36]
Hướng dẫn HS nhận nhiệm
vụ mới
Tự khái quát lại vấn đề
Tự đánh giá về kết quả học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ mới
T
Ổ
N
G
K
Ế
Tổng kết và khái quát bài
học
Nhận xét đánh giá chung
Xác định mục tiêu bài học
Thiết kế bài học
Lựa chọn phương pháp,
phương tiện
Tự xác định mục tiêu bài
h
Tự nghiên cứu trước nội dung
bài học
Tự lựa chọn phương pháp học
tập
C
H
U
Ẩ
N
B
Giáo viên Giai đoạn Học sinh
64
Tóm lại, khi thực hiện hình thức thảo luận nhóm, GV cần đảm bảo các bước sau đây:
- Bước 1: Thiết kế được các bài tập thảo luận hợp lí, có vấn đề.
- Bước 2: GV chia nhóm cho phù hợp.
- Bước 3: GV giao bài tập cho các nhóm thảo luận.
Để giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm mình, GV cần nhắc lại câu hỏi 2 lần hoặc viết các
câu hỏi lên bảng. Đối với những bài tập dài, để tránh mất thời gian, GV viết sẵn bài tập
lên phiếu bài tập, phát cho mỗi nhóm một phiếu (có thể cùng nội dung hoặc khác nội
dung), cũng có thể viết trước ở nhà trên bảng phụ.
- Bước 4: HS huy động kinh nghiệm cá nhân, thảo luận với các thành viên cùng nhóm để
giải quyết vấn đề được giao. Trong quá trình các nhóm thảo luận, GV phải đi đến các
nhóm, nêu câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh hoạt động của HS khi chệch hướng, hoặc nhắc
nhở vấn đề thời gian, theo dõi và nhắc nhở các HS thụ động.
- Bước 5: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. Khi đại diện nhóm trình bày kết quả,
GV ghi lại những ý kiến đúng, nêu câu hỏi gợi mở cho HS tiếp tục phát hiện những vấn
đề mà nhóm chưa tìm ra câu trả lời. Sau đó, yêu cầu các nhóm khác bổ sung, GV nhận
xét và chốt lại vấn đề, đánh giá hoạt động của các nhóm. Qua quá trình đó, HS tự lĩnh
hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được bằng cách so sánh ý kiến của nhóm mình với
các nhóm khác, với ý kiến của GV.
2.6. Chấm điểm cách học hợp tác
Đối với mỗi phươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_11_3203856729_2947_1871545.pdf