Mục lục
Mở đầu . 1
1. Lý do chọn đề tài . .1
2 Mục đích nghiên cứu . . . 2
3. Khỏch th? nghiờn c?u . . . .2
4. Đối tượng nghiên cứu . . . .2
5. Giả thuyết khoa học . . . .3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu . . .3
7. Phương pháp nghiên cứu . . .3
8. Phạm vi nghiên cứu . . .4
Nội dung . .5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục và nhà trường 5
1.1.2 í kiến của các tác giả Việt Nam bàn về PPDH tích cực . 7
1. 2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực . 9
1.3. Khái quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực. .10
1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học . . .10
1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực . .16
1.3.3 Các PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn giáo dục học và khái
quát một số phương pháp cụ thể . 23
1.3.3.1 Phương pháp động não . .24
1.3.3.2 Phương pháp thảo luận . . 31
1.4 Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong giảng dạy
môn giáo dục học và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực . . 37
1.4.1 Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực . . 37
1.4.2 Điều kiện để vận dụng PPDH tích cực . . . .39
Kết luận chương I . . 43
Chương II: Thực trạng vận dụng PPDH nói chung, PPDH tích cực nói riêng
trong quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trư ờng CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang . . 44
2.1 Vài nét về nhà trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang và đặc điểm của môn giáo dục học . .44
2.1.1. Vài nét về nhà trường và sinh viên CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang . 44
2.1.2 Đặc điểm của môn giáo dục học . . .46
2.2 Thực trạng học tập môn giáo dục học của sinh viên (SV) trưòng CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang . . . 47
2.3 Thực trạng nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn GHD ở trường CĐSP Bắc Giang . .51
2.4 Các nguyên nhân chủ quan, khách quan của thực trạng . .63
Kết luận chương II . . .65
Chương III: Thiết kế bài học môn giáo dục học theo PPDH tích cực 66
3.1 Khái quát về quy trình vận dụng PPDH t ích cực trong dạy học môn giáo
dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (kết hợp 2 phương pháp tích cực) . 66
3.2 Thực nghiệm sư phạm . . 67
3.2.1 Khảo sát đầu vào và phân tích kết quả ở hai nhóm thực nghiệm và đ ối chứng . .69
3.2.2 Tiến trình thực nghiệm . .72
3.2.3 Kiểm tra, đánh giá thực nghiệm lần 1 . .75
3.2.4 Xử lý kết quả thực nghiệm . . .76
3.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hỗ trợ . . 85
Kết luận chương III . . .88
Kết luận . .89
1. Kết luận . .89
2. Khuyến nghị . .90
2.1 Đối với trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang . 90
2.2 . Đối với giảng viên giảng dạy môn GDH . .90
Tài liệu tham khảo . .92
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 21489 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn giáo dục học ở trường Cao đẳng sư phạm Ngô Gia Tự - Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng đạt được hiệu quả cao. Các nghiên cứu về
TLH nhận thức đã phát hiện ra rằng, mức độ lưu trữ thông tin trong trí nhớ bị
tác động bởi mức độ chúng ta xử lý kiến thức mới. Nếu chỉ đơn giản là nghe,
nhìn và nhác lại một điều gì đó thì chúng ta có thể nhớ lâu và tái hiện lại
thông tin khi cần thiết so với việc chúng ta học tập bằng cách tham gia vào
việc phân tích, giải thích, tóm tắt hay đặt câu hỏi về vấn đề đang học. Vì vậy,
PP thảo luận có tác dụng rất lớn trong dạy học và có thể áp dụng cho mọi đối
tượng người học.
Có hai loại thảo luận: Thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp. Thảo
luận toàn lớp là thảo luận mà ở đó không cần chia nhóm. Người dạy nêu vấn
đề và cả lớp ngồi tại chỗ cùng trao đổi ý kiến. Lúc này, người dạy sẽ là người
điều khiển cuộc thảo luận. Thảo luận nhóm nhỏ là thảo luận mà ở đó, cả lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 4 đến 12 người học, tuỳ theo số lượng
người học trong lớp và tuỳ theo sự bố trí bàn ghế. Mỗi nhóm sẽ cử ra một
nhóm trưởng và thư ký. Nhóm trưởng có nhiệm vụ thúc đẩy các thành viên
trong nhóm tham gia thảo luận và điều khiển cuộc thảo luận. Thư ký là người
ghi chép, tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong nhóm. Các thành viên
trong nhóm sẽ là người trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm mình. Dĩ
nhiên, không phải mọi thành viên phải trình bày nhưng họ phải sẵn sàng tâm
thế nếu được yêu cầu trình bày hay bổ sung ý kiến cho người trình bày.
Trong đề tài này, PP thảo luận mà chúng tôi đề cập đến là PP thảo luận
nhóm nhỏ.
* Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm
+ Giúp người học mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ
sở nhìn nhận vấn đề một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lý lẽ, có d?n
chứng minh hoạ, phát triển được óc tư duy khoa học
+ Giúp người học phát triển các kỹ năng giao tiếp, diễn đạt ý tưởng,
phê bình, đánh giá ý tưởng, thuyết phục người khác.
+ Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm, thái độ của cá
nhân nhờ cách lập luận logíc trên cơ sở các sự kiện, thông tin của người học
khác trong nhóm, lớp.
+ Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của người dạy sẽ tạo ra
mối quan hệ đa phương, giúp người dạy thu nhân thông tin, phản hồi
thông tin kịp thời, đúng lúc về quá trình học tập c?a người học, giúp
người dạy nhanh chóng năm được hiệu quả GD về các mặt nhận thức , thái
độ, quan điểm, xu hướng hành vi của người học để có biện pháp di?u
chỉnh, GD kịp thời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
+ Không yêu cầu phải sử dụng các thiết bị phương tiện dạy học hiện đại.
+ Phát huy tính TC hoạt động của người học
- Nhược điểm
+ Mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành cuộc thảo luận. Vì vậy,
người dạy cần phải cân nhắc giữa việc đảm bảo mục tiêu bài học với thời gian
quy định.
+ Nếu lớp đông và được chia thành nhiều nhóm nhỏ thì người dạy sẽ
vất vả trong việc bao quát toàn bộ lớp học. Trong trường hợp này, người trợ
giảng là rất cần thiết.
+ Sẽ có nhiều yếu tố gây nhiễu và làm mất thời gian trong quá trình
thảo luận. Chẳng hạn tiếng ồn của các nhóm sẽ ảnh hưởng đến các nhóm
xung quanh, các thành viên quá tập trung vào một vài vấn đề thú vị….
+ Sẽ có một vài thành viên quá tích cực hoặc quá thụ động trong việc
tham gia thảo luận.
* Quy trình thảo luận
Bước 1: Chuẩn bị
Trước hết, người dạy cần lựa chọn đề tài, chọn vấn đề thích hợp để thảo
luận. Những vấn đề mà cách giả quyết đã rõ không nên dùng PP thảo luận. PP
thảo luận dùng để thảo luận những vấn đề có thể được nhìn nhận ở nhiều
phương diện khác nhau, có thể hoặc không nhất thiết phải đi đến một kết luận
cuối cùng cho vấn đề đó. Vấn đề thảo luận cần được cung cấp trước một
khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra người dạy còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi
gợi mở vấn đề để nếu nhóm nào thảo luận không đúng trọng tâm hay cá nhân
nào không tập trung thảo luận thì người dạy dẫn dắt họ đi đúng vấn đề cần
thảo luận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
Chọn và phân phối tài liệu học tập cho người học trước khi thảo luận
diễn ra nếu thấy cần thiết. Điều này sẽ giúp cho người học định hướng trước
vấn đề sẽ thảo luận, có thời gian nghiên cứu vấn đề kỹ hơn.
Bố trí bàn ghế cho từng nhóm theo dự định, s? lu?ng thành viên giữa
các nhóm phải tương đối đồng đều về số lượng và trình độ, khoảng từ 6 – 7
người một nhóm là tốt nhất. Các phương tiện học tập cần phải cung cấp đầy
đủ cho các nhóm (để các nhóm tập hợp ý kiến, ví dụ như các m?u giấy nhỏ,
các khổ giấy lớn, phấn viết bảng, bút nét lớn…).
Bước 2: Chia nhóm và phân công trách nhiệm
Trước khi thảo luận, giáo viên chia nhóm. Việc chia nhóm có thể dùng
các PP chia nhóm ngẫu nhiên hoặc có chủ định, mỗi nhóm cần chỉ định người
làm trưởng nhóm, người thư ký và các thành viên còn lại sẵn sàng là người có
khả năng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Bước 3: Tiến hành thảo luận
Nhóm trưởng của các nhóm sẽ nhận đề tài thảo luận từ người dạy và
triển khai thảo luận trong nhóm của mình. Trong qúa trình thảo luận, người
dạy cần chú ý các điểm sau:
- Người dạy là người bao quát hoạt động của tất cả các nhóm, không
tham gia thảo luận nhưng sẵn sàng có mặt nếu nhóm nào cần sự trợ giúp.
Tránh trường hợp người dạy “khoán trắng” việc thảo luận cho các nhóm.
- Một số người học thụ động sẽ có khuynh hướng không tham gia thảo
luận, người dạy cần khuyến khích lôi cuốn họ vào cuộc thảo luận bằng cách,
thỉnh thoảng đặt ra những câu hỏi gợi mở và yêu cầu đích danh người học đó
trả lời.
- Người dạy sử dụng hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước để định
hướng cho các nhóm nếu họ không đi theo đúng kế hoạch hay ý đồ của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
- Khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân bằng cách biểu thị sự hài
lòng hay thích thú với những câu hoặc bình luận chính xác, tập trung vào
những đóng góp tích cực của người học.
- Khi thảo luận, người dạy phải chú ý lắng nghe những ý kiến mà người
học đang thảo luận. Nên ghi chép lại những ý chính xác hay những ý chưa
thật phù hợp để cuối buổi thảo luận tổng kết, rút kinh nghiệm.
Bước 4: Trình bày kết quả thảo luận của các nhóm.
Sau khi các nhóm thảo luận xong, người dạy yêu cầu các nhóm lên
trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trong khoảng thời gian xác định,
tuỳ theo vấn đề. Các nhóm khác lắng nghe và tranh luận để làm sáng tỏ thêm
vấn đề được đưa ra. Với các nhóm tiếp theo, để tránh lãng phí thời gian,
người dạy yêu cầu trình bày những ý kiến chưa được nêu ra, không trình bày
lại những ý kiến đã được các nhóm trước đưa ra.
Trong quá trình các nhóm trình bày và tranh luận, nếu cần thiết, người
dạy nên tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm
những ý cần thiết. Những ý chưa thống nhất có thể sắp xếp thảo luận vào buổi
sau, tránh áp đặt ý kiến chủ quan của người dạy.
Bước 5: Tổng kết thảo luận
Sau khi các nhóm trình bày và tranh luận xong, người dạy đánh giá các
ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc chung của cá nhân,
của nhóm, của cả lớp.
1.4 Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong
giảng dạy môn giáo dục học và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực
1.4.1 Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực
- Huy động tối đa các giác quan trong quá trình học tập.
PPDHTC thực chất là PPDH được người dạy lựa chọn nhằm phát huy
tối đa tính tích cực nhận thức của người học nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất
của quá trình dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấyC: hiệu quả
học tập của con người phụ thuộc vào số lượng các giác quan mà người học sử
dụng trong quá trình nhận thức. Khi người học hoạt động tích cực trong quá
trình nhận thức, nghĩa là, họ phải huy động tối đa các giác quan của họ (nghe,
nhìn, vận động..), và phối hợp chúng với nhau để tiếp thu vấn đề đang được
học thì hiệu quả của việc học không chỉ giúp họ nhớ lâu, hiểu sâu vấn đề mà
còn giúp họ có thể vận dụng chúng vào trong nhiều tình huống thực tiễn khác
nhau. Vì thế, trong dạy học tích cực, người dạy phải làm sao khuyến khích,
vận động, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để người học tích cực hoạt động. Khi
đó, người dạy đóng vai trò là một người hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh
quá trình học của người học sao cho phù hợp với mục tiêu bài học đã được
xác định từ trước.
- Quá trình dạy học tích cực là một quá trình thực hành nhiều lần.
Để người học có thể nhớ lâu, hiểu sâu và có kỹ năng vận dụng chúng
vào các tình huống thực tiễn thì quá trình dạy học tích cực cần tạo ra cho
người học nhiêu cơ hội thực hành, lặp đi, lặp lại những gì đang được học.
Việc thực hành nhiều lần không chỉ giới hạn trong một vài tiết học riêng lẻ
hay vào cuối mỗi bài học, mỗi chương, mỗi khoá học… mà nó là một quá
trình thường xuyên, liên tục trong dạy học tích cực.
- Tài liệu dạy học tích cực cần phải phong phú và đa dạng.
Cốt lõi của quá trình dạy học tích cực chính là rèn luyện PP tự học ở
người học. Muốn vậy, tài liệu cung cấp cho người học phải phong phú và đa
dạng, không chỉ về mặt nội dung mà cả về hình thức, phương thức trình bày.
Tài liệu dạy học tích cực không chỉ là sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham
khảo chính thức mà có thể là thông tin từ báo chí, từ bạn bè, từ internet..
- Quá trình dạy học tích cực có sự phản hồi đa dạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
Trong dạy học tích cực, phản hồi là một yếu tố quan trọng giúp người
dạy và người học định hướng đúng mục tiêu bài học, chương trình học. Phản
hồi ở đây bao gồm phản hồi xuôi (người dạy phản hồi cho người học), phản
hồi ngược (người học phản hồi cho người dạy) và đặc biệt là phản hồi lẫn
nhau giữa người học và người học. Điều đó giúp cho người dạy và người học
dễ dàng điều chỉnh quá trình dạy và học của mình cho phù hợp với mục tiêu
bài học.
- Dạy và học tích cực cần có sự khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời.
Việc khen thưởng bao giờ cũng có tác dụng động viên, khích lệ, giúp
cho người học tích cực hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện
và hoàn cảnh mà hình thức khen có thể khen thưởng bằng vật chất, hiện vật
cụ thể hay khen thưởng bằng tinh thần. Việc hoan nghênh, tán thưởng những
kết quả học tập tốt sẽ tạo cho người học có cảm giác tự tin hơn, đặc biệt là
người học có cá tính nhút nhát, rụt rè, chưa quen với những hoạt động tập thể
có tính hợp tác lẫn nhau.
- Nguyên tắc ấn tượng đầu tiên và cuối cùng.
Những nhà nghiên cứu tâm lý cho biết: ấn tượng đầu tiên và ấn tượng
cuối cùng bao giờ cũng khăc sâu trong trí nhớ của mỗi người. Vì vậy phần mở
đầu của mỗi bài học có tác dụng rất tốt trong việc kích thích quá trình tư duy
của mỗi người học. Nếu làm tốt điều này thì việc tiếp thu các nội dung sau
của người học sẽ diễn ra một cách thuận lợi hơn. Việc củng cố sau mỗi bài
học, sau mỗi chương sẽ giúp người học khắc sâu hơn những gì đã được học.
1.4.2 Điều kiện để vận dụng PPDH tích cực
Để vận dụng có hiệu quả các PPDH tích cực § (động não, thảo luận
nhóm) vào hoạt động dạy học môn giáo dục học cần đảm bảo một số điều
kiện sau đây:
- Người dạy phải được huấn luyện một cách chu đáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định đến tính hiệu qủa của quá
trình đổi mới PP. Người dạy phải được đào tạo, huấn luyện chu đáo để
thích ứng với thay đổi trong vai trò; với những nhiệm vụ đa dạng, phức tạp
của mình.. Người dạy không chỉ được trang bị về kiến thức lý thuyết , kỹ
năng thực hành về PP, biết ứng xử tinh tế, linh hoạt, biết xử dụng trang
thiết bị dạy học hiện đại, biết định hướng sự phát triển của người học theo
mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo sự tự do của người học trong hoạt
động nhận thức. ở đây chúng tôi lựa chọn những giáo viên đã từng sử dụng
PPDH tích cực, yêu nghề, vững chuyên môn.. Đồng thời, chúng tôi cung
cấp thêm tài liệu, trao đổi, mạn đàm về các kỹ năng vận dụng, đảm bảo
người dạy nắm vững về PP này.
- Người học phải có một số kỹ năng cần thiết đảm bảo thích ứng với
PPDH tích cực.
Những kỹ năng đó bao gồm việc giác ngộ mục đích học tập, tự giác
trong các hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm trong các kết quả học tập
của mình, có kỹ năng diễn đạt ý tưởng của mình và lắng nghe ý tưởng của
người khác, biết tự học và tranh thủ học ở mọi noi mọi lúc, bằng mọi cách,
phát triển các loại tư duy biện chứng, logíc, hình tượng, tư duy kỹ thuật, tư
duy kinh tế.
- Xây dựng chương trình, sách giáo khoa.
Các chương trình học tập phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi
nhét, tạo điều kiện cho người dạy và người học tổ chức những hoạt động
tích cực, giảm bớt các thông tin buộc người học phải ghi nhớ máy móc,
tăng cường các bài toán nhân thức để người học tư duy, giảm bớt câu hỏi
tái hiện, tăng cường câu hỏi mở nhằm phát triển tư duy biện chứng, logíc,
giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để người học tự
nghiên cứu phát triển bài học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
- Phương tiện dạy học phải được trang bị đầy đủ.
Để người học tiến hành hoạt động có hiệu quả, việc trang bị đày đủ các
phương tiện dạy học cần tiết giúp người học có thể thực hiện tốt các công tác
độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Phương tiện dạy học trong dạy học tích cực
không nhất thiết phải là các phương tiên dạy học hiện đại, đắt tiền mà tuỳ theo
từng nội dung hoạt động, người dạy có thể lựa chọn những phương tiện dạy
học có sẵn, tự làm, hay mua mới.. Hình thức tổ chức lớp học cũng phải linh
hoạt để dễ dàng chuyển đổi giữa các hoạt động phù hợp với dạy học hợp tác,
học tập cá thể, thảo luận.. ở đây chúng tôi sử dụng tất cả những trang thiết bị
dạy học hiện đại của nhà trường và hình thức lên lớp chủ yếu là nhóm học
tập, học tập cá thể.
- Thay đổi các hình thức kiểm tra, đánh giá.
Việc kiểm tra, đánh giá cần được sử dụng dưới nhiều hình thức khác
nhau và nội dung kiểm tra, đánh giá cũng phải mở rộng hơn nữa. Bên cạnh
kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ, người học còn phải được
kiểm tra, đánh giá về sự phát triển trí thông minh, kỹ năng vận dụng sáng tạo
những kiến thức được học vào các tình huống thực tế, thái độ đúng mực trong
học tập và trong cuộc sống.. Ngoài việc kiểm tra đánh giá định kỳ, người dạy
còn phải kiểm tra, đánh giá thường xuyên những nỗ lực học tập của người
học; kiểm tra, đánh giá phi chính thức thông qua việc quan sát, trò chuyện..;
khuyến khích người học tự đánh gá, đánh giá lẫn nhau. Muốn vậy, người dạy
phải cung cấp các tiêu chí đánh giá công khai cho người học, vào trước các
buổi học, bài học hay khoá học..
Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá phi chính thức (informal
evaluation) cho mỗi đơn vị kiến thức cần phải đầu tư nhiều thời gian, công
sức. Trong quá trình vận dụng, để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
nghiên cứu khoa học, chúng tôi chưa áp dụng việc đánh giá phi chính thức
vào đánh giá kết qủa học tập của người học.
- Phải có sự ủng hộ từ phía lãnh đạo trường
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm và có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của viện vận dụng PPDH tích cực ở đơn vị mình. Nếu lạnh đạo thiếu
sự quan tâm đúng mức đến nộ lực vận dụng của người dạy thì việc vận dụng
PPDH tích cực trong thực tiễn sẽ không cao. Việc ủng hộ của lãnh đạo trường
không chỉ là những lời động viên, khích lệ mà phải bằng những hành động cụ
thể như trang bị đầy đủ đồ dùng học tập, thường xuyên kiểm tra, khích lệ việc
vận dụng PPDH tích cực của giáo viên.
Trong thời gian qua lãnh đạo trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang đã
có sự chỉ đạo hết sức cụ thể, quan tâm, đầu thư thoả đáng vào các hoạt động
dạy và học nói chung, đến các PPDH tích cực nói riêng. Lãnh đạo trường
không chỉ tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí để giảng viên có điều kiện
nghiên cứu, học hỏi việc vận dụng PPDH tích cực trong và ngoài nước mà
nhà trường còn đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy học đầy đủ, đáp ứng yêu
cầu của việc vận dụng PPDH tích cực vào thực tiễn hoạt động của nhà trường.
Chính vì vậy, việc vận dụng các PPDH tích cực nói chung, PP động não, PP
thảo luận nói riêng ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang đã có nhiều tiến
bộ rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Nói đến PPDH là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của
quá trình dạy học. Tuy không phải là lần đầu tiên xuất hiện trong lý luận dạy
học nhưng thuật ngữ PPDH tích cực đã và đang là vấn đề nóng được các nhà
nghiên cứu giáo dục quan tâm, bàn luận. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi
đề cập đến một số phương pháp có liên quan đến đề tài như sau:
- Phương pháp là con đường, là cách thức để đạt mục đích nhất định.
- Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò
trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
- Dạy và học tích cực là sự tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động
học nhằm hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo chống
lại thói quen học tập thụ động của người học.
- PPDH tích cực là thuật ngữ rút gọn để chỉ các phương pháp, nhằm
phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động độc lập của người học, dưới vai trò
tổ chức, điều khiển của giáo viên.
Thực tiễn dạy học đã cho thấy đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích
cực là một vấn đề vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục. Nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng giáo dục, nhân cách người học, nó làm cho người học
năng động trong học tập, sáng tạo, độc lập trong nhận thức, trong tư suy, Với
giảng viên cần phải nhận thức đúng định hướng về đổi mới PPDH, trong thực
tiễn muốn đổi mới PPDH có hiệu quả thì cả người dạy và người học phải tích
cực, chủ động trong mọi hoạt đông dạy và học. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học cần phải phù hợp, sự ủng hộ của các cấp quản lý.. cũng
là nhân tố góp phần quan trọng mang lại hiểu quả trong qúa trình đổi mới
PPDH hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PPDH NÓI CHUNG, PPDH TÍCH CỰC
NÓI RIÊNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC
Ở TRƢỜNG CĐSP NGÔ GIA TỰ BẮC GIANG
2.1 Vài nét về nhà trƣờng CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang và đặc
điểm của môn giáo dục học
2.1.1. Vài nét về nhà trƣờng và sinh viên CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang
Trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang tiền thân là trường trung cấp sư
phạm liên tỉnh, được thành lập vào ngày 01- 01 – 1960, mang tên là trường
trung cấp Sư phạm Bắc Giang, địa điểm của trường ở Đạo Ngạn, Việt Yên,
Bắc Giang. Nhiệm vụ chính của nhà trường là đào tạo giáo viên cấp II có
trình độ 7+2, 7+3 cho 6 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Tháng 8-1971, trường được nâng lên hệ 10+3 mang tên trường sư phạm
10+3 Hà Bắc. Nhiệm vụ của trường là đào tạo giáo viên cấp II có trình độ
10+3 đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục Hà Bắc. Trong những năm
1973, 1974, 1975 trường còn được giao mở rộng quy mô đào tạo giáo viên chi
viện cho các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Tháp và một số tỉnh phía Nam.
Cùng với việc phát triển hệ đào tạo giáo viên cấp II, ngày 24 – 09 –
1967 UBND tỉnh Hà Bắc ra quyết định thành lập trường Sư phạm Mẫu giáo
Hà Bắc. Tháng 08 – 1998 UBND tỉnh Hà Bắc ra quyết định sát nhập trường
đào tạo Cô nuôi dạy trẻ vào trường Sư phạm Mẫu giáo – Cô nuôi dạy trẻ Hà
Bắc. Nhiệm vụ đào tạo giáo viên Mẫu giáo và Cô nuôi dạy trẻ đáp ứng yêu
cầu phát triển giáo dục Mầm non tỉnh Hà Bắc.
Tháng 06 – 1972, UBND tỉnh Hà Bắc quyết định thành lập trường Sư
phạm 10+2 Hà Bắc, nhiệm vụ của trường là đào tạo giáo viên cấp I, có trình
độ 10+2 đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Tiểu học tỉnh Hà Bắc. Cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
trong tháng 06 – 1972 UBND tỉnh Hà Bắc còn ra quyết định thành lập trường
Sư phạm miền núi. Nhiệm vụ của trường là đào tạo giáo viên cấp I, II đáp ứng
yêu cầu cho sự phát triển giáo dục của các huyện miền núi Hà Bắc.
Ngày 14 – 05 – 1981, trường Sư phạm 10+3 Hà Bắc được thủ tướng
chính phủ ra quyết định công nhận là trường Cao đẳng sư phạm, thuộc hệ
thống các trường đại học. Địa điểm tại xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang.
Nhiệm vụ của trường “đào tạo giáo viên cấp II có trình độ đại học, bồi dưỡng
giáo viên cấp II đã tốt nghiệp các hệ đào tạo trước lên trình độ đại học, tham
gia nghiên cứu khoa học, chủ yếu là khoa học giáo dục nhằm phục vụ sự
nghiệp cải cách giáo dục”.
Tháng 08 – 1990, UBND tỉnh Hà Bắc quyết định sát nhập 3 trường: Sư
phạm Mẫu giáo – Cô nuôi dạy trẻ, Sư phạm miền núi, Sư phạm 10+2 Hà Bắc
thành trường Trung cấp Sư phạm Hà Bắc. Nhiệm vụ là tuyển sinh học sinh đã
tốt nghiệp cấp III, đào tạo thành giáo viên mẫu giáo, giáo viên cấp I, đáp ứng
yêu cầu phát triển cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hà Bắc.
Ngày 01 – 09 – 1996, UBND tỉnh Hà Bắc quyết định sát nhập 2 trường:
Trung cấp Sư phạm Hà Bắc và trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Hà
Bắc thành trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Hà Bắc. Nhiệm vụ là đào
tạo giáo viên có trình độ THCS, giáo viên tiểu học có trình độ Cao đẳng Sư
phạm, đào tạo giáo viên Mầm non có trình độ trung học Sư phạm, bồi dưỡng
cán bộ quản lý giáo dục và bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên Tiểu học
và THCS.
Sau tái lập 2 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh (tách tỉnh Hà Bắc), tháng 02 –
1997, trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Hà Bắc được UBND tỉnh Bắc
Giang ra quyết định đổi tên trường thành trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia
Tự Bắc Giang và tách một bộ phận về Bắc Ninh gọi là phân hiệu Cao đẳng Sư
phạm Bắc Ninh (trực thuộc tỉnh Bắc Giang).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
Ngày 24 – 06 – 1998, sau một năm, Thủ tướng Chính phủ ra quyết
định thành lập trường CĐSP Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất phân hiệu Cao
đẳng Sư phạm Bắc Ninh và Trường Bồi dưỡng Cán bộ Bắc Ninh. Từ đây
Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh chính thức tách khỏi trường Cao đẳng Sư
phạm Ngô Gia Tự Bắc Giang.
Trường Cao đẳng Sư phạm có nhiệm vụ là:
Đào tạo bồi dưỡng giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS có trình độ
chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách
nhiệm, giầu lòng yêu nghề, có khả năng “dạy chữ, dạy người” góp phần
giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân có trình độ văn hoá , có
lòng yêu quê hương đất nước.
Trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang được coi là chiếc máy cái của
ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang. Sinh viên học tập trong trường 100% là
sinh viên sư phạm, có tư tưởng đạo đức tốt, có lối sống giản dị, trong sáng,
có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và với cộng đồng. Khi bước chân
vào trường mỗi sinh viên đã ý thức được về ngành nghề, về con người, về
phong cách ứng xử sư phạm, về việc rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để sau
khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, công tác giáo dục
và sự tiến bộ xã hội, đặc biệt là đáp ứng được mục tiêu mà xã hội đặt ra cho
giáo dục.
2.1.2 Đặc điểm của môn giáo dục học
Môn giáo dục học vừa là bộ môn khoa học xã hội vừa là bộ môn khoa
học nghiệp vụ. Với tư cách là bộ môn khoa học xã hội, giáo dục học chuyên
nghiên cứu về qúa trình giáo dục (QTGD) con người, đặc biệt là nghiên cứu
về bản chất, cấu trúc, quy luật.. của quá trình đó. GDH được coi là một ngành
khoa học còn non trẻ nên hệ thống khái niệm với nhiều quan điểm dựa trên cơ
sở lý thuyết của nhiều khoa học khác nhau như triết học, sinh học, tâm lý
học… Với tư cách là khoa học nghiệp vụ, cùng với các môn như: Tâm lý học,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
phương pháp dạy học bộ môn.. tạo cơ sở bước đầu rất quan trọng về mặt
nghiệp vụ cho việc đào tạo người giáo viên; GDH trang bị cho người học kiến
thức về phương pháp dạy, phương pháp giáo dục trong nhà trường, tuy nhiên
môn học này cũng đòi hỏi ở người học cần có được một trình độ kỹ năng cơ
bản, hình thành được những năng lực sư phạm cần thiết, thể hiện ở sự vững
vàng về chuyên môn (trình độ chuyên môn về giảng dạy, giáo dục và các
công tác khác có liên quan) và năng lực nghiệp vụ sư phạm (kiến thức và các
kỹ năng sư phạm) để giúp giáo viên làm tốt công tác dạy học và giáo dục học
sinh trong nhà trường phổ thông.
Đối với các trường sư phạm, khoa học giáo dục đã thực sự khẳng định
được vai trò và vị thế của mình trong công tác giáo dục nghiệp vụ và đây là
tính chất chuyên môn nghiệp vụ đặc trưng nổi bật của trường sư phạm.
2.2 Thực trạng học tập môn giáo dục học của sinh viên (SV) trƣờng
CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang
Trong những năm gần đây, chất lượng học tập nói chung và môn giáo
dục học nói riêng của sinh viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang đã có
nhiều nét khởi sắc. Để có được điều n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc328.pdf