Luận văn Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở THÁI BÌNH THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9

1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình 9

1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình từ năm 2005 đến nay, những vấn đề đặt ra 33

Chương 2: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở THÁI BÌNH THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 59

2.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 59

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 67

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân thành ấy. Cũng chính từ tình yêu quê hương tha thiết và khát vọng cháy bỏng là xây dựng Thái Bình thành một tỉnh giàu đẹp, sánh vai cùng các tỉnh khác trong cả nước, làm cho người nông dân Thái Bình thoát nghèo, đỡ khổ, xoá đi mặc cảm về Thái Bình nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói riêng, cán bộ các cấp nói chung đã không quản ngại gian khó tình nguyện trở về xây dựng quê hương để có được như ngày hôm nay. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và Quy chế này đã từng bước đi vào cuộc sống, đem lại kết quả thiết thực. Nhân dân được đóng góp ý kiến của mình vào việc cụ thể hoá đường lối của Đảng, góp ý tham mưu với BTV Tỉnh uỷ trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Qua thăm dò ý kiến nhân dân cho thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình đã thực hiện 10 đến 12 việc trong số 14 việc cần thông báo để dân biết, 5 trong 6 việc nhân dân bàn và quyết định, 7 trong số 8 việc dân bàn, 8 trong số 10 việc được dân giám sát, kiểm tra. Từ năm 2005 trở đi, Thái Bình đã xây dựng được các làng, xã, gia đình văn hoá và đã có hương ước, quy ước. Từ đó đã khơi dậy tinh thần tự nguyện và đề cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc đóng góp tiền của, công sức để xây dựng, phát triển Thái Bình về mọi mặt giải quyết mọi thắc mắc trong dân. * Năng lực xử lý tình huống, khả năng sáng tạo, tính quyết đoán Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình được đào tạo có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, vì vậy họ đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua. Chính vì có năng lực lãnh đạo lại tiếp cận với khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đã chủ động, sáng tạo, cương quyết trong việc xử lý các tình huống xảy ra, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - văn hoá, đưa Thái Bình thoát khỏi tình trạng là “điểm nóng” của cả nước. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, Thái Bình đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về mọi mặt. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đời sống người dân được cải thiện, trình trạng khiếu kiện đông người cơ bản đã được kiểm soát, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Thấm nhuần lời căn dặn của Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình đã tích cực kịp thời chỉ đạo và trực tiếp đi xuống các xã, huyện, làng xóm, cùng nhân dân tháo gỡ khó khăn, giải quyết những bất ổn một cách thoả đáng, không để dân kêu ca phàn nàn. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, Thái Bình đã nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, bất ổn, lấy lại lòng tin trong nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, phát triển công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài, văn hoá giáo dục, y tế được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới rõ rệt. 1.2.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình từ năm 2005 đến nay Những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực công tác. Nhìn chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành được rèn luyện, thử thách, trưởng thành trong thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững, tổ chức và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật, gương mẫu về đạo đức, lối sống. Nhiều đồng chí có tư duy đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác cán bộ được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đã có chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ giữa các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bố trí và sử dụng cán bộ. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, quy hoạch cán bộ còn mang tính khép kín, thiếu đồng bộ và chưa quan tâm tạo nguồn từ xa, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài chưa được quan tâm ngang tầm với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH cũng như yêu cầu tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao, việc luân chuyển cán bộ còn thiếu chủ động, chưa gắn với quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bố trí một số cán bộ chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình từ năm 2005 đến nay còn có những hạn chế, yếu kém trên là do: Về khách quan: những tác động mặt trái của cơ chế thị trường, một số chính sách của Đảng, Nhà nước còn thiếu đồng bộ, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu của công tác cán bộ, nguồn thu ngân sách còn hạn chế, tập quán của người sản xuất nhỏ, tư tưởng bao cấp còn nặng nề. Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức bị giới hạn bởi chỉ tiêu biên chế do Trung ương và Chính phủ giao, cán bộ cơ sở ít được luân chuyển, mặt khác cơ cấu về độ tuổi trong nhiều năm nay không bảo đảm tính liên tục, kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, công chức. Về chủ quan: nhìn chung, các cấp uỷ Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về công tác cán bộ, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ. Việc kiểm tra, đôn đốc đối với công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thường xuyên nên chưa kịp thời chấn chỉnh yếu kém, khuyết điểm và xử lý vi phạm. Một số nơi còn có tư tưởng cục bộ, bè phái, định kiến, hẹp hòi trong đánh giá và sử dụng cán bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ còn bất cập, chưa được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về nghiệp vụ, phong cách làm việc còn nặng lối hành chính, sự vụ, năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham mưu, đề xuất còn hạn chế. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nói trên, thực hiện Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW ngày 24-5-2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 04-10-2006 về triển khai công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành trong tỉnh. Đặc biệt, việc ban hành Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã thúc đẩy công tác tổ chức, cán bộ có bước đổi mới, cấp uỷ các cấp đã chỉ đạo toàn diện trên các mặt, công tác đánh giá cán bộ từng bước đi vào nền nếp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, lý luận… từ tỉnh đến cơ sở đã được coi trọng, từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Tháng 10-2006, Tỉnh ủy Thái Bình tổng kết 3 năm thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng dẫn số 17-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, triển khai kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý. Tháng 3 năm 2007, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ sơ kết 5 năm thực hiện Đề án 26-ĐA/TU trên cơ sở sơ kết, tổng kết các Nghị quyết của tỉnh về công tác cán bộ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01-3-2007 về: “Chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2007-2020 và những năm tiếp theo”. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Quyết định số 341- QĐ/TU ngày 18-4-2007 kèm theo 20 tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý, đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ quản lý. Trên cơ sở quy hoạch của các cấp, các ngành, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ dự kiến nguồn quy hoạch các chức danh và tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, bỏ phiếu giới thiệu và biểu quyết nguồn quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Kết quả như sau: - Nguồn quy hoạch uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 86 đồng chí, đạt 1,75 lần so với số đương nhiệm, trong đó nữ 12 đồng chí, bằng 13,9%, tuổi bình quân 46,4; trình độ chuyên môn tiến sĩ 2 đồng chí, bằng 2,3%; thạc sĩ 10 đồng chí, bằng 11,6%; chuyên khoa sau đại học 1 đồng chí, bằng 1,2%; đại học 73 đồng chí, bằng 85% (đại học chính quy 59 đồng chí bằng 68,6%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 81 đồng chí, bằng 94,2%, trung cấp 3 đồng chí, bằng 3,5%, sơ cấp 2 đồng chí, bằng 2,3%. - Nguồn quy hoạch uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ 21 đồng chí, đạt 1,6 lần so với số đương nhiệm, trong đó nữ 2 đồng chí, bằng 9,5%; tuổi bình quân 48; trình độ chuyên môn tiến sĩ 1 đồng chí, bằng 4,8%; thạc sĩ 2 đồng chí, bằng 9,5%; đại học 18 đồng chí, bằng 85,7% (đại học chính quy 12 đồng chí bằng 57,1%) trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 21 đồng chí, bằng 100%. - Nguồn quy hoạch bí thư Tỉnh uỷ: 3 đồng chí, đạt 3 lần so với số đương nhiệm; tuổi bình quân 50; trình độ chuyên môn đại học 3 đồng chí, bằng 100% (đại học chính quy 2 đồng chí, đạt 66,6%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 3 đồng chí, đạt 100%. - Nguồn quy hoạch Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh uỷ 4 đồng chí, đạt 4 lần so với số đương nhiệm, tuổi bình quân 46,5; trình độ chuyên môn thạc sĩ 1 đồng chí, bằng 25%; đại học 3 đồng chí, bằng 75% (đại học chính quy 2 đồng chí, bằng 50%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 4 đồng chí, bằng 100%. - Nguồn quy hoạch Chủ tịch HĐND tỉnh: 3 đồng chí, đạt 3 lần so với số đương nhiệm; tuổi bình quân 50; trình độ chuyên môn đại học 3 đồng chí, bằng 100% (đại học chính quy 2 đồng chí, bằng 66,6%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 3 đồng chí, bằng 100%. - Nguồn quy hoạch Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: 4 đồng chí, đạt 4 lần so với số đương nhiệm, trong đó nữ 2 đồng chí, bằng 50%; tuổi bình quân 45; trình độ chuyên môn thạc sỹ 2 đồng chí, bằng 50%; đại học 2 đồng chí, bằng 50% (đại học chính quy 1 đồng chí bằng 25%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 4 đồng chí, bằng 100%. - Nguồn quy hoạch Chủ tịch UBND tỉnh 5 đồng chí, đạt 5 lần so với số đương nhiệm; tuổi bình quân 49; trình độ chuyên môn đại học 5 đồng chí, bằng 100% (đại học chính quy 3 đồng chí bằng 60%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 5 đồng chí, bằng 100%. - Nguồn quy hoạch Phó Chủ tịch UBND tỉnh 9 đồng chí, đạt 3 lần so với đương nhiệm; trong đó nữ 1 đồng chí, bằng 11,1%; tuổi bình quân 47; trình độ chuyên môn tiến sĩ 1 đồng chí, bằng 11,1%; thạc sĩ 2 đồng chí, bằng 22,2%; đại học 6 đồng chí, bằng 66,6% (đại học chính quy 3 đồng chí bằng 33,3%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 9 đồng chí, bằng 100%. - Nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: 146 đồng chí, đạt 3,1 lần so với số đương nhiệm, trong đó nữ 24 đồng chí, bằng 16,4%; tuổi bình quân 46,8; trình độ chuyên môn tiến sĩ 2 đồng chí, bằng 1,4%; thạc sĩ 26 đồng chí, bằng 17,8%; đại học 118 đồng chí, bằng 80,87% (đại học chính quy 90 đồng chí, bằng 61,6%); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 129 đồng chí, bằng 88,4%; trung cấp 13 đồng chí, bằng 8,9% [49, tr.8-9]. Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ đã được triển khai bài bản, thực hiện theo quy trình chặt chẽ, thực sự phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong phát hiện giới thiệu nguồn cán bộ. Số lượng nguồn quy hoạch cán bộ đã bảo đảm phương châm “mở” và “động”, mỗi chức danh có từ 2-3 cán bộ dự nguồn, mỗi cán bộ có triển vọng được dự nguồn từ 2-3 chức danh. Chất lượng nguồn quy hoạch cán bộ được nâng lên rõ rệt, số cán bộ được lựa chọn đưa vào nguồn quy hoạch có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo tương đối cơ bản, hầu hết có trình độ chuyên môn đại học trở lên, nhiều đồng chí có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân, có năng lực và khả năng hoạt động thực tiễn, tuổi bình quân của số cán bộ dự nguồn đều trẻ hơn cán bộ đương nhiệm 4-5 tuổi, yêu cầu 3 độ tuổi về cơ bản đã được chú trọng. Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt nói chung, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là: Nhận thức về công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp tỉnh còn thiếu toàn diện, thiếu kiên quyết, chỉ đạo đôi lúc còn chủ quan, đơn giản, triển khai chậm, lúng túng về phương pháp; trong quá trình làm quy hoạch vẫn còn thụ động, ngại xáo trộn, nể nang, không đồng bộ, khép kín, chưa chú trọng bổ sung quy hoạch nguồn từ bên ngoài, chất lượng nguồn quy hoạch còn hạn chế; việc rà soát, đánh giá cán bộ còn tình trạng nặng về lấy nhận xét; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn ít, trình độ chuyên môn hệ tại chức còn nhiều, trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học còn thấp. Sở dĩ có những hạn chế trên một phần do công tác quy hoạch cán bộ là một việc khó, nhạy cảm vì liên quan đến việc sắp xếp cán bộ, tác động đến tâm tư, tình cảm của đông đảo cán bộ. Về công tác luân chuyển cán bộ (Theo kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2009-2011) Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25-1-2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị quyết số 05 NQ/TU ngày 01-3-2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2007-2020 và những năm tiếp theo; căn cứ Đề án số 01/ĐA/TU ngày 21-11-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2008-2015; căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, thực trạng đội ngũ cán bộ và yêu cầu của công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Nhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn, toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của hệ thống chính trị của các cấp các ngành, Tỉnh uỷ đã từng bước điều chỉnh cơ cấu cán bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, tạo nên những bước đột phá, góp phần đổi mới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, làm cho việc luân chuyển cán bộ dần trở thành việc bình thường, thành nền nếp, thường xuyên, khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín, tâm lý thoả mãn, trì trệ của cán bộ chỉ muốn chọn những nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ lực học tập phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả công tác. Sau 5 năm thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, Thái Bình đã luân chuyển được 607 lượt cán bộ, tổng số cán bộ được luân chuyển là 554 đồng chí, trong đó cán bộ diện Tỉnh uỷ quản lý 63 đồng chí (có 11 đồng chí được luân chuyển 2,3 lần giữ chức vụ khác nhau theo hướng phát triển) số cán bộ lãnh đạo, quản lý được điều lên các bộ, ngành Trung ương 5 đồng chí, luân chuyển từ tỉnh về huyện 35 đồng chí, từ huyện lên tỉnh 44 đồng chí... Hầu hết cán bộ được luân chuyển trong thời gian qua tuổi đời dưới 50 (Nam) dưới 45 (Nữ) đều có triển vọng phát triển. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh cần thực hiện luân chuyển nhằm giảm bớt tiêu cực, cảm tình, nể nang trong xử lý công việc hàng ngày. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Tỉnh đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý và dự nguồn ở các cấp đặc biệt cấp tỉnh theo từng giai đoạn và từng năm đối với từng loại cán bộ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng được chú ý thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn, từng loại cán bộ, chú trọng cả về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Kết hợp phương thức đào tạo tại các trường, lớp với rèn luyện trong thực tiễn và phong trào quần chúng. Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ chủ chốt cấp tỉnh một cách khoa học, tăng cường số cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học và có trình độ ngoại ngữ, tin học sử dụng được trong chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao. Xác định rõ cơ cấu cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, theo từng chuyên ngành, từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu, đẩy mạnh CNH-HĐH của tỉnh và mục tiêu đề ra. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức dưới 45 tuổi đối với nam, dưới 40 tuổi đối với nữ để đưa đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; phấn đấu đến năm 2015 trở đi có tối thiểu 200 thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó có 20 tiến sĩ. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ bắt buộc học tập ngoại ngữ đối với những cán bộ làm việc ở vị trí có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ. Coi trọng đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh [52, tr.6]. Thực hiện tốt việc liên kết với các học viện (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), các trường đại học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh, các trường Trung ương, nước ngoài cho các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Trong những năm qua, Tỉnh uỷ đã lựa chọn cử đi đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị 374 đồng chí, đào tạo chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ 161 đồng chí, bồi dưỡng quản lý kinh tế sau đại học 48 đồng chí; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt tỉnh, cán bộ diện Tỉnh uỷ quản lý 145 đồng chí [57, tr.4]. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao năm 2007 của Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, Tỉnh uỷ Thái Bình đã cử 139 đồng chí cán bộ đi học các lớp cao cấp lý luận chính trị, trong đó học tập trung tại hai Học viện là 29 đồng chí, học tại chức 113 đồng chí (do Học viện Chính trị-Hành chính khu vực I tổ chức tại tỉnh) gồm những cán bộ đương chức và dự nguồn cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Tính đến hết tháng 6-2008, đã phổ cập trình độ cao cấp lý luận chính trị đối với các chức danh chủ chốt cấp tỉnh là 90%. Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đã được các cấp các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước chuyển biến tích cực, ngày càng đi sâu vào nền nếp. Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo, quản lý, triển khai Quy định số 54-CT/TW của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh những năm qua nhìn chung còn thiếu tính định hướng gắn với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực kinh tế - xã hội, còn nặng nề về đào tạo để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học còn mang tính tự phát nên số lượng ít, cơ cấu chưa hợp lý và chưa góp phần tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao. Tuy tỉnh đã ban hành chính sách thu hút nhân tài nhưng chưa hiệu quả; đồng thời hiện tượng “chảy máu chất xám” đang gia tăng. Chương 2 Mục tiêu, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở thái bình theo quan điểm Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 2.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 2.1.1. Mục tiêu 2.1.1.1. Dự báo một số tình hình ảnh hưởng đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Thái Bình đến năm 2010 Cùng với loài người tiến bộ, nhân dân Việt Nam đã bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới với một khí thế mới. Một thời kỳ mới đang mở ra trước toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Thời kỳ mới không có nghĩa là chỉ tốt đẹp, thuận lợi, mà trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng nhận định: “Những năm tới, đất nước ta có cơ hội lớn để tiến lên, tuy khó khăn còn nhiều. Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải: Tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn” [8, tr.75]. Đảng ta nhận định rằng, trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng gia tăng. Hoà bình, hợp tác, phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới. “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” [7, tr.65]. Nhân dân ta bước vào thế kỷ mới mang theo hành trang của mình những thắng lợi vĩ đại của thế kỷ XX. Thời kỳ mới chính là thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Thời kỳ đó bên cạnh những cơ hội lớn, Đảng và nhân dân ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ đó là: Tụt hậu, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “Diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Bước sang thời kỳ mới, trong muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta vẫn có quyền tự hào về dân tộc, một dân tộc anh hùng, thông minh và sáng tạo; tự hào về Đảng ta - Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện – một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất, để lại cho chúng ta thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh – tài sản tinh thần vô giá. Hoà vào không khí chung của cả nước, Thái Bình cũng đang đứng trước những biến đổi to lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đại hội XVII, Đảng bộ tỉnh đã quyết định mục tiêu trong năm tới (2006 – 2010) phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững với tốc độ tăng GDP 12,5%/năm, sớm đưa Thái Bình thoát khỏi tỉnh nghèo và chậm phát triển về kinh tế. Để thực hiện mục tiêu đó, Thái Bình cần nỗ lực rất nhiều về mọi mặt. Cùng với cả nước, Thái Bình bước vào môi trường rộng mở hơn với nhiều thời cơ và thách thức. Thái Bình có lợi thế so sánh về lực lượng lao động, lại thuận tiện giao thông, đất đai màu mỡ phì nhiêu, có nhiều tài nguyên khoáng sản,.... là nơi thu hút nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong điều kiện thuận lợi đó, mọi năng lực có thể được phát huy. Với môi trường như thế, chắc chắn Thái Bình sẽ bứt phá lên theo tốc độ nhanh. Với thành tựu hơn 20 năm đổi mới đất nước, Thái Bình có những thay đổi đáng kể về mọi mặt. Năm 2001, cầu Tân Đệ được khai thông, đường Quốc lộ số 10 được nâng cấp nối liền Thái Bình với các tỉnh đồng bằng duyên hải. Trong những năm tới, Thái Bình sẽ đầu tư xây dựng một cơ sở công nghiệp lớn của Trung ương như: Xây dựng trung tâm sản xuất giống lúa cung cấp cho các tỉnh trong cả nước, tiếp tục thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên khí đốt tại ngoài khơi vùng biển Thái Bình để phát triển khu công nghiệp Tiền Hải; đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 39, xây dựng tuyến quốc lộ ven biển từ Thanh Hoá - Ninh Bình – Nam Định qua Thái Bình đi cảng Hải Phòng; tuyến đường sắt Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng; tuyến cao tốc qua Thái Bình đi Hải Phòng; tuyến quốc lộ mới từ Hà Nam qua các huyện phía bắc Thái Bình giao với Quốc lộ 10 và Quốc lộ ven biển. Bên cạnh đó, Đảng bộ Thái Bình quyết tâm giữ vững và ổn định chính trị, giải quyết thấu đáo mọi nhu cầu, mong muốn của người dân, không để xảy ra tình trạng bất ổn như trước đây. Đồng thời, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để mọi người dân thực sự là chủ nhân các giá trị văn hoá tinh thần. Trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới, Thái Bình đã tạo cho chính mình cái đà đi lên nhanh hơn, có xung lực nội tại ngay từ lực lượng tiên phong lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng bộ Thái Bình tỏ rõ quyết tâm đưa Thái Bình thoát khỏi nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Như vậy, Thái Bình đã, đang hội tụ cả ba yếu tố: thế, thời, lực đan xen nhau, tác động thúc đẩy lẫn nhau. Thái Bình cần phải tranh thủ tận dụng chớp lấy thời cơ để phát triển. Bỏ lỡ thời cơ trong thời gian này là Thái Bình tự huỷ bỏ cái thế phát triển, và như vậy Thái Bình không thể nào vươn lên được nữa, đành an phận luôn tụt hậu, cam chịu xếp trong 25 tỉnh nghèo nhất cả nước. Do đó, với tất cả sự tỉnh táo, Thái Bình phải lựa chọn, sàng lọc, tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn. Cần nhận thức rõ ràng rằng, bên cạnh thời cơ là những thách thức, nguy cơ, trong đó nguy cơ bên trong có khi lại lớn hơn nhiều. Đáng lưu ý nhất là mức độ, phạm vi, số lượng của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ đảng viên kể cả một số cán bộ cao cấp; ở sự trầm trọng hơn của bệnh cơ hội chủ nghĩa trong Đảng, bệnh tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa không những không thuyên giảm mà còn đang diễn ra nặng hơn, nghiêm trọng hơn, phức tạp hơn. Có thể nói, chưa bao giờ sức đề kháng trong cơ thể Đảng bộ Thái Bình nói riêng có những biểu hiện non kém đáng báo động như hiện nay. Thái Bình đang đứng trước một thách thức, nguy cơ có liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị XHCN mà nhân dân cả nước đã dày công xây dựng bao nhiêu năm qua, chứ không dừng lại ở mức là những thách thức, nguy cơ đó chỉ kìm hãm sự phát triển. Do đó, việc tìm mọi cách vượt qua thách thức, đề phòng, ngăn chặn và triệt tiêu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
Tài liệu liên quan