Luận văn Vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu ở trường trung học phổ thông

Nhân vật Dít trong tác phẩm lại đến một cách tất yếu. Cũng vào năm

1963, Nguyên Ngọc đi dựmột cuộc họp ởhuyện Đaklây, trên sườn phía

tây ngọn núi Ngọc Linh. Nguyên Ngọc gặp một người con gái Êđê – chị

Dít – vừa là cán bộphụnụvừa là du kích. CụMết là người được Nguyên

Ngọc biết đến từhồi chiến tranh chống Pháp, cùng thời với anh Núp trong

Đất nước đứng lên. Nhân vật cho tác phẩm đã có. Thếcòn tình tiết, diễn

biến câu chuyện? Nguyên Ngọc muốn Dít là mối tình sau của Tnú, một mối

tình lờmờmà chắc chắn hiện ra ởcuối truyện. Vì thế, Nguyên Ngọc tạo ra

Mai, chịcủa Dít, tạo ra những đau thương bức bách dữdội, bật ra từnỗi

đau chung của xómlàng, dân tộc, đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục

xuống ngay trước mặt Tnú. Tất cảnhững nhân vật, chi tiết, diễn biến sự

việc đều tuôn chảy theo dòng cảm xúc dâng trào của Nguyên Ngọc. Nó đến

một cách tất yếu, đến từtrong tiềm thức mà chưa bao giờNguyên Ngọc

nghĩ đến. Nó được dồn tụtừlâu rồi bộc phát đột ngột, tình cờ.

pdf140 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên hơn. Nhân vật Dít trong tác phẩm lại đến một cách tất yếu. Cũng vào năm 1963, Nguyên Ngọc đi dự một cuộc họp ở huyện Đaklây, trên sườn phía tây ngọn núi Ngọc Linh. Nguyên Ngọc gặp một người con gái Êđê – chị Dít – vừa là cán bộ phụ nụ vừa là du kích. Cụ Mết là người được Nguyên Ngọc biết đến từ hồi chiến tranh chống Pháp, cùng thời với anh Núp trong Đất nước đứng lên. Nhân vật cho tác phẩm đã có. Thế còn tình tiết, diễn biến câu chuyện? Nguyên Ngọc muốn Dít là mối tình sau của Tnú, một mối tình lờ mờ mà chắc chắn hiện ra ở cuối truyện. Vì thế, Nguyên Ngọc tạo ra Mai, chị của Dít, tạo ra những đau thương bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc, đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mặt Tnú. Tất cả những nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc đều tuôn chảy theo dòng cảm xúc dâng trào của Nguyên Ngọc. Nó đến một cách tất yếu, đến từ trong tiềm thức mà chưa bao giờ Nguyên Ngọc nghĩ đến. Nó được dồn tụ từ lâu rồi bộc phát đột ngột, tình cờ. Câu chuyện về Tnú, về dân tộc Tây Nguyên được bắt đầu bằng một khu rừng xà nu, kết thúc cũng bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời người nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự vất vả, đau khổ, hạnh phúc và trường tồn. Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng ra đời vào những năm Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, trong không khí sôi sục, hào hùng của dân tộc. Truyện ngắn ấy lúc đầu có tên là Mảnh trăng (in trong tập Những vùng trời khác nhau năm 1970). Sau này, khi được chọn vào tuyển tập các truyện ngắn của nhiều tác giả, truyện ngắn mới có tên là Mảnh trăng cuối rừng. Việc thêm vào tên truyện hai chữ đã xác định rõ hơn về một không gian cụ thể của câu chuyện, nhưng nhà văn vẫn giữ lại trong tên truyện yếu tố quan trọng nhất là mảnh trăng, hình ảnh trọng tâm của tác phẩm. Sau đó, tiến sĩ Niculin - người Nga - giới thiệu trong bài Cuộc chiến tranh giải phóng và truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Đây là truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ cứu nước, tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của nhà văn trước năm 1975. Đồng thời tác phẩm cũng mang đặc điểm chung của văn học Việt Nam giai đoạn này. Mảnh trăng cuối rừng được viết với một niềm say mê cái đẹp. Đó là bài ca lãng mạn về tình yêu trong sáng, cao cả của thế hệ trẻ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh. Truyện ngắn mang đậm chất lãng mạn, tính lí tưởng khi ca ngợi vẻ đẹp nhân vật Nguyệt và mối tình chung thủy kì lạ của cô. 2.1.2.2. Vài nét về phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Minh Châu Những nhà văn giai đoạn 1945 – 1975 cùng chịu sự chi phối của khuynh hướng tư tưởng, khuynh hướng thẩm mỹ và khuynh hướng nghệ thuật nhưng Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có những nét phong cách riêng không thể lẫn với những nhà văn khác. Nguyên Ngọc được cho là nhà văn của Tây Nguyên. Bởi ông từng là người chiến sĩ quân đội, có dịp sống và chiến đấu nhiều năm ở Tây Nguyên. Tất cả vốn sống của Nguyên Ngọc về Tây Nguyên lúc đầu còn tản mạn. Sau được gặp anh Núp, vốn sống ấy được quy về một điểm và nhân vật chính được xác định. Chân lý đánh giặc đã thật sự thấm vào trong tác phẩm, toát ra từ trong tính cách nhân vật và được Nguyên Ngọc xem như nét chủ yếu làm nên phẩm chất anh hùng của nhân vật. Đất nước đứng lên là tác phẩm tiêu biểu cho sự phát triển tài năng, tư tưởng của Nguyên Ngọc. Nét đặc sắc trong tác phẩm của Nguyên Ngọc là từ đời sống cách mạng của dân tộc mà tìm hiểu người anh hùng và từ người anh hùng mà giúp ta hiểu dân tộc, thời đại. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: không phải vì văn chương mà Nguyên Ngọc tìm đến những người anh hùng mà vì người anh hùng mà anh thấy cần tìm đến văn chương. Trong tác phẩm của Nguyên Ngọc, những tình cảm lớn của nhân dân luôn bền chặt thủy chung và thống nhất với tình yêu nước. Đó chính là cơ sở cho cảm hứng trữ tình cất lên rất đậm đà. Lòng khao khát tự do, tình cảm gắn bó với lãnh tụ, với Đảng là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua gian khổ, là cơ sở cho cảm hứng anh hùng ca luôn gắn chặt với cảm hứng trữ tình. Chính anh nhiều khi cũng không nén nổi cảm xúc riêng của mình, anh truyền đến cho ta những phút sâu lắng của nội tâm, rất quý, gây được một thứ không khí riêng cho tác phẩm. Trong sáng tác cũng như trong nhiều lần tâm sự, Nguyên Ngọc tỏ ra quan tâm đến việc tìm chọn cho mình những chủ đề mới mẻ, bám chặt hiện thực, hướng về cái mới của đời sống. Ở tác phẩm của Nguyên Ngọc, bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca ở những cung bậc khác nhau phù hợp với cuộc sống con người thời đại, đặc biệt là người miền núi. Những nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Ngọc dũng mãnh khác thường, những con người thép nhưng tâm hồn họ luôn sôi sục dào dạt nhưng chứa đựng bao nhiêu dòng suối, bao nhiêu con thác. Đối với Nguyên Ngọc, nhu cầu đi tìm cái hùng là một sự thôi thúc không ngừng, như thấm sâu vào trong tâm trí của mình. Nhân vật của Nguyên Ngọc không chỉ anh hùng trong chiến trận mà còn anh hùng trong tình yêu nữa. Đó là Sùng Choá Vàng, Tư Thắng, Sáu Chùy….Nguyên Ngọc không phải chỉ viết truyện sử thi, viết văn lãng mạn mà anh thật sự sống trong không khí sử thi mà mang hẳn trong máu mình chất lãng mạn….vì anh viết bằng lí tưởng, vì anh nhìn đời qua lí tưởng. Trước năm 1975, Nguyên Ngọc thành công nhất vối những sáng tác viết về núi rừng Tây Nguyên. Nguyễn Minh Châu lại tập trung về đề tài người lính với phong cách lãng mạn. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và Trần Hữu Tá : con đường của Nguyễn Minh Châu vạch ra cho mình là con đường khẳng định, bằng những hình ảnh nghệ thuật chân thật, bản chất tốt đẹp và vĩ đại của chế độ ta, của nhân dân dân ta và của quân đội ta…. Có lẽ vì thế, Nguyễn Minh Châu hầu như chỉ xây dựng một loại nhân vật trong sáng tác của mình. Đó là những con người tốt đẹp, những nhân cách cao thượng, anh hùng. Trong những ngày giặc Mỹ mở rộng chiến tranh chống phá miền Bắc, Nguyễn Minh Châu cùng với nhân vật của mình không tỏ ra ngỡ ngàng, bối rối mà sẵn sàng chiến đấu bằng sức lực vốn có: lực lượng hải quân trong Cửa sông, hình ảnh người lính phòng không trong Câu chuyện trận địa, người chiến sĩ vận tải trong Trong ánh đèn gầm,… Viết về quân đội, về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu chú ý nhiều hơn cả là ngọn lửa lòng người. Nhân vật Nguyễn Minh Châu ít hò hét, không ồn ào. Họ tập luyện và chiến đấu lặng lẽ, âm thầm nhưng trong lòng họ là căm uất đến nghẹn ngào, là yêu thương dào dạt. Dường như mọi chi tiết trong sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu đều tìm ra chất thơ của nó, chất thơ của tâm hồn bộ đội ta. Hình ảnh của Bân, Lân trong Cửa sông, hăng hái lên đường nhập ngũ và dũng cảm chiến đấu. Sức mạnh của họ không gì bằng tình cảm tha thiết với cái làng muối cần cù. Bởi họ là con của những người nông dân thật thà, chất phác, giàu lòng yêu nước. Nguyễn Minh Châu luôn đi tìm chất thơ cao quý của tâm hồn họ nhiều khi còn ẩn dưới cái bề ngoài thô kệch hay lạnh lùng. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu là những con người giàu suy tưởng và tràn đầy tình cảm. Mặc dù họ sống lặng lẽ, ít nói nhưng tâm hồn họ lại dạt dào tình cảm, ẩn chứa nhiều suy nghĩ. Để thể hiện những con người đó, Nguyễn Minh Châu thường mượn cảnh tả tình. Bất cứ một tâm trạng nào, nhà văn cũng tìm ra một khung cảnh phù hợp. Chẳng hạn, Nguyễn Minh Châu suy nghĩ về cái chết của người anh hùng thông qua hình ảnh một ngôi sao sáng xanh và lấp lánh. Khi tâm hồn nhân vật bừng sáng một niềm tin thì ta lại bắt gặp một mùa nắng bắt đầu sau những ngày mưa sùi sụt… Hay những bức tranh thiên nhiên trong Cửa sông được coi là hình ảnh cảm động về Tổ quốc. Có thể nói nhân vật của Nguyễn Minh Châu không chỉ đại diện nhân dân mà chính là toàn thể nhân dân, toàn thể cộng đồng. Tất cả được Nguyễn Minh Châu thể hiện với một niềm say mê, ca ngợi, trân trọng, yêu thương chân thành, giàu tính lí tưởng, nhiều chất thơ và vẻ đẹp lãng mạn. Giọng điệu bao trùm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kì chống Mỹ là một giọng điệu trang trọng, ca ngợi với chất trữ tình ấm áp thông qua điểm nhìn trần thuật của lối tư duy sử thi. Ngôn ngữ trong tác phẩm lại rất gần gũi với ngôn ngữ đời sống, mang đậm tính biểu trưng, biểu cảm. Sau 1975, Nguyễn Minh Châu có sự đổi mới về thi pháp sáng tác. Nhà văn đã chọn điểm nhìn mới, những giọng điệu mới và những nhân vật mới cho sáng tác của mình. Nguyễn Minh Châu đã đóng góp rất lớn cho nền văn học Việt Nam trong thời đại mới, từ nền văn học đơn thanh điệu trong thi pháp thể hiện sang một nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thi pháp. Nhìn chung, ở Nguyên Ngọc và Nguyễn Minh Châu, tuy mỗi người có tài năng, sở trường, phong cách độc đáo, riêng biệt nhưng sáng tác của họ cùng chịu sự chi phối của lịch sử, của thời đại. Vì thế, các tác phẩm của Nguyên Ngọc và Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 đều viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2.2. Dạy học hai tác phẩm Rừng xà nu và Mảnh trăng cuối rừng theo sự kết hợp đặc trưng của loại thể tự sự và trữ tình 2.2.1. Tình huống truyện, kết cấu truyện và bức tranh thiên nhiên trong hai tác phẩm đậm chất trữ tình và vẻ đẹp lí tưởng 2.2.1.1. Tình huống truyện, kết cấu truyện thể hiện niềm tin, tâm hồn và ý chí của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ Mỗi truyện ngắn luôn chứa đựng một tình huống truyện. Tình huống tiêu biểu ấy có nhiệm vụ gắn kết các nhân vật cùng tham gia các sự kiện. Thông qua đó các nhân vật bộc lộ tính cách cũng như những quan hệ của mình. Đồng thời tình huống truyện có vai trò đặc biệt, thể hiện tập trung chủ đề của tác phẩm. Đối với truyện ngắn hiện đại, tình huống truyện lại càng có vị trí hết sức quan trọng. Trong Sổ tay truyện ngắn của Vương Trí Nhàn biên soạn, Nguyễn Kiên tâm đắc: “điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội. Theo tôi hiểu thì mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở lên truyện ngắn sẽ bị phá vỡ”. Tại một cuộc thảo luận về truyện ngắn, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó. Từ tình huống bật nổi một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng”. Trong Lí luận văn học, tập 3, Phương Lựu và Nguyễn Xuân Nam khẳng định: “vai trò chính của tình huống là sự vận động phát triển tính cách. Tính cách là những thuộc tính và phẩm chất tương đối ổn định và vững bền của một loại phẩm hạnh xã hội, một kiểu tư duy, một dạng tình cảm tâm lí”. Đó là phương tiện bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Khi tính cách vận động phát triển, chủ đề tác phẩm sẽ được biểu hiện. Một tác phẩm tự sự, nhất là truyện ngắn càng không thể thiếu tình huống. Và khi phân tích tác phẩm, ta lại càng không được bỏ qua vai trò của tình huống. Tình huống thường có vấn đề và hàm chứa ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Thực tế HS chưa có sự nhạy bén trong cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật cũng như chưa có khả năng lí giải được tác dụng nghệ thuật tạo tình huống. Vì thế chúng ta có thể xem việc vận dụng câu hỏi nêu vấn đề để hướng dẫn HS giải quyết tình huống truyện là biện pháp hiệu quả nhất. Biện pháp này nhằm kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận của HS. Không những thế, nó còn tạo cho HS kĩ năng cần thiết khi phân tích truyện ngắn khác. Tình huống truyện trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn MinhChâu khá độc đáo và hấp dẫn. Câu chuyện giữa anh lính lái xe Lãm và công nhân giao thông Nguyệt diễn ra rất ngẫu nhiên nhưng cũng hết sức tự nhiên. Cả hai chưa biết mặt nhau, cùng đến nơi hẹn trước – công trường Đá Xanh. Cô Nguyệt ấy đã tự nguyện đính ước vắng mặt với Lãm chỉ qua sự giới thiệu của chị Tính, chị Lãm. Nguyệt quá dang xe Lãm đến chỗ hẹn, cùng ngồi chung trong buồng lái nhưng họ không hề biết. Lẽ ra, nếu chỉ cần Nguyệt nói rõ mục đích, tên người cần gặp hay Lãm nhắc đến tên chị mình thì họ có thể nhận ra nhau. Thế nhưng để điều ấy xảy ra, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn, sẽ không nảy sinh những tình tiết mới. Câu chuyện ấy cũng không có gì gượng ép. Bởi nó diễn ra theo qui luật tâm lí. Sỡ dĩ, anh Lãm không hỏi cụ thể vì anh không muốn chuyện riêng xen vào chuyến công tác. Hơn nữa, anh sợ nếu chẳng may người đã hi sinh là Nguyệt của anh thì anh sẽ đau khổ, ân hận và có lỗi với tình yêu của Nguyệt. Chúng ta cũng có thể lí giải, câu chuyện ấy không giả tạo bởi nó xuất phát từ hoàn cảnh chiến tranh. Hoàn cảnh ấy dễ làm nảy sinh những tình huống đặc biệt, bất ngờ. Vì không biết nhau nên qua những thử thách trên dọc đường chiến tranh, họ đã hiểu nhau, tin nhau. Ơ Lãm, anh đã nảy sinh tình yêu gần như mê muội với Nguyệt. Sau đó, Lãm đến nơi hẹn, biết rõ đấy là cô Nguyệt từng yêu anh âm thầm, nhưng lại không gặp được cô. Gặp mặt mà không nhận ra nhau, biết nhau mà không thể gặp được nhau. Người đọc cũng hồi hộp theo diễn biến câu chuyện, muốn họ nhận ra nhau nhưng rồi lại sợ họ sẽ biết được nhau. Cuộc tìm kiếm ấy cũng là cuộc đi tìm và khám phá những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người của chính nhà văn. Ở đây GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của tình huống ấy: Tại sao Nguyễn Minh Châu không để Nguyệt và Lãm nhận ra nhau ngay khi ngồi chung buồng lái? Tại sao Khi lãm đến công trường Đá Xanh mà vẫn không cho Lãm gặp được Nguyệt? Tình huống trắc trở ấy sẽ mang đến hiệu quả gì cho tác phẩm ? Đây là những câu hỏi tạo sự thắc mắc, tìm hiểu, lôi cuốn HS vào quá trình tiếp nhận tác phẩm. Đây là những câu hỏi gợi ý. GV có thể chỉ đặt một câu hỏi có vấn đề: Đọc cả tác phẩm ta thấy Nguyệt thầm yêu Lãm và Lãm cũng yêu Nguyệt nhưng tại sao tác giả lại tạo ra những tình huống éo le làm hai người không gặp được nhau. Theo em tác giả có dụng ý gì? HS tự do trình bày suy nghĩ nhưng không vượt ra ngoài chủ đề của tác phẩm. Chủ đề được biểu hiện thông qua tình huống truyện. Từ câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Lãm và Nguyệt, tác giả ca ngợi khát vọng, lí tưởng, vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. Họ tiêu biểu cho hàng triệu thanh niên Việt Nam, đem tuổi trẻ của mình đóng góp vào cuộc chiến tranh thiêng liêng, khốc liệt của dân tộc. Tình yêu của tuổi trẻ bất diệt, vượt lên mọi hoàn cảnh gian nguy. Kết cấu truyện ngắn Rừng xà nu cũng đóng vai trò thể hiện chủ đề của tác phẩm. Ta biết: “kết cấu là sự tạo thành liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo chiều hướng tư tưởng nhất định” 9,tr143. Kết cấu làm nhiệm vụ sắp xếp các sự kiện, tình tiết, nhân vật một cách logic hữu cơ để bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Các sự kiện, tình tiết trong Rừng xà nu được sắp xếp theo một kết cấu câu chuyện lồng vào câu chuyện, hai câu chuyện đan cài vào nhau. Đó là câu chuyện về cuộc nổi dậy của nhân dân làng Xôman đánh giặc thông qua cuộc đời đầy bi thương của nhân vật Tnú. Sự đấu tranh bằng vũ trang của nhân dân Tây Nguyên là một tất yếu. Nó xuất phát từ sức mạnh quật khởi, không gì tiêu diệt nổi của những con người đã dồn nén, chịu đựng bao đau thương. Tất cả được ta nhận thấy qua cuộc đời đau khổ mất vợ, mất con và chịu sự dày vò dã man của bọn giặc. Mười ngón tay của Tnú bị đốt nhưng anh không buông xuôi, không gục ngã. Anh vẫn đi làm cách mạng và cầm súng chiến đấu. Cuộc đời của Tnú và dân làng Xôman đi từ thất bại đau thương sang chiến thắng vẻ vang, anh dũng; từ sự bất lực khi chưa cầm vũ khí đến việc dùng bạo lực cách mạng chống lại kẻ thù. Hình ảnh rừng xà nu được mở đầu và kết thúc tác phẩm không ngoài dụng ý biểu hiện chủ đề của nhà văn. Việc lặp lại hình ảnh rừng xà nu ở cuối tác phẩm là biểu tượng sức sống, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Hiểu được giá trị của hình thức lặp chi tiết và kết cấu tác phẩm Rừng xà nu là không dễ dàng đối với HS. Các em có thói quen đọc tryện ngắn chủ yếu nắm cốt truyện mà ít quan tâm hoặc chưa đủ khả năng phát hiện những đặc trưng nghệ thuật của thể loại. Để giúp HS hiểu tác phẩm đúng đắn, GV vận dụng câu hỏi đặc trưng loại thể tự sự: Câu chuyện trong Rừng xà nu được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh nào? Cách mở đầu và kết thúc như vậy góp phần thể hiện tư tưởng và chủ đề gì của tác phẩm? Câu hỏi này nhằm mục đích định hướng tiếp nhận cho HS, giúp HS hiểu được hiệu quả của nghệ thuật xây dựng kết cấu và nghệ thuật lặp chi tiết, hình ảnh. Tình huống truyện Mảnh trăng cuối rừng và kết cấu truyện Rừng xà nu thể hiện niềm tin vững chắc, tâm hồn trong sáng và ý chí kiên cường của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Với hai câu hỏi trên, GV có thể giúp HS hiểu được dụng ý của tác giả thể hiện trong tình huống, kết cấu. Hai yếu tố này góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của tác phẩm. Khi phân tích tác phẩm tự sự mang yếu tố trữ tình, ta lại càng không thể xem nhẹ. 2.2.1.2.Bức tranh thiên nhiên vừa mang tính hiện thực vừa giàu ý nghĩa biểu trưng. Rừng xà nu và Mảnh trăng cuối rừng tuy là truyện ngắn nhưng bức tranh thiên nhiên trong hai tác phẩm vừa mang tính hiện thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng, giàu chất thơ. Cây xà nu có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn tập trung miêu tả cây xà nu và sức sống mãnh liệt của rừng xà nu để thông qua đó nêu lên sức mạnh quật khởi, kiên cường của dân làng Xôman, của dân tộc Tây Nguyên anh hùng. Ngay đoạn đầu tác phẩm, tác giả “đã không hề dè sẻn chất vàng son của ngôn từ để quyết làm cho bức tranh thiên nhiên phải trở nên một tấm sơn mài lộng lẫy”41. Quả thật, dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành, cảnh vật được chạm khắc thành từng hình khối, có hương thơm, ánh sáng và sức sống “ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồn lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Hình ảnh cây xà nu cứ vương vấn mãi trong tâm trí người đọc với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, cây lá xanh tươi mơn mởn dưới ánh nắng rừng. Để HS có thể cảm nhận được những đoạn văn xuôi miêu tả đầy chất thơ, GV yêu cầu HS đọc diễn cảm và sử dụng câu hỏi hình dung tái tạo nhằm kích thích trí tưởng tượng phong phú của HS: Em hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong những đoạn văn đầu của tác phẩm? Với câu hỏi này, GV tạo điều kiện cho HS đi vào việc cảm thụ, thể hiện sự rung động và biết phát hiện những hình ảnh nghệ thuật độc đáo. Đồng thời GV có thể phát hiện được khả năng hình dung, tưởng tượng của HS và điều chỉnh, bồi dưỡng cho từng cá nhân. HS phải thấy được rằng điều đặc biệt trong Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành không phải miêu tả cảnh thiên nhiên thuần túy mà hình ảnh rừng xà nu như dàn nhạc đệm cùng tấu lên bản trường ca đau thương nhưng anh dũng của một dân tộc Tây Nguyên bất khuất , anh hùng, rừng xà nu là biểu tượng của người Tây Nguyên, là biểu tượng của đời sống dân tộc núi rừng. Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, chịu đựng dẻo dai “đạn đại bác không giết nổi chúng”. Tính chất này của cây xà nu cũng chính là sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của đồng bào Tây Nguyên. Rừng xà nu chịu nhiều đau thương bởi bom đạn kẻ thù “trong rừng hàng vạn cây không cây nào không bị thương đổ ào ào như một trận bão” như chính dân làng Xôman bị giết hại dã man: anh Xút bị treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Rừng xà nu với cây mẹ gục ngã, cây con lại mọc lên “chúng vươn lên rất nhanh thay thế nhiều cây ngã” cũng giống như sự tiếp nối các thế hệ làng Xôman: anh Quyết hi sinh có Tnú, Mai ngã xuống có Dít đứng lên và Heng là thế hệ kế tiếp sẵn sàng bảo vệ buôn làng. Hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” được lặp lại ở cuối tác phẩm là một sự khẳng định sức sống và tinh thần của dân tộc Tây Nguyên. Rừng xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng cho từng con người ở làng Xôman “có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nôỉ chúng, những vết thương của chúng chóng lành trên một thân thể cường tráng”. Đấy là hình ảnh Tnú. Anh bị giặc chém nhiều nhác sau lưng, bị thiêu cháy mười ngón tay chỉ còn lại hai đốt nhưng sau khi vượt ngục trở về, vết thương lành lặn, cường tráng và trở thành chiến sĩ cách mạng kiên cường. Cái chết của cây xà nu cũng giống với cái chết của mẹ con Mai “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Dít giống một cây xà nu non bất khuất, lao thẳng lên trời “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê”. Hình ảnh những cây xà nu vững chắc, không chịu ngã trước giông bão, bom đạn kẻ thù “ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng” gợi ta liên tưởng đến cụ Mết. Đối với HS, việc liên tưởng giữa hình ảnh rừng xà nu và dân làng Xôman không khó khăn lắm. Nhưng có thể, các em chưa phát hiện một cách đầy đủ, cần có sự gợi ý của GV. Vì vậy, GV sử dụng câu hỏi có nội dung rộng, đòi hỏi khả năng liên tưởng và tổng hợp của HS: Đặt trong hệ thống chủ đề, trong mạch truyện, những cây xà nu mang tính biểu trưng cho thế hệ trẻ, biểu trưng cho dân làng Xôman bất khuất. Em có nghĩ thế không? Đây là câu hỏi cần có sự chuẩn bị chu đáo. Các em phải đọc kĩ tác phẩm mới có thể tìm đầy đủ dẫn chứng. Nếu trả lời tốt câu hỏi này, chúng tỏ các em đã chuẩn bị tốt ở nhà và có khả năng tiếp nhận tác phẩm. Thực tế, các em còn hạn chế kĩ năng đọc hiểu tác phẩm, thường lúng túng, thiếu sót khi đưa ra suy nghĩ của mình. Với vai trò chủ đạo trong giờ học, GV sẽ có những gợi ý sau: Rừng xà nu biểu trưng cho điều gì? Rừng xà nu biểu tượng cho những ai ở làng Xôman? Thể hiện qua những chi tiết nào? GV chia làm hai cột để HS dễ dàng nhận diện: một bên là cây xà nu, rừng xà nu, một bên là ý nghĩa biểu trưng. Rừng xà nu biểu tượng cây – người mở rộng nghĩa thành biểu tượng đời sống. Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày, trong lịch sử ngàn đời của dân làng Xôman. Ngọn lửa xanh cháy trong bếp của mỗi nhà, cháy trong đám lửa ở nhà ưng nơi tập trung dân làng; khói xà nu quét đen tấm bảng cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ; Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít giàn gạo. Xà nu còn tham dự vào những sự kiện trọng đại của buôn làng (giặc đốt mười đầu ngón tay Tnú bằng giẻ thấm dầu xà nu; lửa xà nu soi rõ xác lũ lính chết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa làng). Những chi tiết này dễ dàng nhận ra nhưng các em chưa thể khái quát ý nghĩa của nó. Điều quan trọng là GV phải biết cách phát huy sự hiểu biết của HS. Ở đây, GV sẽ đặt câu hỏi gợi mở và tái hiện: Bên cạnh ý nghĩa biểu trưng, hình ảnh xà nu còn có ý nghĩa nào khác không? Câu hỏi này không phải là sự trả lời có hoặc không mà đòi hỏi các em phải có khả năng lập luận, tìm dẫn chứng để đưa nhận xét của mình. Bức tranh thiên nhiên trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu với một vẻ đẹp trong sáng đậm chất thơ và màu sắc lãng mạn. Hình tượng trăng trong tác phẩm giàu giá trị thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Không gian dưới những tán rừng Trường Sơn với ánh trăng thượng tuần lung linh , mờ ảo, lúc ẩn lúc hiện “ mảnh trăng nằm giữa những tảng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng lòe nhòe”…. “ mảnh trăng chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tỏm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim”. Cảnh vật, thiên nhiên trong truyện được nhìn nhận bằng một tâm hồn thơ. Khung cảnh nơi rừng sâu không khác gì câu chuyện cổ tích giữa đời thường “lớp sương bồng bềnh”, “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc”, bầu trời đêm “trong vắt cao lồng lộng”, dưới mặt đất sương phủ mờ ánh trăng “sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi”. Dòng sông phủ đầy sương trắng, thỉnh thoảng mới có thể thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá nhô lên, đen đúa và cô độc giữa màn đêm trắng xóa xuất hiện xuyên suốt tác phẩm. Chuyện tình của anh lính lái xe diễn ra trong một đêm trăng thượng tuần và câu chuyện ấy cũng được anh kể lại trong đêm trăng hạ tuần. Anh trăng hòa vào trong ý nghĩ lãng mạn của chàng trai, ánh trăng dẫn đường ra trận; trăng và cô gái tên Nguyệt hòa quyện vào nhau, trăng làm tăng thêm vẻ đẹp của cô ấy. Ngay cả tên Nguyệt cũng đậm màu sắc l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH012.pdf