Luận văn Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy học ngữ pháp ở trường trung học phổ thông

Tình huống giả địnhlà tình huống đặt HS trước những giả thiết về một hiện

tượng ngữ pháp nào đó, yêu cầu HS thử nghiệm những giả thiết đó bằng cách xử

lí những yêu cầu được đặt ra trong bài tập.

Khi tổ chức tình huống này, GV thường đưa ra những hiện tượng ngữ pháp

với phương án giả định đã được chuẩn bị trước. Kết quả của quá trình giải bài

toán giả định này là HS sẽ có được những kết luận đúng đắn sau khi thử nghiệm

phương án giả định, tự HS sẽ phủ nhận giá trị của những thử nghiệm mà mình

vừa thực hiện để khẳng định giá trị đúng đắn ban đầu của hiện tượng ngôn ngữ

chuẩn.

pdf180 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy học ngữ pháp ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dạy nhằm phát huy tính tích cực của HS và thể hiện sự tích hợp kiến thức trong bài dạy. Những chỉ dẫn về PP trong sách giáo viên vẫn chưa cụ thể. Cho nên, hầu hết GV vẫn giảng dạy theo cách bám sát SGK, thực hiện lần lượt các nội dung được trình bày trong sách, sử dụng những câu hỏi có sẵn để hướng dẫn HS học bài. Về PP kiểm tra, đánh giá, phần lớn các GV được tham khảo ý kiến đều đồng ý cần có ít nhất một bài kiểm tra Tiếng Việt (hệ số 2) trong một học kì, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cần được kiểm tra nhiều hơn trong các bài thi học kì, tăng cường những hoạt động ngoại khoá tiếng Việt,… Điều này sẽ giúp HS ý thức hơn về việc rèn luyện tiếng Việt trong quá trình nói, viết. Việc kiểm tra, đánh giá phân môn Tiếng Việt nói chung và ngữ pháp nói riêng như hiện nay - 69 - vẫn mang tính chất đại khái, thông qua bài tập làm văn. Thông thường, các lỗi của HS ít khi được chỉ rõ, HS cũng không được yêu cầu bắt buộc phải sửa lại những lỗi ấy, việc rèn luyện không theo một quá trình cho nên sau khi hoàn tất chương trình, có nhiều HS nhận thấy cách diễn đạt của mình không có tiến bộ, việc sử dụng tiếng Việt vẫn chỉ theo thói quen. 2.1.3. Tình hình dạy học ngữ pháp hiện nay Những điều nghiên cứu được ở trên cùng với kết quả thu được từ các phiếu khảo sát của HS đã cho chúng ta có được một cái nhìn khái quát về việc dạy học ngữ pháp ở THPT hiện nay. 2.1.3.1. Về chương trình, sách giáo khoa Hiện nay, SGK đã được biên soạn lại. Các bài học ngữ pháp trong SGK Ngữ văn THPT có nhiều thay đổi theo hướng giảm bớt lí thuyết, chú trọng hơn về kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của HS. Có thể thấy rõ sự thay đổi về nội dung và thời lượng dành cho các bài học ngữ pháp ở hai chương trình qua bảng so sánh 2.2. - 70 - STT 1 Tiếng Việt 10,11 (chương trình cũ) STT 2 Ngữ văn 10, 11 1 Giản yếu về câu Tiếng Việt (6 tiết) 2 Lỗi về câu (1 tiết) 1 Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (trong đó có yêu cầu về mặt ngữ pháp) (2 tiết- lớp 10) 2 Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu (1 tiết- lớp 11) 3 Câu (lớp 10) Câu trong văn bản (4 tiết) 3 Thực hành sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (1 tiết- lớp 11) 4 Câu và phát ngôn (1 tiết) 4 Ngữ cảnh (1 tiết - lớp 11) 5 Các thành phần nghĩa của câu (2 tiết) 6 Nghĩa tường minh (1 tiết) 7 Nghĩa hàm ẩn (1 tiết) 8 Ngữ nghĩa của câu (lớp 11) Phân tích nghĩa tường minh và hàm ẩn trong văn chương (2 tiết) 5 Nghĩa của câu (bao gồm: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái) (2 tiết- lớp 11) Tổng số tiết 18 07 Bảng 2.2 So sánh về chương trình các bài học ngữ pháp ở SGK Tiếng Việt và Ngữ văn - 71 - Đây là thuận lợi cơ bản để khắc phục những hạn chế trên nhưng đồng thời cũng đặt ra cho GV Ngữ văn nhiều vấn đề phải suy nghĩ về đổi mới trong dạy học ngữ pháp. Hầu hết các bài học đều gọn nhẹ về lí thuyết, dành nhiều thời gian cho phần thực hành. Việc sử dụng các đoạn, câu trong các tác phẩm văn học để làm ngữ liệu tìm hiểu bài và biên soạn bài tập là cần thiết để thể hiện tính tích hợp nhưng cần tránh khiên cưỡng như trong bài Ngữ cảnh hay Nghĩa của câu… Tuy được biên soạn theo hướng tích hợp nhưng khả năng tích hợp của các bài ngữ pháp với phần Làm văn còn thể hiện ở mức độ rất hạn chế, và chỉ có thể đánh giá được thông qua bài làm của HS. Nhiều kĩ năng thực hành về viết câu chưa được SGK hướng dẫn đủ sâu, đủ kĩ nên chưa giúp HS định hướng được mục tiêu thực hành, những kĩ năng, kĩ xảo cần rèn luyện để viết câu cho tốt. Ví dụ như kĩ năng dùng trạng ngữ như thế nào cho đúng, viết câu ghép chính phụ như thế nào để đạt hiệu quả diễn đạt… Có những quy tắc đưa ra chỉ mang tính liệt kê, chưa giúp HS rút ra được cách sử dụng trong thực tế một cách chắc chắn. Ví dụ: các quy tắc tách, gộp câu, mở rộng, rút gọn câu, chuyển đổi trật tự từ trong câu… Hình thức trình bày ngữ liệu, dẫn dắt của SGK vẫn đơn thuần là từ ngữ liệu, phát vấn để HS căn cứ vào ngữ liệu rồi trả lời chứ chưa đặt ra được những vấn đề khiến HS phải liên hệ, phân tích… Cho nên, trong dạy học, GV cần phải cài đặt vào bài giảng những tình huống có vấn đề để tích cực hoá sự tiếp thu bài học của HS. 2.1.3.2. Về cách dạy của GV GV chưa được khuyến khích đầu tư nhiều vào các bài học ngữ pháp. Sự bổ sung thường xuyên kiến thức ngữ pháp và rèn luyện về PPDH còn hạn chế. PP - 72 - chủ yếu được GV chọn để dạy các bài lí thuyết vẫn là PP thuyết trình. Nhiều GV rất lúng túng trong việc lựa chọn và tạo ngữ liệu để dạy các bài học ngữ pháp, ngay cả sách giáo viên cũng không có hướng dẫn cụ thể cho GV về vấn đề này. Trong các giờ thực hành, GV chỉ tập trung hướng dẫn HS giải bài tập chứ chưa chú trọng đến khâu rút ra nhận xét về việc vận dụng quy tắc hay cách trình bày bài giải. Điều này làm cho HS chỉ biết đến một bài tập đang làm và lúng túng trước những bài tập khác. Một thực tế nữa là nhà trường cũng như GV Ngữ văn chưa có sự quan tâm nhiều đến hoạt động ngoại khoá về Tiếng Việt. Thiết nghĩ, bên cạnh những buổi ngoại khoá Văn học được đầu tư rất công phu cũng cần có những sân chơi dành riêng cho môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, củng cố, khắc sâu các tri thức tiếng Việt và qua đó góp phần giáo dục tình cảm đối với tiếng mẹ đẻ. Những điều khảo sát được ở trên cho thấy việc vận dụng các PP dạy học tích cực khi dạy phân môn ngữ pháp là điều cần thiết. Cách dạy học sinh động, lôi cuốn, gọn về lí thuyết, chú trọng nhiều đến việc tạo ra môi trường thuận lợi để HS rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt sẽ dần giúp HS có một cách nhìn khác về môn học Tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung. 2.1.3.3. Về việc học ngữ pháp của HS Nhiều HS vẫn chưa ý thức được vai trò quan trọng của môn học Tiếng Việt, trong đó có phân môn ngữ pháp. Nhiều HS khi được hỏi ý kiến về bài học ngữ pháp mà em thấy hứng thú đã trả lời nhầm sang các bài về Làm văn và Văn học. Như vậy, có thể thấy HS không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai tên gọi Ngữ văn và Văn học. Trong số hơn 400 HS được khảo sát, chỉ có 36,55% ý kiến cho rằng kiến thức Tiếng Việt là nền tảng để học môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, việc vận - 73 - dụng các kiến thức ngữ pháp đã học trong quá trình nói, viết là rất ít, phần lớn HS nhận thấy mình chỉ vận dụng khi làm văn ở lớp. Trong số này, cũng có hơn 30% tuy có vận dụng nhưng không xác định được câu mình viết ra là đúng hay sai. Đối với các bài tập ngữ pháp, HS không có hứng thú làm bài vì nhiều lí do. Hai lí do được các em đồng tình nhiều nhất là: những vấn đề bài tập nêu ra không sát với thực tế giao tiếp và HS không biết vận dụng những quy tắc ngữ pháp như thế nào để giải quyết vấn đề mà bài tập nêu lên. Mặt khác, nhiều HS cũng khẳng định việc mình có hứng thú với bài học hay không là tuỳ thuộc vào nội dung bài học một phần và phần lớn là do cách dạy của GV. Như vậy, bài học ngữ pháp có thể trở nên sinh động, lôi cuốn HS còn phụ thuộc nhiều vào kĩ năng tổ chức, khai thác bài học của GV. Hầu hết HS tỏ ra thích thú với những hình thức dạy học mới mẻ như thảo luận, làm việc theo nhóm, tham gia các trò chơi, hoạt động đóng vai… Đa số các em cho rằng khi học với một tâm thế thoải mái thì bài học trở nên rất nhẹ nhàng, sinh động, dễ nhớ. Tuy nhiên, những hình thức trên chưa được áp dụng phổ biến trong các giờ học Tiếng Việt. 2.2. Vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp 2.2.1. Về phương pháp dạy học Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy PP nêu vấn đề và PP giao tiếp là hai PPDH vừa phát huy được tính tích cực của HS, vừa có thể tích hợp được nhiều kiến thức và kĩ năng trong khi vận dụng. Hơn nữa, hai PP này hoàn toàn có thể được áp dụng trong quá trình dạy học ngữ pháp. Cơ sở của việc lựa chọn hai PP này cũng như cách thức vận dụng chúng sẽ được trình bày ở phần tiếp theo sau đây. - 74 - 2.2.1.1. Phương pháp nêu vấn đề Dạy học nêu vấn đề là PP dạy học mà GV tạo ra tình huống có vấn đề và điều khiển HS phát hiện, giải quyết vấn đề. Qua đó, HS lĩnh hội được tri thức, rèn luyện được kĩ năng cần thiết. PP dạy học này dựa trên cơ sở triết học: mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có là động lực thúc đẩy HS học tập. Trí não của con người chỉ tư duy khi đứng trước một vấn đề chưa biết cách giải quyết. Khi có nhu cầu hiểu biết, có niềm say mê hứng thú học tập thì HS tư duy tích cực hơn. Việc vận dụng PP nêu vấn đề trong dạy học ngữ pháp ở THPT có cơ sở từ chính cách kết cấu chương trình ngữ pháp trong SGK. Các kiến thức ngữ pháp được trình bày theo cấu trúc đồng tâm, do đó các bài học ngữ pháp ở THPT có sự kế thừa và nâng cao những kiến thức HS đã học ở THCS. Như vậy, GV có thể nêu lên các tình huống dựa trên những kiến thức HS đã học, trong đó đặt ra các vấn đề HS cần tìm hiểu thêm trong bài học mới. Cơ sở thứ hai là HS THPT đã có sự năng động và độc lập trong tư duy. HS có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, đồng thời trí tưởng tượng, tư duy phê phán cũng được phát triển. HS rất thích thể hiện những suy nghĩ riêng của mình, thích được chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức hơn là chỉ đơn thuần lắng nghe và ghi chép một cách thụ động. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để GV có thể vận dụng PP dạy học nêu vấn đề. Để phát huy hiệu quả của PP nêu vấn đề trong dạy học ngữ pháp, GV cần chú trọng một số kĩ năng sau đây. a) Sử dụng các tình huống có vấn đề Có nhiều quan điểm phân loại tình huống. Căn cứ vào đặc điểm của các tình huống, có bốn loại tình huống thường được sử dụng trong dạy học tiếng Việt là - 75 - tình huống lựa chọn, tình huống phản bác, tình huống không phù hợp, tình huống giả định. Tình huống lựa chọn là loại tình huống đặt HS đứng trước một số cách giải quyết vấn đề và cần phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhất. Tình huống này được thể hiện bằng một câu hỏi hay một bài tập với những phương án trả lời đã được nêu sẵn, trong đó có một phương án tối ưu, các đáp án khác nhằm làm cho sự chọn lựa của HS trở nên phức tạp hơn. Khi giải quyết vấn đề, HS buộc phải nắm chắc bản chất của đối tượng, xem xét, so sánh, đối chiếu các phương án trả lời, lý giải tại sao chọn đáp án này mà không chọn đáp án kia… Tình huống lựa chọn có thể ứng dụng trong phần giới thiệu bài hay phần nội dung của các bài học lý thuyết lẫn thực hành. Ngoài ra đây là loại tình huống được sử dụng phổ biến trong các hoạt động ngoại khoá tiếng Việt. Ví dụ: Tổ chức tình huống lựa chọn khi dạy bài “Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản” (lớp 11) Bài tập: Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!....................... Màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. (Theo Lê Minh Khuê) Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn trên và lí giải cách lựa chọn của em: a. Bom rơi làm lở loét cả con đường. b. Đường bị đánh lở loét. c. Bom đánh tung đất đá trên đường. - 76 - d. Con đường bị bom đánh lở loét. Bốn phương án trả lời đều giống nhau về sự việc được phản ánh nhưng khác nhau về cách diễn đạt. HS sẽ nhận thấy trong bốn câu này, có hai câu chủ động (a,c) và hai câu bị động (b,d), đây là những kiến thức các em đã học ở lớp 7. Ở đó, HS chỉ được học cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động chứ chưa biết cách sử dụng kiểu câu bị động. Tình huống này đặt HS trước mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, có tác dụng kích thích sự suy nghĩ của HS vì các em đã có một số cơ sở để làm bài tập, đó là kiến thức về câu bị động và đoạn văn được sử dụng làm ngữ liệu được trích trong văn bản mà HS đã học ở lớp 9… Tình huống không phù hợp là tình huống được tạo ra bằng cách giới thiệu những hiện tượng có tính “nghịch lí”, trái với quan niệm thông thường và kinh nghiệm cá nhân của HS ở một thời điểm nào đó. Tình huống này phản ánh tính chất đa dạng, phức tạp của các quy tắc ngữ pháp khi tham gia vào giao tiếp. Nó luôn đặt HS trước câu hỏi “Tại sao?”. Chính sự không phù hợp có tính nhất thời giữa kiến thức cũ với kiến thức mới đòi hỏi HS phải tìm hiểu để nhận thức vấn đề. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy HS tích cực hơn trong hoạt động học tập. Ví dụ: Tổ chức tình huống không phù hợp khi dạy bài “Ngữ cảnh” Đọc đoạn hội thoại sau: Con: Mẹ ơi, nhang trên bàn thờ cháy hết rồi kìa! Mẹ: Sao con háu ăn thế, nhà này chỉ có mình con là trẻ con, con sợ ai ăn mất phần con nào? Đặt vấn đề: Câu nói của người mẹ và người con dường như không cùng đề cập đến một vấn đề. Theo em, tại sao người mẹ lại đáp như vậy? HS sẽ dựa vào những hiểu biết của bản thân về một số tập quán, phong tục… của dân tộc để giải quyết vấn đề mà thoạt nghe, tưởng như câu trả lời của người - 77 - mẹ không phù hợp với câu nói của người con. Đằng sau những lời nói đó có biết bao nhiêu hiểu biết về hoàn cảnh giao tiếp (phong tục thờ cúng tổ tiên, cách sinh hoạt trong gia đình, tâm lí trẻ em…) mà hai mẹ con đã thể hiện trong lời nói và người nghe cũng phải huy động những hiểu biết ấy để hiểu được cuộc đối thoại. Khi HS đã giải quyết được vấn đề, GV dẫn dắt để giúp các em tự rút ra những yếu tố thuộc về bối cảnh giao tiếp rộng, một phần quan trọng của ngữ cảnh. Tình huống phản bác là tình huống tạo ra cho HS cơ hội tranh luận, bàn bạc, phê phán, bác bỏ một hiện tượng dùng từ, viết câu nào đó không phù hợp với yêu cầu và mục đích của việc giao tiếp. Khi xây dựng tình huống này, GV đưa ra một ngữ liệu không chính xác, ở một phương diện nào đó và yêu cầu HS phản bác dựa trên những hiểu biết của bản thân về vấn đề được nói đến. Tình huống phản bác phù hợp với đặc trưng của môn ngữ pháp và khả năng phân tích, khái quát vấn đề của HS THPT. Ví dụ: Sau đây là bài tập về tình huống không phù hợp mà GV có thể vận dụng khi dạy bài “Ngữ cảnh” CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN XIN NGHỈ HỌC Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm cũng là cô giáo dạy môn Ngữ văn của lớp. Tên em là Lê Hồng Sơn Dạ thưa cô, ngày hôm qua khi em đang chơi bóng đá với lũ bạn thì trời nắng chang chang. Mồ hôi của em rơi lã chã. Em thấy mệt và nóng bức vô cùng. Thế mà, không ngờ đến gần cuối trận đấu thì những đám mây đen kịt ở đâu đã kéo - 78 - đến che kín hết cả bầu trời. Hình như trời sắp mưa nhưng vì đội em đang thua đội nó một quả nên trận đấu không thể dừng được. Thế là mưa đến, xối xả tạt vào mặt chúng em nhưng chúng em vẫn chơi rất hăng. Vâng thưa cô! Kết quả là hôm nay em bị sốt cao. Em viết đơn này mong cô cho em nghỉ buổi học hôm nay. Em hứa khi nào khỏi sẽ chép bài đầy đủ cô ạ. Học trò luôn yêu quý cô. Lê Hồng Sơn. Đặt vấn đề: Sau khi đọc xong lá đơn trên, cô giáo đã yêu cầu bạn Sơn phải viết lại. Theo em, tại sao đơn của bạn ấy không được chấp nhận? HS sẽ vận dụng những hiểu biết của mình về văn bản hành chính mà các em đã học ở lớp 7, 8 để phản bác cách dùng từ, viết câu trong lá đơn. Từ đó, GV dẫn dắt HS về vai trò của ngữ cảnh đối với việc tạo lập văn bản. Tình huống giả định là tình huống đặt HS trước những giả thiết về một hiện tượng ngữ pháp nào đó, yêu cầu HS thử nghiệm những giả thiết đó bằng cách xử lí những yêu cầu được đặt ra trong bài tập. Khi tổ chức tình huống này, GV thường đưa ra những hiện tượng ngữ pháp với phương án giả định đã được chuẩn bị trước. Kết quả của quá trình giải bài toán giả định này là HS sẽ có được những kết luận đúng đắn sau khi thử nghiệm phương án giả định, tự HS sẽ phủ nhận giá trị của những thử nghiệm mà mình vừa thực hiện để khẳng định giá trị đúng đắn ban đầu của hiện tượng ngôn ngữ chuẩn. Muốn tạo ra một tình huống giả định tốt GV cần xác định được bản chất của vấn đề HS cần tiếp nhận, rồi căn cứ vào các dấu hiệu bản chất đó để đặt ra giả - 79 - định. Có như vậy thì hiện tượng ngữ pháp khi biến đổi mới thực sự khác biệt so với hiện tượng ban đầu. Sự khác biệt càng rõ thì HS càng dễ nắm bắt vấn đề. Ví dụ: Xây dựng tình huống giả định khi dạy bài “Lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu” (lớp 11) Bài tập: a) Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. (Nam Cao, Chí Phèo) b) Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tuỳ ý chị cháu cư xử. Cháu không có quyền lạm bàn tới, tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn. (Khái Hưng, Nửa chừng xuân) Đặt vấn đề: Em có nhận xét gì nếu đổi vị trí của các vế in đậm trong những câu ghép ở các đoạn trích trên lên trước vế còn lại? Theo em, tại sao các tác giả lại đặt những vế câu đó ở vị trí sau so với vế còn lại? Với bài tập này, HS phải thực hiện việc đảo vị trí các vế câu được in đậm, sau đó so sánh, đối chiếu câu trong nguyên bản và câu đã được thay đổi, nhận xét về ý nghĩa, sự liên hệ với các câu trước và sau trong hai trường hợp để nhận thấy rằng cách sắp xếp trật tự các vế trong câu của các tác giả là có chủ định và hợp lí. Từ đó, tự rút ra cho bản thân cách sắp xếp các vế khi viết câu ghép. b) Sử dụng loại câu hỏi gợi mở Sau khi xây dựng được các tình huống có vấn đề, GV cần hướng dẫn HS giải quyết vấn đề. - 80 - Có nhiều cách để hướng dẫn: (1) GV nêu tình huống và tự mình giải quyết tình huống, HS quan sát và lắng nghe. (2) GV nêu tình huống và để HS hoặc nhóm HS tự tìm cách giải quyết tình huống trong một lượng thời gian nhất định tại lớp hay ở nhà. (3) GV nêu tình huống và hướng dẫn HS giải quyết tình huống thông qua một hệ thống câu hỏi gợi mở mang tính dẫn dắt. Cách (3) là cách thường được áp dụng vì tạo được sự tương tác giữa GV với HS, phát huy được tính tích cực của HS và phù hợp với thời gian cho phép của mỗi tiết học. Sử dụng cách thức này, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo cho các câu hỏi gợi mở. Câu hỏi để gợi mở các tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Có số lượng vừa phải - Bám sát vấn đề - Khơi gợi ở HS kiến thức về các khái niệm hoặc các quy tắc ngữ pháp đã học. - Giúp HS vận dụng các kĩ năng viết câu trong văn bản - Giúp HS biết lập luận để giải quyết vấn đề - Gợi mở vấn đề từ dễ đến khó. - Các câu hỏi cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định để tạo thành một hệ thống, sao cho đáp án của câu hỏi trước là tiền đề để đặt tiếp câu hỏi sau. Ví dụ, để giải quyết tình huống lựa chọn được đặt ra ở trên, HS có thể có những lựa chọn khác nhau và những cách lí giải riêng. GV có thể hướng dẫn HS thống nhất một đáp án chính xác bằng một số câu hỏi gợi mở như sau: - 81 - - Cả câu a và c đều là kiểu câu gì? HS: Câu chủ động - Về cách dùng từ ngữ, câu nào diễn đạt hay hơn? HS: Câu c, vì từ “rơi” ở câu a không phù hợp với nghĩa của câu. - Vậy thay c vào chỗ trống được không? HS: Có thể được. - Bây giờ ta xét tiếp câu b và d, cả hai đều là kiểu câu gì? HS: Câu bị động. - Vậy ta thay câu d vào chỗ trống được không? HS: Được nhưng không hay vì từ “con đường” bị lặp lại ở câu trước. - Chúng ta thấy rõ rằng đấy là sự lặp lại không cần thiết. Vậy còn b thì sao? HS: Có thể được. - Vậy giữa b và c em sẽ chọn đáp án nào? HS: ….. - Đây là một đoạn văn, các câu văn trước, sau phải có sự liên kết với nhau. Câu văn trước đó có đối tượng được nói đến là “con đường”. Vậy nếu ta chọn câu c thì sao? HS: Đối tượng được nói đến sẽ là “bom”, ý giữa hai câu không liền mạch. Vậy thì đáp án của bài tập này là câu b. - Từ đây, em rút ra được điều gì về tác dụng của kiểu câu bị động và cách sử dụng nó? HS: Câu bị động có tác dụng liên kết ý trong văn bản. Khi sử dụng cần lưu ý đến các câu văn trước nó để tạo sự mạch lạc cho văn bản. - 82 - Sau khi giải quyết bài tập, HS có thể tự rút ra được kiến thức mới một cách logic và hoàn toàn chủ động trong việc suy luận và vận dụng những kiến thức đã học. c) Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng Phân tích những bài tập trong phần Luyện tập của bài Ngữ cảnh [9, tr.106], ta có bảng : Bài tập Ngữ liệu Yêu cầu Kĩ năng cần rèn luyện cho HS 1 Hai câu văn: Tiếng phong hạc phập phồng …muốn ra cắn cổ. Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác (ngữ cảnh), phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu trích. Phân tích văn bản dựa vào hoàn cảnh sáng tác -> thấy được vai trò của ngữ cảnh đối với một văn bản văn học. 2 Hai câu thơ: Đêm khuya văng vẳng… ….. với nước non. Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ Xác định một nhân tố của ngữ cảnh 3 Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ Lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú Phân tích nhân vật văn học dựa vào những hiểu biết về ngữ cảnh của bài thơ. 4 Bốn câu thơ trong bài Vịnh khoa thi Hương - Nhà nước ba năm… …trường Hà. - Lọng cắm rợp trời… …. mụ đầm ra. Cho biết những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung những câu thơ đó Xác định các nhân tố của ngữ cảnh - 83 - 5 Tình huống: Hai người không quen nhau gặp nhau, một người hỏi: … Bác có đồng hồ không ạ? Xác định cách hiểu và mục đích của câu hỏi Xác định nội dung và mục đích giao tiếp Bảng 2.3 Kĩ năng cần rèn luyện qua hệ thống bài tập của bài “Ngữ cảnh” Quan sát bảng 2.3, ta thấy: - Tất cả các bài tập đều mang tính chất nhận biết, làm rõ cho phần lí thuyết về ngữ cảnh mà HS đã học. - Các ngữ liệu tuy quen thuộc nhưng phần lớn được trích trong các tác phẩm văn học trung đại, khá xa lạ với giao tiếp thực tế của HS. - Số lượng bài tập nhằm giúp HS thấy được vai trò quan trọng của ngữ cảnh trong văn bản văn học khá nhiều. - Chưa hướng đến rèn luyện cho HS kĩ năng giao tiếp - Các bài tập chưa tạo thành một hệ thống với mục đích rèn luyện các kĩ năng sử dụng câu linh hoạt theo ngữ cảnh. Trên đây là một ví dụ để giúp GV nhận thấy tính chất “vừa thừa vừa thiếu” của bài tập ngữ pháp trong SGK. Để HS hiểu các khái niệm cũng như các quy tắc ngữ pháp một cách sâu sắc, GV có thể xây dựng cho HS một hệ thống bài tập rèn luyện các kĩ năng thực hành câu hướng đến mục đích giao tiếp bằng các bài tập nêu vấn đề. Các bài tập này cần đáp ứng một số yêu cầu sau: - Đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức - Sắp xếp từ dễ đến khó, rèn luyện các kĩ năng từ đơn giản đến phức tạp - Bám sát kiến thức ngữ pháp trọng tâm của bài học - 84 - - Ngữ liệu trong bài tập đa dạng, gần với thực tế giao tiếp của HS - Hướng đến hoạt động giao tiếp - Đánh giá được khả năng khái quát các mối liên hệ cùng loại thành các quy tắc ngôn ngữ và khả năng vận dụng các quy tắc đã được khái quát hoá vào việc giải quyết vấn đề. Đối với các bài học ngữ pháp trong chương trình THPT, GV cần chú trọng rèn luyện cho HS kĩ năng giao tiếp, cụ thể như trong bảng 2.4. STT Bài Kĩ năng cần rèn luyện 1 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Lựa chọn từ, câu phù hợp với các nhân tố trong hoạt động giao tiếp - Xác định được nội dung, mục đích giao tiếp của người tạo lập văn bản 2 Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (phần yêu cầu về mặt ngữ pháp) - Nhận diện và gọi tên được lỗi sai trong câu - Sửa câu sao cho phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp 3 Ngữ cảnh - Nói, viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp - Lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của văn bản trong ngữ cảnh. 4 Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Sắp xếp các từ ngữ trong câu để diễn đạt hiệu quả nội dung giao tiếp, tạo được sự liên kết câu. 5 Thực hành về sử dụng các kiểu câu trong văn bản Lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt hiệu quả nội dung giao tiếp, tạo sự liên kết câu. 6 Nghĩa của câu Sử dụng hiệu quả các yếu tố để tạo nghĩa tình thái cho câu. Bảng 2.4 Kĩ năng cần rèn luyện trong chương trình ngữ pháp THPT - 85 - Căn cứ vào các kĩ năng của từng bài học, GV xây dựng một hệ thống bài tập cho phù hợp và gợi được hứng thú cho HS khi làm bài. Tuy nhiên, cần phải hiểu “xây dựng” ở đây không phải là GV đề ra những bài tập hoàn toàn mới mà là vẫn có sự kết hợp với các bài tập trong SGK, bổ sung và sắp xếp để tạo thành một hệ thống bài tập theo như một số yêu cầu đã nêu ở trên. Với trường hợp của bài Ngữ cảnh, GV chỉ nên hướng dẫn HS giải một trong bốn bài tập đầu, vì tính chất các bài tương tự, và bổ sung thêm nhiều tình huống giao tiếp theo ngữ cảnh để HS luyện tập. Một ví dụ nữa, ở bài Nghĩa của câu, phần luyện tập của bài này cũng có khá nhiều bài tập trùng nhau về kĩ năng nhận biết nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, trong khi nghĩa sự việc không phải là trọng tâm của bài học và kĩ năng nhận biết là một kĩ năng khá đơn giản. Vì vậy, GV nên tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH021.pdf
Tài liệu liên quan