Mục lục
Lời mở đầu
Chương I: Những tìm hiểu cơ bản về phương thức sản xuất và tầm quan trọng của
việc tiến hành công nghiệp . 1
1- Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của lực lượng
sản xuất với tốc độ phát triển của quan hệ sản xuất . 1
1.1- Lực lượng sản xuất . 1
1.2- Quan hệ sản xuất . 3
1.3- Quy luật về sự phù hợp của lực lượng sản xuất với tốc độ phát triển của quan
hệ sản xuất . 4 2- CNH - HĐH - Bước phát triển tất yếu của thời đại . 7
Chương II: Quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay . 10
1- ảnh hưởng tích cực của CNH với nền kinh tế nước ta . 10
2- Những thành tựu đạt được . 16
3- Những hạn chế của sự nghiệp CNH HĐH . 19
Chương III: Mục tiêu và giải pháp thúc đẩy sự nghiệp CNH HĐH ở
nước ta hiện nay . 22 1- Những mục tiêu cụ thể của Đảng ta trong sự nghiệp CNH HĐH . 22
2- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự nghiệp CNH HĐH nước ta hiện nay . 23
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
31 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng quy luật về sự phù hợp của lực lượng sản xuất với trình độ phát triển của quan hệ sản xuất vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nước và điều kiện thế giới ngày nay. Để làm được việc đó giáo dục và khoa học phải tạo ra những con người có đủ kiến thức, năng lực lựa chon, phát huy sáng tạo, công nghệ mới; từ đó làm chủ công nghệ nhập biến chúng ta thành công nghệ của mình và tạo ra công nghệ mới và hiện đại hoá công nghiệp truyền thống, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm với năng xuất cao, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu .
Việc tìm kiếm mô hình đã khó, nhưng việc giải quyết những vấn đề chung cho quá trình công nghiệp hoá lại càng khó hơn. Để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hoá vào khoảng năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng trung bình từ nay tới đó là 10%năm. Năm 1998 trước những biến động lớn về kinh tế trong khu vực, Việt Nam đã phải đièu chỉnh xuống mức 7%. Đến năm 1998 chúng ta phải cố gắng đạt tới 10%, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm là: nhịp độ tăng GDP là 7,5%năm. Quả thật, để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá như đã đặt ra là một thử thách không nhỏ đối với Đảng và nhân dân ta nói chung, đối với đội ngủ trí thức nói riêng. Việc để đạt được mục tiêu đề ra là một thách thức lớn, xong nó đã kéo theo sự tăng trưởng GDP ngày lớn, trình độ văn hoá ngày càng cao, hơn thế nữa mà trình độ văn hoá văn minh hơn. Đội ngũ trí thức Việt Nam sẽ gánh vác trọng trách này .
Thực hiện công tác đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương, chính sách đối với miền núi được thực thi, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc kinh tế ở một số tỉnh miền núi được quan tâm chú trọng nhiều hơn, như tỉnh Lai Châu gần đây đã có nhiều khởi sắc tiến bộ. Trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển đổi rõ rệt, các chính sách xã hội được thực hiện tốt hơn, đời sống đồng bào các dân tộc được nâng lên, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trong những năm gần đây Lai Châu liên tiếp chịu sự thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra (lũ quét, mưa đá, mưa đất...), nền kinh tế đã khó khăn càng thêm khó khăn. Đế từng bước ổn định cho nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, Lai Châu đã dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá .
Việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ở Tỉnh Lai Châu sẽ làm thay đổi về cơ bản phương thức sản xuất manh mún, tự cung tự cấp hiện nay, tạo ra nền kinh tế nông -lâm - công nghiệp - chế biến - dịch vụ ổn định, từng bước phá thế độc canh, phát huy tiềm năng, nội lực,nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho địa phưong, góp phần tích cực vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương đảng khoá VIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Việc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá giúp cho phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển cơ cấu kinh tế, kinh tế lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi hoạt đông kinh tế đều đánh giá bằng hiệu quả kinh tế tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội môi trường, quốc phòng an ninh. Trước mắt tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả đầu tư sử dụng vốn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên các thế mạnh và các lợi thé so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đơì sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua bán của thị trường trong nước và ngoài nước, thúc đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động lực lượng cần thiết để phát huy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển đưa nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá cơ giới hoá, điện khí hoá giải quyết tôt vấn đề nông sản hàng hoá. Đầu tư hơn cho vấn đề phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện việc làm mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn.
Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triẻn công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm .. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở sản xuất công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số doanh nghiệp đi đầu trong cạnh tranh hiện đại hoá.
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại, kể cả thương mại điện tử, hàng không, hàng hải các loại hình vận tải khác, bưu chính, viễn thông, tài chính ngân hàng, kiểm toán bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường. Sớm phổ cập tin học và internet trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
Xây dựng đồng bộ từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp nước thoát nước.
Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hoá dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác quy hoạch đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc...
Về phát triển kinh tế các vùng nâng cao vai trò nguồn lực kinh tế vùng đó, mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng tạo mức tăng trưởng khá nhanh.
Phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược kinh tế biển, mở rộng nuôi trồng và đánh bắt, chế biến hải sản, tiến ra biển xa, khai thác chế biến dầu khí, phát triển vận tải viễn thông dịch vụ, phát triển các vùng dân cư trên biển.
Sử dụng hợp lí và tíêt kịêm tài nguyên, bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là một nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường quản lý công tác ở các lĩnh vực, các vùng thực hiện nghiên cứu luật bảo vệ môi trường.
Về vấn đề mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bước đầu đã tạo nhiều quan hệ song phương và đa phương với các nước và các vùng lãnh thổ, các trung tâm kinh tế chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực bình đẳng và cùng có lợi.
Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dan tộc bảo vệ môi trường. Chính phủ cùng các bộ các ngành khẩn trương xây dựng vấn đề hội nhập quốc tế với lộ trình hợp lí và hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp,đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế và đổi mới cỏ chế quản lý kinh tế – xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nền kinh tế. Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nứơc xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam á thành một khu hoà bình,không có vũ khí hạt nhân, ổn địng hợp tác cung phát triển, phối hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhau.
Đẩy mạnh công tác tin học dịch vụ, nghiên cứu, làm tốt công tác dự báo tình hình khu vực và thế giới, kịp thời có những chủ trương, chính sách đối ngoại thích hợp khi tình hình thay đổi, tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hoá đối ngoại.
Về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiến đậm đà bản sắc dân tộc: đẩy mạnh giáo dục đào tạo toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống quản lý giáo dục, thuực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá xã hội hoá. Phát huy tư duy khoa học sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của học sinh và sinh viên. Khuyến khích phát triển hệ thống trường dân lập và hệ thống các trường tư thục. Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ quy mô giáo dục và đào tạo. Từng bước thực hiện nối mạng quốc tế ở các trường đại học
Về khoa học công nghệ phát triển khoa học xã hội và nhân văn, hướng vào việc giải đáp các vấn đề thực tiễn và lý luận, dự báo các chủ trương chính sách phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở khoa học sự phát triển các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thực hiện tốt chính sách sở hữu chí tuệ, đãi ngộ dặc biệt với các nhà có công trình nghiên cứu xuất sắc.
Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc: Hướng mọi hoạt động văn hoá vào con ngươì việt nam phát triển toàn diện về văn hoá chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo có ý chí cộng đồng và xã hội. Hướng báo chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển hoạch định những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phản các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn nhận thức lệch lạc, đấu tranh với quan điểm sai trái. Nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin, khắc phục khuynh hưóng “ thương mại hoá quốc tế" trong hoạt động báo chí, xuất bản, nêu cao tinh thần trách nhiệm của gia đình và thành viên có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự trở thành là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy mạnh toàn dân có phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá’’.
2- Những thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nước
ta:
Về sản xuất nông nghiệp: về sản lượng lương thực tăng khá cao, lượng lương thực quy ra thóc đạt tới mức đáng kể và tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng lương thực vượt mức tăng dân số, vì vậy lượng lương thực tăng qua các năm. Sản lượng gạo xuất khẩu cũng gia tăng: Năm 1991 tổng sản lượng lương thực là 21,98triệu tấn; lương thực bình quân đầu người là 324,9/người; sản lượng gạo xuất khẩu là 1triệu tấn. Năm 1995 tương ứng là 27,44 triệu tấn; trung bình 364.0 kg trên 1 người; sản lượng gạo xuất khẩu là hai triệu tấn.
Tiến bộ rõ nhất trong sản xuất lương thực là tăng năng suất lúa và ngô đã đạt và tăng đáng kể: năng xuất lúa từ 31,1 tạ / 1ha (1991) đã dần theo các năm 33,3 tạ / 1ha (1993) 35.6tạ / ha 1994 và 37,1/ 1ha (1995) .
Sản xuất ngư nghiệp: trong năm qua ngành thuỷ sản đã liên tục hoàn thành kế hoạch.Đến năm 1995 tổng sản lượng thuỷ sản quy ra thóc đạt 1.355.140 triệu tấn, tăng 37.31% so với năm. Trong đó thuỷ sản nuôi và khai thác trên địa bàn nội hạc đạt trên 450.000 tấn, tăng 3 lần so với năm 1980
Dịch vụ ở nông thôn tăng đáng kể: Hệ thống thương mại và dịch vụ tăng đáng kể đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn về nhu cầu sản xuất cả đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá lẻ tăng như mặt hàng vật tư, phân bón, tăng từ 33,403,6 tỷ đồng năm lên 82,450 tỷ năm 1994.
Mặc dù vẫn chậm so với thị trường nhưng sức mua bán ở nông thôn tăng chiếm từ 60-70% tổng quỹ mua bán của xã hội. Mạng lưới thương mại và dịch vụ từng bước được nâng cao. Sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các tụ điểm công nghiệp, thưong mại và dịch vụ.
Về công nghiệp: Trong 3 năm nước ta vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 1996 là 9,3%; năm 1997 là 8,1%; năm 1998 là 5,8% bình quân 3 năm gần đây là 8%, đây là một tốc độ tăng trưởng khá cao. So với đầu thập kỉ những năm 90 quy mô kinh tế nước ta đã có bước tăng trưởng khá, quy mô nền kinh tế năm 1997 tăng 1,76 lần so với năm 1990 và năm 1998 là khoảng 1,8 lần.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao năm 1996 tăng 14,2% năm 1997tăng 13,8%, năm 1998 lầ 12,1%. Mặc dù mức tăng trưởng của các thành phần kinh tế khác nhau nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức ổn định. Công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong toàn ngành và duy trì tăng trưởng khá cao.
Sản xuất lương thực luôn đạt mức tăng trưởng cao: Năm thấp nhất tăng 11,6% (1999/1998), năm cao nhất tăng 15,7% (2000/1999). Những sản phẩm lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Năm 2000 so với năm 1995 là: Dầu thô khai thác tăng gấp 2,2 lần; tăng 16,45 diện tích sản xuất; thép các loại tăng 16,4% gấp 3,4 lầnso với 1995; tăng 29,2% mặt hàng động cơ điện gấp 1,6 lần; xin măng tăng 9,6% gấp 2,3 lần, phân hoá học tăng 18,25 năm gấp 1,4 lần; giày dép tăng 7,4% năm tăng gấp 2lần; đường tăng 14,95 tgấp 2,3 lần; sản xuất xe máy gấp 6,4 lần tăng 45% năm...
Tỷ trọng công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ 19,8% năm 1991 lên 21,9% năm 1995 và 36,65 năm 2000. Đây là một sự chuyển dịch khá nhanh, liên tục tính ổn định và đúng với mục tiêu của cong đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Trong toàn bộ nghành công nghiệp cũng có sự chuyển biến: Công nghiệp chế biến vẫn là chủ yếu chiếm 80,5% toàn ngành công nghịêp và chiếm 18,7% tổng sản phẩm thu nhập quốc dân; ngành công nghiệp khai thác trong những năm gần đây có tốc độ tăng nhanh; tỷ trọng năm 2000 chiếm13,55 toàn ngành công nghiệp và tổng sản phẩm trong nước ngành công nghiệp điện nước chiếm khoảng 6% toàn bộ ngành công nghiệp
.
Về giáo dục : Trình độ dân chí, tiềm lực khoa học và công nghệ nâng cao một bước: với trình độ phát triển giáo dục, trình độ học vấn của nhân dân được nâng lên. Tiến hành nâng cao chất lượng xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đã có 10 Tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục trung học phổ thông phát triển nhanh (trong 5năm qua bình quân tăng 18%năm); giáo dục chuyên nghiệp phát triển mạnh. Số lao động đã đào tạo tăng từ 13% năm 1996 lên 20% năm 2000, số lao động có trình độ cao đẳng trở lên tăng 80 vạn người, năm 1995 lên 1,3 triệu người năm 200 / cán bộ khoa học làm nghiên cứu khai tăng đáng kể, cơ quan nghiên cứu triển khai tăng đáng kể, từ 519 đơn vị năm1995 lên 873năm 2000. Các tổ chức tư vấn và chuyển giao công nghệ phát triển nhanh, hệ thống thông tin khoa học quốc gia được đổi mới và hiện đại hoá một bước, theo hướng điện tử hoá, cán bộ có thể dàng truy cập và khai thác thông tin t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_van_dung_quy_luat_ve_su_phu_hop_cua_luc_luong_san_x.doc