Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ 6

1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng 6

1.2. Tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng 10

1.3. Phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của người cán bộ 20

1.4. Vấn đề sử dụng cán bộ 37

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở HƯNG YÊN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 51

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội ở tỉnh Hưng Yên 51

2.2. Khái niệm, vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng yên 57

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên 60

2.4. Một số vấn đề về phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên 67

Chương 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN 78

3.1. Tình hình nhiệm vụ mới đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 78

3.2. Mục tiêu đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên 80

3.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 82

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 110

 

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo kịp được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nước nhà. Giáo dục văn hoá là yêu cầu rất cần thiết đối với những cán bộ còn kém văn hoá. Cán bộ không nắm được những kiến thức thông thường, thì rất khó cho việc nghiên cứu lý luận hoặc học chuyên môn, nghề nghiệp. Nội dung huấn luyện là những kiến thức bình thường nhưng rất phong phú: lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Trong Sắc lệnh số 188/SL năm 1948 và Sắc lệnh 76/SL năm 1950, Hồ Chí Minh đã ra những quy định quan trọng về xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam, trong đó yêu cầu công chức phải biết ngoại ngữ. Nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ mới với bao thời cơ, song không ít những thách thức, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ là kim chỉ nam soi đường cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, để đội ngũ cán bộ xứng đáng là lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc, của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.4.6. Đổi mới cán bộ là cái gốc của chỉnh đốn Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vấn đề đổi mới cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi đối với sự nghiệp cách mạng và đối với công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, Người luôn quan tâm tới việc chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng và chỉ đạo phải đổi mới đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng những chuyển biến của tình hình, nhiệm vụ, đặc biệt là ở những bước ngoặt của cách mạng. Năm 1927, để tiến hành cuộc vận động cách mạng dân tộc, dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo, công việc đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành là xây dựng một đội ngũ cán bộ được trang bị lý luận tiên tiến của thời đại đó là lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin. Với những tiêu chuẩn chặt chẽ về “tư cách của người cách mạng” được thể hiện trong tác phẩm “Đường cách mệnh”. Với nhận thức, tiêu chuẩn và tổ chức mới, đội ngũ cán bộ của Đảng ta lúc đó đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mà trước đó không một bộ phận, không một lực lượng nào của dân tộc thực hiện được. Những đồng chí đó là những cán bộ đầu tiên tổ chức, xây dựng Đảng ta và trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc tiến hành cuộc vận động cách mạng sâu rộng, trên cả nước, trong mọi tầng lớp nhân dân, làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, nhiệm vụ của thời kỳ mới đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Do đó, Người chỉ đạo phải mở ngay các lớp huấn luyện ngắn và dài hạn, kịp thời đào tạo một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để xây dựng nhà nước hoàn toàn mới của chúng ta, tổ chức nhân dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Vì vậy, ngay trong những năm đầu của cuộc kháng chiến gay go và ác liệt, tháng 10 năm 1947, Người đã viết cuốn sách sửa đổi lối làm việc với những nội dung cơ bản là những tư tưởng mới về chính sách và công tác cán bộ. Với những hoạt động đó, đội ngũ cán bộ kháng chiến ngày càng được bổ sung, đào tạo theo tư tưởng của Người có đủ khả năng vận dụng những quy luật của chiến tranh cách mạng vào từng thời kỳ của cuộc kháng chiến, làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ. Từ kháng chiến chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là sự thay đổi lớn về nhiệm vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh “Yêu cầu cán bộ đảng viên chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung” [50, tr.313]. Đây chính là yêu cầu mới, tiêu chuẩn mới đối với đội ngũ cán bộ thời kỳ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta. Theo Hồ Chí Minh: lựa chọn, cân nhắc, thay thế, đào tạo, bồi dưỡng để có cán bộ thực hiện chính sách ở từng giai đoạn, bước đi chính là vấn đề đổi mới cán bộ. Do đó, đổi mới cán bộ là vấn đề quyết định sự thành công của chính sách mới. Những hoạt động thực tiễn dẫn đến thắng lợi được tổng kết thành lý luận trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: đổi mới cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đổi mới cán bộ là yêu cầu khách quan, là vấn đề cấp bách kiên quyết thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng. Tuân theo những tư tưởng và chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta với Nghị quyết trung ương 3 khoá VIII đã hoạch định một chiến lược nhằm đổi mới cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, với những giải pháp và tiêu chuẩn cụ thể Đảng ta nhất định thành công trong mục tiêu: mỗi nhiệm kỳ đổi mới 30% đến 40% số cán bộ với chất lượng ngày càng cao để thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng. Trên đây là sự nhận thức của tôi về những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ. Đồng thời cũng là cơ sở lý luận cơ bản để tôi nhìn nhận, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Hưng Yên nói riêng, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm về những việc đã làm được và những điểm còn tồn tại trong công tác cán bộ của địa phương. Trên cơ sở lấy lý luận soi rọi vào thực tiễn Hưng Yên, tôi đề cập theo hướng vận dụng tư tưởng của Người để đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở địa phương. Chương 2 Một số vấn đề về đội ngũ cán bộChủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Hưng Yên trong thời kỳ đổi mới Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình, phía Tây giáp Hà Tây, phía Tây Nam giáp Hà Nam, phía Bắc liền kề với thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh. Đây là vùng đất gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nơi đây đã sản sinh nhiều bậc hiền tài góp phần làm rạng danh non sông đất nước. Những địa danh đã từng là chiến trận chôn vùi quân xâm lược với những địa danh: Hàm Tử, Dạ Trạch, Bãi Sậy… và một thời có thương cảng, phố phường đô hội với câu ca: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến.” Những giá trị quý giá ấy được phát triển đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân Hưng Yên đã phát huy truyền thống quê hương, biết bao tấm gương anh hùng đã anh dũng hi sinh cống hiến vì Đảng, vì dân, lập nhiều chiến công xuất sắc trong lao động, sản xuất và chiến đấu góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc đánh thắng thực dân, để quốc xâm lược. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng ta hiện nay, Hưng Yên khởi sắc nhanh và toàn diện từ đô thị đến nông thôn, từ công trường, nhà máy đến ruộng đồng nhịp sống đang sôi động hối hả đi lên. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hải Hưng ra thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến cách mạng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ quyết tâm phấn đấu xây dựng Hưng Yên thành một tỉnh giàu đẹp văn minh. Là tỉnh mới tái lập, xuất phát điểm kinh tế còn thấp, Hưng Yên được xếp vào trong số 25 tỉnh có thu nhập GDP thấp nhất của cả nước. GDP bình quân của Hưng Yên mới đạt 480 USD/người/năm. So với các tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…về thu nhập bình quân đầu người, thì có thể coi Hưng Yên là “vùng trũng kinh tế”. Ngân sách của tỉnh thu được năm 1997 chỉ có hơn 82 tỷ đồng, trang trải chưa đủ tiền lương cho cán bộ viên chức và các đối tượng chính sách được hưởng lương. Song, với đường lối đổi mới đúng đắn, phát huy thế mạnh của Hưng Yên: nằm ở vị trí cửa ngõ Thủ đô, trong khu vực tam giác kinh tế của đồng bằng Bắc bộ và nhất là gần con đường giao thông huyết mạch nối Thủ đô với thành phố cảng Hải Phòng. Đánh giá được tiềm năng thế mạnh của mình, Hưng Yên với chính sách thông thoáng: “trải thảm đỏ mời gọi đầu tư”, nên chỉ 5 năm, (trong nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh), đã có 162 dự án công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào các khu công nghiệp và các khu kinh doanh dịch vụ của tỉnh. Trên đà phát triển, tiếp theo 394 dự án được cấp phép hoạt động, có 54 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký là 1,1 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 40.000 lao động. Trong đó, đã có 160 dự án đi vào sản xuất và sản xuất ổn định, tạo ra hơn 7000 tỷ VNĐ, giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngân sách cho tỉnh là 160 tỷ VNĐ [67, tr. 4]. Đến năm 2005, Hưng Yên đã có sự chuyển đổi rõ rệt về cơ cấu kinh tế công nông nghiệp. Vốn là tỉnh thuần nông, hiện nay trên địa bàn Hưng Yên đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Phố Nối A rộng 390 ha, Khu công nghiệp Phố Nối B rộng ngót 200 ha, Khu công nghiệp Minh Đức với gần 20 doanh nghiệp vào sản xuất, khu công nghiệp Như Quỳnh… và đang hình thành nhiều cụm công nghiệp như: cụm công nghiệp đường 26, cụm công nghiệp đường 39 mới… Công nghiệp, dịch vụ về Hưng Yên kéo theo sự tiến triển của tiểu thủ công nghiệp, một số làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển ổn định. Một số thị trấn, thị tứ mới được hình thành, tỷ trọng GDP công nghiệp, dịch vụ so với nông nghiệp đã dần chiếm ưu thế. Với con số 3.700 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sáu tháng đầu năm 2005, vị thế tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ đã hình thành và ngày càng rõ nét. Đến nay, Hưng Yên đã thực hiện “điện khí hoá toàn bộ nông thôn”, 100% số hộ nông dân được sử dụng điện lưới quốc gia, “thuỷ lợi hoá” được giữ vững, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đã được “cơ giới hoá”. Bóng dáng của công nghiệp hoá đang hiển hiện trong làng xã, trên đồng ruộng Hưng Yên. Các quốc lộ qua Hưng Yên đã được nâng cấp, cải tạo. Những con đường mới, những cây cầu mới trên đất Hưng Yên hôm nay đang thực sự là mạch máu để hoà nhập Hưng Yên với cả nước. Cầu Yên Lệnh xây dựng trong 10 tháng với số vốn trên 400 tỷ đồng theo phương thức BOT, uy nghi đứng đó soi mình xuống làn nước sông Hồng [67, tr.8]. Hưng Yên đã được vinh dự 10 lần Hồ Chủ tịch về thăm, những lời dậy của Người đã và đang được cán bộ và nhân dân Hưng Yên gieo mầm vào thời kỳ đổi mới và đang gặt hái những thắng lợi to lớn. Nông dân, nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên đang phát triển, Hưng Yên đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, bảo đảm sản xuất ra nhiều mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp trên quy mô hàng hóa và có chất lượng cao, để vừa thoả mãn yêu cầu tiêu dùng cho địa phương, vừa cung ứng cho các thị trường khó tính, nhất là thị trường Hà Nội và cho xuất khẩu. Xu hướng từng bước áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng năng xuất sản lượng và chất lượng sản phẩm, phấn đấu thu nhập ổn định từ 50 - 100 triệu đồng /trên đơn vị diện tích một sào. Tóm lại, sau 9 năm tái lập tỉnh (1997 – 2005), được sự quan tâm của trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự giúp đỡ của các Bộ, ngành trung ương, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng, hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV đề ra. Về kinh tế: nền kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện và vững chắc, GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân 12,28% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đến năm 2005: nông nghiệp chỉ chiếm 30,5%; công nghiệp, xây dựng 38%; dịch vụ 31,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,3 triệu đồng tương đương 550 USD [67, tr12]. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển toàn diện theo hướng thâm canh, đa dạng sản xuất hàng hoá theo nhu cầu thị trường, giá trị sản xuất tăng bình quân 5,2% năm. Giá trị thu được trên 1 ha đất canh tác đạt 39 triệu đồng một năm. Mô hình trang trại phát triển nhanh, hiện nay Hưng Yên có khoảng 3.000 trang trại. Các loại hình dịch vụ phát triển, khôi phục và phát triển nhiều làng nghề truyền thống và mở thêm làng nghề mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất tăng bình quân 26,7% năm, hình thành một số ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép. Thương mại và dịch vụ được quan tâm chỉ đạo và đầu tư hợp lý, nên tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,7% năm [67, tr.12]. Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 41,9% năm. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 230 triệu USD. Giá trị xuất khẩu hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dược liệu tăng nhanh. Các doanh nghiệp đã chủ động củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Nhập khẩu chủ yếu máy móc, thiết bị và nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, đảm bảo cân đối về quy mô, loại hình và nâng cao chất lượng, từng bước thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Năm 2004, Hưng Yên là một trong bảy tỉnh thành được tặng cờ dẫn đầu về giáo dục, đào tạo. Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Bộ máy chính quyền các cấp được kiện toàn theo hướng tinh giảm, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành quản lý xã hội. Năm 2005, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên vui mừng đón nhận phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng Nhất do có nhiều thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ 1997 đến 2005. Trước đó, Hưng Yên đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và vinh dự đón huân chương sao vàng do có thành tích trong kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. Tính đến tháng 8 năm 2005, tỉnh Hưng Yên có 9 huyện, 59 xã, phường, thị trấn được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bốn đơn vị anh hùng lao động. Có 29 cá nhân được truy tặng, phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 4 anh hùng lao động, 897 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, Đảng, nhà nước còn tặng thưởng hàng vạn huân, huy chương các loại cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn lại chặng đường lịch sử mà Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên phấn đấu làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là trong 9 năm tái lập tỉnh, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, có thể tự hào về những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân đã đạt được. Phát huy những thành quả to lớn đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên tiếp tục hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập và công tác tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng tình cảm và những lời căn dặn của Người mãi mãi là nguồn cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân Hưng Yên vươn lên trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quyết tâm xây dựng Hưng Yên thành tỉnh giàu mạnh của tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì nền kinh tế Hưng Yên cũng còn nhiều điểm hạn chế: tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đồng đều, cơ cấu chưa hợp lý, giá thành, chi phí trung gian còn cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhanh, giá trị gia tăng thấp, tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền còn một số mặt trì trệ, chưa đẩy mạnh đồng bộ, cải cách hành chính chậm, ít có kiểm tra, giám sát. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể hoạt động còn nhiều thụ động, một bộ phận cán bộ, đảng viên tính chiến đấu giảm sút, suy thoái đạo đức, phai nhạt lý tưởng, tham nhũng, tiêu cực…vv. Chính vì vậy, để phát huy tối đa lợi thế của tỉnh nhà, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Hưng Yên cần có những giải pháp đồng bộ. Trước hết là vấn đề con người, nguồn nhân lực, cho nên phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, đây chính là vấn đề mấu chốt, khách quan, cần phải đổi mới trước tiên. Đứng trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và xu thế dân chủ hóa, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt, đối với Hưng Yên một tỉnh mới đi lên từ nông nghiệp, tư tưởng tiểu nông trì trệ, vẫn còn tồn tại phổ biến, có đôi chỗ còn rất nặng nề, nhất là trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Do đó, vấn đề đặt ra là: trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thì vấn đề đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác để đáp ứng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ là vấn đề cấp thiết. Nhằm đưa tỉnh Hưng Yên trở thành một trọng điểm kinh tế công nghiệp của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời đó cũng là thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh: nếu mỗi cán bộ mà làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì công việc của Đảng sẽ thành công to tát hơn. Tuy nhiên, trước khi đi vào nghiên cứu vấn đề này, chúng ta phải làm rõ khái niệm có liên quan và nội hàm của nó. 2.2. Khái niệm, vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh hưng yên 2.2.1. Khái niệm về cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cấp cơ sở là cấp cuối cùng của hệ thống chính trị bốn cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã), nó mang đầy đủ đặc trưng của bộ máy quyền lực chính trị trong hệ thống quyền lực chính trị. Như vậy, có thể hiểu hệ thống chính trị cơ sở cũng là một bộ phận cấu trúc thượng tầng của xã hội bao gồm: các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện quyền lực chính trị ở cơ sở. Hệ thống chính trị cấp cơ sở bao gồm các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người lãnh đạo đứng đầu ở cấp xã phường(hoặc tương đương), có vị trí quan trọng, có tác dụng làm nòng cốt chi phối toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người có chức vụ trọng yếu ở cơ sở, thực hiện lãnh đạo, tổ chức, điều hành, triển khai các nhiệm vụ ở địa phương và phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước tập thể, trước nhân dân và trước cấp trên của mình. Cụ thể: Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những cán bộ giữ chức vụ bao gồm các chức danh: Bí thư đảng uỷ, Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. 2.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chính là những người giữ vai trò nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức cấp cơ sở, nó vừa thể hiện sự lãnh đạo của Đảng vừa đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị của chính quyền, vừa đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở. Đặc điểm này đòi hỏi khi đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải gắn liền với việc không ngừng củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở thật sự vững mạnh góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vị trí và vai trò quan trọng trong việc cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, của chính quyền cấp trên vào điều kiện cơ sở, xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, phương hướng và thực hiện các kế hoạch, các mục tiêu đã đặt ra, tổ chức vận động và động viên nhân dân thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và động viên nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, mong muốn của người dân, phản ánh với Đảng với nhà nước. Chính vì đứng ở vị trí vừa trực tiếp lãnh đạo nhân dân, vừa là cầu nối với các cấp lãnh đạo bên trên, cho nên yêu cầu đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải vừa nắm chắc về lý luận, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, và quan trọng là vận dụng, điều hành nhân dân thực hiện tốt và hiệu quả đường lối chính sách đó. Nói một cách khác, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải giỏi cả lý luận và thực tiễn, cho nên yêu cầu đòi hỏi phải vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng” lại vừa “chuyên”, bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng, dám nghĩ, dám làm trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Có cán bộ chủ chốt giỏi thì tổ chức đó sẽ mạnh, nâng cao được hiệu quả, chất lượng công tác. Cùng một tổ chức, bộ máy tương tự, cùng một cơ chế, chính sách giống nhau, nhưng có địa phương kinh tế phát triển rất nhanh, mọi nhiệm vụ đều thực hiện hoàn thành xuất sắc, có địa phương về kinh tế xã hội thì trì trệ, mọi nhiệm vụ bê trễ. Điều đó nói lên vai trò quyết định của cán bộ chủ chốt. Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn được thể hiện trong việc định hướng sự phát triển ở cơ sở theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là thực hiện tốt nguyên tắc phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người quy tụ truyền thống đoàn kết trong nhân dân, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng thời, trong quá trình phát triển kinh tế, họ là những người vận động bà con thực hiện tốt truyền thống của dân tộc: xoá đói giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách. Đồng thời, trước những ảnh hưởng không nhỏ của cơ chế thị trường, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người luôn giáo dục bà con cảnh giác với âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ địch. Họ là những người trực tiếp nắm bắt, quản lý dân số trên địa bàn cho nên có những đóng góp không nhỏ trong việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội trên địa bàn cơ sở mình. Hưng Yên là một tỉnh đang trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách mạnh mẽ, do đó việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở càng có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch một cách hiệu quả. Không phủ nhận vai trò đóng góp của cán bộ nhân dân nói chung, của lãnh đạo các cấp, các ngành đối với thành tựu đạt được của địa phương, nhưng phải khẳng định rằng, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có ý nghĩa quyết định. Thực tế cho thất rằng, ở nơi nào, địa phương nào đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trì trệ, thiếu sáng tạo, mất đoàn kết...thì nơi đó không phát triển được và rơi vào khủng hoảng toàn diện. 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên 2.3.1. Vài nét khái quát về cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên Tỉnh Hưng Yên có 10 huyện, thị xã gồm 161 xã, phường, thị trấn. Qua điều tra thực tế, tổng số cán bộ chủ chốt gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân gồm 872 người. Nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên được rèn luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng, trưởng thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, luôn có tinh thần gương mẫu, tích cực trong lao động sản xuất, công tác và học tập, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo cán bộ trong những năm gần đây luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền chú trọng, nên chất lượng cán bộ cấp cơ sở từng bước được nâng lên. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ trung cấp ngày càng nhiều, thậm chí có những xã, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ đại học về chuyên môn, trình độ chính trị cũng được nâng lên từng bước, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong toàn tỉnh trình độ năng lực về mọi mặt ngày càng được nâng lên góp phần rất quan trọng tạo nên sự chuyển biến trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trên phạm vi toàn tỉnh. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ cơ sở đã trưởng thành về nhiều mặt, thành tựu phát triển kinh tế xã hội những năm vừa qua của tỉnh có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ cơ sở. Nhận thức của cán bộ dần dần được nâng lên, nhất là khi triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cán bộ làm việc sát dân hơn, lắng nghe ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu kinh tế xã hội. Phương thức và lề lối làm việc theo hướng dân chủ và công khai, xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản huy động của dân đã được đưa ra để dân cùng bàn bạc, quyết định, hoạt động của chính quyền đi vào nề nếp, khắc phục dần tình trạng làm việc tuỳ tiện, cảm tính. Những mặt còn tồn tại của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên: theo đánh giá của đề án công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở cấp xã, phường, thị trấn của Tỉnh uỷ là: trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế. nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác. Nhất là trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật còn quá thấp so với tiêu chuẩn chung. Tìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docmuc luc1.doc
Tài liệu liên quan