MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ 7
1.1. Một số khái niệm 7
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ và vận động phụ nữ 11
1.3. Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ 29
Chương 2: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ Ở TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY, DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 55
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương 55
2.2. Công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương, giai đoạn 1997-2009 63
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới (2010-2015) 81
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 102
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch tự nguyện và có hiệu quả cao. Người đã từng khẳng định: Phải biết “đem sức dân, tài dân, của dân làm lợi cho dân” [43, tr.61]. Có như vậy đường lối, chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước mới được thực hiện một cách tốt nhất, phụ nữ mới đem hết sức mình để phục vụ cách mạng:
Cán bộ lại ra sức giúp dân làm mọi việc, nhân dân thấy thế rất cảm phục. Nhờ đó mà nhân dân với cán bộ khăng khít với nhau, cơ sở gây lại được, cán bộ sống hoà lẫn với dân, dần dần tổ chức lại sản xuất và chiến đấu. Một hôm dõng đến làng, phụ nữ trong làng ăn mặc chải chuốt, ra chuốc rượu. Dõng mắc mưu uống phải rượu có thuốc mê, ngã quay ra cả. Phụ nữ gọi du kích vào tước súng [44, tr.51].
Một trong những phương pháp quan trọng của công việc vận động phụ nữ, theo Người cần phải tổng kết đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, phải có sự khen chê kịp thời, từ đó tuyên truyền để mọi người cùng noi theo; sinh thời đi tới đâu, Người cũng thay mặt Đảng, Chính phủ “kiểm thảo công tác” phụ vận. Người đồng thời cho rằng: phải thẳng thắn phê bình, chỉ ra những việc chưa làm được của phụ nữ “phụ vận ta còn có thiếu sót: ít chú ý vận động gia đình các cán bộ và các nhà chủ công nghiệp, gia đình các nhà công thương và các chị em nội trợ” [46, tr.132]. Như thế có nghĩa là trong những trường hợp này công tác phụ vận còn “bỏ sót” đối tượng cần vận động. Người khẳng định: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng cách mạng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào” [43, tr.698]. Vì thế mà “phụ vận ta còn thiếu sót”, “Nhiều cháu thường hay bắt chước cái xấu hơn là cái tốt” [46, tr.516], khuyết điểm đó một phần do “người lớn, xã hội là chính, nhất là của thanh niên, phụ nữ” [46, tr.516]. Vì thế muốn làm tốt phải tìm cách giáo dục, tìm cách để vận động, phải tìm ra được nguyên nhân, đề ra giải pháp thì phụ vận mới có kết quả. Một trong những quan điểm của Người là: Trong khi vận động phụ nữ phải kết hợp, gắn bó tuyên truyền, giải thích với pháp luật để họ tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân. Chúng ta biết rằng trong phụ nữ có nhiều người, trình độ nhận thức, quan điểm, nguyện vọng là khác nhau, do đó phải có kết hợp vận động tuyên truyền với pháp luật. Người dẫn ra một số người vẫn cố tình làm sai “Cha mẹ ép buộc chúng cưới vợ lấy chồng, con không làm theo thì chửi mắng, đánh đập. Tệ yêu sách của cải trong cưới hỏi vẫn thường xảy ra” [48, tr.662] cho nên phải “ra sức tuyên truyền Luật Hôn nhân gia đình sâu rộng hơn nữa” [48, tr.662].
Nhưng quan trọng hơn tất cả vẫn là cán bộ dân vận, Người khẳng định: muốn muôn việc thành công thì người cán bộ dân vận nói chung, phụ vận nói riêng phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” [43, tr.699].
Như vậy, để phụ vận có hiệu quả thì người cán bộ phụ vận trước hết phải có sự hiểu biết về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu rõ đối tượng hoàn cảnh, tìm mọi cách để giải thích cho mọi người hiểu rõ. Điều mà Hồ Chí Minh khẳng định “mắt trông, tai nghe, chân đi” nghĩa là làm công tác dân vận phải đi sâu, đi sát thực tế, không được quan liêu. Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết hội nghị 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng (16.01.1966), Người nói:
Có một cô phụ trách các cháu mẫu giáo, trước khi đi sơ tán cô giáo đi gặp tất cả bố mẹ các cháu, xem gia đình thế nào, dặn dò các cháu trước khi đi sơ tán, nhắc phải làm gì cho các cháu. Đến chỗ sơ tán, cô giáo đi thăm tất cả các gia đình để gây cảm tình với các gia đình ấy, kết nghĩa các cháu sơ tán đến với các cháu địa phương. Cô giáo lại đi xem những chỗ gần đấy để xem tình hình giá cả, ... Vì vậy sau khi đi sơ tán, các cháu rất mạnh khoẻ, vui vẻ [50, tr.19].
Tóm lại, để công tác phụ vận ngày càng phát triển đòi hỏi phải có phương pháp vận động khéo: “Khéo vận động, tổ chức và hướng dẫn thì chị em phụ nữ ấy có tác dụng lớn đối với xã hội. Cách làm của phụ vận Trung Quốc đơn giản, thiết thực và kết quả to” [46, tr.132]. Đó là một lời khuyên, đồng thời cũng chỉ ra cho chúng ta cách làm hiệu quả nhất đối với công tác vận động phụ nữ của Hồ Chí Minh.
1.3.4. Lực lượng vận động phụ nữ
Hồ Chí Minh yêu cầu: “Tất cả cán bộ chính quyền , tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh ...) đều phải phụ trách dân vận” [43, tr.699]. Người cũng đã chỉ ra yêu cầu cụ thể để mỗi tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị quán triệt tốt hơn nhiệm vụ của mình.
+ Đối với Đảng: Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vai trò lãnh đạo của Đảng với sự nghiệp cách mạng nói chung, với phụ nữ nói riêng. Ngay từ những năm hai mươi thế kỷ XX, Người đã khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi” [40, tr.267-268].
Như vậy, muốn mọi việc thành công phải có Đảng lãnh đạo, phải có Đảng “dạy cho phụ nữ biết làm việc nước” thì cách mệnh mới thành công và chỉ khi cách mệnh thành công thì phụ nữ mới được giải phóng. Theo Hồ Chí Minh: “Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác” [48, tr. 337] trong đó “luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ” để “chị em phụ nữ ta nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà” [48, tr.294]. Người mong phụ nữ có “quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới” của mình đối với Đảng, với công cuộc xây dựng đất nước. Người luôn khẳng định “Phụ nữ có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta có rất nhiều tiến bộ” [48, tr.88]. Sở dĩ được như vậy là do “Phong trào phụ nữ trong 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích lớn cho Cách mạng” [48, tr.87].
Theo Người: Đảng lãnh đạo công tác vận động phụ nữ, ngoài mục tiêu cao cả là giải phóng phụ nữ ra khỏi sự áp bức, nô dịch của chủ nghĩa thực dân, đế quốc thì việc quan trọng không kém là phải luôn chú ý nâng cao địa vị cho họ. Người khẳng định: “Đảng và Chính phủ ta luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ” [48, tr.85].
Người chỉ đạo các cấp uỷ Đảng phải quan tâm, bồi dưỡng “cất nhắc cán bộ là nữ” để bồi dưỡng họ trở thành những người “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” với đầy đủ những phẩm chất: đức và tài. Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn, vun trồng những cây cối quý báu. Do đó, Hồ Chí Minh luôn coi công tác đào tạo cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng là công việc gốc của Đảng. Người coi Cách mạng là một nghề, nghề gì cũng phải học, phải được đào tạo, bồi dưỡng. Đảng phải đầu tư trí tuệ công sức và tiến hành đào tạo một cách “chu đáo”, “công phu”, đòi hỏi phải có sự cẩn trọng, nhẫn nại, kiên trì. Đó chính là tư tưởng về sự nghiệp trồng người của Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [47, tr.222]. Làm được như vậy sẽ giúp chị em nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác.
Người luôn có quan điểm: Trong công tác cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, Đảng ta phải “có gan cất nhắc cán bộ” và phải “cất nhắc có cơ sở”, “Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào” [43, tr.281].
Bên cạnh đó Người nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế của tổ chức Đảng còn chưa quan tâm tới công tác vận động phụ nữ. Một lần về thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Hải Ninh (20.1.1960), Người nói “Cơ sở Đảng ở nông thôn còn quá hẹp” [48, tr.69] vì phụ nữ là Đảng viên ở nông thôn còn quá ít và “điều đáng trách nữa là, trước những hành động xấu xa và phạm pháp đó, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ” [49, tr.97]. Vì vậy, Người yêu cầu “Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển Đảng viên và Đoàn viên phụ nữ” [49, tr.194]. Có như vậy muôn việc mới thành công.
+ Đối với chính quyền
Người luôn cho rằng: Công tác phụ vận không phải là việc riêng của Đảng mà còn là trách nhiệm lớn lao của chính quyền. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh để giành chính quyền, khi chính quyền đã về tay nhân dân, nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý, đem lại lợi ích cho dân. Chính quyền được dân uỷ thác, điều hành quản lý xã hội cho nên chính quyền và dân có quan hệ trực tiếp, do đó mọi cán bộ Nhà nước đều phải làm dân vận. Người cho rằng: Đã phụng sự nhân dân thì phải phụng sự cho ra trò “Việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho bằng được. Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh” [44, tr.88]. Như vậy “Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy” [42, tr.22]. Trong Bài nói chuyện với Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, ngày 9.3.1961, Người nói: “Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ” [48, tr.296]. Năm 1947, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [43, tr.60] bởi Chính phủ, mọi cán bộ Nhà nước đều là đầy tớ của nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng, không được đè đầu cưỡi cổ dân.
Theo Người, để vận động phụ nữ thì “Các cấp lãnh đạo phải đi sát hơn, thiết thực hơn, thì phong trào phụ nữ chắc rộng hơn, mạnh hơn nữa” [44, tr.431-432] .
Người cho rằng, Chính phủ phải kết hợp cùng với Đảng thì địa vị của phụ nữ mới được khẳng định: “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ”. Nếu tách riêng nhiệm vụ giữa Đảng và Chính phủ thì sẽ có hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân do Đảng lãnh đạo. Nhà nước quản lý xã hội bằng các chính sách và pháp luật, do đó chính sách và pháp luật phải đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, phù hợp với thực tiễn.
Đi lên từ công tác vận động phụ nữ “Chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa” [39, tr.184]. Người khẳng định: “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông” [49, tr.256].
Theo Người, Chính quyền cần phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm chỉnh đối với những hành vi trái pháp luật, những hành vi chưa thực sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ.
+ Đối với Đoàn thể (Đoàn thanh niên, công hội, nông hội ...)
Trong bài Dân vận, Người đã khẳng định: Tất cả các bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh ...) đều phải phụ trách dân vận.
Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò to lớn của các đoàn thể, với nông dân Người khẳng định: “Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân. Muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ” [45, tr.23]. Bởi vì “đa số dân ta là nông dân. Mỗi việc đều phải dựa vào nông dân. Nông dân giác ngộ hăng hái thì kháng chiến mới mau thắng lợi, kiến quốc mới chóng thành công, nông dân mới được giải phóng” [44, tr.191]. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nông dân, thực tiễn cách mạng đòi hỏi phải có một tổ chức của giai cấp nông dân đảm trách việc vận động, tuyên truyền để họ hiểu “việc cần phải làm”, Người yêu cầu: “Làm cho nông dân vào hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc” [43, tr.711]. Đối với phụ nữ, Người yêu cầu “Hội nông dân cứu quốc phải thiết thực, tổ chức rộng rãi và chặt chẽ nhất là kết nạp thanh niên và phụ nữ nông thôn vào hội làm cho hội đông thêm, mạnh thêm, hăng hái thêm” [44, tr.191].
Với công nhân, Người khẳng định “Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có tình cảm; hai là nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” [40, tr.302]. Từ thực tiễn, nghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh hiểu rõ vị trí, vai trò tâm tư của giai cấp công nhân, đó là lực lượng lãnh đạo, lực lượng nòng cốt trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, cần thiết phải có tổ chức của họ để đảm nhiệm vận động, tổ chức đó là công hội (nay là tổ chức công đoàn).
Người khẳng định: Muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước. Đó là nhiệm vụ của công hội và phải tổ chức được “tổ chức đoàn thanh niên và hội phụ nữ trong mỗi công hội. Thanh niên và phụ nữ phải tham gia lãnh đạo công hội” [41, tr.575]. Như vậy, một mặt công hội phải vận động “tổ chức hội phụ nữ”, mặt khác phụ nữ “phải tham gia lãnh đạo công hội”, đó là sự thống nhất biện chứng trong công tác vận động phụ nữ. Nhờ vậy mà phụ nữ Việt Nam đã tiến bộ và có thành tích lớn trong các ngành.
Với tư cách là người đi vận động, theo Người bản thân những “phụ nữ công nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công trường” [47, tr.238]. Đó là yêu cầu không thể thiếu đối với phụ nữ trong thời kỳ đất nước bắt đầu tiến lên xây dựng CNXH. Người nhắc nhở công đoàn phải quan tâm tới công nhân thông qua các việc làm cụ thể, như thế công tác vận động phụ nữ mới có hiệu quả.
+ Với Đoàn thanh niên: Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, trong công tác vận động phụ nữ nói riêng. Người khẳng định: Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, tương lai của đất nước, nước nhà yếu hay mạnh, thịnh hay suy phần lớn phụ thuộc vào thanh niên. Vì thế, Người luôn nhắc nhở: “Thanh niên phải tham gia lãnh đạo nông hội. Nông hội cũng phải thành lập một ban phụ nữ để vận động chị em tham gia cuộc đấu tranh chung” [41, tr.566]. Theo đánh giá của Hồ Chí Minh: Thanh niên là lực lượng trẻ, khoẻ, có nhiệt huyết cách mạng, luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng. “Để thực sự bảo vệ quyền lợi của phụ nữ thì đoàn thanh niên phải phụ trách tuyên truyền và giáo dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõ pháp luật Nhà nước và thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa” [48, tr.226]. Đánh giá cao vai trò phụ trách, tuyên truyền giáo dục của Đoàn thanh niên với phụ nữ, trong bài “Phải thật sự bảo đảm quyền lợi của phụ nữ”, Người nhấn mạnh: “Từ nay, Đảng bộ, chính quyền và đoàn thể quần chúng (trước hết là đoàn thể phụ nữ và thanh niên) cần phải ra sức tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình sâu rộng hơn nữa và phải chấp hành thật nghiêm chỉnh” [48, tr.662]. Hồ Chí Minh thực sự tin tưởng và giao cho Đoàn thanh niên trọng trách quan trọng. Mặt khác để có sự tiến bộ của phụ nữ thì trong lúc vận động “Đoàn thể phụ nữ và thanh niên bảo ban nhau” nghĩa là phải có sự phối kết hợp chứ không nên tách biệt, cô lập công việc của mỗi tổ chức. Người phê bình: “Trong tổ chức thanh niên vẫn còn giữ một xu hướng chật hẹp, không bao bọc được nhiều giai tầng, không kéo được đại đa số thanh niên. Chẳng hạn như trong tổ chức còn phân ra nam nữ, không giúp đỡ cho các chị em nữ thanh niên phát triển, số phụ nữ cũng ngang bằng số đàn ông, vậy mà gạt các chị em ra ngoài, tổ chức thanh niên có khác gì đi có một chân” [42, tr.106].
+ Đối với bản thân hội phụ nữ và phụ nữ
Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng cũng như trong xây dựng đất nước, đặc biệt trong công tác của chính “giới mình”. Ngay từ rất sớm, Người đã khẳng định muốn thế giới cách mệnh thành công thì phải vận động đàn bà con gái và muốn vận động đàn bà thì “mỗi Đảng Cộng sản phải có một bộ phụ nữ, trực tiếp thuộc về phụ nữ quốc tế” [40, tr.288]. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức phụ nữ, Người đã lãnh đạo, chỉ đạo, tích cực vận động để phụ nữ Việt Nam trở thành hội viên của phụ nữ quốc tế: “trong thì đoàn kết toàn thể chị em, đặng giúp việc xây dựng nước nhà, ngoài thì cộng tác với đoàn thể dân chủ phụ nữ thế giới” [42, tr.348]. Người cho rằng, để giải phóng cho phụ nữ thì “Hội Liên hiệp phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội” [48, tr.21]. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ. Để phong trào phụ nữ phát triển thì Hội Liên hiệp phụ nữ phải là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ thông qua việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là các chủ trương liên quan đến phụ nữ. Mặt khác, Hội phải sâu sát chị em, phản ánh tâm tư của chị em, từ đó tham mưu, tư vấn cho các cấp uỷ Đảng những chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng của quần chúng và của phụ nữ nói riêng.
Với bản thân phụ nữ, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở chị em phải tự bản thân vươn lên, không nên chỉ trông chờ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà phải tự đấu tranh để khẳng định vị trí của mình “Phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cất nhắc, chị em công nhân sẽ cử mình lên” [46, tr.340]. Theo Hồ Chí Minh, điều quan trọng là phụ nữ cần phải ý thức đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình “Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước” [48, tr.294-295].
Có thể nói, quan điểm vận động phụ nữ của Hồ Chí Minh là định hướng cơ bản nhất, là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước nói chung đảng bộ và chính quyền Hải Dương nói riêng quán triệt vận dụng vào công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã và trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2
công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng hồchí minh
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương
Nghiên cứu và nắm vững những đặc điểm kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác dân vận nói chung, công tác vận động phụ nữ nói riêng và đặc biệt quan trọng hơn đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, phụ vận của Đảng bộ, Chính quyền, Hội phụ nữ các cấp.
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bất cứ việc to, việc nhỏ ta phải xét cho rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm đấu tranh, lòng ham muốn, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức” [42, tr.462]. Có hiểu rõ đặc điểm kinh tế xã hội mới thấy được những thuận lợi, khó khăn, mới tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, phía đông giáp thành phố cảng Hải Phòng, phía tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình, phía bắc giáp Bắc Ninh và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 1.660,83 km2, trong đó đất nông nghiệp là 96,91 ha, đất trồng rừng 12.143 ha, đất thổ cư có 1.367,32 ha. Dân số là 1 749 779 triệu người, trong đó phụ nữ chiếm 51%. Số người trong độ tuổi lao động là 978 541 người, trong đó lao động nữ chiếm 54%. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm 11 huyện và 1 thành phố, trong đó có 2 huyện miền núi là Chí Linh và Kinh Môn. Tổng số xã trong tỉnh là 263 xã, trong đó có 24 xã miền núi.
Hải Dương nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông chạy qua như quốc lộ 5A, quốc lộ 183, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy chạy qua Hải Dương, là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra cảng biển. Về đường sông, có sông Thái Bình, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong cả nước. Nằm trên địa bàn có tầm chiến lược đối với đồng bằng Bắc bộ, nằm ở vị trí có chiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò cung cấp sản phẩm hàng hoá, là địa bàn trung chuyển hàng hoá, do đó Hải Dương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nói chung.
Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương liên tục tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2000 - 2004 tăng trưởng bình quân 10,8%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5%/năm), giai đoạn 2005 - 2008 là 11,2%/năm. Trước năm 1995, Hải Dương chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp và đó là kinh tế quan trọng. Trong những năm gần đây, từ 2001 bắt đầu chuyển dịch sang phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch...
Công nghiệp đã trở thành ngành sản xuất đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần tạo ra năng suất lao động cao nhờ phát huy được sức sáng tạo và sức sản xuất của mọi tầng lớp nhân dân, gắn với nhu cầu thị trường và hội nhập quốc tế.
Kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, đem lại giá trị kinh tế cao, sử dụng đất đai, nguồn lao động tốt hơn. Mặc dù năng suất cao hơn nhưng kinh tế nông nghiệp của tỉnh đang gặp những khó khăn như: giá cả đầu vào tăng cao, giá đầu ra giảm, tiêu thụ sản phẩm khó khăn.
Các ngành dịch vụ đã có bước phát triển và chuyển dịch khá tốt, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân. Một số ngành thế mạnh của tỉnh: thương mại, du lịch, hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Những năm qua, đời sống của nhân dân không ngừng được tăng lên, niềm tin của nhân dân với Đảng bộ, chính quyền ngày càng được củng cố, tăng cường mở rộng, đây là một trong những thuận lợi lớn đối với công tác dân vận, phụ vận của Đảng bộ Hải Dương.
Dân cư Hải Dương chủ yếu là nông dân (chiếm 69,6% lao động toàn tỉnh). Nhìn chung nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước, yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, nông dân còn băn khoăn, lo lắng về diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thiếu việc làm, giá cả đầu vào với sản phẩm đầu ra không tương ứng, khó tiêu thụ, phân hoá giàu nghèo đang diễn ra mạnh mẽ, ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
Đi liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đội ngũ công nhân lao động ở tỉnh có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay (2008), số công nhân khoảng 16 vạn người, phân bố ở các ngành nghề, các thành phần kinh tế đa số ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân. Nhìn chung họ tham gia tích cực vào lao động, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, tiếp nhận và cải tiến công nghệ áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc ... Tuy nhiên, lực lượng lao động này gặp không ít khó khăn, đa số là nữ công nhân, việc làm không ổn định, làm việc lưu động, việc học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, các chế độ, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước còn hạn chế, nhà ở không có ... Do vậy họ còn rất băn khoăn, lo lắng, vì thế trách nhiệm với công tác dân vận nói chung, phụ vận nói riêng là rất quan trọng.
Đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao về trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, đoàn kết, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, ngày càng đáp ứng với nhiệm vụ, yêu cầu của tỉnh trong tình hình mới. Một bộ phận chuyển sang làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, liên doanh, các văn phòng đại diện nước ngoài có thu nhập khá hơn. Hàng năm có hàng trăm sinh viên mới ra trường được bổ sung vào đội ngũ, họ có trình độ, song kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp còn thiếu, do vậy trong công tác dân vận, phụ vận phải có phương pháp thích hợp.
Hải Dương có trên 57 vạn thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 35, chiếm 34,5% dân số và trên 51% lực lượng lao động trong tỉnh, trong đó thanh niên nông thôn chiếm 39%, thanh niên là công nhân viên và lực lượng vũ trang chiếm 23%, thanh niên là học sinh, sinh viên chiếm 29%, thanh niên đô thị chiếm 8%, thanh niên là người dân tộc thiểu số chiếm 1%. Thanh niên Hải Dương luôn phát huy truyền thống cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đổi mới, chấp hành tốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực học tập nâng cao trình độ, kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của thanh niên còn thấp, phải đối mặt với những khó khăn như thiếu việc làm, tệ nạn xã hội ...
Hải Dương có 12 dân tộc, trong đó có 11 dân tộc thiểu số: Hoa, Sán Dìu, Tày, Thái, Khơ me, Mường, Nùng, H'mông, Dao, Thổ, Cao Lau sinh sống ở 82 xã trong tỉnh. Các dân tộc thiểu số sống đan xen trong cộng đồng các dân tộc, không có làng, khu dân cư riêng, các phong tục tập quán riêng ít biểu hiện mà cơ bản giống người Kinh. Tuy nhiên, đa số họ vẫn còn tâm lý tự ti, mặc cảm, bằng lòng với những gì mình có, trình độ thấp.
Trên địa bàn Hải Dương hiện có ba tôn giáo lớn hoạt động: Đạo Thiên chúa, Đạo Tin lành và Đạo Phật, trong đó Đạo Thiên chúa chiếm số đông nhất. Nhìn chung hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường, đúng pháp luật, đại đa số chức sắc và đồng bào có đạo tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và hoạt động nhân đạo, từ thiện, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở. Tuy nhiên, tình hình tôn giáo vẫn còn một số phức tạp:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia.doc