MỤC LỤC
Lời cảm ơn . . 3
MỞ ĐẦU . 4
1. Tính cấp thiết của đề tài. 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6
5. Kết cấu của đề tài . 6
NỘI DUNG . 7
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI . 7
1.1 Khái niệm về lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới . 7
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới và quan
điểm của Đảng về đời sống mới của sinh viên hiện nay .12
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới .12
1.2.2 Quan điểm của Đảng về đời sống mới của sinh viên hiện nay .19
1.3 Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, lối sống Hồ
Chí Minh . .24
1.3.1 Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh .24
1.3.2 Nội dung học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh .25
Chương 2: XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY . 29
2.1 Khái quát về trường Đại học Cần Thơ .29
2.2 Thực trạng về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên ở trường
Đại học Cần Thơ hiện nay.36
2.2.1 Thành tựu.37
2.2.2 Hạn chế .57
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY . 61
3.1 Phương hướng .61
3.2 Giải pháp . 64
KẾT LUẬN. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .71
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường đại học Cần Thơ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình. Người đã làm thơ để tự răn:
“ Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”
Trong tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của cả thầy cô, cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố đó, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.[5]
Chương 2
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY
2.1 Khái quát về trường Đại học Cần Thơ:
Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Cần Thơ: Viện Đại học Cần Thơ ra đời ngày 15/10/1966. Viên Đại học Cần Thơ chỉ tồn tại từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1975 nhưng viện đã có công mở ra một hướng đi mới trong lịch sử giáo dục ĐBSCL: đào tạo chính quy những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, nông nghiệp có trình độ kỹ sư hay cử nhân.
Ngày 30/4/1975 cùng với ngày giải phóng Sài Gòn – Gia Định giải phóng, ĐBSCL và Cần Thơ được giải phóng. Khu ủy Miền Tây Nam Bộ tổ chức ngay những đoàn cán bộ đến tiếp quản cơ sở giáo dục quan trọng trên. Từ đó, Viện Đại học Cần Thơ trở thành trường Đại học Cần Thơ.
Khi còn là Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Cần Thơ có 4 khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học xã hội, Văn khoa, Sư phạm (có trường Trung học kiểu mẫu) đào tạo hệ cử nhân, Trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm sinh ngữ giảng dạy chương trình ngoại ngữ cho sinh viên.
Viện Đại học Cần Thơ tọa lạc trên đọa điểm:
Tòa viện trưởng ( số 5, đại lộ Hòa Bình) là nơi tập trung các bộ phận hành chính của viện.
Khu I ( đường 30/4) diện tích trên 5 ha là khu nhà ở, lưu trú xã nữ sinh viên, Trường trung học kiểu mẫu, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và nhà làm việc của các
khoa.
Khu II: ( đường 3/2) diện tích 87 ha là khu nhà học chính của trường
Khu III: ( số 1, Lý Tự Trọng) diện tích 0,65 ha, là cơ sở đào tạo đầu tiên gồm khoa Khoa học và Thư viện.
Sau khi được tiếp quản và đổi tên thành Trường Đại học Cần Thơ, lúc này
chương trình đào tạo và sinh viên cũ của khoa Sư phạm và Cao đẳng Nông nghiệp
được tiếp tục đào tạo tại khoa Sư phạm tự nhiên và Khoa Nông nghiệp của Đại học
Cần Thơ. Sinh viên của các khoa khác được gửi lên các trường đại học ở Thành phố
Hồ Chí Minh hoặc được chuyển vào các ngành đang đào tạo tại trường.
Sau 1975, Khoa Sư phạm được tách thành khoa Sư phạm tự nhiên và khoa Sư phạm xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ. Sau đó, mở rộng thành 5 khoa: Toán – Lý (1980), Hóa – Sinh (1980), Sử - Địa (1983) và Ngoại ngữ (1983).
Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được rộng mở thành 7 Khoa: Trồng trọt (1977), Chăn nuôi (1978), chế biến và Bảo quản nông sản (1978), kinh tế nông nghiệp (1979) và Thủy sản (1979).
Năm 1978, Khoa Đại học Tại chức được thành lập, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đào tạo là 5 năm từ 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo Tại chức cần được mở rộng hơn và trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm giáo dục thường xuyên: Tiền Giang – Long An – Bến Tre, Vĩnh Long – Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải.
Năm 1987 để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa kinh tế Nông nghiệp đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo cử nhân kinh tế: Kinh tế tài chính – Tín dụng, Kinh tế kế toán tổng hợp, Kinh tế ngoại thương và quản trị kinh doanh. Tương tự năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ĐBSCL.
Năm 1990, Khoa Toán, Lý mở hệ cao đẳng đào tạo hai ngành: Điện tử và
Tin học và nâng cấp xưởng điện tử thành trung tâm điện tử - Tin học.
Tháng 2/1993, Khoa ngoại ngữ được thành lập đào tạo giáo viên Anh văn, pháp văn, Nga văn cho các trường phổ thong trung học.
Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, Đại học Cần Thơ còn tổ chức các Trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm kết hợp có hiệu quả ba nhiệm vụ Đào tạo
– Nghiên cứu khoa học – Lao động. Từ năm 1985 – 1992 có 7 trung tâm được thành lập: Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học (1988), Điện tử - Tin học (1990), Nghiên cứu và phát triển Tôm – Artemia (1991), Ngoại ngữ (1991), Thông tin khoa học và Công nghệ (1992).
Tính đến thời điểm năm 1995, Trường Đại học Cần Thơ có 7 khoa, 3 viện nghiên cứu, 4 trung tâm khoa học, 3 bộ môn trực thuộc Ban giám hiệu, 9 phòng ban. Với 134 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác ở phòng, ban… có trình độ cử nhân, kỹ sư, bác sĩ..., 218 cán bộ công tác ở khoa, bộ môn, phòng ban, nhà trẻ, mẫu giáo công ty xây dựng có trình độ dưới đại học, 39 cán bộ quản lý.
Số lượng sinh viên hàng năm rừ các tỉnh ĐBSCL dự thi vào trường và trúng tuyển nhình chung ngày càng đông, đặc biệt 3 năm gần đây, lấy năm 1986 làm cột
mốc có 1021 sinh viên thì các năm gần đây như sau:
Năm
1983
1986
1993
1994
1995
Sinh viên
654
1.021
1.420
2.050
2.271
Nguồn: Dự thảo 30 năm thành lập trường
Theo số lượng thống kê tháng 4/1994 thì trong năm học 1994 – 1995, nhà trường có 5.716 sinh viên theo học 29 ngành tại 3 khu I, II, III.
Qua số liệu của các Sở giáo dục và Đào tạo; Ban tổ chức chính quyền và chi
cục thống kê cung cấp năm 1994 – 1995 Đại học Cần Thơ đã đào tạo được 57.072 sinh viên tốt nghiệp chính quy Đại học và Cao đẳng, chiếm 3,6/1000 dân (dân số ĐBSCL: 16.012.000 người).
Những con số thống kê trên đây thì có thể nói lên một thực trạng ở ĐBSCL đó là: đây là một miền đất đã cung cấp cho cả nước khoảng 50% tổng sản lượng lương thực thực phẩm; là vùng cây ăn quả lớn nhất nước; có nguồn thủy, hải sản xuất khẩu to lớn đứng hàng đầu của đất nước nhưng lại là một trong những vùng có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thấp nhất nước? Đó là một câu hỏi lớn đòi hỏi Đảng ủy và Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ tìm lời giải đáp thỏa đáng. Vì tính đến thời điểm 1995, vùng ĐBSCL đang rất cần một nguồn lớn
nhân lực để kịp thời thực hiện đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trong thời kỳ thì vùng ĐBSCL chỉ có hai trường Đại học đó là Đại học Cần Thơ và Đại học An Giang mới thành lập sau (1999). Nên mọi trọng trách đào tạo nguồn nhân lực đã tập trung ở Trường.
Đại học Cần Thơ. Và sự thật trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Trường Đại học Cần Thơ đã có rất nhiều nỗ lực để thực hiện vai trò to lớn của mình.
Trong vòng 6 năm (1989 – 1995) trường đã đào tạo (hoặc gửi đào tạo) trên
6000 cử nhân, kỹ sư, bác sĩ, phó tiến sĩ; kết hợp với các tỉnh ĐBSCL đào tạo dạng tại chức trên 5000 cán bộ trình độ cử nhân. Đồng thời, trường đã cử 5000 lượt cán bộ đi bồi dưỡng, học tập lấy bằng cao hơn ở trong nước và ở nước ngoài. Đã đào tạo thêm 6 tiến sĩ, 5 phó tiến sĩ, 30 Master, 18 cao học. Cho đến thời điểm năm
1996 trường đã có 23% cán bộ có trình độ bậc đại học, vượt 20% chỉ tiêu của Bộ
Đại học và Đào tạo ấn định cho năm 1995.[1]
Khu Hiệu bộ
Cổng chính ĐHCT
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. Ngoài nguồn lương thực, ĐBSCL còn có nguồn lợi về cây ăn quả, thủy hải sản xuất khẩu với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Đây là vùng đất mới trù phú, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm. Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực, làm đổi thay lớn về sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn vùng. Bước vào thiên niên kỷ mới, với yêu cầu Công nghiêp hóa - Hiện đại hóa đất nước, nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, việc qui hoạch chiến lược phát triển của vùng đặt ra những câu hỏi bức bách cho các nhà khoa học và chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, lý giải nhằm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú, đa dạng của vùng.
Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện
nay Trường đào tạo 55 chuyên ngành đại học, 15 chuyên ngành cao học và 05 chuyên ngành nghiên cứu sinh. Tổng số sinh viên tại Trường khoảng 16.000 và
14.000 tại các tại các Trung tâm Đào tạo liên kết ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long.
Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng.
Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.
Trường ĐHCT xác định sẽ tập trung đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ở những lĩnh vực: công nghệ, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Theo qui hoạch phát triển tổng thể Trường ĐHCT đến năm 2020, sẽ có thêm các khoa: Điện - Điện tử - Viễn thông, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn... Qui mô đào tạo của các khoa: Công nghệ, Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Điện- Điện tử- Viễn thông... đều tăng. Trong đó, tăng đáng kể là qui mô đào tạo của khoa Công nghệ, từ đào tạo 4.220 sinh viên đại học và 120 học viên sau đại học vào năm 2010 tăng lên đào tạo 5.189 sinh viên đại học và 838 học viên sau đại học vào năm 2020.
Khoa Điện- Điện tử- Viễn thông được thành lập sẽ góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ĐBSCL. Các khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn được thành lập nhằm đào
tạo các môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn. Còn Khoa Sư phạm sẽ tập trung đào tạo kỹ năng sư phạm. Như vậy, chất lượng đào tạo giáo viên THPT sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở ĐBSCL.
Không chỉ dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, Trường ĐHCT còn dịch chuyển giữa đào tạo đại học và đào tạo sau đại học. Hiện nay, toàn ĐBSCL có
10 trường đại học. Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học đã được
“san sẻ” cho các trường chứ không còn tập trung vào Trường ĐHCT như từ năm
1999 trở về trước. Vì vậy, Trường ĐHCT đang đẩy mạnh đào tạo sau đại học. Trường ĐHCT đang đào tạo 28 ngành ở bậc cao học cho 1.272 học viên; 7 ngành đào tạo tiến sĩ với 55 nghiên cứu sinh theo học. Đến năm 2020, qui mô đào tạo sau đại học của trường sẽ tăng lên khoảng 4 lần, ước tính khoảng 5.000 học viên.
Trường ĐHCT đã xây dựng đề án “Đào tạo cán bộ trình độ thạc sĩ cho vùng ĐBSCL” và đề án “Đào tạo cán bộ giảng dạy đại học và cao đẳng cho vùng ĐBSCL”. Mục tiêu của đề án “Đào tạo cán bộ giảng dạy đại học và cao đẳng cho vùng ĐBSCL” là cung cấp kiến thức sư phạm, nâng cao kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy mới và đào tạo kỹ năng thực hành cho học viên. Dự kiến đề án được thực hiện trong 5 năm. Còn với đề án “Đào tạo cán bộ trình độ thạc sĩ cho vùng ĐBSCL”, Trường ĐHCT đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho trường tổ chức thêm một kỳ thi tuyển sinh sau đại học, dự kiến vào tháng 10, để tuyển sinh cho đề án. Trường cũng xin chỉ tiêu và ngân sách đào tạo riêng (khoảng 250 học viên/ năm) cho ĐBSCL, bên cạnh chỉ tiêu thường xuyên của trường.
Những bước dịch chuyển trong công tác đào tạo của Trường ĐHCT chứng tỏ những nỗ lực không ngừng của trường nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ĐBSCL. Tuy nhiên, từ những bước dịch chuyển này đến mục tiêu trở thành 1 trong 200 trường đại học hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cả một chặng đường dài đầy khó khăn. Có thể nói, một trong những cơ sở quan trọng để Trường ĐHCT mạnh dạn đề ra mục tiêu này chính là những chương trình đào tạo quốc tế mà trường đã triển khai thực hiện trong thời gian qua. Bên cạnh đó là thành quả trong công tác hợp tác quốc tế, trong đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý đào tạo...
Với mục đích đẩy mạnh đào tạo quốc tế, thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập nghiên cứu tại trường với nhiều hình thức, Trường ĐHCT đã xây dựng chương trình học phần nhiệt đới. Chương trình nhắm đến đối tượng sinh viên ở các nước không thuộc khu vực nhiệt đới. Từ năm 2005 đến nay, có 30 sinh viên Mỹ, 6 sinh viên Nhật theo học chương trình này và sắp tới chương trình sẽ tiếp tục đón nhận các sinh viên Canada. Chương trình học phần nhiệt đới còn nhằm mục đích quốc tế hóa các chuyên ngành mạnh của Trường ĐHCT. Một số trường đại học nước ngoài đã công nhận chương trình học phần nhiệt đới tương đương với một số học phần trong chương trình đào tạo của họ. Các cán bộ giảng dạy của Trường ĐHCT tham gia vào chương trình đã có khả năng xây dựng chương trình và giảng dạy cho sinh viên quốc tế.
2.2 Thực trạng về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên ở trường Đại học Cần Thơ hiện nay:
Trên cơ sở những kết quả đạt được của công tác giáo dục chính trị tư tưởng
cũng như đoàn trường Đại học Cần Thơ trong sinh viên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đại học Cần Thơ và sự phối hợp của các đoàn thể, cơ quan chức năng, trình bày ở trên với tư cách là một sinh viên Khoa Khoa học Chính Trị của trường Đại học Cần Thơ nên tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về nhận thức đời sống mới của sinh viên Đại học Cần Thơ hiện nay nói cách khác là chương trình hoạt động của trường đã mang lại cho sinh viên những tác dụng tích cực nào và từ đó sẽ có căn cứ để đề ra giải pháp vừa cho trước mắt cũng như lâu dài giúp công tác giáo dục chính trị về xây dựng đời sống mới cho sinh viên của trường đạt hiệu quả thật sự và cao hơn.
Để góp phần vào việc xây dựng đời sống mới cho sinh viên thì ban lãnh đạo trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Đoàn trường cũng như các đoàn thể khác luôn xây dựng chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên trường Đại học Cần Thơ hiện nay.
Qua đây, có thể khái niệm văn hóa là gì? Văn hóa quần chúng, hoạt động văn hóa của học sinh – sinh viên, hành vi văn hóa và giao lưu văn hóa như thế nào?
Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử. Là đời sống tinh thần của con người.
Văn hóa quần chúng là hình thức sinh hoạt văn hóa phục vụ quần chúng và do quần chúng đông đảo tham gia.
Hoạt động văn hóa của học sinh – sinh viên là các hình thức sinh hoạt văn
hóa quần chúng nhằm nâng cao đời sống tinh thần của học sinh – sinh viên.
Hành vi văn hóa là cách ứng xử của con người, biểu hiện văn minh trong một hoàn cảnh nhất định.
Giao lưu văn hóa là sự gặp gỡ, trao đổi hoạt động văn hóa giữa các cá nhân
hoặc các cộng đồng người với nhau.[20]
2.2.1 Thành tựu:
Trong những năm qua Ban chấp hành Đoàn trường Đại học Cần Thơ đề ra kế hoạch công tác với chủ đề “ Năm đẩy mạnh chất lượng thi đua học tập rèn luyện, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh”.
Năm 2007 với nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng cho đất nước; Tuổi trẻ Đại học Cần Thơ hăng hái thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cần Thơ lần thứ XI; đất nước ta tiếp tục công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoa, hiện đại hóa đất nước đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Năm 2007 là năm đầu tiên nước ta chính thức tham gia WTO và được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc; năm bầu cử Quốc hội khóa XII,… đây là sự phấn khởi của dân tộc, là điều kiện thuận lợi phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ Đại học Cần Thơ.
Trong năm vừa qua, Đoàn trường Đại học Cần Thơ luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc về nhiều mặt của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, Ban thường vụ Thành đoàn Cần Thơ cùng sự phối hợp, hỗ trợ từ các đơn vị trong và ngoài trường là động lực mạnh mẽ cho các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên toàn trường đạt thắng lợi.
Đội ngũ cán bộ Đoàn năng động, sáng tạo ngày càng xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác Đoàn. Các phong trào, hoạt động của Đoàn ngày càng phong phú, thiết thực. Thể hiện tính chủ động, sáng tạo của Đoàn viên và cơ sở đoàn đã thu hút đông đảo Đoàn viên thanh niên tham gia và
hưởng ứng nhiệt tình. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tổ chức Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Sự phân cấp quản lý và phân bổ kinh phí từ Đoàn trường đã tạo điều kiện
thuận lợi để Đoàn các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Công tác Đoàn – Hội của trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn cấp trên; Đảng ủy và Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ; sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và các đơn vị Đoàn trong hệ thống; sự hỗ trợ nhiệt tình của các doanh nghiệp ngoài trường, lãnh đạo các địa phương trong vùng về kinh phí và các công tác chung.
Việc phân cấp, phân nhiệm của Đoàn trường tạo điều kiện cho các cơ sở Đoàn chủ động trong công tác quản lý đoàn viên thanh niên theo khoa, ngành và triển khai các chương trình hoạt động đa dạng và phù hợp hơn với sinh viên, tiết kiệm thời gian và kinh phí hoạt động, các đoàn cơ sở chủ động liên hệ với lãnh đạo, viện trong việc tham mưu, trao đổi các công tác, tạo điều kiên cho lãnh đạo đơn vị sâu sát hoạt động của thanh niên cũng như dễ dàng nắm bắt tình hình tư tưởng sinh viên của khoa, viện của mình để từ đó có định hướng quản lý phù hợp hơn.
Lực lượng cán bộ Đoàn ngày càng năng động hơn, chủ động học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác và rèn luyện, bổ sung các kỹ năng cho bản thân; có tinh thần sang tạo trong các hoạt động phong trào, nỗ lực đẩy mạnh quan hệ với địa phương, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị, doanh nghiệp… huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ cho hoạt động.[7]
a. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp ý thức pháp luật và trách nhiệm công dân:
Tập trung nâng cao công tác đinh hướng, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục truyền thống yêu nước. Góp phần hình thành lối sống văn hóa, học tập, công tác, sinh hoạt có nề nếp, kỷ cương; ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng nội quy nhà trường trong đoàn viên, sinh viên.
Các cấp bộ đoàn chủ động xây dựng những hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục, tuyên truyền có hiệu quả. Đảm bảo vừa tiếp cận, vừa thu hút được đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Thực
hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và kế hoạch công tác liên tịch giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS HCM. Tuyên truyền và phát động trong toàn đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền học tập Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Đại học Cần thơ lần thứ IX.
Thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tiến hành thong qua các hình thức học tập lý luận chính trị chính khóa, tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, hội nghị tập huấn cán bộ Đoàn, Hội sinh viên; các cuộc thi, diễn đàn tìm hiểu về Chủ nghĩa Mác – Lênin, về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về Hồ Chí Minh, triển khai có hiệu quả cuộc vận động “ Tuổi trẻ Việt Nam – Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong tuổi trẻ học đường; phát động trong toàn thể học sinh sinh viên và cán bộ thường thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh “ Tuổi trẻ sống đẹp – sống có ích”; duy trì và phát triển các hoạt động sinh hoạt CLB thời sự chính trị, tổ chức cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống Cách mạng, dân tộc “ Tôn sư trọng đạo”, “ Uống nước nhớ nguồn” trong mỗi đoàn viên, sinh viên. Phát huy các hình thức: giao lưu văn hóa, thi tìm hiểu và sinh hoạt chuyên đề, phát thanh thanh niên, bản tin sinh viên… Chú trọng tạo điều kiện cho các bạn trẻ chủ động tạo ra sân chơi lành mạnh. Tập trung các hoạt động tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn như ngày học sinh – sinh viên 9/1, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
26/3, Hiến chương nhà giáo 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22/12, ngày thành lập ĐCSVN 3/2, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4… Nội dung công tác này các cấp khoa, khối và trực thuộc đoàn trường cần chủ động tập trung thực hiện.
Phối hợp với Phòng công tác chính trị trường Đại học Cần Thơ, Thành Đoàn Cần Thơ tổ chức chương trình “ Mừng Đảng, mừng xuân 2007” nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập ĐCSVN. Qua đây, giúp cho Đoàn viên thanh niên có một buổi tiếp xúc với Ban lãnh đạo của trường.
Phối hợp với thành Đoàn Cần Thơ và Phòng công tác chính trị trường tổ chức chương trình “ Tuổi trẻ với mùa xuân biên giới” giúp cho sinh viên có dịp giao lưu văn hóa văn nghệ.
Ngoài ra tổ chức cuộc thi viết và hùng biện với chủ đề “ Hình ảnh người Đoàn viên, thanh niên trong quá trình hội nhập” với hơn 3000 bài dự thi và lựa chọn 10 cá nhân và tập thể có những ý tưởng, những giải pháp hay cho các vấn đề công tác đoàn và hướng phát triển phong trào thanh niên trong giai đoạn mới dự thi vòng chung kết. Song song đó, triển khai cuộc thi viết “ Ước mơ của tôi” do báo Thanh niên phối hợp với các Công ty Bảo hiểm Bảo Việt tổ chức với 44 bài dự thi.
Cũng trong dịp chào mừng sinh nhật Đoàn (26/3/1931 – 26/3/2007), Đoàn trường tổ chức ngày hội triển lãm “ Sáng tạo trẻ” của tuổi trẻ thành phố Cần Thơ và tuổi trẻ Đại học Cần Thơ ngày 25/3/2007 với sự tham gia triễn lãm các công trình sáng tạo của hơn 80 đoàn viên thanh niên các Đoàn khoa, khối trực thuộc trong trường cùng với sự tham gia giao lưu của các đơn vị Quận, huyện Đoàn khối bạn; Đồng thời, tổ chức cho hơn 170 Đoàn viên thanh niên giao lưu trực tuyến với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Hội trường II khu hiệu bộ trường Đại học Cần
Thơ.
Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đoàn trường Đại học đã phát động các phong trào, hoạt động với nhiều hình thức như: Đoàn trường đã cung cấp tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, những lời dạy, những mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cấp Đoàn cơ sở; Mỗi Đoàn cơ sở được trang bị 1 bộ sách tư liệu về Hồ Chí Minh, thực hiện bản tin chuyên đề về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (những mẫu chuyện sưu tầm, cuộc đời hoạt động của Người…) và phát thanh các mẫu chuyện đạo đức của Người định kỳ trên hệ thống phát thanh Ký túc xá, nhiều chi Đoàn và Chi hội sinh viên lồng ghép hoạt động trên trong các buổi họp lệ hàng tháng và các hình thức thi văn nghệ truyền thống, hái hoa dân chủ.
Phát động cuộc thi “ Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ
Đoàn cơ sở, Liên Chi Hội Sinh viên tuyển chọn những cá nhân xuất sắc tham gia thi
cấp trường vào các ngày (19, 20 và 24/11/2007). Sau hơn một tháng triển khai, cuộc thi đã thu hút hơn 1386 lượt sinh viên tham gia cổ vũ và hơn 100 thí sinh dự thi.
Nhằm giúp cử tri có cơ hội tiếp xúc với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội
khóa XII từ đó có sự lựa chọn đúng đắn hơn trong công tác bầu cử, Đoàn trường đã cử 300 sinh viên tham gia buổi tiếp xúc giữa các ứng cử viên đại biểu quốc hội khoa XII và cử tri trường Đại học Cần Thơ ngày 16/5/2007 tại Hội trường lớn khu II, đồng thời thực hiện các bản tin tuyên truyền, vận động các cử tri thực hiện bầu cử nghiêm túc, đúng luật.
Phát động “ Mùa thi nghiêm túc”, thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thực hiện Chủ đề năm học
2007 – 2008 ở bậc đại học là “ Nói không với đào tạo không đạt tiêu chuẩn và không theo nhu cầu xã hội”, gắn với Cuộc vận động “ Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”.
Nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên nắm bắt tình hình thực tế, định hướng về tư tưởng chính trị; triển khai về nội quy, quy chế nhà trường; chính sách pháp luật của nhà nước, trong đầu năm học 2006 – 2007, Đoàn trường đã tham gia cùng với các đơn vị hữu quan của trường tổ chức “ Tuần lễ sinh hoạt đầu n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về việc xây dựng đời sống mới của sinh viên trường đại học cần thơ hiện nay.doc