MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH 7
1.1. Văn hoá chính trị - Khái niệm, cấu trúc và tính chất 7
1.2. Vai trò của văn hoá chính trị trong tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 22
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 35
2.1. Thực trạng văn hoá chính trị trong thực hiện chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 35
2.2. Thực trạng văn hoá chính trị trong thực thi các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 51
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở NƯỚC TA 67
3.1. Phương hướng nâng cao văn hoá chính trị trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay 67
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hoá chính trị trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay 69
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 114
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hoá chính trị trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hại to lớn về kinh tế - xã hội của đất nước.
Qua cuộc khảo sát về vai trò vị trí của HĐND và vai trò hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh do văn phòng HĐND tỉnh Quảng Trị thực hiện vào cuối năm 2005. Với việc thu thập ý kiến trả lời trực tiếp thông qua 5 bộ phiếu điều tra gồm 520 phiếu trên các đối tượng là: Đại biểu HĐND tỉnh; cán bộ công chức trong văn phòng HĐND, văn phòng UBND cấp tỉnh và huyện; công chức trong các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp; cán bộ Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh và cử tri là lao động, cán bộ về hưu, học sinh, sinh viên cho kết quả: Có 51,9% số người cho rằng hoạt động giám sát của HĐND đã thực hiện đúng quy định của pháp luật và có nhiều tiến bộ song có tới 55,6% số người cho rằng hiệu lực còn thấp; 64,2% số người cho rằng còn tình trạng né tránh, ngại va chạm trong việc lựa chọn nội dung, và kết luận kiến nghị sau giám sát ; 42,9% cho rằng nội dung giám sát còn chung chung, chưa sát cuộc sống [9].
Việc giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND hiệu quả thấp. Qua khảo sát cho thấy: 40,7% số người cho rằng các đại biểu không quan tâm đến hoạt động giám sát và kết quả xem xét giải quyết còn thấp; 77,8% cho rằng các cơ quan nhà nước có tiếp thu nhưng giải quyết chậm hoặc né tránh việc giải quyết; 54% cho rằng các đại biểu xem xét, kiến nghị giải quyết các kiến nghị của họ không kịp thời; 20% cho rằng các đại biểu HĐND không quan tâm giải quyết ý kiến, kiến nghị của họ; 16% cho rằng hiệu quả giải quyết còn thấp và 10% cho rằng hoạt động của HĐND không thiết thực [9, tr.56]
Thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian qua, một mặt khẳng định giám sát là chức năng chủ yếu của HĐND. Giám sát có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thực thi Hiến pháp, pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước và Nghị quyết của HĐND tại địa phương. Mặt khác, thực tế cũng nói lên rằng, những kết quả hoạt động giám sát chưa tương xứng với vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và với yêu cầu của cuộc sống.
Những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện chức năng quyết định và chức năng giám sát của HĐND phản ánh rõ nét mặt hạn chế của văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh. Vẫn chưa thoát ra được tính hình thức, tính tượng trưng. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương còn thấp. Tình trạng hư quyền, lạm dụng quyền lực xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi, HĐND khó kiểm soát được hoạt động của bộ máy hành chính. Nhân dân còn nhiều bức xúc đối với hoạt động của HĐND cấp tỉnh nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần, quyền lợi kinh tế, chính trị của người dân.
2.2. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ TRONG THỰC THI CÁC NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
2.2.1. Thực trạng văn hoá chính trị của đại biểu trong các hoạt động tiếp công dân, tiếp xúc cử tri và phản ánh tâm tư nguyện vọng của cử tri
Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Văn hoá chính trị của đại biểu HĐND được thể chế thành nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND:
Nhiệm vụ: Đại biểu HĐND phải tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của HĐND; liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; định kỳ báo cáo hoạt động của đại biểu và của HĐND trước cử tri; nghiên cứu chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; theo dõi đôn đốc giải quyết và thông tin trở lại cho nhân dân biết.
Quyền hạn: Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân, trả lời kết quả bằng văn bản cho đại biểu để báo cáo với cử trị; có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đại biểu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của nhà nước trong cơ quan tổ chức đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về thi hành pháp luật, chính sách nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung; có quyền đề nghị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ quyền hạn do HĐND bầu.
Trong thời gian qua việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu có những mạt tích cực và hạn chế sau:
Mặt tích cực: Có thể nói rằng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp tỉnh đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức; chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri được nâng lên và ngày càng đi vào thực chất. Đại biểu ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này và quan tâm ưu tiên, sắp xếp, bố trí thời gian để thực hiện. HĐND các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan hữu quan, xây dựng nội dung, chương trình, thời gian và công tác bảo đảm cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu.
Nhiều địa phương có tỷ lệ đại biểu tham gia tiếp xúc cử tri đạt cao như Ninh Bình 100%, Thanh Hoá 97%, Đồng Nai 94,5%, Quảng Trị 91% [47].
Kỹ năng tiếp xúc cử tri được nâng lên, không khí tiếp xúc đã giảm dần tính hình thức một chiều mà đã khuyến khích đối thoại, thẳng thắn, cởi mở, đi thẳng vào những vấn đề căn bản của đời sống kinh tế - xã hội mà cử tri quan tâm. Qua đó, đại biểu nắm bắt được ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Đồng thời qua tiếp xúc, trao đổi, đại biểu cung cấp thông tin để cử tri hiểu rõ hơn tình hình chung cũng như các chế độ, chính sách của Nhà nước để nhân dân đồng thuận và chia sẻ những khó khăn chung của địa phương. Thông qua tiếp xúc các đại biểu đã tổng hợp, phân loại ý kiến kiến nghị của cử tri, chuyển đến các cơ quan chức năng giải quyết hoặc chuyển vào nội dung chất vấn của đại biểu, kiến nghị HĐND xem xét ban hành các chính sách địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Các đại biểu đã quan tâm, theo dõi, đôn đốc giải quyết các kiến nghị, nhờ đó mà ở một số địa phương các ý kiến, kiến nghị được xem xét giải quyết trả lời cao hơn so với trước đây (đạt 87,5% cả ba cấp HĐND trong đó cấp tỉnh 58%). Cử tri ngày càng quan tâm hơn đến nhu cầu tiếp xúc với đại biểu HĐND, chuẩn bị nhiều ý kiến, kiến nghị sát thực tế, sâu sắc và đúng thẩm quyền để đóng góp cho các đại biểu phản ánh trong các kỳ họp HĐND cấp tỉnh.
Hoạt động tiếp công dân đã được nhiều tỉnh, thành quan tâm. Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Uỷ ban MTTQ xây dựng và ban hành quy chế tiếp công dân. Sau khi có luật khiếu nại, tố cáo đã có 37 tỉnh, thành phố xây dựng trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Một số tỉnh đã bố trí lịch tiếp công dân, thông báo rộng rãi cho nhân dân biết, bố trí người có thẩm quyền tiếp dân, trực tiếp xem xét, quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo thông qua cơ chế đối thoại trực tiếp với dân, tổ chức mạng thông tin trực tuyến, trực tiếp trên sóng phát thanh truyền hình, tổ chức đường dây nóng để công dân phản ánh, bày tỏ ý kiến với cơ quan nhà nước tiêu biểu như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương… Một số địa phương tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đạt tỷ lệ cao như Tuyên Quang đạt 93%, Nam Định đạt 80%... [47].
Mặt hạn chế: Hoạt động tiếp xúc cử tri ở nhiều nơi vẫn còn hạn chế, vẫn chưa khắc phục được tính hình thức. Đối tượng tiếp xúc là cử tri trực tiếp tham gia tỷ lệ chưa cao theo ước tính khoảng 25%/ tổng số người tham gia và rất thấp so với tổng số cử tri. Chủ yếu vẫn là tiếp xúc với “cử tri chuyên nghiệp - đại cử tri”. Việc bố trí địa điểm, thời gian tiếp xúc thường tính toán làm sao thuận lợi cho người tổ chức và thuận lợi cho đại biểu hơn là thuận lợi cho cử tri, như tiếp xúc tập trung trong toàn xã hay những địa bàn mà phương tiện ô tô đi lại thuận lợi, thậm chí thuận lợi cho việc đón tiếp, gặp gỡ sau tiếp xúc.
Cử tri ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện, đường nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng cao biên giới, hải đảo khó có cơ hội để gặp đại biểu do mình bầu ra. Chưa nói đến những khó khăn do bất đồng về ngôn ngữ, trình độ dân trí, nhận thức pháp luật còn hạn chế mà cử tri nhầm lẫn đại biểu dân cử như là người có đủ thẩm quyền để giải quyết mọi việc theo mong muốn của họ. Măt khác vẫn còn tình trạng đại biểu không có quyền nhưng vì “lời hứa không mất tiền mua” nên cứ hứa suông với dân cho xong việc. Vì vậy, khi tình hình không có chuyển biến, nhân dân gọi các đại biểu là “ông gật”, “ông hứa”, dẫn đến mất lòng tin và không muốn tiếp xúc đại biểu dân cử. Nhiều đại biểu kiêm nhiệm ít dành thời gian để đọc, nghiên cứu tài liệu, chế độ chính sách, do đó khi trả lời ý kiến cử tri có hiện tượng giải thích sai chế độ, chính sách, cử tri dựa vào đó để khiếu nại.
Việc tổng hợp, phân loại ý kiến ở nhiều nơi còn rất hạn chế nhất là lẫn lộn thẩm quyền, phạm vi giải quyết của các cơ quan, tổ chức, ở các cấp chính quyền. Ví dụ việc ô nhiễm môi trường ở một chợ nông thôn do ban quản lý chợ hoạt động kém cũng kiến nghị lên HĐND cấp tỉnh.
Công tác tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc và nơi cư trú chưa được quan tâm, theo số liệu báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong ba năm qua các cuộc tiếp xúc ở nơi làm việc chiếm 0,23%; tiếp xúc theo chuyên đề chiếm 0,17% (ở cả ba cấp). Tỷ lệ đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc cử tri ở nơi công tác rất thấp so với tiếp xúc ở nơi cư trú [phụ lục 4]. Hoạt động tiếp công dân cơ bản còn hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số đại biểu giữ các chức vụ do HĐND bầu còn né tránh gặp gỡ đối thoại với dân nhất là những vụ việc kéo dài, gây oan sai cho người dân. Tệ đùn đẩy, vòng vo giữa các cơ quan nhà nước còn khá phổ biến, người dân không biết dựa vào ai, HĐND thì không có chức năng giải quyết mà chuyển ý kiến yêu cầu UBND giải quyết, UBND chuyển cho cơ quan chuyên môn, cơ quan chuyên môn thì chờ ý kiến chỉ đạo của UBND. Khi HĐND đôn đốc, nhắc nhở thì UBND giải trình đang chờ xin ý kiến Thường vụ cấp uỷ. Thậm chí khi Thường vụ cấp uỷ cho ý kiến UBND lại “đá bóng” cho chính quyền cấp dưới... Trong khi đó, nếu biết tôn trọng nhân dân thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức trực tiếp đối thoại với dân thì các vụ việc kể cả các vụ việc kéo dài sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Thái độ tiếp công dân, tiếp xúc cử tri và hành động tắc trách của các cơ quan nhà nước đã dẫn đến kết quả nhiều tỉnh, thành phố tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đạt tỷ lệ thấp (Hưng Yên 44,15%, Kiên Giang 49,22%, Ninh Thuận 56,50%) quyền lợi chính đáng của người dân không được bảo vệ kịp thời dẫn đến bất bình, khiếu tố kéo dài, vượt cấp, phức tạp [47].
Có thể nói cử tri các địa phương gửi gắm niềm tin với đại biểu HĐND tỉnh về những bức xúc của họ là rất lớn và sự gửi gắm đó phản ánh đúng vị trí chức năng của HĐND. Đại biểu tiếp nhận thông tin từ phía cử tri là rất phong phú đa dạng. Thông tin từ phía cử tri giúp cho đại biểu thấu hiểu khá sâu sắc về tình hình mọi mặt của cộng đồng dân cư và tình hình thực thi pháp luật ở cơ sở. Trên thực tế, hầu hết các đại biểu đã tổng hợp các ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Nhưng chủ yếu là tập hợp thông qua các tổ đại biểu báo cáo thường trực HĐND yêu cầu UBND xem xét giải quyết, giải trình trước kỳ họp. Hầu hết vấn đề được đại biểu HĐND tập hợp báo cáo Thường trực HĐND đưa ra kỳ họp đều được các cơ quan hửu quan quan tâm xem xét và trả lời. Nhiều trường hợp người đứng đầu UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND giải quyết tại kỳ họp hoặc tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời sau kỳ họp đáp ứng một phần quan trọng nguyện vọng của nhân dân.
Việc tiếp nhận ý kiến, đơn thư khiếu nại tố cáo giữa hai kỳ họp HĐND, việc chuyển đơn, đôn đốc giải quyết và báo cáo bằng văn bản cho đại biểu thực hiện còn rất khiêm tốn và kết quả rất hạn chế. Trong thực tế đây là khâu yếu nhất trong hoạt động của đại biểu, một mặt do đại biểu chưa nổ lực cố gắng, chưa kiên định, quyết tâm theo đuổi sự việc đến cùng nhưng mặt khác đại biểu rất khó thực hiện nhiệm vụ này vì cơ chế cho đại biểu tiếp dân tại nhà riêng chưa được xác lập. Ông Đặng Văn Khoa - đại biểu thành phố Hồ Chí Minh sau khi công bố danh tính, nhà riêng, số điện thoại để tạo điều kiện cho dân đến tiếp xúc trao đổi thì bị công an phường thu hồi vì trái pháp luật. (luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định đại biểu tiếp xúc cử tri do thường trực HĐND thống nhất với Uỷ ban MTTQ để bố trí chương trình, thời gian, địa điểm và do Uỷ ban MTTQ chủ trì tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri - như vậy dù muốn cũng chưa làm được).
Đại biểu HĐND các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang và công dân ở địa phương. Nhưng trong thực tế, nhiệm vụ giám sát này chỉ thực hiện được ở khâu theo dõi, quan sát giúp cho đại biểu nhận thức được thực tiễn tình hình ở địa phương, làm cơ sở để các đại biểu tham gia thảo luận ở các diễn đàn hội nghị hay kỳ họp HĐND góp phần điều chỉnh chính sách địa phương hoặc bổ sung các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. Tuy nhiên ít có đại biểu nhân danh là đại biểu HĐND cấp tỉnh để yêu cầu UBND, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang áp dụng các biện pháp để chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Cơ chế yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương chấm dứt các hành vi trái pháp luật hiện chưa có sự hướng dẫn quy trình kỹ thuật tiến hành như thế nào. Thường trực HĐND, các ban HĐND sau giám sát, kiến nghị bằng văn bản và có con dấu của HĐND cấp tỉnh nhưng cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết ở chừng mực rất khiêm tốn. Trong khi chưa có phương thức nào cho đại biểu có thể áp dụng để thực hiện quyền giám sát của mình mà chủ yếu chỉ có thể sử dụng “văn bản bằng lời nói” do đó không tránh khỏi tính hình thức.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.3.1. Mặt tích cực và nguyên nhân cơ bản của nó
a. Mặt tích cực
Có thể nhận định đánh giá chung là trong những năm qua, trên cơ sở đường lối đổi mới và quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày càng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng tập trung quyền lực nhà nước ở địa phương vào tay cơ quan dân cử là HĐND cấp tỉnh. Đó là bước phát triển tiến bộ lớn trong tổ chức và hoạt động của HĐND cấp tỉnh.
Với vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định và những đổi mới bước đầu về tổ chức, bộ máy nhất là chế độ đại biểu làm việc chuyên trách. HĐND cấp tỉnh đã hoạt động có những khởi sắc, bước đầu đã hạn chế tình trạng hình thức chủ nghĩa. Các hoạt động ngày càng đi vào thực chất, thực quyền hơn. Nhất là việc cụ thể hoá đường lối, chiến lược phát triển đất nước và các nghị quyết của các cấp uỷ đảng vào thực tiễn các địa phương. Năng lực ban hành văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh đã được nâng lên. Hoạt động kỳ họp HĐND đã sôi động hơn, các tầng lớp nhân dân quan tâm theo dõi, phấn khởi trước những tiến bộ đáng kể tại các kỳ họp. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tích cực, sôi nổi và ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn. Không khí sinh hoạt dân chủ, thẳng thắn hơn. Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt các quy trình hoạt động, nắm vững và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật vào hoạt động của HĐND đem lại hiệu quả cao.
Hoạt động giám sát có bước phát triển tiến bộ vượt bậc, quy mô giám sát tăng lên đáng kể. Nhiều tỉnh, thành phố đã đi sâu giám sát các vấn đề phức tạp, những vấn đề mà xã hội và cử tri bức xúc. Qua giám sát đã kịp thời phát hiện, kiến nghị, uốn nắn, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đổi mới hoạt động chuyên môn thúc đẩy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Một số HĐND cấp tỉnh đã thực hiện được chế định xem xét, thu hồi văn bản QPPL của UBND và HĐND cấp dưới ban hành sai thẩm quyền, hoặc xem xét thông báo đình chỉ trước khi ban hành.
Hoạt động của thường trực và các ban HĐND từng bước đi vào nề nếp. Có thể khẳng định chế độ đại biểu hoạt động chuyên trách (mặc dù chỉ chiếm 10%) là bước ngoặt quan trọng, là khâu đột phá trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh trong thời gian qua.
Công tác tiếp dân, tiếp xúc cử tri từ sau khi có quy chế hoạt động của HĐND đã dần đi vào nề nếp, nhiều tỉnh thành đã đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri đa dạng hơn, đi sâu về tận thôn bản, giảm bớt tình trạng tiếp xúc với “cử tri chuyên nghiệp- đại cử tri”, mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri ở nhiều nơi được cải thiện. Việc giải quyết các kiến nghị của cử tri được đại biểu quan tâm hơn.
Mối quan hệ phối hợp giữa Thường trực HĐND, các ban HĐND với Thường trực UBMTTQ và các cơ quan tư pháp, cơ quan báo chí, HĐND cấp dưới được củng cố.
b. Nguyên nhân của những tiến bộ trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh
- Nguyên nhân khách quan
Sự phát triển tiến bộ trong nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta đã được thể chế bằng pháp luật thành nhiệm vụ quyền hạn của HĐND. Đây là một quá trình nhận thức lý luận và thực tiễn đã được nêu ra trong chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII năm 2001 và được thể chế hoá trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001). Lần đầu tiên luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã cụ thể hoá hiến pháp thành văn bản luật tiến bộ nhất từ trước đến nay, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, là cơ sở pháp lý quan trọng khởi đầu cho những tiến bộ trong thực tiễn hoạt động của HĐND trong thời gian qua.
Sự tác động của các chính sách mới của Nhà nước về kinh tế xã hội, trong đó ngày càng đề cao vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Tổ chức bộ máy, nhân sự của HĐND cấp tỉnh, lần đầu tiên có chế độ làm việc chuyên trách của uỷ viên thường trực và các trưởng (phó) ban HĐND, làm cho hoạt động của Thường trực HĐND, các ban HĐND tích cực, chủ động hơn. Không khí sinh hoạt xã hội dân chủ, cởi mở hơn trước.
- Nguyên nhân chủ quan
Năng lực và bản lĩnh của các đại biểu HĐND ở các tỉnh, thành được nâng lên. Thường trực HĐND, các ban HĐND chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nhận thức và tổ chức có hiệu quả các quy định của pháp luật vào thực tiễn hoạt động của HĐND, phản ánh văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND ngày càng được nâng lên.
Thông qua việc thực hiện hai chức năng cơ bản và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định, HĐND cấp tỉnh đã thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Chứng minh sự cần thiết khách quan phải xây dựng HĐND cấp tỉnh thật sự là cấp hoạch định chiến lược và cấp kiểm soát hữu hiệu quyền lực nhà nước ở địa phương. Chỉ có nâng cao hơn nữa vị trí vai trò của HĐND thì mới có cơ sở bảo đảm bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh cần tiếp tục hướng tới việc đổi mới thể chế, đổi mới tổ chức cán bộ và tăng cường năng lực áp dụng rộng rãi những chuẩn mực văn hoá chính trị chung, phổ biến và những chuẩn mực đặc thù. Để tạo bước chuyển về chất trong việc thực thi, kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương theo tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền.
2.2.2.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân
a. Mặt hạn chế
Nhìn trên tổng thể hoạt động của HĐND cấp tỉnh vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Ở nhiều nơi chưa thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, tính hình thức, hiệu quả, hiệu lực hoạt động còn thấp.
Trong việc thực hiện chức năng quyết định HĐND cấp tỉnh còn hạn chế, chất lượng xem xét quyết định các vấn đề quan trọng tại địa phương nhiều nơi còn buông lỏng hoặc còn thụ động, phụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước.
Tính kế hoạch và tính khoa học trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh chưa cao. Tâm lý làm việc theo tư tưởng “xuân thu nhị kỳ” vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi.
Năng lực hoạt động của đại biểu còn nhiều hạn chế do chế độ làm việc kiêm nhiệm, không được phân công trách nhiệm rõ ràng và không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
Tình trạng né tránh, thiếu tự tin trong hoạt động đại biểu còn nhiều. Các đại biểu HĐND cấp tỉnh trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND hầu như không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu tại kỳ họp và ít quan tâm đến nhiệm vụ quyền hạn của HĐND thậm chí do lợi ích quản lý mà tìm cách lách luật, vô hiệu hoá quyền lực của HĐND trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn quyết định các chính sách địa phương.
Tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của HĐND còn thấp, thậm chí còn nhiều đại biểu thiếu tự tin thậm chí còn tự ti không mặn mà với công việc.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
Văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:
+ Sự tác động của các yếu tố tâm lý xã hội, văn hóa:
Nhìn nhận văn hoá chính trị nói chung phải luôn đặt trong quan hệ với truyền thống văn hoá dân tộc. Văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh vì thế cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý xã hội, văn hoá:
Tâm lý tiểu nông là sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sự hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ trong xã hội còn rất hạn chế lại bị chi phối bởi các quan hệ sơ cấp (quan hệ đời thường) dễ dẫn đến tâm lý ngại va chạm, sợ mách lòng không dám đấu tranh. Song hành với nó là tư tưởng hẹp hòi, đề cao cái tôi, tính bảo thủ, không nhìn xa trông rộng, thụ động, chờ đợi, suy xét, so sánh thứ bậc... những đặc điểm tâm lý đó ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của đại biểu dân cử dẫn đến sự thiếu tự tin, thiếu năng động, thiếu bản lĩnh không dám bảo vệ lẽ phải, bảo vệ pháp luật trong hoạt động của HĐND.
+ Cơ chế vận hành hệ thống chính trị không đồng bộ.
Biểu hiện rõ nhất là sự vênh nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Luật tổ chức HĐND và UBND là sự phát triển của văn hoá chính trị pháp quyền. Phản ánh quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta phải thực sự trao quyền lực nhà nước về tay nhân dân. Tuy nhiên, từ khi luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ra đời đến nay, chưa có một văn bản QPPL nào của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật, ngoài Nghị quyết ngày 2 tháng 4 năm 2005 của Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của HĐND các cấp trong đó chỉ điều chỉnh các quy trình làm việc của HĐND mà không điều chỉnh phạm vi, mối quan hệ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND theo Quy định của luật. Sự không thống nhất của hệ thống pháp luật cũng là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay.
Văn hoá chính trị trong nhận thức cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong việc thực hiện pháp luật nói chung và trong việc thực hiện luật tổ chức HĐND và UBND còn nhiều hạn chế. Trước hết là trong văn hoá Đảng, ở nhiều nơi còn biểu hiện tình trạng bao biện, làm thay, một số cấp uỷ chưa nhận thức đúng phạm vi lãnh đạo của Đảng đối với HĐND và UBND. Chưa phân biệt được một cách rõ ràng sự khác nhau có tính nguyên tắc giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với vai trò quyết định và tính bắt buộc chung trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Một số cấp uỷ còn ban hành quy chế có những nội dung chồng lấn nhiệm vụ quyền hạn của HĐND như ban hành các nghị quyết có tính chất như chính sách địa phương quy định cụ thể mọi mặt của đời sống cả kinh tế và xã hội cả quy hoach và biện pháp cả kế hoạch và tài chính.
Cơ chế về mối quan hệ giữa cấp uỷ, thường vụ cấp uỷ với đảng đoàn HĐND, HĐND và UBND ở nhiều nơi chưa rõ ràng. Nhiều tỉnh UBND lách luật bằng cách xin ý kiến của thường vụ cấp uỷ để ban hành các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của HĐND. Do sự chồng chéơ trong phân định, phân cấp nên việc thực hiện tập trung đân chủ trong hoạt động của hệ thống chính trị bị hạn chế, nhiều nơi vai trò cá nhân người đứng đầu lấn át nguyên tắc hoặc tạo ra nguyên tắc hình thức.
Tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ không nhất quán, là biểu hiện hạn chế của văn hoá chính trị trong trong cơ chế vận hành của hệ thống chính trị. Đây có thể là nguyên nhân khách quan cơ bản làm hạn chế năng lực và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay.
+ Thể chế tổ chức, hoạt động của HĐND cấp tỉnh chưa hoàn thiện.
Thực tiễn đang đặt ra mâu thuẫn giữa chức năng, nhiệm vụ với cơ cấu tổ chức, cán bộ và cơ sở vật chất trong hoạt động trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh.
Tỷ lệ đại biểu HĐND kiêm nhiệm chiếm 90% tổng số đại biểu HĐND cấp tỉnh; các đại biểu kiêm nhiệm hầu hết là cán bộ chủ chốt, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, lãnh đạo chủ chốt HĐND cấp dưới, do đó thiếu Quỹ thời gian để nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Mặt khác, việc kiêm nhiệm nhiệm vụ đại biểu, thì trong trường hợp cần có sự lựa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- Mục lục.doc