MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 2
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu . 4
4. Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn . 5
5. Nguồn tài liệu. 5
6. Đóng góp của luận văn . 6
7. Bố cục luận văn. 6
Chương 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN . 7
1.1. Lịch sử hành chính huyện Định Hóa. 7
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 8
1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện . 9
1.4. Vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa . 13
1.4.1. Dân số, nguồn gốc. 14
1.4.2. Tình hình kinh tế . 14
1.4.3. Đời sống văn hóa, xã hội. 17
Tiểu kết chương 1. 26
Chương 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGưỜI TÀY ĐỊNH HÓA. 27
2.1. Ăn, uống. 27
2.1.1. Ăn . 27
2.1.2. Uống . 31
2.1.3. Ứng xử trong ăn uống . 32
2.2. Nhà cửa . 34
2.2.1. Nhà ở . 34
2.2.2. Kiến trúc công cộng . 43
134 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian 2 - 3 năm đó, người con gái phải lo trồng bông, dệt vải làm
chăn, màn, quần áo, làm gối cho vợ chồng và bố mẹ chồng, mua sắm các đồ
dùng để phục vụ cho cuộc sống gia đình sau này. Nhìn bề ngoài, người ta
tưởng đây là của hồi môn mà cha mẹ cho con gái mang về nhà chồng nhưng
thực chất đều do nhà trai bỏ tiền ra mua thông qua việc nhờ nhà gái mua sắm
giúp. Hôn nhân mua bán mang đến nỗi buồn đau cho nhiều chàng trai, cô gái.
Nếu không sắm đủ thì hôn nhân không thành hoặc nếu có đủ thì sau khi cưới
họ phải nai lưng làm lụng vất vả để trả nợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
49
Ngày nay, việc thách cưới cao trong hôn nhân của người Tày ở Định
Hóa tuy đã giảm nhưng chưa đáng kể.
Người Tày có tục lấy rể tạm và rể đời. Những trường hợp cưới rể tạm
là gia đình nhà gái neo đơn, thiếu lao động, cha mạ già yếu trong khi có con
trai nhưng còn nhỏ, chưa lo liệu được công việc gia đình. Chàng rể thường ở
nhà vợ cho đến khi em trai vợ trưởng thành, có thể sống tự lập được lúc đó rể
có thể đón vợ trở về bên nhà bố mẹ mình. Những gia đình hiếm con hoặc chỉ
có con gái thường lấy rể đời. Rể đời là do cha mẹ bên nhà gái chủ động tìm
cho con gái mình. Những chàng trai được chọn và đồng ý đi làm rể đời
thường là nhà có nhiều con trai hoặc nhà nghèo. Trong trường hợp này nhà
gái sẽ lo liệu toàn bộ lễ cưới. Con rể đời được coi như con đẻ, được thừa kế
tài sản nhưng đời con phải mang họ mẹ nên thường chỉ có chàng trai con nhà
nghèo không đủ khả năng cưới vợ mới đi ở rể đời.
3.1.1.1. Tuổi và tiêu chuẩn chọn dâu, chọn rể
Về lứa tuổi hôn nhân, trước đây nạn tảo hôn còn rất phổ biến, tuổi con
gái thường 14, 15 tuổi; tuổi con trai thường là 16, 17 tuổi. Ngày nay đã có luật
hôn nhân của Nhà nước nên tệ nạn tảo hôn trong xã hội người Tày đã giảm.
Tuổi con gái trung bình từ 18, 19 tuổi trở lên; con trai từ 20, 21 tuổi trở lên.
Đó là đối với các trường hợp học hành không đến nơi đến chốn hoặc sau khi
học xong phổ thông không thi đỗ trường nào nên kết hôn sớm.
Tiêu chuẩn để chọn một người con dâu vừa ý của các bậc cha mẹ là
người con gái đó phải biết đối nhân xử thế, lễ phép với bố mẹ, anh em họ
hàng, làng xóm, cần cù, chăm chỉ, thành thạo các công việc nội trợ, đặc biệt là
phải biết dệt vải, kéo sợi.
Tiêu chuẩn chọn con rể trong xã hội người Tày là khỏe mạnh, cần cù,
cày bừa thành thạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
50
Một điều kiện hết sức quan trọng trong việc chọn dâu, chọn rể của đồng
bào Tày ở Định Hoá đó là con dâu, con rể hay gia đình, họ hàng của dâu, rể
phải không bị mang tiếng là có ma gà.
3.1.1.2. Lễ cưới
Lễ cưới xin của người Tày ở huyện Định Hóa cũng như của người Tày
nói chung trải qua bốn bước, đó là: Lễ dạm hỏi (ướm hỏi), Lễ ăn hỏi, Lễ cưới
và Lễ lại mặt.
Lễ dạm hỏi (ướm hỏi)
Đôi trai gái khi đã quen biết nhau và thấy ưng nhau, chàng thanh niên
về xin phép bố mẹ tạo điều kiện thực hiện các nghi lễ để tiến tới hôn nhân.
Nhà trai nhờ một người quen biết cả hai gia đình ướm hỏi trước, nếu nhà gái
không phản đối gì thì họ chọn ngày tốt đến thăm. Buổi dạm hỏi, nhà trai chỉ
mang một chai rượu và đôi gà đến nhà gái. Trong buổi nói chuyện, nhà trai,
nhà gái đều dùng từ ngữ hình tượng, tế nhị để ướm hỏi, trả lời.
Nếu nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ xin tờ lục mệnh (trên có ghi ngày,
tháng, năm sinh của cô gái) đem về nhờ thầy tử vi xem số mệnh của cô gái có
hợp với chàng trai hay không. Nếu hợp nhà trai sẽ đến làm lễ ăn hỏi. Nếu
không hợp cũng phải báo cho nhà gái biết.
Lễ ăn hỏi
Sau lễ dạm một thời gian, gia đình nhà trai nhờ một người nam giới
trong họ có uy tín sang nhà gái bàn việc trăm năm của đôi trẻ. Đồ lễ do hai cô
gái trẻ gánh theo gồm có một đôi gà sống thiến, hai chai rượu ngon, bốn cân
gạo nếp. Tại lễ này, nhà trai xin bản lục mệnh của cô gái được ghi chép cẩn
thận trên giấy hồng điều. Khi bản lục mệnh của cô gái đã trao chính thức cho
nhà trai thì coi như hai bên đã công nhận sự đính hôn giữa đôi trẻ.
Từ lễ ăn hỏi tới lễ cưới của người Tày, thường kéo dài từ 2 đến 3 năm.
Trong suốt thời gian đó, vào các dịp lễ tết, nhà trai phải có sêu tết nhà gái -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
51
gọi là đi tết (chủ yếu là dịp tháng giêng và tháng bảy) như Tết Nguyên Đán,
đồ lễ trong dịp này thường gồm: 2 con gà thiến, hai bánh chưng, 2 bánh khảo,
2 gói chè.
Lễ cưới
Khi nhà trai đã định được ngày cưới sẽ nhờ đại diện đến nhà gái cùng
bàn bạc về thời gian tổ chức đám cưới cũng như lễ vật mà nhà trai sẽ mang đến
nhà gái trong lễ cưới. Sính lễ nhà trai mang đến nhà gái, ngoài hàng tạ thịt lợn,
30 - 40 lít rượu, 20 kg gạo nếp để nhà gái làm cỗ mời khách và tiền thách cưới
ra còn phải có 1.000.000đ tiền mặt gói trong giấy đỏ, đặt lên bàn thờ tổ tiên.
Trước ngày cưới một hôm, nhà trai phải nộp đồ sính lễ như đã thỏa
thuận với nhà gái. Ngoài những lễ vật như đã thỏa thuận, bản thân cô dâu, chú
rể phải chuẩn bị quà biếu cho gia đình hai bên. Cô dâu chuẩn bị hai gối để
tặng cho bố mẹ chồng, ông bà, anh chồng, vài chục chiếc khăn mặt cho các cô
bác bên chồng. Còn chàng rể phải chuẩn bị thêm một mảnh vải để tặng mẹ vợ
để trả công mẹ vợ đã nuôi dưỡng con gái khi còn nhỏ và để sau này mẹ vợ
dùng khâu địu cho đứa con đầu lòng của đôi vợ chồng trẻ. Nếu cô dâu có chị
chưa lập gia đình thì chú rể còn phải chuẩn bị một phong bao tiền hoặc một
vảnh vải đỏ gọi là vải “quá hồng” với ý là xin phép cho em lập gia thất trước.
Đoàn đón dâu gồm chú rể, một phù rể, hai quan làng, hai bà đón dâu
cùng hai người gánh đồ lễ. Đoàn đón dâu của người Tày ở Định Hóa có điểm
khác với người Tày ở những nơi khác như: người Tày ở Chợ Đồn (Bắc Cạn)
đoàn đón dâu gồm có: Quan làng cùng chú rể, một phù rể chưa vợ và hai
thiếu nữ mang lễ vật sang nhà gái
Đoàn nhà trai đến nhà gái vào lúc sáng sớm. Khi đoàn nhà trai đến nhà
gái phải trải qua rất nhiều thử thách. Để vượt qua được đòi hỏi nhà trai phải
có tài ứng đối bằng các câu hát. Thử thách đầu tiên của nhà trai là khi đến
cổng bị nhà gái đóng không cho vào, lại còn vờ hỏi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
52
Xin trình đến khách lạ khác thường
Đi đâu mà lạc đường qua đây
Gái trai đều thanh tân thay thảy
Người người mặt xinh đẹp trắng ngần
Tôi chặn đường giữ phép nhà quan
Người ngay được vào làng vào bản
Người gian là phải lìa chốn đây
Khách này là người ngay người giở
Tôi xin hỏi cho rõ ngọn ngành.
Muốn nhà gái mở cổng cho vào, Quan làng phải cất lên tiếng hát:
Ngày này ngày đại lễ đón dâu
Chúng tôi đưa rể về lễ tổ
Lễ vật có nhiều gánh nhiều gồng
Con rể gọi đắp ơn cha mẹ
Được ơn các nàng mở cửa chọ
Cổng mở nhưng lối vào bị chắn bởi một dải lụa ngũ sắc. Quan làng lại hát:
Xin trình đến các nàng nhà sang
Đi đến đây đường trường mệt mỏi
Thấy có dải lụa đào chắn ngang
Thấy có dải lụa loan ngũ sắc
Cấm vào nhà những khách không quen.
Tiếng hát vừa dứt, dải lụa được cất đi mở đường cho nhà trai đến cầu
thang nhà sàn. Theo lệ thường chân cầu thang có máng nước rửa chân nhưng
hôm nay không có. Mấy cô gái bưng những khay rượu đến mời khách rửa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
53
chân. Bài hát Lẩu dào kha (rượu rửa chân) được ra đời, nói lên điều hay lẽ
phải, giá trị quý báu của những giọt rượu, không thể lấy rượu thay nước rửa
chân, làm như vậy là trái với lẽ thường, coi thường công lao động và vật
phẩm quý là lúa gạo:
Lại có rượu rửa chân chúng tôi
Nghĩ mà thất lễ với trời đất.
Sau khi hai bên hát đối xong, nhà gái sẽ mở cửa mời nhà trai lên nhà.
Vượt qua ngần nấy "thử thách" của nhà gái, nhà trai những tưởng xong
chuyện, được ngồi xuống giường nghỉ ngơi đàm đạo. Nào ngờ giường không
có chiếu trong khi đó mấy cô chủ lịch sự mời chào. Quan làng lại hát bài “xin
trải chiếu” nhà gái mới chịu mang chiếu đến trải vào giường nhưng cố tình
trải ngược chiếu. Cả đoàn đón dâu vẫn kiên trì đứng chờ. Quan làng hát bài
"trải lại chiếu” ý nói mọi vật tồn tại trong tự nhiên và trong cuộc sống đều
tuân theo quy luật phát triển tự nhiên của nó, lẽ nào nhà gái làm trái quy luật
ấy. Nhà gái sẽ trải lại chiếu và hát bài mời nhà trai ngồi. Nhà trai ngồi và hát
bài cảm ơn. Sau đó các cô gái bên nhà gái sẽ mang trầu, nước ra mời và hát
bài mời trầu, mời nước. Nhà trai sau khi uống nước cũng hát bài cảm ơn, khen
ngợi các cô gái khéo tay pha chè thơm ngon, đón tiếp chu đáo. Sau khi uống
nước, quan làng dẫn chú rể đến trước mẹ vợ làm lễ dâng tấm vải “ướt khô”.
Dâng tấm vải “ướt khô” là một nghi lễ thể hiện lòng biết ơn của con rể
đối với cha mẹ của cô dâu. Tấm vải được dệt tay bằng sợi bông khổ rộng
khoảng 40 cm, dài khoảng 4 - 5m, nhuộm màu hồng một nửa hay 1/3 tấm vải,
ước lệ đó là phần vải ướt, còn lại là phần vải khô. Lệ ấy xuất hiện từ quan
niệm cũng như nhận thức công lao to lớn của bà mẹ nuôi con gái từ lúc còn
đỏ hỏn đến khi trưởng thành nay đi lấy chồng. Đây là một thuần phong mỹ
tục rất đẹp, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về lòng hiếu thảo của con gái đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
54
cha mẹ. Vị quan làng nhà trai nghiêm trang hát bài dâng tấm vải “ướt khô”.
Chú rể trịnh trọng hai tay dâng tấm vải cho mẹ vợ.
Tiếp đó, vị quan làng dẫn chú rể đến bàn thờ tổ tiên của nhà gái, gánh
lễ vật của nhà trai được đặt trước bàn thờ làm lễ trình tổ tiên. Quan làng sẽ hát
bài lễ tổ.
Quan làng dâng lễ vật và thắp hương, đèn lên bàn thờ khấn tổ tiên nhà
gái với nội dung xin phép đón dâu về nhà chồng và thông báo giờ rước dâu.
Lễ trình tổ tiên là một nghi lễ bắt buộc trong đám cưới của người Tày ở huyện
Định Hóa. Sau đó một người trong họ đại diện nhà gái giới thiệu từng người
để chú rể mời nước, thuốc và biết cách xưng hô.
Khi đã đến giờ đón dâu, quan làng hát bài cảm ơn nhà gái đã đón tiếp
chu đáo và xin phép đón dâu về nhà chồng. Sau khi cô dâu bái lạy tổ tiên, ông
trưởng họ lấy nón che ma cho cô dâu về nhà chồng. Cô dâu cầm nón, vừa đi
ra cửa vừa khóc để tỏ lòng báo hiếu công ơn nuôi dạy của cha mẹ.
Đoàn đưa dâu gồm một phù dâu, hai pả mẻ, hai ông tà thống và một số
người gánh đồ của cô dâu.
Nếu đoàn đón dâu khi đến nhà trai, mà chưa đến giờ tốt thì phải đợi ở
ngoài. Trên đường đi nếu gặp mưa, thì dựng lều trú tạm, tuyệt đối không được
vào nhà người khác. Trên đường về nhà trai nếu gặp đám cưới khác đi ngược
chiều, thì hai cô dâu mời nhau trầu cau, còn những người khác thì mời nhau
thuốc lá. Nếu gặp cầu, sông, suối cô dâu thường dừng lại để ông đón trả "tiền
đò" cho bà đưa, hoặc cắm ở đó một bông hồng và đặt tiền bên cạnh.
Tại nhà trai, cô dâu đến quỳ trước bàn thờ tổ tiên vái 3 lạy để xin được
nhận làm dâu con. Tà thống hát bài xin nộp dâu với nội dung cô dâu còn
nhiều điều dại khờ, mong nhận được sự yêu thương, chỉ bảo của nhà chồng để
nên người và quan làng hát bài nhận dâu. Sau đó tà thống hát bài nộp chăn gối
với lời lẽ hết sức khiêm nhường nói về sự chân thành của cô dâu đối với nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
55
chồng thông qua các của hồi môn tự làm nhưng không được khéo. Quan làng
hát bài nhận lễ vật và ca ngợi cô dâu đã nhận được sự chỉ bảo chu đáo của gia
đình mà làm được các sản phẩm đẹp. Cô dâu tặng bố mẹ chồng hai chiếc gối
làm bằng vải tự dệt. Anh em họ hàng và bạn thân của chú rể được cô dâu biếu
mỗi người một chiếc khăn mặt làm kỷ niệm.
Sau khi nhận đồ vật, cô dâu sẽ vào buồng ăn cơm cùng phù dâu và hai
pả mẻ. Suốt đêm đó, dân làng đến góp vui cùng gia chủ, chúc cho đôi vợ
chồng trẻ được hạnh phúc trọn vẹn, hai họ hát đối đáp. Sáng hôm sau, nhà gái
xin phép ra về. Trước khi về tà thống hát bài cảm ơn và xin phép ra về. Quan
làng hát chúc nhà gái đi đường may mắn.
* Lễ lại mặt
Cũng như dân tộc Kinh và dân tộc anh em khác, sau khi cưới ba ngày
thì người Tày làm lễ lại mặt.
Ba ngày sau, đôi vợ chồng trẻ mang lễ vật đến lại mặt nhà gái. Lễ vật
mang theo gồm đôi gà, hai lít rượu. Tới nhà vợ, chú rể phải tự tay nấu mấy
mâm cơm cảm ơn họ hàng nhà gái. Kết thúc buổi lễ lại mặt, quay trở về nhà
trai, đôi vợ chồng trẻ mới được động phòng và bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Sau
đám cưới, người vợ trẻ tự dệt, tự cắt, tự khâu tặng chồng một bộ quần áo
chàm để tỏ rõ sự khéo léo, yêu thương chồng.
Tóm lại, đám cưới người Tày ở Định Hóa với những nghi lễ chặt chẽ
thông qua làn điệu quan làng để đối đáp, giao tiếp là một truyền thống đẹp,
giàu tính nhân văn. Ẩn sâu trong những lời lẽ bình dị, khiêm nhường là những
ý tứ sâu xa, sắc xảo, chứa đựng tính giáo dục sâu sắc. Thông qua làn điệu
quan làng, thanh niên nam nữ dân tộc này một lần nữa được thấm sâu vào
mình ý thức cộng đồng, hiểu được trách nhiệm đối với gia đình và khát vọng
vươn lên, sống tốt hơn, đẹp hơn trong cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
56
3.1.2. Sinh đẻ
Khi phụ nữ mang thai, với mong muốn đứa con khỏe mạnh, họ phải
kiêng nhiều thứ. Trước khi ăn cơm, người phụ nữ phải uống một chén nước
để sau này dễ sinh. Người phụ nữ khi mang thai kiêng không bước qua dây
buộc ngựa vì sợ chửa 12 tháng như ngựa, không đun củi ngược vì sợ đẻ
ngược. Trong quá trình mang thai, người phụ nữ kiêng không làm các công
việc nặng nhọc nhưng vẫn phải tham gia lao động sản xuất và làm các việc
trong gia đình.
Người phụ nữ đẻ được chăm sóc chu đáo và phải kiêng cữ trong thời
gian 40 ngày. Trong suốt tháng ở cữ, người mẹ phải ăn cơm nóng, thịt gà xào
gừng, nghệ, rượu. Người ta còn bồi dưỡng sức khỏe cho người mẹ bằng chân
giò hầm với mít non, đu đủ, rượu nếp để có nhiều sữa cho con bú Tuyệt đối
không ăn cổ, cánh, lòng, dọc sống lưng của gà, lợn. Riêng rau xanh, chỉ được
ăn rau ngót, su hào, khoai tây, bắp cải xào thịt. Còn các loại rau khác kiêng
không ăn vì nhiều lý do, chẳng hạn, ăn rau cải sẽ bi ho, ăn rau bí sẽ làm cho
cả mẹ lẫn con bị ngứa Trong suốt thời gian ở cữ, sản phụ chỉ được ở trong
buồng của mình, kiêng tắm gội, không đến chỗ bàn thờ tổ tiên, chỗ nấu rượu.
Sản phụ cũng không được lui tới bất cứ một nhà người khác nào vì người ta
cho rằng thân thể sản phụ không sạch sẽ sẽ đem rủi ro tới gia đình họ. Đây là
thể hiện lối sống văn minh lịch sự của người sản phụ trong quan hệ hàng xóm
láng giềng. Mặt khác sức khỏe của sản phụ đang ở thời kỳ bình phục dần sau
khi sinh đẻ, việc hạn chế đi lại là có lợi cho sức khỏe của bà mẹ sau này.
Khi nhà có người mới đẻ, người ta treo ở trước cửa một cành lá xanh
báo hiệu cho người ngoài biết để khỏi vào nhà. Khi đứa trẻ vừa được sinh ra
người ta tắm cho trẻ bằng nước lá thơm như lá đào, lá bưởi Ngay sau khi
người phụ nữ sinh, nhờ một người khỏe mạnh, tháo vát, làm ăn giỏi lên nhà
thăm hỏi đứa trẻ với mong muốn đứa trẻ sau này cũng mạnh khỏe, giỏi giang
như vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
57
Sinh được ba ngày, gia đình đi mời thầy cúng tới làm lễ nhằm xua đuổi
tà ma xâm nhập, rửa sạch nhà cửa sau khi đẻ và làm lễ cầu mong sức khỏe
cho cháu nhỏ. Cũng vào hôm đó người Tày làm lễ dựng bàn thờ mụ cho đứa
trẻ. Thông lệ, khi con dâu sinh con đầu lòng, bên ngoại mang thịt lợn, gà, gạo
nếp, ống hương, hao giấy sang làm bàn thờ mụ cho cháu.
Khi trẻ được một tháng tuổi, người Tày ở Định Hóa có tục làm lễ đầy
tháng cho trẻ. Đây là nghi lễ không thể bỏ qua đối với bất kỳ một đứa trẻ
nào khi được sinh ra. Ngày lễ đầy tháng với ý nghĩa là mừng cháu khỏe
mạnh, hay ăn chóng lớn, mừng phúc đức của gia đình đồng thời cũng có ý
nghĩa báo với Bà Mụ biết là đứa con của Bà Mụ ban cho đã ra đời, ghi công
ơn của Bà Mụ đã ban phúc và cũng xin Bà Mụ tiếp tục phù hộ, che chở cho
đứa trẻ trưởng thành.
Trong lễ đầy tháng đồng bào Tày phải mời thầy đến để cầu an, cầu
phúc và đặt tên cho đứa trẻ. Khi thầy làm lễ xong sẽ buộc một sợi chỉ ngũ sắc
vào tay và một túi vải nhỏ trong có đựng lá bùa (bản mệnh) đeo vào cổ để bảo
vệ đứa trẻ khỏi tà ma. Trong ngày này, ông bà nội sẽ đan tặng cháu một chiếc
nôi đan bằng tre, bên bà ngoại khâu tặng cháu chiếc địu từ tấm vải mà chàng
rể tặng ngày trước. Chiếc địu đó được dùng lâu dài cho những đúa con sau
này, không được cho người khác mượn. Nôi và địu làm xong trước, khi cho
đứa trẻ xuống nôi nằm, người ta nín thở đặt vào nôi một cái chổi quét nhà để
trẻ không bị giật mình. Những người khách được mời có các tặng phẩm cho
đứa trẻ như: quần áo, tã lót, vòng tay, vòng cổ bằng bạc, mũ khăn cho đứa
trẻ. Người Tày ở đây có tục, khi những người đến dự lễ nếu thấy đứa trẻ bụ
bẫm thì không được khen vì người Tày sợ ma dữ sẽ bắt hồn đứa trẻ.
Khi bữa cơm trưa kết thúc, người ta chọn một người nhanh nhẹn, phúc
hậu hay một cháu nhỏ khỏe khoắn, lanh lợi địu cháu bé đi khỏi nhà một quãng
và mang theo túi sách, bút, xâu bánh đi phát cho trẻ con trong bản tỏ ý hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
58
nhập và sau này đứa trẻ cũng sẽ ham học và hiếu thảo với mọi người. Hôm
đầy tháng người ta cắt tóc cho trẻ rồi gói lại cẩn thận không được vứt lung
tung vì sợ người khác yểm bùa, trên đỉnh thóp phải để lại một chỏm tóc bởi
theo quan niệm của đồng bào Tày thì đây là nơi trú ngụ của hồn vía đứa trẻ.
Sau 40 ngày, người mẹ hết thời gian kiêng khem và bắt đầu đi làm bình
thường. Nếu cho trẻ đi chơi xa như về thăm ông bà ngoại người ta phải xâu
kim, cài kim băng vào mũ đứa trẻ, bôi nhọ nồi vào trán, thậm chí còn thắp
hương báo tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ.
Trong việc nuôi dạy con cái, người Tày rất ít khi mắng chửi con cái mà
chỉ dùng lời nói nhẹ nhàng để khuyên bảo con mỗi khi nó mắc khuyết điểm.
Trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái người Tày không phân biệt đối xử dù
trai hay gái, con cả hay con thứ đều được chăm sóc và đối xử như nhau.
Thời kỳ đầu, đứa trẻ chủ yếu được bú sữa mẹ, sau khoảng ba bốn tháng
trẻ được bón thêm nước cơm, cháo nấu với rau non và xương hầm.
Người Tày có tục làm lễ sinh nhật cho trẻ khi trẻ được tròn một năm
tuổi. Trong lễ đầy năm, gia đình sửa soạn mâm cúng thường đồng thời mua
sách, mua bút, gương, lược, que thêu đặt trước mặt đứa trẻ, nếu đứa trẻ cầm
vào thứ gì trước có thể tiên đoán được tính cách của đứa trẻ sau này.
Trước đây, trong quá trình nuôi dưỡng, nếu trẻ bị ốm đau việc đầu tiên
là mời thầy cúng giải bệnh. Bên cạnh đó người Tày ở Định Hóa cũng có nhiều
kinh nghiệm dùng thuốc nam chữa bệnh. Ngày nay, phần lớn khi trẻ bị ốm
đều được đưa đến bệnh viện, trạm y tế.
Khi trẻ đã biết nhận thức, người Tày thường dạy con cái cách ăn nói,
ứng xử với mọi người theo truyền thống của dân tộc mình. Khi sắp đến tuổi
trưởng thành, đối với trẻ em gái, được mẹ hướng dẫn cách ăn mặc, ứng xử,
các công việc nội trợ Và đặc biệt, các em còn được mẹ hướng dẫn xe bông
dệt vải để chuẩn bị tư trang khi lập gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
59
Tóm lại, tập tục sinh đẻ và nuôi dạy con cái của đồng bào Tày có nhiều
sắc thái riêng mang đậm đặc trưng văn hóa tộc người. Tập tục đó của người
Tày ở huyện Định Hóa phản ánh truyền thống tốt đẹp của người Tày nơi đây
trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với
thiên nhiên.
3.1.3. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới
* Chọn đất làm nhà
Để dựng ngôi nhà mới, người Tày ở Định Hóa bao giờ cũng chọn đất
để làm nhà trước tiên. Đây là việc mà người Tày rất coi trọng. Theo quan
niệm của người Tày, đất nào cũng có thổ thần (thổ tỳ) cai quản, đồng bào nơi
đây thường có câu: “Làm được ăn nhờ mồ mả, thong thả nhờ đất nhà”. Cách
thức chọn đất làm nhà của người Tày được trải qua nhiều thủ tục, nghi thức
và được tiến hành rất cẩn thận, chu đáo. Vì người Tày cho rằng: ngôi nhà có
được vững chãi, gia đình có được khỏe mạnh, bình yên, ăn nên làm ra hay
không đều nhờ sự phù hộ, che chở của ma thổ tỳ và ma tổ tiên.
Công việc đầu tiên là phải tiến hành xem tuổi của chủ nhà, đồng bào
thường xem tuổi của đàn ông, xem năm ấy có được tuổi để dựng nhà hay
không? Nếu năm ấy hợp tuổi để làm nhà, người chủ tiến hành chọn đất để
dựng nhà. Khi đi đến nhà thầy để xem đất dựng nhà, người chủ phải mang
theo mấy nắm đất tại những nơi định dựng nhà, nếu thầy xem được nắm đất
nào thì dựng nhà ở nơi đó.
Sau khi đã chọn được mảnh đất tốt để dựng nhà, người chủ nhà mời
thầy cúng đến để chọn hướng làm nhà. Nhà của người Tày ở Định Hóa
thường theo hướng nam (tùy thuộc vào vị trí và thế đất của từng nhà), nhưng
hướng của ngôi nhà người Tày thường nhìn ra phía cánh đồng hoặc thung
lũng tạo nên được không gian thoáng đãng, không khí trong lành. Và „„nếu
quanh có nhiều đồi núi cao, thấp trông như rồng cuốn hoặc có dải núi đồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
60
võng xuống là rất tốt bởi người ta coi đó là nơi đựng của cải gia chủ dựng
nhà, theo hướng ấy sẽ làm ăn phát đạt. Trường hợp xung quanh có sông suối
bao bọc hay có ngọn núi, triền đồi mà phía trước giống hình người an tọa
nhìn thẳng vào nhà cũng là hướng tốt, sinh sống ở đó sẽ bình yên mãi mãi,
con cháu đông đúc, chăn nuôi phát triển ‟‟ [57, tr. 52].
Công việc tiếp theo là san nền và dựng nhà. Trước khi tiến hành san
nền để dựng nhà, người Tày tiến hành làm lễ “động thổ” để cầu mong cho
công việc dựng nhà được an toàn và thuận lợi. Người Tày thường không thuê
các cánh thợ về làm mà chủ nhà thường nhờ anh em, họ hàng, bạn bè, làng
xóm đến giúp rất đông.
* Lễ mừng nhà mới
Dù nhà có của hay nhà thiếu thốn không ai bỏ qua được bữa ăn mừng
nhà mới, ngày ăn mừng nhà mới cũng là ngày làm lễ dọn về nhà mới ở. Bữa
cơm rượu ăn mừng nhà mới rất thịnh soạn và thường chỉ ăn một bữa. Ngoài
những người có công giúp dựng nhà - trong bữa ấy cũng được gọi là khách
mời dự lễ ăn mừng nhà mới - chủ nhà còn mời thêm bạn bè và người thân bên
nội, ngoại.
Để chuẩn bị cho lễ mừng nhà mới, chủ nhà phải mời thầy cúng xem
ngày tốt đồng thời phải chuẩn bị một con lợn 50 - 60 kg, gạo nếp, gạo tẻ, rượu
đủ mời khách.
Trong lễ mừng nhà mới, những người khách được mời đều có những
tặng phẩm để tặng cho chủ nhà như: tiền, gạo, rượu, câu đối viết trên tấm
vải điều.
Trong lễ này, chủ nhà sẽ mang vào nhà một số đồ vật tượng trưng như:
bình vôi, cái giá trên gác bếp mà nhà nào cũng cần phải có. Sau đó chủ nhà
chất một đống củi ở giữa bếp và mời 4 ông già được tín nhiệm trong thôn bản
cầm 4 bó đuốc đi từ góc nhà vào châm lửa đồng thời cùng hô: “Vững như núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
61
đá, chắc như bàn thạch”. Theo quan niệm của đồng bào là để cầu mong gia
đình được khỏe mạnh, làm ăn được thuận lợi.
3.1.4. Ma chay
3.1.4.1. Tang ma
a. Một số nghi lễ tang ma
Xuất phát từ quan niệm của đồng bào cho rằng linh hồn cha mẹ sau khi
chết sang thế giới bên kia vẫn sinh hoạt và có những nhu cầu như người sống.
Nếu không lo cho cha mẹ được mồ yên mả đẹp thì hoặc linh hồn người chết
vẫn lẩn quất xung quanh người sống, quấy rối người sống, hoặc là linh hồn bị
thiếu thốn ở thế giới bên kia, trở lại làm rầy rà con cháu, gây ốm đau chết
chóc. Hơn nữa lo ma chay chu đáo cho cha mẹ là một hình thức báo hiếu quan
trọng nhất. Do vậy mà đồng bào Tày ở Định Hóa tổ chức đám ma cho cha mẹ
hết sức chu đáo và cũng hết sức phức tạp. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên
chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số nghi lễ chính trong đám ma của người Tày
như sau:
* Lễ rửa mặt cho người chết
Khi gia đình có người tắt thở, con cháu phải nhịn ăn để tỏ lòng đau
đớn, thương tiếc với người đã khuất. Và đặc biệt, khi chưa mời được thầy Tào
về làm lễ khâm niệm, nhập quan cho người chết thì con cháu tuyệt nhiên
không được cất tiếng khóc. Bởi họ cho rằng khi có người thân vừa mới qua
đời, hồn của người chết vẫn còn lẩn quẩn ở trong nhà, chưa muốn rời xa con
cháu nên nếu con cháu mà cất tiếng khóc sẽ níu giữ hồn người chết ở lại khiến
hồn đó không thể siêu thoát.
Khi có người vừa tắt thở người nhà báo tin cho họ hàng biết đồng thời
tắm rửa cho người chết. Tắm cho người chết phải là em trai, con trai hoặc
cháu trai của người chết. Đồng bào tắm cho người mất bằng nước lá thơm (lá
bưởi, hương nhu, lá cối xay, lá tre) sau đó mặc quần áo mới cho người chết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
62
Theo tục lệ, nam mặc 7, nữ mặc 9 áo. Sau đó người ta bỏ vào miệng người
chết 1 hào bạc trắng để linh hồn người chết khỏi phát ngôn bừa bãi gây tai
họa cho con cháu. Sau đó người nhà để người chết nằm ở gian thờ trên chiếc
chiếu lật mặt trái, đầu kê gối quay về phía bàn thờ, buông màn và đi đón thầy
Tào về làm lễ khâm niệm và phát tang. Đồng thời người nhà phải chuẩn bị
nhà táng cho người chết.
* Lễ khâm niệm
Giờ liệm phải tránh trùng với giờ sinh của con cháu trong gia đình vì sợ
người chết sẽ bắt đi theo. Lễ khâm liệm do thầy Tào đảm nhiệm. Khi liệm
người chết được quấn 1 - 2 tấm vải trắng tự dệt tùy theo điều kiện kinh tế gia
đình. Trải ít tro bếp sạch tượng trưng cho vật thiêng bảo vệ thi hài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_van_hoa_cua_nguoi_tay_o_huyen_dinh_hoa_tinh_thai_ng.pdf