Luận văn Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 9

1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 9

1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 32

Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 47

2.1. Một số đặc điểm cơ bản về Thủ đô Hà Nội và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 47

2.2. Tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp và vai trò của Công đoàn trong các doanh nghiệp nhà nước ở Thủ đô Hà Nội trong những năm qua 55

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI, THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 79

3.1. Phương hướng nâng cao vai trò công đoàn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp 79

3.2. Các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay 84

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao gồm 526 doanh nghiệp Trung ương và 191 doanh nghiệp địa phương). Với số lượng doanh nghiệp lớn như vậy, chúng tôi không thể nào khảo sát hết được. Chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 3 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp địa phương. Đó là: Công ty giày Thượng Đình, Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hà Nội, 1 doanh nghiệp Trung ương đó là: Công ty IN Công đoàn Việt Nam. Trong số này có đơn vị đã có bề dày văn hoá 60 năm như Công ty In Công đoàn Việt Nam, nhưng cũng có đơn vị mới xây dựng được gần 20 năm như Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp khác như Công ty Rượu - bia Thăng Long, Công ty Nước sạch Hà Nội, Công ty Xe lửa Gia Lâm, Công ty thuốc lá Thăng Long, Công ty Du lịch Công đoàn Việt Nam…Từ đó chúng tôi tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình xây dựng VHDN của thủ đô Hà Nội theo cấu trúc mà chúng tôi đã đưa ra ở chương 1. 2.2.1. Những mặt tích cực trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Trong mươi năm trở lại đây, khái niệm VHDN không còn là điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Một số doanh nghiệp đã sớm ý thức được tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp, nên đã phấn đấu xây dựng và hoàn thiện VHDN của đơn vị mình. 2.2.2.1. Về triết lý kinh doanh Như chúng tôi đã trình bày ở trên, triết lý kinh doanh được thể hiện qua mục đích, tôn chỉ và định hướng cho sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài của doanh nghiệp. Vì thế, khi xây dựng VHDN, các doanh nghiệp phải suy nghĩ, nghiền ngẫm để đút kết thành triết lý kinh doanh, sao cho triết lý ấy vừa phù hợp với lợi ích doanh nghiệp và xã hội, vừa mang nét đặc trưng riêng, lại vừa dễ thực hiện. Qua khảo sát bước đầu 3 doanh nghiệp và tham khảo thêm một số doanh nghiệp nêu trên, chúng tôi thấy rằng các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh khá tiêu biểu, thể hiện được tính chiến lược phát triển lâu dài và ổn định. * Công ty Giày Thượng Đình Công ty giày Thượng Đình nằm trên đường Nguyễn Trãi, ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập tháng 1 năm 1957. Trải qua những năm tháng thăng trầm, biến đổi, ngày nay trong nền kinh tế thị trường, Công ty vẫn trụ vững với trên 2500 công nhân, trong đó trên 2450 là đoàn viên Công đoàn. Công ty có một Đảng bộ với 190 đảng viên, sinh hoạt trên 10 Chi bộ. Hiện tại Công ty có quy mô sản xuất khá lớn. Năm 2004, Công ty sản xuất 5,5 triệu đôi giày các loại, trong đó xuất khẩu 2,5 triệu đôi, tiêu thụ trong nước 3 triệu đôi, đạt giái trị sản xuất công nghiệp trên 170,4 tỷ đồng. Công ty luôn tạo đủ công ăn, việc làm cho 2500 CNVC- LĐ, lương bìmh quân 1.250.000đ tháng/ người. Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Giày Thượng Đình đã quán triệt cho mọi thành viên trong công ty với một triết lý kinh doanh là “Chất lượng sản phẩm là quyết định sự tồn tại của Công ty”. Đây là một triết lý chứa đựng giá trị văn hoá cao trong sản xuất kinh doanh của Công ty Giày Thượng Đình. Mặc dầu so với mức lương bình quân đối với một số doanh nghiệp khác địa bàn Hà Nội còn thấp, nhưng Công ty giày Thượng Đình luôn giữ được việc làm ổn định cho 2500 CNVC- LĐ. Thị trường tiêu thụ của Công ty không những ở châu Âu, châu á, mà ngày nay còn phát triển qua châu Phi. Dự kiến của Công ty, năm 2005 sẽ sản xuất đạt 6 triệu đôi giày, xuất khẩu khoảng 4 triệu đôi, tiêu thụ trong nước 2 triệu đôi. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, Công ty đã ban hành Bản “Quy ước Văn hoá” với 4 yêu cầu và 7 nội dung cơ bản. Bản quy chế đã được Ban giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn xây dựng và thông qua Hội nghị công nhân viên chức toàn Công ty ngày 17 tháng 3 năm 1999. Đầu đề của Bản “Quy ước văn hoá” được ghi: “Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những thái độ, hành vi của mọi người trong doanh nghiệp, tiêu biểu cho giá trị cao đẹp, được mọi người công nhận và nuôi dưỡng lâu dài tạo thành tập tục, truyền thống văn hoá của doanh nghiệp”. 4 yêu cầu: 1. Xây dựng mối quan hệ tập thể giữa lãnh đạo, các đoàn thể và người lao động gắn bó, đồng cảm cùng chung một chí hướng. 2. Chuyển giao và kế thừa qua các thế hệ về những kinh nghiệm quản lý sản xuất và chăm lo đời sống, tuyên truyền và giáo dục lịch sử, truyền thống, văn hoá Công ty đến từng thành viên. 3. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tâm huyết, gương mẫu trong công việc và cuộc sống. 4. Mọi thành viên có trách nhiệm xây dựng giữ gìn, phát huy văn hoá của Công ty. 7 nội dung cơ bản của Quy ước: 1. Tinh thần phấn đấu bền bỉ vượt mọi khó khăn. 2. Tinh thần cộng đồng, thương yêu, đùm bọc, giúp đở lẫn nhau. 3. Truyền thống coi trọng chất lượng 4. Mọi thành viên trong Công ty khi thực hiện “Quy ước văn hoá” công ty: Phải làm việc, thực hiện tốt nghiã vụ của mình trong Bộ phận và Công ty. 5. Phấn đấu, xây dựng thành người lao động gương mẫu, có kỷ luật, đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp, tôn trọng và thực hiện nội quy, quy chế của Công ty. 6. Tôn trọng và tự hào những thành quả của Công ty đã đạt được 7. Chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, bản “Quy ước Văn hoá” còn nêu những nội dung cụ thể về văn hoá trong sản xuất và công tác, văn hoá trong sinh hoạt và học tập, văn hoá trong giao tiếp và văn hoá trong bảo vệ môi trường và vệ sinh công nghiệp. Chính nhờ bản “Quy ước Văn hoá” này đã tạo thêm sức mạnh nội sinh, giúp cho Công ty đứng vững trên sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. * Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hà Nội Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội được thành lập năm 1985. Trụ sở Công ty nằm đầu đường Nguyễn Huy Tưởng ngay khu trung tâm thành phố Hà Nội. Số CNVC- LĐ của Công ty tính đến thời điểm 1/8/2005 là: 535 người. Trong đó có 90 lao động nữ, Đảng viên 92 người. Cán bộ quản lí 49 người. Trình độ đại học 129 người, trung cấp, cao đẳng 25 người, công nhân thợ bậc 5 trở lên 120 người. Công ty có một nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng với 140 công nhân, có trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm. Năm 2004 giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty đạt 127 tỷ. Mức lương bình quân là: 1.880.000 đồng/ người/ tháng. Năm 2005 Công ty phấn đấu doanh thu 200 tỷ. Lương bình quân của công nhân là: 2.000.000 đồng/người/tháng. Ngành nghề chính của Công ty là: + Quản lí và vận hành hệ thống chiếu sáng thành phố Hà Nội. + Tư vấn và thiết kế các công trình chiếu sáng. + Xây lắp các công trình chiếu sáng. + Sản xuất các thiết bị chiếu sáng và thiết bị chuyên dùng như: xe chở rác, thùng rác, cột đèn. + Kinh doanh xuất nhập khẩu. Phạm vi hoạt động của Công ty khắp cả nước. Trong suốt 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội luôn luôn đặt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ khách hàng tốt nhất làm tiêu chí phấn đấu. Đồng thời đảm bảo sự công bằng, công khai hợp lý trong quy chế trả lương, trả thưởng cho CNVC - LĐ. Quy chế này hàng năm được thông qua Đại hội CNVC bằng sự thảo luận và nhất trí cao của CNVC- LĐ. Quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty cho rằng: Trong cơ chế thị trường, thương hiệu của một tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy, Công ty đã đề ra mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng doanh nghiệp đó là: “Bất cứ hoạt động nào của các thành viên trong Công ty đều phải hướng tới việc phấn đấu cho một thương hiệu mạnh phát triển bền vững” Công ty đã xây dựng những chuẩn mực rõ ràng, đề ra các chỉ tiêu để đưa vào các nội dung thi đua, kế hoạch công tác, xây dựng các nguyên tắc làm việc, tổ chức đánh giá hàng tháng đã trở thành nét văn hoá riêng của Công ty. Chính nhờ nét văn hoá riêng của Công ty đã thu hút CNVC- LĐ vào phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, mang về cho Công ty cả lợi nhuận lẫn uy tín. Trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005, Công ty đã có nhiều đề tài nghiên cứu và sáng kiến được Hội đồng khoa học cấp thành phố đánh giá cao. 1. Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ Composit ép nóng vào sản xuất đèn chiếu sáng. 2. Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ đúc nhôm áp lực cao vào sản xuất đèn chiếu sáng. 3. Đề tài cấp Thành phố: Quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng bằng thiết bị định vị vệ tịnh Năm 2004 Công ty đã có 85 sáng kiến được công nhận với giá tị làm lợi khoảng hơn 800 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2005 đã có 30 sáng kiến có giá trị được ứng dụng. Trong 2 năm 2004 và 2005 đã có 6 đoàn viên Công đoàn được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo. Phong trào thi đua phấn đấu học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ… đã được phát động sâu rộng đến người lao động. Mỗi thành viên trong Công ty tự xây dựng cho mình một mục tiêu phấn đấu vươn lên, vì vậy những năm qua số người tham gia đào tạo và đào tạo lại tăng lên rất nhiều. - Năm 2003 Công ty đã có 980 lượt người được đào tạo. - Năm 2004 Công ty đã có 1045 lượt người được đào tạo - Hiện nay trong Công ty có 20 người đang theo học đại học và trên đại học. Hàng năm Công ty đều tổ chức nhiều Hội thi “ Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, nhằm động viên, khuyến khích CNLĐ trau dồi kiến thức, rèn luyện kỷ năng nghề nghiệp đồng thời qua đó lựa chọn và tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc. * Công ty In Công đoàn Việt Nam. Công ty In Công đoàn Việt Nam, nằm ở Ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa trung tâm thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1945. Công ty In Công đoàn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hiện tại công ty có trên 350 CNVC- LĐ vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tổng Liên đoàn, vừa tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty có một Chi bộ với 22 đảng viên, sinh hoạt trong 5 tổ đảng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: 3 Phân xưởng và 3 Phòng nghiệp vụ. Phân xưởng Chế bản. Phân xưởng In ốpset. Phân xưởng sách. Các phòng nghiệp vụ: Phòng Kế toán. Phòng Tổ chức hành chính. Phòng Tổng hợp. Khác với Công ty giày Thượng Đình và Công ty Chiếu sáng và Thiết bị Hà Nội, sản phẩm của Công ty In Công đoàn là các loại sách, báo, tạp chí, lịch… với chất lượng cao. Hiện tại, Công ty in định kỳ cho 10 tờ báo và 20 tạp chí của Trung ương và địa phương, không kể các loại sách do các nhà Xuất bản đặt thường xuyên như: Nhà Xuất bản Lao động, nhà Xuất bản Giáo dục, nhà Xuất bản Kim Đồng … Với bề dày 60 năm hoạt động và trưởng thành, trải qua những năm tháng khó khăn, vất vả, trong thời kỳ chiến tranh cũng như bước vào nền kinh tế thị trường đầy cam go, khốc liệt, Công ty In Công đoàn Việt Nam đã tạo cho mình một nét văn hoá riêng, một triết lý kinh doanh đầy tính nhân văn: “ Sản phẩm của Công ty luôn luôn làm vừa lòng khách hàng”. Khi cầm trên tay cuốn sách, hay cuốn tạp chí, chúng ta nhìn trang cuối cùng có dòng chử: In tại Công ty In Công đoàn Việt Nam thì chúng ta thực sự yên tâm về chất lượng của sản phẩm, bìa đẹp, chữ rõ ràng lại in trên nền giấy trắng Bãi Bằng nên khách hàng rất dễ đọc. Để đạt được triết lý kinh doanh ấy, không chỉ có Ban giám đốc Công ty mà cả tập CNVC - LĐ đoàn kết, đồng tâm, phấn đấu với một mục tiêu là sản phẩm làm ra phục vụ khách hàng tốt nhất. Chính vì vậy mà năm 2004 Công ty đã đạt con số 14,5 tỷ trang in chất lượng cao. Năm 2005 Công ty phấn đấu đạt 15,5 tỷ trang in. 2.2.1.2. Hệ thống tổ chức - công nghệ Trong thời đại ngày nay, người ta xác định rằng, tổ chức - công nghệ là một yếu tố của VHDN, nhưng đồng thời nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến việc đầu tư để xây dựng hệ thống tổ chức - công nghệ. * Công ty giày Thượng Đình Công ty Giày Thượng Đình hiện có 1 nhà máy đặt tại tỉnh Hà Nam với công nghệ máy móc hện đại, chuyên sản xuất giày da xuất khẩu. Do sản xuất mặt hàng chuyên xuất khẩu, nên ngoài việc đầu tư trang bị máy móc hiện đại, Công ty còn bố trí tại đây những công nhân có trình độ tay nghề cao, các cán bộ quản lý vừa có trách nhiệm, vừa có năng lực, kinh nghiệm quản lý do vậy nhà máy luôn luôn hoàn thành chỉ tiêu do Công ty giao. Xuất hàng đúng kỳ hạn, chất lượng sản phẩm tốt. ở trung tâm thành phố Hà Nội, tại trụ sở Công ty có 7 dây chuyền và 8 phân xưởng sản xuất. Tất cả được trang bị máy công nghiệp hiện đại và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 và bảo đảm an toàn tuyệt đối theo tiêu chuẩn SA 8000. Do sự cạnh tranh của thị trường, chất lượng sản phẩm phải tốt, phải rẻ, Công ty ngoài việc đầu tư công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề cho công nhân, đào tạo cán bộ quản lý giỏi, Công ty còn ban hành một số quy định trong sản xuất và công tác nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Làm việc đúng giờ, bảo quản tài sản và thiết bị của Công ty. Coi trọng năng suất và chất lượng của công việc và của sản phẩm. Thực hiện đúng bản mô tả công việc mà từng cá nhân đã cam kết. Chấp hành ý kiến và sự phân công của người quản lý. Trong khi làm việc, người lao động trực tiếp sản xuất phải sử dụng các trang bị bảo hộ lao động. Cán bộ nhân viên phải trang phục gọn gàng lịch sự. Chính nhờ những quy định trên, nên trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty chưa bao giờ để xẫy ra một tai nạn lao động nào cũng như mất mát, thất lạc sản phẩm. * Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, sản xuất các mặt hàng đảm bảo chất lượng cao. Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận và cấp chứng chỉ từ năm 1999 đến nay. Hệ thống quản lý chất lượng cao của Công ty được quy định bởi 5 điểm như sau: 1. Quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho từng đơn vị và từng cá nhân. 2. Quy định quy trình thực hiện cụ thể cho từng công việc, đề ra các chuẩn mực cần đạt được trong từng công việc. 3. Quy định về trách nhiệm và cách thức phối hợp hoạt động trong từng công việc. 4. Xây dựng các quy trình công nghệ chặt chẻ, khoa học. 5. Quy định cách thức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Do mọi việc được quy định rõ ràng và phân định rõ trách nhiệm, nên CNLĐ hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, biết được cách thức triển khai công việc, xác định rõ mục tiêu cần phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Không có hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, từ đó có thể chỉ ra người hoàn thành tốt nhiệm vụ và người không hoàn thành nhiệm vụ được giao, kịp thời uốn nắn, giải quyết. Chính vì vậy, việc chấp hành quy trình, quy phạm kỹ thuật công nghệ, kỷ luật vệ sinh an toàn lao động được mọi người thực hiện nghiêm túc, ý thức, tác phong công nghiệp của CNLĐ được nâng lên. Vì vậy trong Công ty không bao giờ để xẩy ra một tai nạn lao động đáng tiếc nào, mọi người luôn luôn hoàn thành tốt công việc của mình dẫn đến chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mã được cải tiến đẹp đẻ. Về mặt quản lý nhà nước Công ty có 7 phòng. Phòng bảo vệ. 2. Phòng quản lý. 3. Phòng Hành chính. 4. Phòng Vật tư. 5. Phòng Tài vụ 6. Phòng Tổng hợp. 7. Phòng phát triển dự án. Về mặt sản xuất Công ty có 6 đơn vị trực thuộc. Xưởng cơ điện. 2. Nhà máy chế biến. 3. Xí nghiệp quản lý chiếu sáng. 4. Xí nghiệp xây lắp. 5. Xí nghiệp kinh doanh và phát triển thị trường. 6. Xí nghiệp quản lý xe máy. Ngoài việc tăng cường trang bị máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại, Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội đã đề ra những tiêu chí để mọi thành viên trong doanh nghiệp phấn đấu nhằm xây dựng VHDN, được gọi tắt là 5S. SEIRI (Sàng lọc): Là sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng. 2. SEITON (Sắp xếp): Là sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, trật tự đúng chổ của nó để có thể tiện lợi khi sử dụng. 3. SEISO (Sạch sẽ): Là vệ sinh mọi chổ tại nơi làm việc để không còn rác trên nền nhà, máy móc và thiết bị. 4. SEKETU (Săn sóc): Là luôn luôn săn sóc, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc bằng cách liên tục thực hiện SEIRI, SITON, SEISO. 5. SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo cho mọi người thói quen tự giác làm việc tốt và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nơi làm việc. Nhờ có những quy định trên, mà mọi thành viên trong công ty đều làm việc có hiệu quả cao, nơi làm việc thường xuyên sạch sẽ, gọn gàng, đẹp mắt, tạo ra một không khí vui tươi lành mạnh trong toàn Công ty. * Công ty In Công đoàn Việt Nam. Bước vào nền kinh tế thị trường, Công ty In Công đoàn Việt Nam đã ý thức được rằng, chỉ có đổi mới thiết bị công nghệ thì sản phẩm mới đảm bảo chất lượng, phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới kỹ thuật công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực làm chủ thiết bị công nghệ ngay từ những năm đầu của thập niên 90. Chính nhờ đầu tư đúng hướng, đúng thời điểm, đạt hiệu quả cao đã đưa Công ty từng bước phát triển vững chắc. Quá trình đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ luôn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm là in báo Lao động đã phát triển không ngừng nhất là trong những năm 90 của thế kỷ 20. In báo Lao động từ 3 kỳ/ tuần lên 4 kỳ/ tuần, rồi 5 kỳ/tuần và đến năm 2003 báo ra hàng ngày(từ thứ 2 đến chủ nhật). Không chỉ in báo, Công ty đã tăng cường tiếp thị, đa dạng hoá sản phẩm để tạo việc làm cho người lao động, đầu tư những máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến bằng nguồn vốn vay và vốn tự có ở cả 3 khâu: trước, trong và sau khi in. ở khâu trước in, Công ty đã kết hợp chặt chẻ với Trung tâm Nghiệp vụ kỹ thuật Báo Lao động với hệ thống chế bản (CTF) hiện đại, khổ lớn và hệ thống 4 máy in cuộn khổ cắt 57,8 Toshiba, Coroman, Nwline 45, Processking và 2 máy in Helderbeg Spedmaster 5M tờ rời 720 x 120 cm, 2 máy Man Roland 2 màu 52 x 74 cm, 9 máy khâu chỉ tự động của Đức và Nhật Bản, máy gấp tự động, máy xén 3 mặt tự động máy vào keo nhiệt 14 kẹp hiện đại của Nhật … Đã hình thành nên bộ mặt Công ty in tổng hợp hiện đại vào bậc nhất Việt Nam hiện nay, đáp ứng mọi nhu cầu in ấn của hệ thống Công đoàn và khách hàng trong toàn quốc đảm bảo chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó Công ty In Công đoàn đã quan tâm đến nguồn nhân lực, xây dựng chiến lực con người. Đến nay Công ty có 69 cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, 13 cán bộ có trình độ trung cấp và 70 công nhân có trìn độ tay nghề cao (từ bậc 5 - 7). Nhờ đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến đã nâng giá trị tài sản của Công ty đến hết năm 2004 đạt gần 100 tỷ đồng. Đã thu hút và bảo đảm việc làm cho trên 360 CNVC - LĐ, thu nhập bình quân đầu người trên tháng là 1.500.000đ. năm 2004. Năm 2005 Công ty phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân lên 1.800.000đ / tháng, sắp xếp bố trí nhân lực sẵn sàng đảm nhận, in ấn cho khách hàng 24giờ/ ngày và 7 ngày / tuần. 2.2.1.3.Hệ thống biểu hiện, thương hiệu Như đã trình bày ở phần trên, hệ thống biểu hiện là “ bộ mặt” của doanh nghiệp, là điều kiện không kém phần quan trọng để giúp các doanh nghiệp vững vàng, tự tin khi hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, hệ thống biểu hiện còn là động lực quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bởi vậy, qua khảo sát, ít nhiều chúng tôi thấy các doanh nghiệp đã ý thức được sự cần thiết phải xây dựng hệ thống hệ thống biểu hiện khi xây dựng VHDN. * Công ty giầy Thượng Đình Do ý thức được xây dựng thương hiệu là việc làm cần thiết và quan trọng trong xây dựng VHDN, nên Công ty Giày Thượng Đình đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh. Sản phẩm của Công ty luôn luôn đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý vì vậy rất có uy tín với khách hàng không những trong nước mà cả nước ngoài. Trong các dây chuyền sản xuất, công nhân được mặc quần áo đồng phục có gắn lô gô của Công ty. Để dễ phân biệt giữa các dây chuyền sản xuất, Công ty đã may đồng phục cho từng dây chuyền với các màu khác nhau. Khi nhìn vào màu sắc người ta có thể nhận biết ngay là dây chuyền nào. Dây chuyền may mũ giày, hay dây chuyền gắn đế giày, hoặc dây chuyền cho dây vào giày…Bên cạnh đó những người phụ trách dây chuyền được mặc một màu áo khác so với công nhân mà trong dây chuyền sản xuất do mình quản lý xuất. Việc mặc khác màu áo là để cho lãnh đạo công ty dễ nhận biết khi cần gặp hoặc trao đổi công việc có liên quan đến sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên quan tâm đến phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong doanh nghiệp. Công ty đã có bài hát riêng cho mình “ Bài ca cô thợ giày”. Những ngày truyền thống của đơn vị, toàn thể công nhân viên chức, lao động đều hát vang bài ca đó. Hàng năm, Công ty giầy Thượng Đình còn tổ chức cho công nhân lao động liên hoan văn nghệ, thi đấu thể thao, tham quan nghỉ mát. Công ty đã xây dựng một nhà nghỉ tại Sầm Sơn Thanh Hoá, hàng năm cho khoảng 400 công nhân lao động vào nghỉ ngơi, an dưỡng. Mỗi năm, Công ty chi khoảng 200 triệu để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá trong và ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt trong văn hoá ứng xử, Công ty đã thực sự quan tâm đến mọi thành viên trong doanh nghiệp. Mỗi thành viên được Công ty gửi quà vào những dịp sau đây: + Mừng thọ bố mẹ 70 tuổi: 100.000 đồng + Cán bộ, CNVC - LĐ sinh nhật con được nhận quà: 100.000 đồng + Con đạt học sinh giỏi được thưởng 100.000 đồng + Ngoài ra Công ty còn tặng quà nhân các ngày Lễ: 8/3, 1/6 và rằm Trung Thu: 100.000 đồng/người. Một nét đặc biệt quan trọng trong quan hệ ứng xử của Công ty giày Thượng Đình là: trong giai đoạn Công ty làm ăn gặp khó khăn một số công nhân bỏ đi trước đây, nay họ quay trở lại, Công ty vẫn giang rộng vòng tay đón họ về lại cái tổ ấm nơi xưa họ đã từng sống. Chính những người công nhân này sau khi trở lại với Công ty họ đã làm việc rất năng suất hết mình vì doanh nghiệp. Chính vì sự quan tâm của Công ty mà mọi thành viên đều đoàn kết, phấn đấu, xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh. * Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội Đối với Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội, Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu. Hệ thống biểu hiện được thực hiện đầy đủ và trở thành nét truyền thống văn hoá của Công ty. Sản phẩm của Công ty luôn luôn được khách hàng ưa chuộng, vì vậy uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao trên thương trường. Lãnh đạo Công ty thường xuyên quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Công ty đã tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất nhằm duy trì phong trào văn thể mỹ trong doanh nghiệp. Như: Xây dựng sân Tennis, sân bóng đá mini, sân cầu lông, bón bàn và thiết bị nghe nhìn hiện đại. Hàng năm, vào các ngày lễ hội Công ty tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao như: thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, liên hoan văn nghệ đã cuốn hút 100% CNVC - LĐ tham gia. Công ty xây dựng Lôgô, trang bị áo quần đồng phục, sáng tác bài hát truyền thống cho Công ty. Đó là bài “ Bài ca chiếu sáng”. Ngoài ra Công ty có phòng đọc sách hơn 100 đầu sách các loại để cho CNVC- LĐ đến đọc hoặc tra cứu. Bên cạnh đó Công ty còn xây dựng một nhà ăn 500 chỗ, bảo đảm vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức khoẻ cho CNVC- LĐ. Hàng năm, Công ty cử các đội tuyển tham gia thi đấu các giải thể thao, văn nghệ do Thành phố tổ chức và đạt giải cao. Kết quả trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 các đoàn vận động viên của Công ty đã đạt giải: Giải Bạc - Hội diễn nghệ thuật không chuyên cấp Thành phố. Giải Nhất - Tuyên tuyền nếp sống văn hoá công nghiệp cấp Ngành. Giải Nhất - Hội thi lái xe mô tô giỏi cấp Ngành. Giải Nhất - Hội thi nấu ăn giỏi cấp Ngành. 3 Giải Nhất - Môn cầu lông, Hội thao cấp Ngành. Giải Nhì - Hội thi tính toán giỏi trên máy vi tính cấp Ngành. Giải Ba - Hội thao cấp Ngành môn Tennis. Ngoài ra Công ty đã xây dựng được nếp sống văn hoá, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Năm 2004 Công đoàn Công ty đã tổ chức được 71 lượt người thăm hỏi với mức chi 30 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2005, Công đoàn Công ty tổ chức được 63 lượt người thăm hỏi với số tiền trên 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, Công đoàn Công ty đã vận động CNVC- LĐ làm tốt công tác từ thiện xã hội. Năm 2004 đoàn viên Công đoàn Công ty đã có bảy lần quyên góp được 78,41 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2005 đoàn viên Công đoàn đã có hai lần quyên góp được 28,25 triệu đồng. Số tiền trên đã được gửi đến Quỹ tấm lòng vàng, Quỹ đền ơn đáp nghĩa và Quỹ trợ giúp nạn nhân chất độc màu da cam v.v… * Công ty in Công đoàn Việt Nam Để trở thành một đơn vị có uy tín trên thương trường, sản phẩm đạt chất lượng cao, luôn luôn làm vừa lòng khách hàng, Công ty In Công đoàn Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một thương hiệu mạnh. Các sản phẩm ra đời được đóng gói cẩn thận, những khách hàng ở ngay trong thành phố Công ty luôn luôn có xe trả hàng cho khách tại cơ quan. Thái độ của công nhân khi tiếp xúc với khách hàng rất chân tình vui vẽ. Đặc biệt ở phòng vi tính và sửa bản thảo, những cán bộ, nhân viên ở đây làm việc rất có trách nhiệm, luôn tạo cho khách hàng về sự an tâm về chất lượng sản phẩm. Họ sẵn sàng làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của khách hàng để kịp thời gian, nhất là vào dịp cuối năm hoặc lễ, tết. Họ chăm chỉ, cần mẫn, chịu khó làm theo ý của khách hàng mà không than phiền hoặc đòi hỏi một sự đãi ngộ nào. Tác giả của bản Luận văn này đã có dịp làm việc cùng họ, thức trắng từ 12 giờ đêm hôm trước đến 8 giờ sá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan