Luận văn Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 9

1.1. Quan niệm gia đình và văn hóa gia đình 9

1.2. Gia đình văn hóa và chủ trương xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta 21

Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN QUA 29

2.1. Vài nét về văn hóa gia đình Hà Tĩnh 29

2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa Hà Tĩnh trong những năm qua 60

2.3. Đánh giá chung 73

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI 80

3.1. Phương hướng xây dựng gia đình văn hoá 80

3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá 85

3.3. Một số kiến nghị 99

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC ẢNH 109

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mẹ nêu gương, dạy bảo mang tính kinh nghiệm trong khi sách báo hướng dẫn nuôi dạy con cái trong gia đình còn ít ỏi và khó đến tay người cần. Chính những nguyên nhân này dẫn tới các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý và mại dâm ở lứa tuổi vị thành niên. Gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, nên giáo dục gia đình có ý nghĩa quan trọng quyết định đối với giáo dục xã hội, cơ sở tiền đề cho sự kết hợp giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội, giáo dục của gia đình nào chính là văn hoá gia đình của gia đình đó. Tóm lại, điều quan trọng của văn hoá gia đình đó chính là giáo dục con cái. Điều đáng chú ý là phải biết kết hợp hài hoà giữa nghiêm ngặt và khoan dung nhưng nghiêm không đồng nghĩa với khắt khe, khoan dung không đồng nghĩa với sự nuông chiều. Bên cạnh gia giáo còn có vấn đề gia pháp, tức là sự ràng buộc, khống chế và giới hạn ở một mức độ nào đó. Nhưng phải được chấp nhận bằng tự giác trên cơ sở Hiếu - Nghĩa - Tình, trên ý nghĩa tôn trọng nề nếp gia phong. Đó là những nguyên tắc cần thiết trong việc giáo dục gia đình của Hà Tĩnh để tạo nên nét đẹp văn hoá của vùng đất này. Văn hoá vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất Trong công cuộc đổi mới, mục tiêu của Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Để đạt được mục tiêu ấy, tỉnh nhà đã có sự quan tâm thích đáng cho sự phát triển gia đình đảm bảo ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của các thành viên nhằm tạo sự ổn định và củng cố hạnh phúc gia đình. Một thực tế cho thấy rằng gia đình nghèo, đói, thu nhập thấp do thiếu việc làm thì việc thoả mãn các nhu cầu thiết yếu còn rất nhiều khó khăn, việc học hành của trẻ em ở các gia đình đông con không thực hiện được. Đó là điều kiện nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng, tình trạng con em hư hỏng, phạm pháp. Để đáp ứng nhu cầu đó, gia đình và các thành viên của nó phải tiến hành sản xuất ra các sản phẩm vật chất cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng nói lên trình độ chiếm lĩnh, khai thác các vật thể trong tự nhiên, trình độ phát triển lực lượng con người trong lĩnh vực sản xuất và đời sống vật chất. Từ những khái niệm, hiểu biết, kỹ năng, bí quyết trong sản xuất sản phẩm tiêu dùng đến cách thức kỹ thuật công nghệ chế tác công cụ sản xuất, các phương tiện sử dụng, vũ khí chiến đấu... từ cách thức tiêu dùng, phân phối, hưởng thụ, trao đổi, dâng hiến các sản phẩm vật chất đến thể chế phân chia tài sản, thừa kế gia sản đã tạo nên văn hoá vật chất của gia đình. Tuy nhiên phát triển kinh tế không có nghĩa là sự bươn chải, đâm lao như con thiêu thân vào cơn xoáy của thị trường để kiếm tìm lợi nhuận tức thời mà phải biết kết hợp giữa nhân cách và trí tuệ, giữa năng động, sáng tạo và cần kiệm liêm chính, giữa kế hoạch lâu dài và từng bước đi trước mắt sao cho phù hợp với sự phát triển chung. Trong đó ý thức tiết kiệm được quan tâm chú ý và thể hiện như một nét đẹp văn hoá của gia đình. ý thức tiết kiệm bao giờ cũng điều chỉnh các mối quan hệ, hành vi sinh hoạt, chi tiêu, mua sắm, và tích luỹ để từng bước phát triển đời sống vật chất và tinh thần của một gia đình. Trong gia đình Hà Tĩnh truyền thống, vấn đề sản xuất vật chất người đàn ông đóng vai trò quyết định, vì thế những kinh nghiệm, hiểu biết, kỹ năng, bí quyết trong sản xuất sản phẩm đến cách thức, kỹ thuật công nghệ chế tác công cụ sản xuất, các phương tiện sử dụng chủ yếu người đàn ông nắm giữ, nó tạo thành những bí quyết gia truyền của gia đình, dòng họ. Khi người cha mất đi sẽ trao truyền cho con, cháu (thường là nam giới). Nhưng ở trong thời điểm hiện nay, sự đóng góp của nam giới và nữ giới trong việc sản xuất vật chất đều có vai trò to lớn. Phụ nữ không chỉ là người chủ đạo trong việc tổ chức đời sống vật chất của gia đình (tiêu dùng, mua sắm, hưởng thụ) một cách có văn hoá mà còn là người góp phần quan trọng vào việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình. Cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho phụ nữ cùng gia đình tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất, vào các ngành dịch vụ xã hội và một số công việc có thể kiếm ra tiền chứ không còn quanh quẩn ở “bốn góc nhà, ba góc bếp”. Đã có nhiều phụ nữ tham gia làm kinh tế tư nhân hoặc quản lý doanh nghiệp với tư cách một doanh nhân thành đạt. Đến Hà Tĩnh hôm nay, chúng ta không chỉ biết đến những doanh nghiệp có tên tuổi do nam giới đứng chủ như doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp Lý Thanh Sắc, doanh nghiệp điện tử điện lạnh ông Nhân, doanh nghiệp xe máy Bình Thuỷ... mà ta còn thấy những doanh nghiệp nữ như: Công ty TNHH Trường An do chị Trần Thị Bảo làm giám đốc, công ty giấy 1/8 do chị Nguyễn Thị Đường làm giám đốc. Đặc biệt công ty TNHH Châu Tuấn do chị Bạch Thị Hường làm giám đốc thường xuyên có 700 đến 1000 lao động tham gia làm việc, lương bình quân tháng của mỗi lao động từ 2 triệu đồng trở lên. Mỗi năm nộp ngân sách cho Tỉnh nhà hơn 4 tỷ đồng. Và rất nhiều những doanh nghiệp khác. Góp phần cùng gia đình tạo ra một cuộc sống vật chất ổn định. Tuy nhiên, để làm được điều đó, con người Hà Tĩnh cần phải có một tiềm lực văn hoá lớn (tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm...) mới có thể thích ứng được xu thế phát triển của quê hương. Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay có nhiều nghề lao động thủ công gia đình rất có uy tín. Đó là nghề Rèn ở Trung Lương nằm dưới chân núi Hồng lĩnh, đến nay chưa ai xác định được nghề rèn có tự bao giờ chỉ biết rằng nó đã tồn tại trên mảnh đất này từ rất lâu đời. Nghệ nhân rèn Trung Lương đã đi truyền nghề khắp trong nam ngoài bắc. Sản phẩm rèn Trung Lương được người dân trong nước và thế giới ưa chuộng. Trong cơ chế thị trường hôm nay, trước sự cạnh tranh gay gắt nghề rèn nơi đây vẫn không ngừng phát triển để chuẩn bị bước vào hội nhập. Bởi mỗi người thợ Trung Lương luôn lấy chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất để giữ lấy thương hiệu cho gia đình mình. Hiện nay toàn xã có 350 lò rèn, 3 lò đúc, giải quyết công ăn việc làm cho 1.500 lao động. Hiện tại có 60% gia đình ở Trung Lương làm nghề rèn. Nhờ có nghề này mà các gia đình nơi đây không phải chịu cảnh thiếu đói.Hầu hết các gia đình đều có ti vi, gần 50%hộ gia đình có xe máy. Số hộ có mức sống khá và giàu chiếm 85%. Ngoài ra ta còn phải kể đến nghề Mộc Thái Yên (Đức Thọ). Từ bao đời nay nhân dân Hà Tĩnh có câu: Tiếng lành đồn xa Tiếng tốt đồn xa Cái nghề thợ mộc nhất là Thái Yên Những sản phẩm đồ mộc như: bàn, ghế, giường, tủ... được thiết kế rất tinh xảo bởi bàn tay của những người thợ tài hoa, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nơi đây. Ngoài cơ sở sản xuất tại chỗ, dân thợ còn hùn vốn mở cửa hàng mộc Thái Yên ở thành phố Vinh. Hàng mộc Thái Yên không chỉ nổi tiếng trong nước, được ưa chuộng ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn.... mà còn đắt khách ở Hồng Kông, Thượng Hải... Ngoài những hàng gia dụng, đồ tự khí, các phó thợ tài hoa đã để lại nhiều tác phẩm chạm khắc tuyệt mỹ, những kiến trúc gỗ (nhà cửa, đền chùa, miếu mạo) trong đó có những công trình nổi tiếng khắp vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Ngoài ra Hà Tĩnh còn nhiều nghề khác, như nghề làm nón lá ở Ba Giang - Thạch Hà, nghề mây tre đan xuất khẩu ở Kỳ Anh... Nhìn vào những sản phẩm vật chất ấy chúng ta không chỉ thấy nó đơn thuần là vật chất đảm bảo nhu cầu cuộc sống của mỗi gia đình, mà nó là sự kết tinh văn hoá của mỗi gia đình. Họ tự hào khi làm ra những sản phẩm, bởi đó chính là linh hồn, là sự hiện diện về mặt văn hoá của chính họ, gia đình và dòng tộc. Tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương đúng đắn và thiết thực để giúp đỡ các gia đình phát triển kinh tế. Trong đó Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã có những việc làm cụ thể như chủ động khai thác nguồn lực, mở rộng nguồn vốn cho hội viên của mình sản xuất kinh doanh. Các cấp hội đã huy động được nguồn vốn gần 996,604 tỷ đồng cho 154756 hộ vay trong năm 2008 tăng 22% so với năm 2007, tập huấn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển mô hình các câu lạc bộ doanh nghiệp. Đến nay đã có 23 câu lạc bộ doanh nghiệp. Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, Hội đã thành lập được thêm 3 hiệp hội làng nghề, xây dựng được 36 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, thành lập các mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ vùng nông thôn như Nghề may bóng xuất khẩu ở Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh; Nghề mây tre đan xuất khẩu ở Đức Thọ, Can Lộc... giúp phụ nữ xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất cho gia đình. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế như hiện nay Tỉnh nhà cũng đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thất nghiệp cho con em. Bên cạnh việc thực hiện vai trò là đơn vị sản xuất, vai trò tiêu dùng của gia đình ngày càng cao bởi nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc sinh hoạt mà còn đòi hỏi được phát triển, được vui chơi, giải trí. Xã hội càng phát triển nhu cầu về cuộc sống vật chất của gia đình ngày càng cao. Hôm nay, vào một gia đình Hà Tĩnh nông thôn chúng ta cũng bắt gặp chí ít họ có ti vi để xem, có đài để nghe và khấm khá hơn có xe máy để đi và những vật dụng sinh hoạt đáp ứng nhu cầu của cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên đến những gia đình ở Thành phố, bạn sẽ ngạc nhiên so với Hà Tĩnh xưa. Nhà cửa cao tầng mọc lên san sát, tiện nghi đầy đủ và tương đối hiện đại. Vào những buổi chiều tà nếu bạn ghé thăm công viên Trần Phú hay Quảng trường Thành phố bạn sẽ thấy dòng người nườm nượp đến vui chơi, giải trí thì mới thấy được mức sống của người dân đô thị nơi đây. Các Shopping mọc lên như nấm với đủ chủng loại quần áo, giày dép, sách vở, đồ dùng sinh hoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống đô thị. Nói vậy không có nghĩa người Hà Tĩnh sống kiểu “Công tử Bạc Liêu” mà làm gì có kiểu công tử Bạc Liêu. Nếu người Nam Bộ kiếm được tám đồng thì tiêu xài cả, thậm chí còn vay thêm để tiêu. Còn người xứ Nghệ thì không những không tiêu mà mà còn phải kiếm thêm hai đồng cho chẵn mười đồng bỏ ống. Họ luôn có sự so đo tính toán trước sau nó tạo nên một nét tính cách của người Hà Tĩnh. Sở dĩ như vậy là do đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt. Người Hà Tĩnh từ xưa đã nổi tiếng ăn uống đơn sơ, thanh đạm, “ăn chắc, mặc bền”. Thức ăn thường ngày chủ yếu là cà, nhút (nhút muối bằng quả mít non, bèn mùng, rau muống...) vì vậy dân gian có câu “Khoai lang chạc, nác chè trâm” là phổ biến. Hoàn cảnh ấy dạy cho họ luôn phòng xa “Sống đến mai, để củ khoai đến mốt” chứ không dám “bóc ngắn cắn dài”. Thành thử xong mùa vụ ông, bà, cha, mẹ... thường đắn đo trù hoạch mọi khoản ăn tiêu. Trước đây ngày giỗ tết mới được ăn cơm không còn đa phần là phải ăn cơm độn. Độn đủ thứ ngô, khoai, sắn có khi cả cà non, xu hào, đu đủ... Đã thế ăn cơm phải có rau “Cơm không rau như đau không thuốc”. Về ăn mặc cũng rất giản dị chủ yếu là vải nâu sồng. Chính giáo sư Phong Lê - một người con Hà Tĩnh đã tâm sự “Tôi cảm nhận đến gia thịt sự khắc nghiệt của thời tiết, và cái nghèo thiếu của đời sống. Do vậy mà sự cần kiệm, sức chịu đựng và tính lo xa gần như thành tính cách của con người và nếp nhà dân xứ Nghệ. Có thể gọi đó là một nét của gia phong chăng” [59, tr.99- 100]. Đấy chính là văn hoá vật chất của gia đình Hà Tĩnh truyền thống được gìn giữ và phát huy. Cuộc sống hiện đại hối hả của thị trường nguy cơ thương mại hoá trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đang len lỏi hàng ngày, hàng giờ vào các gia đình Hà Tĩnh nó làm lung lay nền nếp văn hoá truyền thống tốt đẹp của gia đình nơi đây. Tình trạng tiệc tùng, cơm bụi hay cơm hộp công nghiệp đang bị lạm dụng ở những gia đình đô thị, tình trạng rượu chè, cờ bạc ở các gia đình nông thôn dần làm mất đi những bữa cơm sum họp gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Thế lực đồng tiền ngự trị trên mọi quan hệ, con người đối xử với nhau tất cả vì tiền. Có thể nói đồng tiền làm mưa làm gió tác oai tác quái. Nó là hệ quả của nền kinh tế thị trường. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều gia đình ly tán, hôn nhân tan vỡ. Trong năm 2008, theo báo cáo của toà án nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh toàn ngành đã thụ lý và giải quyết 443/479 vụ việc ly hôn, tăng so với năm 2007 là 33 vụ việc. Tóm lại, vấn đề tổ chức gia đình khoa học, đảm bảo cuộc sống vật chất phù hợp điều kiện kinh tế là một nhiệm vụ rất quan trọng. Vừa bảo vệ, nuôi dưỡng được hạnh phúc gia đình, chăm lo cho mọi thành viên, vừa đảm bảo tốt nhiệm vụ của một công dân trong xã hội hiện nay. Và đóng góp nhiều nhất có lẽ là người phụ nữ, người có vai trò trung tâm trong việc neo đậu, giữ gìn hạnh phúc, là nơi điều tiết cho không khí gia đình êm ấm, là chỗ dựa, là niềm tin, là người bạn đồng hành của mọi thành viên gia đình. Văn hoá tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần Văn hoá tinh thần của gia đình chính là toàn bộ những giá trị đạo đức, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục, tập quán, thị hiếu thẩm mỹ... Chúng được kết lại thành hệ giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu văn hoá của gia đình (còn gọi gia phong). Hệ giá trị văn hoá gia đình là yếu tố cốt lõi làm nên đặc điểm riêng của mỗi loại hình gia đình và có sức mạnh chi phối đời sống tâm lý, tâm linh, hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình. Có thể nói trong văn hoá gia đình, người Hà Tĩnh rất đề cao việc giáo dục gia đạo, gia phong, gia lễ, hướng dẫn con cái biết cách cư xử đối với người trên. Cha mẹ, ông bà, người già với anh em, bạn bè theo đúng đạo lý cần thiết, thể hiện các lễ nghi đã quy định vào đời sống hàng ngày. Trong quan hệ ứng xử gia đình thì vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, họ không chỉ làm tốt vai trò người vợ, người mẹ mà còn người con dâu đối với cha mẹ chồng. Dân gian ta có câu “dâu dữ mất họ” vẫn còn phù hợp với mọi thời đại. Bởi người con dâu có vai trò rất quan trọng trong việc đối nội, đối ngoại cũng như chăm sóc gia đình, cùng chồng giữ đạo hiếu với cha mẹ, chăm sóc thăm hỏi lúc tuổi già, thuốc thang khi ốm đau, giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ... Nhiều chị em còn khuyên nhủ chồng con, cùng chồng con chăm sóc việc nhà, việc họ, tuân thủ bổn phận hiếu để của người làm dâu con đối với ông bà, gia đình dòng tộc làng nước. Đó cũng là cách tốt nhất để tạo ra sự gắn bó máu thịt thiêng liêng giữa gia đình và cội nguồn dân tộc. Ngoài ra, gia đình có các mối quan hệ khác như đối với cơ quan, nơi làm việc, nơi cư ngụ, với hàng xóm láng giềng, với bạn bè... một cách trọn vẹn và tốt đẹp. Không ai trong gia đình có thể làm tốt hơn vai trò của người phụ nữ. Người phụ nữ có tri thức, có hiểu biết, có văn hoá sẽ giúp cho văn hoá ứng xử của gia đình mình ngày càng đẹp hơn lên. Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng đã mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết và lòng say mê học tập của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt lớp trẻ thích tìm hiểu các thành tựu khoa học công nghệ nhạy bén với những thông tin sinh hoạt văn hoá, thể thao, tình bạn, tình yêu cùng với các hiện tượng, các kiểu sinh hoạt mới lạ qua sách báo, băng hình làm tăng lòng ham muốn về các nhu cầu tiêu dùng văn hoá. Đó là yếu tố làm phong phú hơn đời sống tinh thần của gia đình Hà Tĩnh hôm nay. Tuy nhiên, vấn đề này một mặt phát huy vai trò tích cực trong tuyên truyền giáo dục, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng văn hoá tinh thần của các gia đình nhưng đồng thời cũng xảy ra hiện tượng sách báo, băng đĩa lén lút truyền bá lối sống truỵ lạc, kích thích bạo lực và tình dục. Vì vậy, nguy cơ các tệ nạn xã hội nghiện hút, mại dâm, bạo lực có điều kiện tác động đến lớp trẻ và các gia đình. Trong khi đó thế hệ trẻ có những hiểu biết lệch lạc về quyền con người, về tự do dân chủ. Chính vì thế không ít thanh thiếu niên đã vô tình rời khỏi “vòng tay” của cha mẹ, của gia đình và rơi vào vòng xoáy của cuộc đời với nhiều cạm bẫy vô hình. Theo báo cáo của toà án nhân dân Tỉnh hiện nay một bộ phận giới trẻ nhất là lứa tuổi vị thành niên phạm tội ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn chơi, đua đòi, lười lao động. Năm 2008 xử 27 vụ, 71 bị cáo về tội cướp và cướp giật tài sản, có 17 vụ ở tuổi thanh thiếu niên. Vì vậy, gia đình cần có vai trò trong việc điều hoà sở thích cũng như định hướng cho mọi thành viên vào những lĩnh vực hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần lành mạnh phù hợp tâm lý và trình độ nhận thức của từng lứa tuổi. Một điều mà chúng ta không thể phủ nhận là sự đổi mới kinh tế xã hội của đất nước đã và đang đưa lại nhiều yếu tố tích cực tác động đến cuộc sống gia đình. Mức sống vật chất được cải thiện sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú hơn tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội xích lại gần nhau cùng hưởng thụ chia sẻ các phúc lợi vật chất và tinh thần. ở Hà Tĩnh do cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhu cầu vật chất còn thiếu thốn vì vậy sự hưởng thụ tinh thần có khoảng cách lớn giữa gia đình thành thị và nông thôn. ở nơi đây, gia đình có thu nhập thấp còn chiếm số lượng chủ yếu. Những gia đình này chủ yếu sống ở nông thôn, suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hầu như họ có ít những giờ phút nghỉ ngơi để hưởng thụ cuộc sống vật chất và tinh thần có chăng chỉ những ngày tết, giỗ chạp, rằm rì mà thôi. Đối với họ ngày quốc tế lao động hay các ngày lễ khác không có nghĩa lý gì vì đơn giản những ngày đó họ cũng phải làm việc như bao ngày bình thường khác. Còn một số ít các gia đình ở đô thị nhất là những gia đình trí thức, gia đình công chức, gia đình có thu nhập khá ổn định... thường có các hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ ngơi hay về thăm quê, đi thăm hỏi lẫn nhau... Đây là dịp để vợ chồng con cái có thể cùng nhau thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, mở mang tầm mắt, cũng là dịp để mọi người trong gia đình có thời gian nghỉ ngơi, gần gũi, thông cảm với nhau hơn. Đồng thời đây cũng là dịp để gặp gỡ người thân, ôn lại truyền thống gia đình, giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá gia đình. Vấn đề đặt ra đó là Đảng bộ Hà Tĩnh cần có những chính sách đúng đắn, phù hợp để rút dần khoảng cách giữa gia đình thành thị và nông thôn để họ được quyền hưởng thụ những sản phẩm vật chất và tinh thần đó. Nói đến văn hoá tinh thần chúng ta không thể không nói đến văn hoá cảnh quan của gia đình. Đó là khả năng bài trí, sắp xếp, trang trí các trang thiết bị nội thất trong gia đình một cách khoa học và đẹp mắt. Bước vào một căn nhà, nếu đồ đạc được lau chùi sạch sẽ, kê dọn ngăn nắp, gọn gàng, tiện dụng và đẹp mắt thì người ta sẽ đánh giá được văn hoá gia đình ấy thế nào. Đôi khi chỉ bằng một chi tiết nhỏ như đặt một chậu cảnh, hay bố trí chiếc đèn ngủ, đèn trang trí một cách tinh tế làm cho căn phòng sáng sủa và ấm cúng sẽ tạo ra cảm giác mới mẻ, thú vị trong môi trường sống khiến con người sảng khoái và thư thái tâm hồn sau một ngày lao động vất vả. Việc mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà, bày đặt như thế nào cho vừa tiện sử dụng lại vừa hợp nhãn quan không phải là đơn giản. Với sự nhạy cảm tinh tế các thành viên trong gia đã đưa ra những ý kiến hay quyết định rất sáng suốt trong việc sắp xếp, kê dọn, trang trí, từ nơi quan trọng nhất trong nhà là bàn thờ, đến nơi sinh hoạt của gia đình như phòng khách, phòng ăn, bếp... và cả những nơi ít có con mắt của khách khứa nhìn ngó đến như phòng ngủ của vợ chồng, phòng ngủ của con cái, phòng vệ sinh... đó cũng chính là văn hoá của mỗi gia đình. Trong các dạng sinh hoạt văn hoá tinh thần của gia đình thì sinh hoạt văn hoá tâm linh ngày càng được quan tâm hơn. Đối với người dân Hà Tĩnh thì việc thờ cúng tổ tiên là một ứng xử văn hoá rất thiêng liêng và thiết tha. Vào bất kỳ một gia đình Hà Tĩnh nào dù nghèo hay giàu bạn đều thấy có bàn thờ gia tiên. Có thể chỉ là một tấm ván gác đậu trên bờ vách nếu gặp gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Còn ở những gia đình bậc trung trở lên bao giờ bàn thờ gia tiên cũng được sắp đặt cẩn thận. Thường thì bàn thờ gia tiên chiếm hẳn một gian nhà. Người ta chia gian thờ ra làm ba lớp: lớp ngoài cùng là chiếc phản, bàn ghế hay trải chiếu để mọi người làm lễ. Lớp thứ hai là một cái hương án trên đặt đồ tâm sự hay ngũ sự (lư hương, cọc sáp...), lọ độc bình, đèn... Những nhà khá giả có thể có thêm đôi hạc nhỏ bằng gỗ hoặc đồng. Hương án này là nơi khi có cúng bái người ta mời các vị thần trong gia đình về ngự, lớp trong cùng mới thực sự là bàn thờ tổ tiên. Những gia đình khá giả còn có thêm hoành phi, câu đối rất trang trọng. Có thể nói hình ảnh bàn thờ gia tiên hay cái “bát hương là cả một biểu tượng văn hoá” [33, tr.76] đặc sắc của Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung ta ít gặp ở những dân tộc khác, tôn giáo khác, nó rất thiêng liêng, mang đậm nét đặc trưng riêng của người Việt. Cũng có nhà không kiếm nổi cái bát nhưng họ vẫn có thể chặt một mẫu bẹ chuối hay kiếm một ống tre nhỏ để cắm hương lên. Đây là việc làm có ý nghĩa sâu sắc nhắc nhở người ta tưởng nhớ đến công đức tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Hơn nữa, đó còn nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, niềm tự hào về truyền thống gia đình cho các thế hệ con cháu. Trong những ngày giỗ chạp, ngày đầu năm mới các gia đình họp mặt để tưởng nhớ tổ tiên đồng thời còn nhằm thoả mãn nhu cầu cộng cảm, gắn kết cộng đồng, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Một điều đặc biệt ở gia đình Hà Tĩnh là người phụ nữ với vai trò làm mẹ thường thể hiện là dạy bảo, hướng dẫn con cái về các lễ thức thực hành trong những ngày tết, giỗ kỵ trong gia đình. Đây chính là sự trao truyền văn hoá cho thế hệ sau một cách tỉ mỉ, chu đáo với một tâm thế đặc biệt trong một không gian thiêng, một thời gian thiêng nên có tác dụng và ý nghĩa rất sâu sắc. Những năm gần đây số người đi lễ ở đền, đình, chùa, miếu... ngày một đông hơn. ở Hà Tĩnh có nhiều đình, chùa, đền, miếu, nhưng nơi người ta đến nhiều hơn cả là chùa Hương Tích ở Can Lộc, Đền bà Hải ở Kỳ Anh, Đền củi ở Nghi Xuân... Mọi người tìm đến nơi tôn nghiêm linh thiêng này để mong ước tìm được sự thanh thản, tĩnh tâm cho mình, sự yên bình, khoẻ mạnh cho gia đình, sự an lành cho quê hương kết hợp vãn cảnh tìm hiểu cội nguồn tâm linh, di sản tâm linh. Đây là yếu tố tâm linh sâu sắc có ở nhiều gia đình. Họ tin vào lẽ nhân quả mầu nhiệm của sự hành thiện, vào phúc đức lưu truyền. Tất nhiên tâm lý này không đến mức mê tín dị đoan. Ngoài việc thờ cúng trong nhà, các gia đình Hà Tĩnh thường quan tâm đến việc hiếu hỉ, tang ma, mồ mả, dòng họ tổ tiên, chăm sóc phần mộ những người đã khuất. Thường cứ đến gần tết nguyên đán, sau ngày ông táo lên trời các gia đình Hà Tĩnh thường về quê tảo mộ, quét dọn nhà thờ, bàn thờ gia tiên để chuẩn bị đón tết. Có lẽ không một người con nào ở vùng quê này lại không nhớ cảnh cả nhà ngồi quây quần bên nồi bánh chưng sôi sùng sục, chuyện trò rôm rả. Đêm cuối năm gió lạnh đến thấu xương, ánh lửa nấu bánh chưng cháy rần rật cộng với không khí gia đình háo hức tạo nên tình cảm thiêng liêng, ấm cúng. Hiện nay phong trào những người con ở quê tụ tập nhau lại thành câu lạc bộ các dòng họ, trùng tu từ đường, quy tập mồ mả, đặc biệt có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng lăng mộ, nhà thờ, thực hiện công đức... Công việc này bên cạnh ý muốn được báo hiếu, giữ gìn gia đạo tổ tiên, họ thường tin tưởng rằng tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu, mang lại sự thuận hoà, thịnh vượng cho gia đình. Mỗi lần về quê đến nghĩa trang ở bất cứ nơi nào của Hà Tĩnh ta sẽ thấy mỗi dòng họ có một thiết kế riêng, một cách xây lăng mộ riêng và một kiểu trang trí riêng đặc trưng. Nhưng bố cục trong lăng thì vẫn thống nhất là sự sắp xếp có ngôi thứ đúng bậc từ trên xuống dưới theo cả không gian (độ cao của dõi đất) và thời gian. Nhìn vào đây ta cũng cảm nhận được sự tôn nghiêm không khác gì khi vào một nhà thờ họ hay đứng trước bàn thờ gia tiên. Trước ngưỡng cửa của đô thị hoá hôm nay, văn hoá trong gia đình Hà Tĩnh bao giờ cũng vừa biến đổi thích hợp, vừa giữ nguyên những giá trị văn hoá trong mỗi con người như tính cách giản dị, thật thà, chất phác, mộc mạc, thuỷ chung, chịu thương, chịu khó... nhưng lại rất thông minh sắc sảo, hóm hỉnh, sáng tạo. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa nếp gia phong truyền thống và nếp sống hiện đại trong một gia đình. Đó cũng là cách chọn lựa tốt nhất hiện nay khi xây dựng nếp gia phong trong gia đình. 2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hoá Hà Tĩnh trong những năm qua Nhưng đã trình bày trên đây, gia đình văn hoá chính là giá trị tích hợp của văn hoá gia đình Việt Nam ngày nay, là sự phát triển văn hoá gia đình ở một trình độ mới. 2.2.1. Quan điểm chỉ đạo cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của Trung ương. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá của Tỉnh đã đạt được những kết quả to lớn. Tính đến 2009, toàn Tỉnh có 276.207 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 74,5%, 836 làng, 133 khối phố văn hoá và 476 cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hoá và 58.867 gia đình thể thao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đặc biệt là phong trào xây dựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh giữ vị trí quan trọng và đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Trên thực tế cho thấy, xây dựng gia đình văn hoá đã tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng, hình thành môi trường văn hoá lành mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
Tài liệu liên quan