Luận văn Văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ vận tải Traco trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

 

Trang

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu

Danh mục các hình

Danh mục các hộp

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1. Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.2. Các yếu tố tạo nên văn hóa kinh doanh 13

1.2.1. Triết lý kinh doanh 14

1.2.2. Đạo đức kinh doanh 17

1.2.3. Văn hóa doanh nhân 18

1.2.4. Văn hóa ứng xử với khách hàng 20

1.2.4. Các hình thức văn hóa kinh doanh khác 21

1.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp 25

1.3.1. Quan điểm về xây dựng văn hóa kinh doanh 25

1.3.2. Quy trình xây dựng văn hóa kinh doanh 27

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh 34

1.4.1. Nền văn hóa xã hội 34

1.4.2. Thể chế xã hội 34

1.4.3. Sự khác biệt, giao lưu văn hóa và quá trình toàn cầu hóa 35

1.4.4. Văn hóa ngành kinh doanh 36

1.4.5. Khách hàng 36

1.5. Một số bài học về xây dựng văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 36

1.5.1. Các điển hình về xây dựng văn hóa kinh doanh của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước 36

1.5.2. Các bài học về xây dựng văn hoá kinh doanh trong các doanh nghiệp 41

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI TRACO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 44

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 44

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 44

2.1.2. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần d?ch v? vận tải TRACO 45

2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 46

2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 47

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2002 - 2006 58

2.2. Phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh của công ty TRACO trong thời gian qua 62

2.2.1. Triết lý kinh doanh của Công ty 62

2.2.2. Đạo đức kinh doanh 64

2.2.3. Văn hóa doanh nhân 66

2.2.4. Về văn hóa ứng xử với khách hàng 71

2.2.5. Các quy chế, quy định nội bộ 73

2.2.6. Các truyền thống 78

2.2.7. Các biểu trưng và hình ảnh 82

2.3. Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh của công ty 85

2.3.1. Nh÷ng thµnh c«ng vµ h¹n chÕ 85

2.3.2. Nh÷ng nguyªn nh©n cña c¸c h¹n chÕ 87

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI TRACO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 89

3.1. Phương hướng phát triển của ngành giao thông vận tải và của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO 89

3.1.1. Quan điểm phát triển của ngành và chiến lược phát triển vận tải và dịch vụ vận tải trong chiến lược ngành giao thông vận tải 89

3.1.2. Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới 93

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong thời gian tới 94

3.2.1. Các giải pháp chủ yếu 95

3.2.2. Các giải pháp khác 111

3.3. Các kiến nghị 114

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 120

 

 

doc130 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ vận tải Traco trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tải 1 TRACO. Cụ thể là: Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương (VINAFCO), trụ sở chính tại Hà Nội, có chi nhánh tại Hải Phòng. Đây là một công ty cũng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ vận tải. Hiện nay có 365 lao động trong đó trên 30% có trình độ đại học, phương tiện chủ lực của VINAFCO ngoài xe tải các loại còn có 02 tàu biển và 6300 m2 kho bãi, tiềm lực tài chính đủ mạnh trong những năm gần đây liên tục làm ăn có lãi, hoạt động marketing được chú trọng. Ngoài kinh doanh DVVT công ty còn đầu tư vào sản xuất và tham gia liên doanh với đối tác Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực vận tải đa phương thức. Đây là một đối thủ rất mạnh trong hiện tại và tương lai. Công ty Liên doanh vận tải hỗn hợp Việt Nhật số 2 là một liên doanh giữa Công ty vận tải ô tô số 2 với Công ty LOGITEM Nhật Bản trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT, có trụ sở tại thị trấn Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội. Công ty này có trên 300 lao động trong đó có tới 31,4% có trình độ đại học và trên đại học; có 11 xe tải, 11 phương tiện xếp dỡ các loại và 03 tầu là LOGITEM 04, 07, 12; có khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả; Công ty này được thành lập năm 1994 tuy tuổi đời còn trẻ so với các đàn anh, nhưng công ty này lại có tiềm lực về vốn, về phương tiện cũng đang là một đối thủ cạnh tranh của Công ty TRACO. Như vậy, có thể thấy các đối thủ cạnh tranh chính của công ty mặc dù trụ sở chính ở Hà Nội nhưng đều là những doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT, có chi nhánh ở Hải Phòng, có các điều kiện vĩ mô tương tự công ty; có khả năng, tiềm lực dồi dào là những thách thức không nhỏ đối với công ty trong quá trình phát triển. - Nhà cung cấp: là những doanh nghiệp vận tải có phương tiện chuyên chở, phương tiện xếp dỡ như: cảng Hải Phòng, cảng Cửa Cấm, cảng Vật Cách, xí nghiệp Liên hiệp vận tải đường sắt khu vực I, xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp cảng Đà Nẵng, công ty Vận tải biển III và hàng chục công ty TNHH vận tải biển tại Hải Phòng. Những nhà cung cấp này đã gắn bó với công ty trong nhiều năm qua và luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thời các yêu cầu về phương tiện khi công ty một cách nhanh nhất. - Đối thủ tiềm ẩn: kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh DVVT trong nước hiện nay mới chủ yếu đáp ứng yêu cầu DVVT nội địa với những phương thức vận tải khác nhau với giá thành khá cao do hạn chế hệ thống DVVT chưa đồng bộ. Nhu cầu DVVT phục vụ hoạt động TMQT gần như còn bỏ ngỏ. Thị trường DVVT Việt Nam hiện nay là mảnh đất màu mỡ mà nhiều hãng vận tải nước ngoài, các đại lý tàu biển lớn trên thế giới đang tìm cách xâm nhập. Hơn nữa quan điểm của ngành GTVT trong chiến lược phát triển DVVT cũng cho rằng: "trên lĩnh vực DVVT hình thành các tập đoàn DVVT bốc xếp mạnh, nhanh chóng phát triển tổ chức liên hiệp DVVT trong nước, áp dụng rộng rãi DVVT đa phương thức giữa các quốc gia". Đó chính là cơ hội và cũng là một thách thức tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp kinh doanh DVVT nói chung và công ty TRACO nói riêng. - Sản phẩm thay thế: DVVT hàng hóa là một bộ phận đắc lực cấu thành hoạt động Logistics. Vận tải tham gia vào hệ thống này là vận tải đa phương thức (Multimodal). Đây là phương thức vận tải mà việc vận chuyển hàng hóa có sử dụng ít nhất hai dạng phương tiện vận tải trở lên. Vận tải đa phương thức ra đời thay thế các phương thức vận tải riêng lẻ sẽ mang lại các lợi ích: giảm thời hao phí, giảm thiểu công đoạn thủ tục, tiết kiệm chi phí, thủ tục nhanh gọn, giảm giá thành. Hay nói cách khác là phương thức vận tải thay thế này sẽ tập trung vào một đầu mối duy nhất phối hợp các khâu tạo sự thống nhất thông suốt từ nơi gửi đến nơi nhận. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2002 - 2006 Cũng như rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta, từ khi nền kinh tế có sự chuyển sang cơ chế quản lý mới, Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO không còn nhận được sự bao cấp của Nhà nước, phải bươn trải để tự khẳng định mình. Dưới sự định hướng của Đảng và Nhà nước, của ngành GTVT, HĐQT công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đoàn kết một lòng tìm hướng đi mới để không những khẳng định sự tồn tại mà còn phát triển trong điều kiện thị trường đầy biến động. Nếu trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây công ty hoạt động dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch được Bộ GTVT giao, đó là những kế hoạch mang tính chủ quan, cứng nhắc thì trong điều kiện mới với cơ chế tự hạch toán, tự vay, tự trả, lấy thu bù chi khiến công ty gặp không ít khó khăn do chưa quen với cơ chế vận hành đầy linh hoạt. Song với sự năng động, chịu khó tiếp cận kiến thức mới hiện ban lãnh đạo công ty đã chủ động trong việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh và đã đạt được những thành công đáng kể. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO giai đoạn 2002 - 2006 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Doanh thu Thực hiện 1000 đ 36.852.329 38.315.062 44.149.356 55.179.848 72.866.779 % Kế hoạch % 118,9 116,1 114,7 111,5 104,8 2 Lợi nhuận sau thuế 1000 đ 650.168 991.570 1.653.865 2.736.828 3.029.789 3 Nộp ngân sách 1000 đ 1.056.000 1.500.000 3.005.532 3..247.940 3.709.641 4 Lao động Người 170 170 166 179 187 - Lao động dài hạn " 149 136 121 125 127 - Lao động mùa vụ " 21 34 45 54 60 5 Thu nhập bình quân 1000 đ 1.100 1..200 1.350 1.540 1.850 6 Cổ tức năm % 20 21 22 Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO (2002-2006) Về chỉ tiêu doanh thu đạt được bước nhảy vọt (doanh thu năm 2006 tăng gần gấp đôi so với năm 2002) sản lượng dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2003 chỉ tăng 3% so với năm 2002, đặc biệt từ sau khi triển khai thực hiện CLKD năm 2004 tăng 15% so với năm 2003, năm 2005 tăng 25% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 32% so với năm 2005. Những con số đó là kết quả của những nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, trong đó nổi bật vai trò của người lãnh đạo công ty. Điều này cũng đã chứng minh được tính đúng đắn hướng đi của CLKD mà công ty đã hoạch định. Tuy nhiên, khi so sánh doanh thu thực hiện so với kế hoạch biểu 2.1 lại thấy % hoàn thành kế hoạch lại có xu hướng giảm, nếu như năm 2002 doanh thu thực hiện đạt 118,9% so với kế hoạch thì năm 2006 mặc dù doanh thu cao như vậy nhưng chỉ đạt có 104,8% so với kế hoạch. Doanh số N¨m Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO (2002-2006) Câu hỏi đặt ra là với chỉ tiêu kế hoạch xây dựng cao như vậy thì liệu những năm tiếp theo của thời kỳ chiến lược công ty có hoàn thành được kế hoạch không? Điều này lại phản ánh một thực tế mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải trong khi đưa ra những chỉ tiêu định lượng được hoạch định chưa sát thực tế. Về chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu tăng cũng là một nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng. Nhưng một lý do không kém phần quan trọng nữa làm cho lợi nhuận năm 2004 và năm 2005 tăng cao như vậy (năm 2004 tăng 66,8% so với năm 2003; năm 2005 tăng 65,5% so với năm 2004) là trong thời gian này công ty đang được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Về chỉ tiêu nộp ngân sách ta thấy trong các năm cũng đều tăng, đáng chú ý là từ năm 2004 đến 2006 mặc dù đang trong thời gian được hưởng ưu đãi của Nhà nước trong chính sách khuyến khích đầu tư thì công ty vẫn thực hiện rất tốt nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc nộp các loại thuế khác. Về tổng số lao động có sự khác biệt giữa hai thời kỳ. Thời kỳ 2002 - 2003 tổng lao động trong công ty không đổi do năm 2003 công ty đang tập trung vào hoạch định và chuẩn bị lực lượng để triển khai thực hiện CLKD. Thời kỳ 2004 - 2006 lao động công ty có sự biến động lớn, năm 2004 số lao động giảm 4 người vì cùng với cổ phần hóa lao động cũng được sắp xếp lại đến năm 2005, 2006 tổng số lao động tăng lên. Về thu nhập trung bình của người lao động cũng tăng đáng kể trong thời gian qua bình quân là 17%/ năm và năm sau tăng tỷ lệ cao hơn năm trước. Thu nhập hiện nay của người lao động trong công ty so với mặt bằng chung tại Hải Phòng là tương đối cao. Mức thu nhập này đã đáp ứng được nhu cầu cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên công ty, đảm bảo được tương lai cho con em họ. Đó chính là động lực quan trọng kích thích người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình gắn bó với công ty. Rất nhiều người lao động đã tâm sự: "Mặc dù công việc vất vả nhưng với đãi ngộ hiện nay của công ty chúng tôi rất yên tâm và nguyện sẽ gắn bó và làm việc hết khả năng của mình" hay "Tôi rất vui mỗi khi đến công ty, ở đây tôi đã được làm việc, cống hiến và hưởng lợi ích đúng khả năng của mình điều mà không phải ở doanh nghiệp nào cũng có được". Ngoài ra, hầu hết người lao động đều có cổ phần trong công ty còn được chia cổ tức trên vốn góp cổ phần từ lợi nhuận sau thuế từ 20% - 22%/ năm. Tóm lại, Ở Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng lên rõ rệt trong những năm qua. Nhờ hiệu quả được nâng cao nên tăng thêm việc làm, tăng thu nhập. Các khoản nộp ngân sách cũng tăng nhanh. Kết quả này cho thấy tính đúng đắn của hướng đi mà công ty đã lựa chọn trong công tác hoạch định chiến lược. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRACO TRONG THỜI GIAN QUA Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO được hình thành, xây dựng và phát triển gắn liền với quá trình phát triển của công ty và quá trình đổi mới nền kinh tế của nước ta và đã thể hiện được vai trò đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, việc nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về văn hóa kinh doanh của công ty, phát hiện những điểm tồn tại, trên cơ sở đó phát triển văn hóa kinh doanh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Sau đây là những phân tích cơ bản về thực trạng văn hóa kinh doanh trong thời gian qua của công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO. 2.2.1. Triết lý kinh doanh của Công ty 2.2.1.1. Cơ sở hình thành triết lý kinh doanh của công ty Trước đây Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO là một doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy triết lý kinh doanh của công ty là dựa trên quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, triết lý kinh doanh của công ty cũng dựa trên quan điểm, nhận thức của Ban lãnh đạo công ty về văn hóa, về triết lý kinh doanh. Nghĩa là ở TRACO cách thức tạo lập triết lý kinh doanh là tự nhiên theo phương thức thích ứng theo kinh nghiệm, hình thành từ thực tiễn hoạt động kinh doanh. Đây là kiểu xây dựng triết lý ngầm định. Cấp dưới căn cứ vào hành động của cấp trên để phán đoán và vận dụng vào công việc. Một cách thức xây dựng triết lý kinh doanh khác cũng được áp dụng trong Công ty, đó là vận dụng chủ trương đường lối, quy định của Nhà nước và cơ quan chủ quản và thể hiện triết lý thông qua các hoạt động đó. Trong những năm qua, việc xây dựng triết lý kinh doanh ở công ty chủ yếu theo mô thức này. 2.2.1.2. Nội dung triết lý kinh doanh Với cơ sở là dựa trên quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nên theo đó, doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt; "đi đầu về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật". Đây cũng là triết lý kinh doanh căn bản của công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO. Theo đó, các nhà quản trị của công ty phải lấy việc chấp hành chủ trương đường lối, pháp luật và nhiệm vụ cấp trên giao cho làm đầu trong mọi quyết sách và hành động. Bên cạnh đó, công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO cũng cụ thể hóa triết lý đó theo một số cách thức biểu hiện. Về chính sách chất lượng TRACO đưa ra triết lý là "CHUYÊN NGHIỆP - TẬN TÂM - HIỆU QUẢ" Traco cam kết: + Thấu hiểu yêu cầu của khách hàng, cung cấp và duy trì sản phẩm, dịch vụ cao hơn khách hàng mong đợi. Liên tục đổi mới, hoàn chỉnh công nghệ, hạ giá thành dịch vụ, lấy lợi ích khách hàng làm trọng tâm phục vụ. + Hợp tác chân thành, ổn định lâu dài với các nhà cung ứng, lấy năng suất vận tải và mức độ thuận tiện trong thanh toán làm thước đo chất lượng hợp tác. + Luôn tạo môi trường tốt nhất để đón nhận và phát triển tài năng. Mọi sự cống hiến của các tài năng đều được Traco trân trọng, coi đó là động lực cao nhất cho sự phát triển và trường tồn. + Liên tục duy trì và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng để không ngừng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. 2.2.1.3. Tác động của triết lý kinh doanh đến hoạt động của công ty Với triết lý kinh doanh hiện nay đã có những tác động chi phối đáng kể đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. TRACO kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên việc đưa ra tiêu chí hàng đầu trong hoạt động của mình là chuyên nghiệp, tận tâm, hiệu quả có thể đánh giá là rất phù hợp. Bởi với các dịch vụ mà công ty cung cấp (như dịch vụ Logistics 3PL, 4PL, giao nhận kho vận ngoại thương, vận tải hàng hóa và dịch vụ vận tải xếp dỡ, kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Hải quan, tư vấn khách hàng, dịch vụ hàng hải) quá trình tạo ra dịch vụ diễn ra đồng thời với quá trình tiêu dùng dịch vụ nên chỉ có dựa trên việc tạo ra một phong cách phục vụ chuyên nghiệp, một sự tận tâm trong thực hiện dịch vụ, mang lại hiệu quả cho khách hàng đã giúp công ty có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Một điểm thành công nữa trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh của TRACO là việc đưa được triết lý kinh doanh đó vào thực tiễn, làm cho tất cả các thành viên trong gia đình TRACO đều thông hiểu và thống nhất hành động theo triết lý chung. Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy triết lý kinh doanh của công ty đã được hầu hết các CBNV trong công ty thấu hiểu từ đó có những cách thức ứng xử phù hợp theo chuẩn mực chung. 2.2.2. Đạo đức kinh doanh Hành vi của các nhà quản trị ngày nay ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh luôn phù hợp với đạo lý dân tộc và các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của toàn nhân loại. Do vậy góp phần phát triển mối quan hệ với người lao động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà cung cấp và với cộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định. Không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ chữ tín, lời hứa trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn lậu thuế,… Điều này thể hiện tính trung thực trong kinh doanh. Tôn trọng con người, các mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các cấp quản trị, giữa mọi cộng sự và người dưới quyền luôn được duy trì. Sự tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên cũng là những giá trị dễ nhận thấy trong công ty. Công ty cũng luôn quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác của khách hàng và người lao động. Trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự của công ty không có tình trạng phân biệt đối xử. "Xuất phát từ công việc, nhu cầu của công việc để tuyển dụng nhân sự" là tiêu chí hàng đầu mà các nhà quản trị của TRACO đề cao. Quá trình tuyển dụng nhân sự tại công ty xuất phát từ nhu cầu công việc để đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng. Các ứng cử viên được tuyển dụng hầu hết đều có trình độ phù hợp với vị trí công việc cần tuyển. Điều này thể hiện một khía cạnh đạo đức kinh doanh của các nhà quản trị trong công ty trong giai đoạn vừa qua. Kết quả tuyển dụng nhân sự của công ty giai đoạn 2002 - 2006 được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây phần nào thể hiện nhận định đó. Bảng 2.2: Kết quả tuyển dụng nhân sự của công ty TRACO giai đoạn 2002 - 2006 TT Trình độ NS 2002 2003 2004 2005 2006 1 Đại học, Sau ĐH 5 3 11 9 10 2 Cao đẳng 9 4 5 6 5 3 Trung cấp, sơ cấp 6 9 10 3 6 Tổng số 20 16 26 18 21 Nguồn: Văn phòng công ty (Năm 2007). Hàng năm tại công ty hầu như không có các hiện tượng nhân viên bỏ việc mà không rõ lý do. Trong giai đoạn 2002 - 2006 tại công ty có 3 trường hợp chuyển công tác đều vì lý do gia đình, cũng trong thời gian này công ty đã giải quyết chế độ cho 22 lao động đến tuổi nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước. Các trường hợp này ngoài việc được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành, còn được công ty cho hưởng các ưu tiên ưu đãi đặc biệt nhằm đảm bảo quyền lợi sau một thời gian dài đã cống hiến cho gia đình TRACO, như việc nhận con em những CBNV này vào làm việc tại công ty nếu công ty có nhu cầu cần tuyển và trình độ của những người này đáp ứng được yêu cầu công ty đề ra. Đối với khách hàng công ty lại càng đặc biệt tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Cụ thể kết quả điều tra về giá trị chủ đạo dễ nhận thấy trong công ty có thể tham khảo biểu dưới đây: Nguồn: Kết quả tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả (năm 2007) Qua biểu 2.2 chúng ta thấy giá trị chủ đạo lớn nhất dễ nhận thấy theo đánh giá của CBNV trong công ty đó chính là sự tận tụy trong phục vụ khách hàng của công ty. Kế đến là tinh thần đoàn kết, sự năng động, hiệu quả, sự đồng thuận, tinh thần hợp tác và tính sáng tạo. Điều này cho thấy tính đúng đắn của triết lý kinh doanh đã được xây dựng của công ty cũng như sức lan tỏa và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức kinh doanh nói riêng và văn hóa kinh doanh nói chung. Nó thực sự trở thành giá trị cơ bản trở thành nền tảng cho quá trình hoạt động của TRACO. Tuy nhiên bên cạnh đó yếu tố đạo đức kinh doanh của công ty chưa được công ty sử dụng hiệu quả để tạo hình ảnh đẹp cho công ty trong quá trình kinh doanh. Đây là vấn đề mà trong thời gian tới các nhà lãnh đạo của công ty cần chú ý để phát triển văn hóa kinh doanh. 2.2.3. Văn hóa doanh nhân Tài năng, đạo đức, phong cách của chủ thể kinh doanh, của Ban giám đốc công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO là những yếu tố thể hiện rõ nét nhất văn hóa doanh nhân, một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh của công ty. Một số tiêu chuẩn được dùng để đánh giá văn hóa doanh nhân gồm: sức khỏe, đạo đức, trình độ và năng lực, phong cách lãnh đạo và thực hiện trách nhiệm xã hội. 2.2.3.1. Về sức khỏe Về sức khỏe của các nhà quản trị trong công ty TRACO, hầu hết các nhà quản trị ở các cấp bậc của công ty từ cấp cao xuống cấp cơ sở đều còn ở độ tuổi sung sức đối với hoạt động kinh doanh. Cụ thể có thể rõ vấn đề này thông qua bảng dưới đây: Bảng 2.3: Các nhà quản trị ở công ty TRACO phân theo độ tuổi Các cấp bậc quản trị Độ tuổi 40 - 45 Độ tuổi 46 - 50 Độ tuổi 50 - 55 Độ tuổi 55 - dưới 60 - Các nhà quản trị cấp cao - 1 1 1 - Các nhà quản trị trung gian 2 3 1 - - Các nhà quản trị cơ sở 4 2 1 - Tổng cộng 6 6 3 1 Nguồn: Văn phòng công ty (Năm 2007) Qua bảng 2.3 chúng ta có thể thấy hầu hết các nhà quản trị ở công ty đều ở độ tuổi từ 40 - 50 tuổi, chiếm 75%, trong đó 37,5% ở độ tuổi 40 - 45; 37,5 % ở độ tuổi 45-50. Với độ tuổi này theo đánh giá của nhiều chuyên gia đó là thời điểm chín muồi để con người phát huy hết năng lực khi được đặt vào các vị trí quản lý. Số lượng các nhà quản trị ở độ tuổi trên 55 dưới 60 chỉ là 1 người. Tuy nhiên đấy lại là vị trí của nhà quản trị cấp cao nhất trong công ty. Đây cũng là vấn đề công ty cần lưu ý trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận để sẵn sàng thay thế vị trí của nhà quản trị cấp cao trong những trường hợp cần thiết. 2.2.3.2. Về trình độ năng lực Trình độ năng lực các nhà quản trị tại công ty được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.4: Các nhà quản trị ở công ty TRACO phân theo trình độ Trình độ các nhà quản trị Ngành QTKD Tài chính kế toán GTVT Khác - Sau đại học - - - - - Đại học 2 1 7 - - Cao đẳng - 1 2 - - Khác - - - 3 Tổng cộng 2 2 9 3 Nguồn: Văn phòng công ty (Năm 2007) Qua bảng trên chúng ta có thể thấy, đa số các nhà quản trị trong công ty đều được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 81%. Trong đó 55,1 % là được đào tạo về giao thông vận tải. 12,5 % được đào tạo về quản trị kinh doanh, 12,5% được đào tạo về tài chính kế toán. 19,9 % các nhà quản trị là chưa được qua đào tạo ở bậc đại học cao đẳng. Chủ yếu đây là những người học trái ngành nghề những đã có thâm niên công tác tại công ty, đã có kinh nghiệm nên được giao đảm nhận một số vị trí quản lý tại công ty. Với số liệu này cho chúng ta thấy đa phần các nhà quản trị trong công ty được đào tạo về chuyên môn phù hợp gắn với ngành nghề kinh doanh của công ty. Tuy nhiên việc được đào tạo các kiến thức nền về quản trị kinh doanh hầu như còn ít. Vì vậy trong quá trình kinh doanh các nhà quản trị này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để xử lý vấn đề. Điều này cũng sẽ một phần làm cản trở đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và việc xây dựng văn hóa kinh doanh nói riêng của công ty. 2.2.3.3.Về phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo hiện nay của công ty theo kết quả điều tra nghiên cứu theo phương pháp bảng hỏi được thể hiện trong biểu 2.3: Nguồn: Kết quả tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế năm 2007 Kết quả điều tra trên cho thấy, hiện ban giám đốc công ty sử dụng kết hợp hài hòa các phong cách lãnh đạo trong hoạt động của mình. Một số phong cách lãnh đạo được áp dụng là: dân chủ và chuyên quyền. Trong đó chủ yếu là phong cách lãnh đạo dân chủ mà theo cảm nhận của cán bộ nhân viên trong công ty đó là tinh thần hợp tác trong công việc giữa các cấp lãnh đạo với các nhân viên trong quá trình thực thi những công việc cụ thể, kết hợp với đó là có sự giải thích thuyết phục để nhân viên tích cực tự nguyện và nhiệt tình trong công việc. Đồng thời những khi cần phải ra quyết định nhanh chóng, đồng thời phải xử lý nhanh các tình huống trong kinh doanh thì ban giám đốc công ty vẫn sẵn sàng sử dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền. Phân tích này cho thấy hiện nay các phong cách lãnh đạo mà Ban giám đốc công ty sử dụng là tương đối phù hợp, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các CBNV trong công ty. Đây là một vấn đề cần tiếp tục duy trì trong tương lai nhằm tạo một nét văn hóa riêng có trong công ty. Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề người lao động gặp khó khăn trong công việc do phương pháp quản lý gây nên: có nhiều yếu tố được đề cập đến. Trong đó có những yếu tố chủ yếu như không được tự quyết định, không có sự hỗ trợ từ công ty, không có liên kết phối hợp giữa các bộ phận, không được đào tạo những kỹ năng còn thiếu. Kết quả điều tra thực tế về vấn đề này được thể hiện ở biểu 2.4 dưới đây. Nguồn: Kết quả tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế năm 2007 Như vậy theo đánh giá của người lao động trong công ty khó khăn chủ yếu nhất của họ do phương pháp quản lý gây nên là việc không được tự quyết định và thiếu sự hỗ trợ kịp thời từ phía công ty khi thực hiện công việc cụ thể. Điều này chứng tỏ nhiều khi các nhà quản trị của công ty sử dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền không đúng lúc, đúng thời điểm dẫn đến làm hạn chế tính năng động sáng tạo của nhân viên và phía ban lãnh đạo công ty cũng thiếu đi sự sát sao kiểm soát quá trình thực hiện công việc của nhân viên nên những vướng mắc khó khăn không được công ty hỗ trợ trong phát hiện và xử lý kịp thời. Ngoài ra việc tạo ra sự phối kết hợp giữa các bộ phận cũng là một vấn đề đáng được quan tâm, cần thiết phải để cho mỗi bộ phận trong công ty thấy mình là một mắt xích trong dây chuyền vô số công việc cần phải làm để đạt mục tiêu. Vì vậy trong tương lai rất cần có sự phối kết hợp với nhau trong công việc. Cũng theo kết quả khảo sát thực tế đối với 68 CBNV trong công ty, yếu tố khiến nhân viên lo lắng nhất khi mắc sai sót được biểu hiện thông qua các tiêu chí như: bị khiển trách, bị đuổi việc, bị trừ lương, không có cơ hội giải thích, không có cơ hội sửa sai, không còn cơ hội thăng tiến,… Cụ thể kết quả này được thể hiện trong biểu dưới đây: Nguồn: Kết quả tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế năm 2007 Trong đó các yếu tố như bị trừ lương, không có cơ hội giải thích, không có cơ hội sửa sai là những yếu tố khiến nhân viên lo lắng nhất. Kế đến là việc bị đuổi việc, bị khiển trách, không có cơ hội thăng tiến. Kết quả điều tra này cho thấy sự gắn kết giữa người lao động với công ty bên cạnh lý do thông thường nhất là việc làm và thu nhập còn có những lý do khác như cơ hội thăng tiến, nhu cầu được tự thể hiện bản thân. 2.2.3.4. Việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội Trong những năm gần đây công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO cũng đã có những cố gắng nhất định trong việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên của xã hội, một thành viên của cộng đồng. Nhưng bên cạnh đó việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty còn để đạt được một mục tiêu khác nữa, đó là để quảng cáo hình ảnh của mình tới khách hàng, tới công chúng. Trách nhiệm xã hội được công ty thực hiện thông qua một số hoạt động như: Hỗ trợ về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc 1.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc - Bang bieu hinh hop.doc
  • docMuc luc.doc
  • doctom tat luan an.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan