Luận văn Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du

Người Việt rất coi trọng là “sống có nhà, thác có mồ”, dù giàu sang hay nghèo khó, người

sống cũng phải có nhà để ởcòn người chết phải có mồchôn thây. Từthuởxa xưa, ông cha ta từng

dặn con cháu hậu thế, phàm ở đời thì điều cần thiết là phải “an cưlạc nghiệp”, phải làm được ba

việc đại sự: lập sựnghiệp, làm nhà và kết hôn. Đối với người lúc từgiã cõi trần thì phải lo cho được

“mồyên mả đẹp”. Nhưvậy, “nhà” hay “mồ” đều là không gian có “mái che” quan trọng nhất của

đời người mà không có nó thì không được. Nhà của người chết gọi là mồma. Đây là không gian ở

của Đạm Tiên được Nguyễn Du mô tả:

“Hàn gia ởmé tây thiên,

Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu”

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mối quan hệ giữa thực tại trần thế và thực tại vũ trụ (chữ dùng của Trần Nho Thìn). Theo đó, nhân vật được thể hiện trong các tác phẩm văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng không phải chỉ có con người mà tất cả những cái gì hiện hữu trên thế gian này: người sống, người chết, thần tiên ma quỉ, động vật, thực vật... Cho nên có thể qui chiếu “thế giới hiện thực của tác phẩm văn học phương Đông là bao gồm cõi trời - cõi đất – cõi âm” [34, tr.31]. Như thế, cho thấy đây là thế giới hoàn toàn khác với thế giới mà con người đang sống. Thế giới “âm phủ” được lập đi lập lại 7 lần, nói đến danh từ “chết” 14 lần, chữ “hồn” thì nhiều vô kể, thế giới này ám ảnh Nguyễn Du. Trong thế giới của sự sống thì cái chết rất đáng sợ và phải chăng chính trong Nguyễn cũng lẫn khuất ý niệm về cái chết? Cái chết bí ẩn luôn làm cho con người phải lo sợ, không dám đối mặt với nó nhưng vẫn muốn tìm hiểu về nó. Ai biết biết nghĩ về cái chết cũng chính là đang ý thức cuộc sống ngắn ngủi tạm bợ này, để từ đó sống tốt hơn, trân trọng hơn những phút giây hiện tại. Đấy chính là cơ sở để cho Nguyễn Du trăn trở, bận tâm trước thế thái nhân tình. Đâu đó trong cuộc sống hiện tại vẫn có không ít cảnh tượng đau lòng xảy ra với con người. Nhất là khi họ chứng kiến cảnh người thân của mình ra đi một cách tức tưởi không lời trối trăng, họ đã quằn quại trong nỗi đau khôn tả như trăm nghìn mũi nhọn cứa vào tim can mà thống thiết hỏi người hỏi trời, để rồi trả lời họ chỉ có những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má của những người chung quanh. Vì thế, viết Văn chiêu hồn Nguyễn Du đâu chỉ phản ánh mỗi cuộc đời dâu bể trong thời đại của nhà thơ mà mở rộng hơn, đó là một sự phản ánh khá chính xác về kiếp người vô thường. Cho nên đến tận bây giờ, khi khoa học đã phát triển, khi đời sống vật chất đã được cải thiện, và cả khi trình độ dân trí đã tăng cao nhưng tuyệt nhiên trong sâu thẳm hồn người vẫn có một niềm tin tâm linh mãnh liệt về thế giới bên kia, về những linh hồn sống khôn thác thiêng. Nguyễn Du - cây bút thần Hồng Lĩnh đã dẫn dắt từng chữ của Nho, Phật, Lão tìm về đời sống, thoả hiệp với những khát khao trần thế đầy nhân bản, để cho những năng lượng cảm xúc, tâm linh trong đời sống dồn nén vào vỏ chữ, làm thành hồn vía nhân văn (bóng ma chữ) của những chữ vốn khô khan, cụ thể. 2.4. Mồ mả, tha ma Người Việt rất coi trọng là “sống có nhà, thác có mồ”, dù giàu sang hay nghèo khó, người sống cũng phải có nhà để ở còn người chết phải có mồ chôn thây. Từ thuở xa xưa, ông cha ta từng dặn con cháu hậu thế, phàm ở đời thì điều cần thiết là phải “an cư lạc nghiệp”, phải làm được ba việc đại sự: lập sự nghiệp, làm nhà và kết hôn. Đối với người lúc từ giã cõi trần thì phải lo cho được “mồ yên mả đẹp”. Như vậy, “nhà” hay “mồ” đều là không gian có “mái che” quan trọng nhất của đời người mà không có nó thì không được. Nhà của người chết gọi là mồ ma. Đây là không gian ở của Đạm Tiên được Nguyễn Du mô tả: “Hàn gia ở mé tây thiên, Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu” Nói về khía cạnh này, GS.TS Lê Thu Yến cho rằng đây là “loại không gian có mái che nhưng khác với nhà cửa, nó vừa rộng hơn vừa hẹp hơn. Rộng hơn là vì thông qua mồ mả còn có sự thăng hoa tới một đỉnh trời nào đó. Còn hẹp hơn là do kích thước đã thấy rõ ràng. Một điểm khác nữa, tuy cả hai cùng là mái che nhưng nhà là mái che của người sống, còn mồ mả là mái che của người chết”[104, tr.151]. Mồ mã là nơi yên nghĩ cuối cùng của người sống, của tổ tiên. Nó tồn tại từ đời này sang đời khác cùng với con cháu. Cùng với việc thờ cúng, mồ mả là biểu tượng thiêng liêng mà bất cứ ai cũng phải kính trọng. Việc chăm sóc chu đáo, kĩ lưỡng mồ mả của người chết một phần thể hiện ý thức trách nhiệm của người sống đối với người đã khuất nêu cao truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, một phần củng cố khẳng định niềm tin thiêng liêng về tổ tiên ông bà, người thân quá cố vẫn còn bên cạnh con cháu. Và một phần nữa, việc làm này cốt để thỏa mãn đời sống tâm linh của mỗi con người. Vì vậy mỗi khi trong gia đình có chuyện gì xảy ra, người ta vẫn nói “động mồ động mã” hay “giữ như giữ mã tổ”. Cho nên đối với người dương thế, âm phần rất thiêng. Mồ mã gắn liền với “nghĩa địa”, “tha ma”. Tục xưa, chủ yếu là thổ táng, quan tài người chết đa phần được đem chôn ở một phần đất dành cho người chết gọi là bãi tha ma hay nghĩa địa. Hầu hết mỗi một làng quê đều dành một khoảng đất trống cho việc chôn cất người chết. Nhưng sự đời dâu bể, nào có phải ai cũng được chôn cất đàng hoàng, tử tế? Người có thân nhân, gia quyến thì mồ còn yên, mả còn đẹp song những kẻ không người thân thích, khi chết đi, hồn chỉ biết làm bạn với gió mây. Song nhìn chung nơi đây, có những ngôi mộ cũ xưa cũng có những ngôi mộ mới chôn, nấm dài, cỏ chưa mọc, cũng có những nấm đất vùi nông sơ sài, nhìn kĩ mới phát hiện đó… Ngoài ra, gọi là tha ma, nghĩa địa vì nơi đó có hàng trăm, hàng vạn người chết cùng lúc vì chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, động đất… Những cái chết thảm thiết, oan khốc như vậy thì mái che – nấm mồ với họ mà nói là nỗi buồn tủi, ai hoài. Không gian này hiện rõ trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Nếu phần mở đầu của thiên tuyệt tác Truyện Kiều là không gian du xuân của ba chị em Thúy Kiều gắn liền không gian của mồ mả, tha ma, nghĩa địa -“Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay. -“Sè sè nấm đất bên đàng, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” thì khúc dạo đầu của Văn chiêu hồn lại là không khí ảm đạm, hiu hắt của tiết trời tháng bảy hòa quyện đặc quánh với sắc màu ma quái, thê lương tê lạnh đến não người được phả ra từ đám xương khô của hàng ngàn, hàng vạn ngôi mộ hoang. “Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô Não người thay bấy chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng.” Khi đọc Văn chiêu hồn, Xuân Diệu đã nhận xét “Trong nền văn học Việt Nam ta từ trước, có một tác phẩm rất độc đáo về đề tài, hầu như là duy nhất, nói đến những người chết, nói đến cái chết dưới trăm hình thế, chưa có bài thơ nào mà tập trung nói đến những hồn người nhiều như vậy…”[11, tr.991]. Cái chết đến với con người thật là bi thiết! Nếu trong Truyện Kiều, hình ảnh mồ mả, gò đống xuất hiện 9 lần, âm phủ 7 lần thì với Văn chiêu hồn, bản thân tác phẩm là một không gian hoang tàn, đổ nát, chất đầy xương khô. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ đề cập cụ thể một nấm mộ của Đạm Tiên, mà còn ghi nhận đâu đâu cũng thấy mồ mả, gò đống ngổn ngang, còn Văn chiêu hồn lại khái quát làn khí âm nồng nặc, bi thương của tha ma, nghĩa địa với đầy rẫy kiểu chết, kiểu chôn khác nhau. Không gian này lập đi lập lại tạo nên nỗi ám ảnh rất lớn trong lòng thi nhân. Mà khởi nguyên của nỗi ai hoài trước hết xuất phát từ một cuộc đời bể dâu với những biến động dữ dội của thời cuộc, những biến cố gia đình. Và còn chất chứa bởi cõi lòng vằng vặc như ánh trăng rằm soi xuống biển thế thái nhân tình mà quặn thắt, đớn đau. Do đó, nguyễn Du không khỏi có lúc lao đao, như ngọn cỏ bồng phiêu bạt, như người đi trong đêm tối mờ mịt, mất phương hướng, như kẻ trơ trọi, cô đơn cô độc trên con đường xưa, gió lạnh, và vì thế sẽ không tránh khỏi những ý nghĩ tiêu cực, bi quan. Nhưng có lẽ còn có một lí do nào khác nữa! Trong thẳm sâu của con người luôn chất chứa nỗi niềm như ông vốn đã “nhú” sẳn cái mầm của sự chết, để nên, như là “ma đưa lối, quỉ đưa đường” khiến những âm vọng từ thế giới bên kia cứ kéo ông đến trước ngưỡng cửa miền tịch diệt. Nghịch đối lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người là sự sống và cái chết. Cái chết luôn là một cái gì đó bí ẩn, rất đáng sợ, mà càng lo sợ lại càng muốn tìm hiểu, khám phá về nó. Cuộc sống vốn dĩ đầy rẫy khổ đau “Bách niên đa thiểu thương tâm sự” (Cuộc đời trăm năm có biết bao chuyện thương tâm) và thật ngắn ngủi thế nhưng con người lại luôn hằn thù, chém giết, chỉ chờ cơ hội là sát phạt. Những cái “chết” muôn hình vạn trạng diễn ra thường trực trong thơ ông như một sự trăn trở, dằn vặt, ưu tư về cõi đời của mình. Vì vậy, hình ảnh các nấm mộ trở đi trở lại trong thơ ông như một sự bế tắc, hoài nghi, xót xa, xúc động: từ nấm mồ của Đạm Tiên đến những nấm đất, những mồ hoang của vạn cô hồn đơn lẻ, và cả một không gian mồ, mả, đình, đền, miếu, mạo được cụ Nguyễn nhắc đến hơn 84 lần trong tác phẩm thơ chữ Hán của ông. Nói đến mộ là nói đến sự hủy diệt của thời gian, ông xót xa, ngậm ngùi cho những số phận không biết khi sống như thế nào mà lúc chết chỉ còn trơ trọi một nắm đất. Rồi tất cả cũng tan biến, xóa nhòa theo lớp bụi thời gian. Ý thức cái chết đồng nghĩa hiểu sâu sắc giá trị của sự sống. Bằng sự trải nghiệm của mình, Nguyễn Du như muốn phát ra tín hiệu cho người đời, cho hậu thế hãy biết quí trọng cuộc sống, quí trọng thời gian! Nếu như thơ chữ Hán của Nguyễn Du, hình ảnh mồ mả, đình đền, gò, đống xuất hiện với tần số rất cao thì trong Truyện Kiều, hình ảnh này xuất hiện ít hơn, thậm chí duy nhất chỉ có nấm mồ vô chủ Đạm Tiên nhưng đấy lại là điểm nhấn khiến người trong cuộc và người xem không khỏi không chú ý. Sức mạnh của mồ vô chủ Đạm Tiên đã chi phối lấy cuộc đời Kiều, chi phối nếp cảm cách nghĩ của Tố Như. Nếu như ở thơ chữ Hán, Nguyễn Du nói nhiều về những nhân vật quyền thế một thời lừng lẫy xưng hùng tranh bá rốt cục: “Đài cỏ tuy tại, dĩ khuynh dĩ Âm phong nộ hào thu thảo mĩ” (Nền đài tuy còn nhưng đã nghiêng lở, Gió lạnh réo gào giận dữ, cỏ thu úa tàn) (Đổng Tước đài) Hay viết về các nhân vật hiền tài, tiết nghĩa, cuối cùng cũng ngậm đắng nuốt cay trước sự tàn phá của thời gian: “Thu thảo nhất khâu tàng thử hạc, Danh gia bát đại thiện văn chương” (Một gò cỏ thu trở thành nơi chứa chuột chồn, Đứng trong hàng tám văn hào lớn từng tiếng văn chương) (Âu Dương Văn Trung mộ) Ở Truyện Kiều, ông lại bộc lộ thái độ cảm thông chân thành đối với cuộc đời Đạm Tiên. Khi sống, cô là một cô gái tài sắc, nổi danh một thời nhưng khi chết đi, chỉ còn lại nấm mồ hoang lạnh lẽo trong sự quên lãng của người đời. Tới Văn chiêu hồn, cái kết cục cho muôn người là những mồ vô chủ, những thi thể liệm sấp chôn nghiêng thật sơ sài. Để rồi tác giả phải cảm thán: Còn chi ai khá ai hèn Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu Như vậy, viết về mồ mả, tha ma, Nguyễn Du thể hiện được niềm tin thiêng liêng của mình về thế giới cõi âm, bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước cái chết bi thiết của người đời. Quả như Thanh Lãng đánh giá “Nguyễn Du thi sĩ của niềm tin dị biệt, thi sĩ của mồ mã tha ma, nghĩa địa”. 2.5. Cầu cúng, khấn vái 2.5.1. Cầu cúng Sống ở một nước nông nghiệp, những tốt lành hay bất trắc của thiên nhiên diễn ra thường nhật, cộng với ý thức về hồn thiêng sông núi, người Việt bao đời nay đâu đâu cũng thấy sự hiện diện của thần linh. Một trong những hình thức giao tiếp với thần được con người thiết lập là để cầu xin Phật, trời, thần thánh ban phước trừ họa. Nội dung cầu cúng chủ yếu xoay quanh: cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, cầu con, cầu siêu, cầu giải oan v.v… Người ta tin rằng thông qua việc thờ cúng, người sống có thể cầu được những điều họ mong muốn, ước ao. Quan niệm này đã in sâu vào phong tục tập quán của người dân Việt. Khởi phát từ khi con người tin rằng sức khỏe, sự thất bại trong công việc và trong cuộc sống của họ là do thế giới trời, Phật, thánh thần hay thế giới của người chết chi phối, gây ra. Hoặc bị thần linh trách phạt, hoặc bị trúng tà ma, hoặc vì động chạm tới mồ mả người chết… Thế là phải lập đàn tràng để cầu cúng, cầu nguyện, để giải tà ma, bùa chú… Với niềm tin tất cả những điều gì con người không biết thì Trời biết hết “Người dù không biết, trời đà biết cho”, người ta cũng thường qui cho lẽ trời “có trời soi xét”. Đó là một cách an ủi, một sự động viên nhưng đồng thời là một sự khẳng định về mình, một niềm tin mãnh liệt “Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu” Mặt khác, trong cuộc sống thường nhật, tiềm ẩn biết bao thử thách, hiểm nguy, thất bại đang rình rập, đe dọa! Dù cho tự thân mỗi người đã có sự chuẩn bị cẩn thận chu đáo, kĩ lưỡng về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thì thực tế người sống không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình. Trong dân gian đến nay vẫn truyền tụng những câu đại để như là “hên, xui, may, rủi”, số phận, điềm... Để tất cả mọi việc có thể thuận buồm xuôi gió, cũng như có được sức khỏe, sự bình an, đông đảo người dân Việt cho rằng: niềm tin, nhất là niềm tin tâm linh vẫn còn là một yếu tố hỗ trợ đáng kể cho việc chữa lành mọi vết thương tinh thần của con người. Ông cha ta vẫn thường nói “có thờ có thiêng có kiêng có lành”; “cầu được, ước thấy” hay “cúng thần thần đãi, cúng vãi vãi phù hộ” thì việc cầu cúng, cầu nguyện được thế lực siêu nhiên, hay tổ tiên ông bà quá cố ban phúc tưởng cũng là điều nên làm. Việc làm này thường xuyên diễn ra trong đời sống thực tế của người dân. *Lập đàn cầu đảo Con người thời xừa tin rằng “vạn vật hữu linh”, “vạn vật nhất thể”, “âm dương hòa hợp” và cả “tín ngưỡng đa thần”. Họ nghĩ đến những vị thần có uy lực toàn năng, hoặc gán cho sự vật nọ, hiện tượng kia một vị thần. Nên hầu như người ta thực hiện các nghi thức cầu đảo ở chùa, đình, đền, miếu… Còn đối với cá nhân, người ta thường cầu an cho gia đình, cha mẹ, bà con “cầu cho gia đạo bình an”. Với niềm tin này, Thúy Kiều thường đến trước Phật đài cầu an cho cha mẹ. -“Nén hương đến trước thiên đài, Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân” -“Quây nhau lạy trước Phật đài, Tái sinh trần tạ lòng người từ bi” Như đã thành tâm thức, cứ đứng trước bất cứ một sự việc gì khó giải quyết là người ta tìm đến chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất như cầu trời, cầu Phật, cầu âm phù nhưng hơn hết người ta vẫn tìm đến các bậc có tài “Phi phù trí quỷ, cao tay thông huyền” để đoán biết sự việc. Với niềm tin thiêng liêng đó, Thúc Sinh mời thầy đạo sĩ về lập đàn cầu đảo, cầu mong biết tin tức của Thúy Kiều: “Trên tam đảo, dưới cửu tuyền, Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng. Sắm sanh lễ vật đưa sanh, Xin tìm cho thấy mặt nàng hỏi han Đạo nhân phục trước tĩnh đàn Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương” Chỉ sau giây phút thì Thúc Sinh đã được thầy báo: “Mặt nàng chẳng thấy, việc nàng đã tra. Người này nặng kiếp oan gia, Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho! Mệnh cung đang mắc nạn to, Một năm nữa mới thăm dò được tin Hai bên giáp mặt chiền chiền, Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay” Hoặc như nhà họ Bạc cũng làm lễ cúng thần thành hoàng, thần thổ công để mong lấy được Thúy Kiều làm vợ: “Bạc sinh quì xuống vội vàng, Quá lời nguyện hết thành hoàng thổ công” Dù không biết là mục đích gì, nhưng đây là một nét văn hóa có từ lâu đời của dân tộc ta. Niềm tin vào sự phù trợ của thần thành hoàng, thổ công nên trong cuộc sống đời thường, người dân bản, làng đều phải làm lễ cúng thần. Trong Truyện Kiều, lễ cầu đảo được biểu hiện cảnh thề nguyền, Kim – Kiều đã nhờ trời đất chứng giám cho tình yêu của họ. Cầu làm ăn như mụ Tú bà làm nghề dắt gái mà rất tâm linh, cũng hương hoa hôm sớm phụng thờ, cầu cúng ông tiên sư (ông tổ nghề) để cho buôn bán đắt khách. *Lập đàn chiêu hồn - cúng cô hồn Trước những linh hồn oan khuất bơ vơ không nơi nương tựa thì việc lập đàn tràng chiêu hồn, giải oan, cúng tế người chết chính là một nghĩa cử đẹp, là một việc làm đáng quý của người trần thế, thể hiện tình cảm và thái độ của người sống đối với người đã chết. Theo Nguyễn Lang, tác giả của cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, nghi thức cúng cô hồn đã rất thịnh hành từ đời Trần. Trong Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn, Lê Thánh Tông giới thiệu về mười giới cô hồn: Thiền tăng, Đạo sĩ, quan liêu, Nho sĩ; thiên văn địa lý, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ, đãng tử. Nhưng tời Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du thì cả hằng ha sa số chúng sinh được nói đến. Cùng chung quan niệm, cả Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, và đông đảo người dân Việt đều cho rằng: “Hồn là thần, phách là quỷ; No nên bụt, đói nên ma.” Hình 2.3 Cúng cô hồn Trong tâm thức của người Việt, người chết cũng như người sống, phải có cơm ăn áo mặc, phải có tiền xài, phải có nhà để ở. Nhưng tại đây, hằng ha sa số oan hồn trong Văn chiêu hồn đang tức tưởi, vất vưởng không biết về đâu. Với tấm lòng bao dung, tương ái, người trần thế thường lập đàn cúng thí thực vào rằm tháng bảy hoặc vào ngày mồng 2 âm lịch và ngày 16 âm lịch hàng tháng cúng cháo, bỏng, đốt giấy tiền vàng bạc để cho những oan hồn đỡ tủi thân. “Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo, Của có chi bát cháo nén nhang, Gọi là manh áo thoi vàng, Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên” Sau khi “gieo ngọc trầm châu” ở sông Tiền Đường, oan hồn của Kiều cũng được: “Chiêu hồn thiết vị lễ thường, Giải oan lập một đàn tràng bên sông” Đây là những việc mà người sống có thể làm để an ủi phần nào vong linh người đã khuất. Đó là nghi thức cúng lễ và cũng là một truyền thống tốt đẹp thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. 2.5.2. Thắp nhang, khấn vái. Cầu cúng mang tính chất thiêng liêng. Nên việc cầu cúng phải đủ lễ. Trong đó thắp nhang là không thể thiếu. Đi tảo mộ, thề nguyền, lập trai đàn chẩn tế… tất thảy đều có nén nhang. Đốt nhang để nói lời tri ân, biểu hiện tấm lòng thành của người đang sống đối với người đã khuất, hay chứng tỏ tấm lòng chung thuỷ của mình với đất trời, nén hương cũng biểu lộ là sự sám hối tội lỗi của bản thân… Hình 2.2 Thắp nhang Đồng thời nén hương khi đốt lên toả hương thần diệu, hương khói quyện trong không gian, nối hồn người với thần linh và hồn người đã khuất thăng hoa trong giây phút thiêng liêng: Ở thế giới bên kia, trong một không gian vô định, có những hình ảnh, những con người vô hình đang hướng về chúng ta, đang ở bên chúng ta hàng ngày. Và khi ta thắp nén hương lên là ta có thể tâm sự với họ, sưởi ấm cả thế giới này và cả thế giới vô hình kia nữa. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau hơn. Khấn vái là một hình thức liên thông hữu hiệu với thần linh. Trong tín ngưỡng Việt Nam, “khấn” trong khấn vái được hiểu là dâng cúng. Lời dâng cúng khấn vái ấy không phải là biểu hiện sợ hãi, mà là niềm tin, niềm hi vọng, sự trông cậy vào quyền năng của lực lượng siêu nhiên có thể phù trợ hay ít ra là điểm tựa tinh thần của con người khi đứng trước một khó khăn nào đó không thể vượt qua. Khấn vái được xem là hành vi cao đẹp thể hiện sự chia sẻ tâm tình với người bất hạnh ở dưới suối vàng. Khi Thúy Kiều đi ngang mộ của Đạm Tiên, đã dừng lại, kiếm vài nén hương để sưởi ấm người dưới mộ. “Đã không kẻ đoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương. Gọi là gặp gỡ giữa đường, Họa là người dưới suối vàng biết cho. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to, Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra.” Vì lúc tảo mộ về, cả ba chị em Thúy Kiều đi tay không nên hành động “kiếm một vài nén hương” ở đây được hiểu là để đem dâng, đem lễ, chứ không phải là tìm kiếm. Điều này cho thấy lòng thương cảm của Thúy Kiều đối với Đạm Tiên thật sâu sắc! Cầu khấn xin thần tổ nghề, hay một quyền lực siêu nhiên nào đó để mong được sự phù trợ, tiêu biểu như lời khấn vái của mụ Tú bà: “Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm” trong khi “Kiều còn ngơ ngẩn biết gì” thì “cứ lời lạy xuống mụ thì khấn ngay”: “Cửa hàng buôn bán cho may, Đêm đêm Hàn thực ngày ngày nguyên tiêu. Muôn nghìn người thấy cũng yêu, Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai” Có thể thấy khấn vái là một cách hành xử quen thuộc mà người dân Việt thể hiện thành tâm của mình. Đối tượng cầu khấn có thể là thần linh trong các miếu đền, những vong hồn linh thiêng song trên hết là trời. Trời trong ý niệm của người Việt “có một bản chất cao cả, vượt ra ngoài bản chất nhân thế hơn là các thần linh và vong linh người chết”[5,tr238]. Nên trời đối với người Việt thiêng liêng mà gần gũi. Họ cầu trời vì trong thâm tâm họ, trời có quyền năng tối thượng có thể sẽ nhận lời kêu xin. Trong Truyện Kiều, các nhânvật đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều rất nhiều lần van vái, than thở, khấn nguyện, thề nguyện trước trời đất: - “Trời làm chi cực bấy trời” - “Nàng rằng trời thẳm đất dày” - “Hóa nhi thật có nỡ lòng” - “Vầng trăng vặc vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song” Phật, tiên, ma quỷ cũng là những thế lực vô hình mà nhân vật hướng đến cầu xin để được nương tay trước những oan khiên, nghiệp chướng của cuộc đời: “Phật tiền thảm lấp vùi sầu Kìa gương nhật nguyệt nọ đao quỷ thần” Như vậy, khấn vái vừa là cách ứng xử quen thuộc với thế giới thần linh cũng vừa là nét văn hóa tâm linh phổ biến của người Việt trong suốt một thời kì lịch sử. Các hiện tượng tâm linh như cầu cúng, khấn vái, thắp nhang cho thấy đây là một cách tương thông, giao tiếp phổ biến của người xưa với thế giới siêu hình. Đó là nét riêng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học trung đại. 2.6. Chiêm bao (mộng) Từ thời xưa cho đến ngày nay, khái niệm về “mộng”, “chiêm mộng”, “chiêm bao” vẫn chưa thể tìm được sự cắt nghĩa nào cho ngắn gọn và thống nhất cả. Nói nôm na, “mộng” đối lập với “thực”. “Mộng”, “chiêm bao” được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: chiêm bao, chiêm mộng, mộng mị, mộng du, mộng triệu, mộng huyễn, giấc mê, cơn mê nhưng tựu chung cũng chỉ nói đến những gì mà con người nhận được từ thế giới ảo mộng. Hoàng Phê, tác giả cuốn từ điển Tiếng Việt cho rằng: chiêm bao là thấy hình ảnh trong khi ngủ; thấy trong mộng. Mộng là “hiện tượng thấy người hay sự việc hiện ra như thật trong giấc ngủ” hoặc cũng có thể hiểu là điều luôn luôn được hình dung, tưởng tượng tới và mong muốn trở thành sự thực. Tương tự cách giải thích trên, Bách khoa tri thức phổ thông đi sâu hơn phần cốt lõi của nó, ở đây các nhà biên soạn tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học, phân tâm học và ngoại cảm học để đi đến phân chia những chiêm mộng thành nhiều loại: một là “chiêm mộng tiên tri hay giáo huấn, một sự báo trước ít nhiều úp mở về một nguy biến đã qua, đang xảy ra hoặc sẽ đến; nguồn gốc của những giấc mộng này hay được quy cho một sức mạnh trên trời”; hai là “chiêm mộng truyền pháp”; ba là “chiêm mộng thần giao cách cảm, làm cho ý nghĩ và tình cảm của những con người hoặc nhóm người xa cách có thể liên thông được với nhau”; bốn là “chiêm mộng linh tính, cho phép ta đoán định và dành ưu tiên cho một khả năng…” [70, tr.tr1343]. Cũng có ý kiến cho rằng, chiêm bao gồm có hai dạng: ảo mộng và thần mộng. Ảo mộng là chiêm bao thấy điều huyển hoặc cho nên thường gọi là mộng mị hay mộng huyễn. Thần mộng là chiêm bao linh, thấy sao có vậy. Theo chúng tôi, đông đảo người dân Việt sẽ không quan tâm tới cách giải thích cao siêu về mộng, họ chỉ cho rằng có giấc mộng lành thì cũng có giấc mộng dữ, và cũng có khi đơn giản chỉ là những giấc mơ bình thường. Mộng có cái rõ ràng, có cái huyền ảo. Thường khi không cần gì cũng có mộng, tục cho là quỉ thần báo sự cát hung cho mình. Khi xem xét các câu chuyện nói về giấc chiêm bao, giấc mơ trong văn học, thật khó để phân biệt cái gì là có thật, cái gì là bịa đặt. Mộng ảnh hưởng tới sáng tác văn học. Mượn mộng ảo để nói chuyện thực, để giải toả bế tắc trong cuộc đời... Yếu tố mộng có sức mạnh vô hình đem lại cho tác phẩm văn học hấp dẫn mà còn khơi gợi trí tò mò của người đọc, người nghe. Chẳng hạn như Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Kí mộng của Nguyễn Du, Như vậy, mộng là đỉnh điểm của nhớ thương, mong ngóng và cả trăn trở, suy tư, những gì làm người ta bận tâm nhiều thì sẽ gặp trong giấc mộng. Mộng cũng được đặt trong mối tương thông giữa người sống với thế giới siêu nhiên như bụt, thần thánh, hay thế giới của cõi âm như ông bà cha mẹ quá cố hay một người đã khuất nào đó không có mối liên quan về huyết thống để tiên báo trước sự việc xảy ra cho mỗi số phận con người. Ngoài mộng còn có điềm, ứng theo mỗi giấc mộng là điềm lành hay điềm dữ, có khi điềm đó là do linh tính báo trước, khả năng đoán định, dự cảm một việc gì đó xảy ra trong cuộc đời của mình. Khảo sát hơn 300 người dân ở những độ tuổi khác nhau, chúng tôi xét thấy đa số người ta cũng cho rằng có giấc mộng lành, giấc mộng dữ, điềm lành, điềm dữ. Căn cứ vào đó, giấc hương quan (giấc mơ về quê nhà) của Thúy Kiều, giấc chiêm bao của Thúy Vân, và cả những giấc mơ được thần linh báo điềm lành được xếp vào loại mộng lành. Giấc mơ của Thúy Kiều gặp Đạm Tiên trong hai lần đầu là giấc mộng dữ, điềm dữ, và cũng phải tính đến những đoán định, khả năng linh tính dự cảm của Kiều, của Nguyễn Du về cuộc đời của chính mình. 2.6.1 Giấc mộng lành Khi Thúy Kiều bước chân vào chốn lạc loài, vào cõi người ta, vào miền nhân gian để nếm trải bao cay đắng, tủi nhục thì cũng là lúc nàng không nguôi nhớ về gia đình và Kim Trọng. Hai tiếng Gia Đình mới thiêng liêng làm sao! Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn như con thuyền “bát nhã” có thể giúp nàng vượt qua sóng gió bão táp cuộc đời. Cho nên, có thể khẳng định trong suốt bước đường lưu lạc truân chuyên của Kiều không lú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN053.pdf
Tài liệu liên quan